L
lebalinhpa1
Mùa xuân năm Bính Tuất (7-2-1418) Lê Lợi – Nguyễn Trãi tụ nghĩa ở Lam Sơn tụ được nhiều nhân tài, hào kiệt tham gia cùng nhân dân ủng hộ. Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu đã dấy lên cuộc kháng chiến chống quân Minh suốt 10 năm.
Từ năm 1418 đến năm 1422, quân Minh liên tiếp mở các cuộc tấn công vây quét thành những chiến dịch mấy vạn quân, kéo dài 2, 3 tháng để tìm diệt nghĩa quân, dập tắt phong trào kháng chiến. Quân ta đã một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn, anh dũng chiến đấu “lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, thu phục được lòng người, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân tiếp tục bùng phát chống quân Minh.
Với kế sách của Nguyễn Trãi, cùng chiến thuật quân sự tài tình của Lê Lợi nghĩa quân càng đánh càng mạnh, phát triển và bảo tồn được lực lượng, trưởng thành, thắng nhiều trận lớn, duy trì được cuộc kháng chiến cứu nước trong suốt 10 năm ròng rã “nếm mật, nằm gai”.
Đến tháng 9-1424, khi quân Minh ngược dòng sông Lam mở các cuộc hành quân tìm diệt lực lượng, đánh phá căn cứ ta Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã tập trung tướng lĩnh, nghĩa quân phục kích đánh thắng nhiều trận lớn “thuyền giặc đắm ngang dòng, xác địch nối lấp sông, khí giới thu chất đầy khe núi”. Thừa thắng quân ta tiến đến bao vây thành Nghệ An, đồng thời đánh chiếm các châu, huyện, phủ xung quanh. Có nơi 8.000 quân địch xin hàng theo nghĩa quân chống giặc Minh. Chỉ sau 3 tháng ta giải phóng hầu hết tỉnh Nghệ An, cô lập hai thành Diễn Châu và Nghệ An… từ tháng 9-1426, Lê Lợi – Nguyễn Trãi quyết định chuyển quân ra Bắc Hà. Quân ta đã đánh thắng nhiều trận lớn, trong đó có trận Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ – Hà Tây) tiêu diệt 5 vạn tên – một trận thắng nổi tiếng.
Sau những thất bại nặng nề liên tiếp, địch phải co lại cố thủ để xin tăng viện từ chính quốc. Vương Thông dao động, “trá hàng” chờ viện binh. Ngày 18-10-1427, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân hướng chủ yếu vào Lạng Sơn. Mộc Thạch chỉ huy 5 vạn vào hướng Hà Giang để giải cứu cho Vương Thông trong kinh thành Đông Đô. Ta chủ động vây thành diệt viện binh “Viện binh bị tiêu diệt thì thành phải hàng – Đánh một mà được hai” theo kế sách của Nguyễn Trãi.
Quyết chiến điểm mai phục trận diệt viện binh trên hướng Lạng Sơn xuống là ải Chi Lăng với 4 vạn quân cơ động phục kích. Liễu Thăng hùng hổ dẫn đầu 1 vạn quân vào Đông Đô vào ngày 20-10-1427. Đúng vào kế mai phục của ta, cả vạn quân địch “tiên phong” này bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Liễu Thăng bị Trần Lựu của ta chém đầu tại trận bên sườn núi Mã Yên. Tiếp theo, trong gần một tháng sau ta tiêu diệt, đánh tan tác 7 vạn tên, bắt sống 3 vạn tên. Phía Hà Giang 5 vạn quân của Mộc Thạch bị tiêu hao phải tháo lui qua biên giới với các trận bám đánh của địa phương quân ta. Viện binh cả hai hướng đều bị tiêu diệt và tháo chạy, Vương Thông hoàn toàn bị cô lập mất hết nhuệ khí, hy vọng vào viện binh từ chính quốc tan tành, nên y đã xin Lê Lợi cho đầu hàng.
Ngày 16-12-1427, Nguyễn Trãi đã tổ chức “Hội thề Đông Quan” (phía Nam Hoàng Thành) để Vương Thông đọc lời thề cam kết xin rút hết quân về nước và không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa. Cuối năm đó Lê Lợi đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho 86.000 quân sĩ Vương Thông triệt thoái an toàn khỏi nước ta. Đồng thời gửi sang vua nhà Minh mũ mão, xiên giáp, ấn tín của Liễu Thăng và nhiều tên tướng khác cùng với danh sách 27.000 tên tù binh.
Từ năm 1418 đến năm 1422, quân Minh liên tiếp mở các cuộc tấn công vây quét thành những chiến dịch mấy vạn quân, kéo dài 2, 3 tháng để tìm diệt nghĩa quân, dập tắt phong trào kháng chiến. Quân ta đã một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn, anh dũng chiến đấu “lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, thu phục được lòng người, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân tiếp tục bùng phát chống quân Minh.
Với kế sách của Nguyễn Trãi, cùng chiến thuật quân sự tài tình của Lê Lợi nghĩa quân càng đánh càng mạnh, phát triển và bảo tồn được lực lượng, trưởng thành, thắng nhiều trận lớn, duy trì được cuộc kháng chiến cứu nước trong suốt 10 năm ròng rã “nếm mật, nằm gai”.
Đến tháng 9-1424, khi quân Minh ngược dòng sông Lam mở các cuộc hành quân tìm diệt lực lượng, đánh phá căn cứ ta Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã tập trung tướng lĩnh, nghĩa quân phục kích đánh thắng nhiều trận lớn “thuyền giặc đắm ngang dòng, xác địch nối lấp sông, khí giới thu chất đầy khe núi”. Thừa thắng quân ta tiến đến bao vây thành Nghệ An, đồng thời đánh chiếm các châu, huyện, phủ xung quanh. Có nơi 8.000 quân địch xin hàng theo nghĩa quân chống giặc Minh. Chỉ sau 3 tháng ta giải phóng hầu hết tỉnh Nghệ An, cô lập hai thành Diễn Châu và Nghệ An… từ tháng 9-1426, Lê Lợi – Nguyễn Trãi quyết định chuyển quân ra Bắc Hà. Quân ta đã đánh thắng nhiều trận lớn, trong đó có trận Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ – Hà Tây) tiêu diệt 5 vạn tên – một trận thắng nổi tiếng.
Sau những thất bại nặng nề liên tiếp, địch phải co lại cố thủ để xin tăng viện từ chính quốc. Vương Thông dao động, “trá hàng” chờ viện binh. Ngày 18-10-1427, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân hướng chủ yếu vào Lạng Sơn. Mộc Thạch chỉ huy 5 vạn vào hướng Hà Giang để giải cứu cho Vương Thông trong kinh thành Đông Đô. Ta chủ động vây thành diệt viện binh “Viện binh bị tiêu diệt thì thành phải hàng – Đánh một mà được hai” theo kế sách của Nguyễn Trãi.
Quyết chiến điểm mai phục trận diệt viện binh trên hướng Lạng Sơn xuống là ải Chi Lăng với 4 vạn quân cơ động phục kích. Liễu Thăng hùng hổ dẫn đầu 1 vạn quân vào Đông Đô vào ngày 20-10-1427. Đúng vào kế mai phục của ta, cả vạn quân địch “tiên phong” này bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Liễu Thăng bị Trần Lựu của ta chém đầu tại trận bên sườn núi Mã Yên. Tiếp theo, trong gần một tháng sau ta tiêu diệt, đánh tan tác 7 vạn tên, bắt sống 3 vạn tên. Phía Hà Giang 5 vạn quân của Mộc Thạch bị tiêu hao phải tháo lui qua biên giới với các trận bám đánh của địa phương quân ta. Viện binh cả hai hướng đều bị tiêu diệt và tháo chạy, Vương Thông hoàn toàn bị cô lập mất hết nhuệ khí, hy vọng vào viện binh từ chính quốc tan tành, nên y đã xin Lê Lợi cho đầu hàng.
Ngày 16-12-1427, Nguyễn Trãi đã tổ chức “Hội thề Đông Quan” (phía Nam Hoàng Thành) để Vương Thông đọc lời thề cam kết xin rút hết quân về nước và không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa. Cuối năm đó Lê Lợi đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho 86.000 quân sĩ Vương Thông triệt thoái an toàn khỏi nước ta. Đồng thời gửi sang vua nhà Minh mũ mão, xiên giáp, ấn tín của Liễu Thăng và nhiều tên tướng khác cùng với danh sách 27.000 tên tù binh.