Sử 7 Quay ngược quá khứ

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kute2linh

Câu 13: Hãy chỉ rõ đời sống XH - VH ở nước Đại Cồ Việt ?


*đời sống xã hội và văn hóa
- Xã hội gồm 3 tầng lớp
+ thống trị: vua quan, nhà sư...
+ bị trị :nông dân, thợ thủ công
+ Nô tì
- Văn hóa
+ giáo dục chưa phát triển
+ đạo phật đc truyền bá rộng rãi nhà sư đc trong dụng
+ chùa chiền xây nhiều ở khắp nơi
+ văn hóa dân gian phát triển
(ca hát nhảy múa đấu võ..)


+ 2 và 1 thanks
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_surita

Câu 14: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
 
T

thannonggirl

Nêu những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.


+ 2 và 1 thanks
 
K

kute2linh

Câu 14: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
 
K

kute2linh

Câu 15: Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ?

ông là người có tài được lòng triều thần,mọi người kính nể;nguy cơ đất nước bị xâm lược cần người lãnh đạo mà con trai thứ của ĐTH lúc đó mới 6 tuổi k đủ khả năng lãnh đạo và Lê Hoàn lúc bấy giờ là sự lựa chọn thích hợp nhất và thêm 1 điều nữa có lẽ k chính xác lắm là vợ vua ĐTH là thái hậu Dương Vân Nga đã khoác áo hoàng bào lên người LH trước các tướng sĩ sau đó LH mới dược suy tôn lên làm vua

+ 2 và 1 thanks
 
Last edited by a moderator:
F

flytoyourdream99

Câu 15: Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ?


- là người có tài thao lược, có trí lớn, dũng cảm vô song, có lòng thương yêu binh sĩ, được họ kính yêu sâu sắc.

- lúc này, ông đang giữ chức thập đạo tướng quân, điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.
 
F

flytoyourdream99

Câu 16 :Giải thích chính sách ngụ binh ư nông của nhà Lý ?

Nhân dân ta dưới thời trần rất chuộng võ nghệ, các lò vật được mở khắp nơi,
vì vậy quân đội thời trần luôn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ. nhà trần thực hiện chủ trương chọn quân lính không thiên về lấy số lượng mà cần những người giỏi.


+ 2 và 1 thanks
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_surita

Câu 17: Hãy nêu tên và nơi chiếm giữ của 12 sứ quân trong cuộc chiến Loạn 12 sứ quân ?
 
M

manh550

1.NGÔ NHẬT KHÁNH chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội ngày nay)
2.KIỀU CÔNG HÃN giữ Phong Châu( Phú Thọ ngày nay)
3.NGUYỄN KHOAN giữ Tam Đái (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc ngày nay)
4. NGUYỄN THỦ TIỆP giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)
5.KIỀU THUẬN giữ Hồi Hồ (CẨM KHÊ- PHÚ THỌ ngày nay)
6.NGUYỄN SIÊU giữ TÂY PHÙ LIỆT (THANH TRÌ-HÀ NỘI ngày nay)
7.LÝ KHUÊ giữ SIÊU LOẠI (THUẬN THÀNH - BẮC NINH ngày nay)
8.LỮ ĐƯỜNG giữ TẾ GIANG (VĂN GIANG-HƯNG YÊN ngày nay)
9.PHẠM BẠCH HỔ giữ ĐằNG CHÂU(KIM ĐỘNG-HƯNG YÊN ngày nay)
10.ĐỖ CẢNH THẠC giữ Đỗ ĐỘNG GIANG (QUỐC OAI-HÀ NỘI ngày nay)
11.TRẦN LÃM giữ BỐ ẢI KHẨU (TP THÁI BÌNH ngày nay)
12. NGÔ XƯƠNG XÍ giữ BÌNH KIỀU (TRIỆU SƠN - THANH HÓA ngày nay)

+ 2 điểm và 1 thanks
p/s :chào mừng bạn đến vs vương quốc Sử thân yêu , hãy tích cực trả lời câu hỏi kiếm điểm nhận quân hàm nha ;)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_surita

Câu 18: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những quốc gia nào ?
câu này dễ wá phải hôk , mn hãy tích cực lên nào;)
 
T

thannonggirl

gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

+ 2 và 1 thanks
p/s : chào mừng bạn đã quay trở lại vs topic của chứng tôi ;)
 
Last edited by a moderator:
T

thoiminh

Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia là : Việt Nam, Bru-nây, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_surita

Câu 19: Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời nhà Lý ?
p/s :cố lên nha mn
 
T

thoiminh

a. Thủ công nghiệp:
- Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy; đúc đồng; rèn sắt đêu được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh ...
b. Thương nghiệp:
Việc buôn trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi buôn bán rất sầm uất.

+ 2 điểm và 1 thanks
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom