Sử 7 Quay ngược quá khứ

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nhokdangyeu01

Câu 2: Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
- Kinh tế thành thị chủ yếu là nền kinh tế hàng hóa, có vai trò thúc đẩy xã hội
- Kinh tế lãnh địa: là nền kinh tế kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín

+2
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 1: Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu diến ra như thế nào?
- Cuối thế kỉ V, người Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành
lập nhiều vương quốc mới như ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,…
- Trên lãnh thổ của Rôma,người Giecman đã :
+ Chiếm ruộng đất đất của chủ nô, đem chia cho nhau
+ Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như:công tước, hầu tước
- Những việc làm của người Giecman đã tác động đến xã hội dẫn tới sự hình thành các tầng
lớp mới:
+Lãnh chúa phong kiến: là các tương lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có
quyền thế và rất giàu có
+Nông nô: Là những nô lệ được giải phóng và nông dân không có ruộng đất, làm thuê,
phụ thuộc vào lãnh chúa
- XHPK châu Âu đã được hình thành

+2
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Tiếp nha :p

Câu 1: Nêu hậu quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với xã hội châu Âu?
Câu 2: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa châu Âu được hình thành như thế nào?
 
O

one_day

Câu 2: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa châu Âu được hình thành như thế nào?
Do nhưng cuộc phát kiến địa lý, những nhà tư sản có được nhưng nguồn vốn và món lời lớn nên họ ra sức khai thác tài nguyên ở những vùng đất thuộc địa châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Họ còn bắt những người da đen về bán cho những lãnh chúa phong kiến, bắt họ làm việc ở những lãnh địa phong kiến. Các lãnh chúa phong kiến cướp đất và đuổi nông nô đi, khiến họ rơi vào tình cảnh lang thang, buộc phải vào làm việc trong các xưởng sản xuất của các nhà tư sản ==> Quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu hình thành


+2
 
Last edited by a moderator:
D

deadguy

Câu 1 :
* Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, các cuộc phát kiến địa lý đã để lại không ít hậu quả đau khổ cho 1 phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục như: nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và c.độ thực dân tàn bạo, trước hết là ở BĐN và TBN, được xem như là 1 vết nhơ trong l.sử v.minh nhân loại.


+2
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 2: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa châu Âu được hình thành như thế nào?


Quý tộc và thương nhân châu Âu:
- Buôn bán, bóc lột, cướp đoạt ở các nước thuộc địa.
- Mở rộng kinh doanh, sản xuất
-> Giai cấp tư sản ra đời
Nông nô:
- Bị cướp đoạt ruộng đất, buộc phải đi làm thuê trong các xí nghiệp
-> Giai cấp vô sản
=> Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

+2
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 1: Nêu hậu quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với xã hội châu Âu?

CM này giúp phát triển vũ khí, đe dọa sự sống con người, ô nhiễm MT, tài nguyên, buôn bán nô lệ, chiến tranh,...

+2
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Tiếp

Câu 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng là gì? Bạn hiểu gì về phong trào văn hóa phục hưng?
Câu 2: Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?
Câu 3: Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?
 
D

deadguy

Câu 1:
Những nguyên nhân có thể xem là chính dẫn đến sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng:
- Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
-Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến.
- Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến


+1
thiếu ý 2
 
Last edited by a moderator:
D

deadguy

Câu 2:
1. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất

2. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim

3. Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa

=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.


+2
 
Last edited by a moderator:
D

deadguy

Câu 3:
Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước , lập ra 6 bộ .
Các tỉnh chịu sự lãnh đạo của các bộ.
Hoàng đế tập trung mọi quyền lực trong tay
 
N

nhokdangyeu01

Câu 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng là gì? Bạn hiểu gì về phong trào văn hóa phục hưng?





- Nguyên nhân :

+ Chế độc phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội

+ Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội

- Nội dung và tính chất :

+ Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội

+ Đề cao giá trị con người , xây dựng thế giới quan tiến bộ .

+2
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 2: Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?


Dưới thời Đường, xã hội Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh, trở thành
quốc gia phong kiến hùng mạnh nhất châu Á. Bộ máy nhà nước được
củng cố và hoàn thiện. Nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa
phương, mở các khoa thi để tuyển chon nhân tài cho đất nước, thi hành
nhiều biện pháp giảm tô thuế, ban hành chế độ quân điền. Nhờ vậy nông
dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.Lãnh thổ của
Trung Quốc dưới thời Đường được mở rông hơn bao giờ hết

+2 đúng
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

Mình sẽ trả lời câu 3 cũng như tự tính điểm cho mình luôn :))


Câu 3:

- Các triều đại phong kiến Trung Quốc tiến hành chính sách bành trướng, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ
+ Thời Tần - Hán: Xấm lấn bán đảo Triều Tiên và thônThời Đường: lấn chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An tính các nước phương Nam
+ Thời Đường: lấn chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam
+ Thời Nguyên - Minh - Thanh: tiếp tục bành trướng, trong đó có Đại Việt, song đều thất bại
 
K

key_bimat

Tiếp

Câu 1: Xã hội phong kiến Ấn Độ được hình thành dưới vương triều nào?
Câu 2: Trình bày một vài thành tựu chính về chữ viết, văn học, nghệ thuật của Ấn Độ?
 
N

nhokdangyeu01

Câu 2: Trình bày một vài thành tựu chính về chữ viết, văn học, nghệ thuật của Ấn Độ?


a) Chữ viết:Người Ấn Độ phát minh ra chữ viết rất sớm: chữ cổ ở vùng sông Ấn (khoảng 3000 năm TCN), chữ cổ ở vùng sông Hằng (khoảng 1000 năm TCN). Ban đầu là chữ Bhami đơn giản, về sau họ sáng tạo hệ chữ viết riêng – chữ Phạn (Sanskrit). Từ thế kỉ thứ năm, chữ Phạn và tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ và văn tự chính thức của Ân Độ cho đến thế kỉ thứ năm, trước khi trở thành cầu nối chữ Phạn với ngôn ngữ của tộc người hiện đại.

b) Về văn học: rất phong phú với những bộ kinh, thơ ca lịch sử, thần thoại. Điển hình:

- Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

- Ramayana là một bộ sử thi dài 48000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

- Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

[ Thời kì Gúpta không chỉ tạo nên một nền văn hóa đặc sắc cho Ấn Độ mà nền văn hóa này còn tạo được truyền bá ra nước ngoài và ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam.

c) Nghệ thuật: Xuất hiện nhiều kiến trúc Phật giáo, tiêu biểu là chùa hang và những tượng Phật bằng đá. Xuất hiện nhiều kiến trúc Hinđu giáo với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu, tạo nên phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.Tiêu biểu là lăng mộ Tadj – Mahal.
+2
 
Last edited by a moderator:
K

key_bimat

TỔNG SỐ ĐIỂM TÍCH LŨY TRONG TUẦN​

+ Nhokdangyeu01 : 12 điểm
+ one_day : 2 điểm
+ deadguy : 5 điểm

mọi người tham gia nhiều hơn để có điểm tích lũy

images.jpg
 
K

key_bimat

Câu 1: Đông Nam Á ngày nay bao gồm bao nhiêu quốc gia? Kể tên những quốc gia đó?

Câu 2: Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?

Câu 3: Trình bày những khó khăn và thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong việc phát triển nông nghiệp thời phong kiến.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom