Phương pháp bảo toàn electron

G

giotbuonkhongten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Nguyên tắc: tổng e do chất khử nhường bằng tổng e mà chất oxi hóa nhận.
- Phạm vi: pứ oxi hóa khử và nhất là phản ứng phức tạp nhiều giai đoạn.
Cùng làm cùng đưa ra cách giải nhanh gọn nhá. :)
Ví dụ 1:
Cho 0,2 mol Al vào 100 ml dd chứa CuSO4 1,5M và Fe2(SO4)3 aM. Sau khi p.ứ kết thúc đc hh 2 KL trong dung dịch chỉ có một muối duy nhất. giá trị a là?
Al0 – 3e --> Al+3
0,2--- 0,6
Cu2+ + 2e --> Cu0
0,15----- 0,3
Fe+3 +3e --> Fe0
0,1a -- 0,3a
Ne nhường = ne nhận
à 0.6=0.3+0.3a à a=1(M)



Bài tập.
1. Hòa tan hỗn hợp 44g Al và Fe bằng HNO3 loãng, dư thì thu được 26,88l NO duy nhất. Khối lượng Al trong hỗn hợp là:
A.21,6g
B. 10,8g
C. 16,2g
D. 27g
2. 5. Khuấy kĩ 100ml dd A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kl có 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe. sau p.ứng thu được dd C và 8,12g chất rắn B gồm 3 KL. Cho B tác dụng với dd HCl dư thì thu được 0,672 lit H2 (đktc). Tính nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2.

3. trộn 2,7 gam Al vào hh Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành p.ứng nhiệt nhôm được hh A. Hoà tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sp khử duy nhất. Xác định m của Fe2O3 và Fe3O4.

4. thổi 1 luồn CO và hh Fe và Fe2O3 nung nóng thu được khí B và hh D gồm 4 chất . Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thi đc 6g kết tủa. hoà tan D bằng H2SO4 đặc nóng . tạo ra 0,18 mol SO2 còn dd E. Cô cạn E thu được 24 g muối khan. Xác định thành phần % các chất trong hh ban đầu.
 
C

catsanda

- Nguyên tắc: tổng e do chất khử nhường bằng tổng e mà chất oxi hóa nhận.
- Phạm vi: pứ oxi hóa khử và nhất là phản ứng phức tạp nhiều giai đoạn.
Cùng làm cùng đưa ra cách giải nhanh gọn nhá. :)
Ví dụ 1:
Cho 0,2 mol Al vào 100 ml dd chứa CuSO4 1,5M và Fe2(SO4)3 aM. Sau khi p.ứ kết thúc đc hh 2 KL trong dung dịch chỉ có một muối duy nhất. giá trị a là?
Al0 – 3e --> Al+3
0,2--- 0,6
Cu2+ + 2e --> Cu0
0,15----- 0,3
Fe+3 +3e --> Fe0
0,1a -- 0,3a
Ne nhường = ne nhận
à 0.6=0.3+0.3a à a=1(M)



Bài tập.
1. Hòa tan hỗn hợp 44g Al và Fe bằng HNO3 loãng, dư thì thu được 26,88l NO duy nhất. Khối lượng Al trong hỗn hợp là:
A.21,6g
B. 10,8g
C. 16,2g
D. 27g
.
ta có hệ

[TEX]\left{\begin{3x+3y=3,6}\\{27x+56y=44} [/TEX]


\Leftrightarrow
[TEX]\left{\begin{x=0,8}\\{y=0,4} [/TEX]
mAl=0,8*27=21,6g
 
S

starofmonkey

1) N+5 +3e---> N+2 (NO)
------------3.6------------1.2 (mol)
Al----> Al+3 +3e
x------------------3x
Fe---->Fe+3 +3e
y-----------------3y
Ta có:
27x+56y=44
3x+3y=3.6
=> x=0.8; y=0.4
m_Al=21.6g
 
B

bunny147

Bài tập.
1. Hòa tan hỗn hợp 44g Al và Fe bằng HNO3 loãng, dư thì thu được 26,88l NO duy nhất. Khối lượng Al trong hỗn hợp là:
A.21,6g
B. 10,8g
C. 16,2g
D. 27g
2. 5. Khuấy kĩ 100ml dd A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kl có 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe. sau p.ứng thu được dd C và 8,12g chất rắn B gồm 3 KL. Cho B tác dụng với dd HCl dư thì thu được 0,672 lit H2 (đktc). Tính nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2.
Bài 2 : Mình nói hướng làm của mình bạn coi thử sai ko nha ( vừa nãy mình có trình bày nguyên bài rồi nhưng lúc gửi mạng nhà mình bị dis nên mất hết rồi, hic )
nH2 = nFe còn lại trong B pư với HCl => nFe pư với dung dịch A là 0.02 mol . 3 kim loại trong hỗn hợp B là Ag, Cu và Fe . Nếu sau phản ứng với AgNO3, Al hết thì khối lượng của Ag tạo ra là 0.03*3*108 =9,72 > khối lượng B nên sau pư với AgNO3 thì Al còn dư , các pư xảy ra là :
Al + 3AgNo3 ---> Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3Cu(NO3)2 ---> 2Al(NO3)3 + 3Cu
Fe + Cu(NO3)2 -----> Fe(NO3)2 + Cu
Từ dữ liệu đề cho, tính được nAgNO3 = 0.03 => CM = 0.3 M
n Cu(NO3)2 = 0.05 => CM = 0.5 M

Quên mất đây là topic giải bằng định luật bảo toàn electron ^^!
Giải bằng định luật bảo toàn e : số mol Ag : x mol , số mol Cu : y mol
Ta có hệ : x + 2y = 0,03*3 + 0,02*2 = 0,13
và 108x + 64y = 8,12 - 0,03*56 =6,44
<=> x = 0,03 và y = 0,05
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

3. trộn 2,7 gam Al vào hh Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành p.ứng nhiệt nhôm được hh A. Hoà tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sp khử duy nhất. Xác định m của Fe2O3 và Fe3O4.

4. thổi 1 luồn CO và hh Fe và Fe2O3 nung nóng thu được khí B và hh D gồm 4 chất . Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thi đc 6g kết tủa. hoà tan D bằng H2SO4 đặc nóng . tạo ra 0,18 mol SO2 còn dd E. Cô cạn E thu được 24 g muối khan. Xác định thành phần % các chất trong hh ban đầu.
Tiếp nào :)
 
T

thesecond_jerusalem

3. trộn 2,7 gam Al vào hh Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành p.ứng nhiệt nhôm được hh A. Hoà tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sp khử duy nhất. Xác định m của Fe2O3 và Fe3O4.

em làm theo cách lớp 9 nè :((
[tex]Fe^0 -3e \rightarrow\ Fe^{+3}[/tex]
_x____3x______x
[tex]N^{+5}+e\rightarrow\ N^{+4}[/tex]
_y_____y_____y

[tex]\Rightarrow y=3x=0.36\Rightarrow x=0.12 [/tex]

[tex]3Fe_3O_4+8Al \rightarrow\ 4Al_2O_3+9Fe[/tex]
a
[tex]Fe_2O_3+2Al \rightarrow\ Al_2O_3+2Fe[/tex]
b
ta có hệ :
[tex]\left{\begin{2a+3b=0,12}\\{\frac{8x}{3}+2y=0,1}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left{\begin{a=0,015}\\{b=0,03} [/tex]
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

thổi 1 luồn CO và hh Fe và Fe2O3 nung nóng thu được khí B và hh D gồm 4 chất . Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thi đc 6g kết tủa. hoà tan D bằng
H2SO4 đặc nóng . tạo ra 0,18 mol SO2 còn dd E. Cô cạn E thu được 24 g muối khan. Xác định thành phần % các chất trong hh ban đầu.

5. Hoà tan hoàn toàn 1,5 g hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mội kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

6. Hoà tan hết 12 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít ở đktc một khí không màu, không mùi, không cháy. Xác định tên kim loại?

7. Hoà tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,136 lít hỗn hợp 2 khí đẳng mol có khối lượng 5,18g, trong đó có 1 khí không màu hoá nâu trong không khí. Tình thành phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
 
B

bunny147

4. thổi 1 luồn CO và hh Fe và Fe2O3 nung nóng thu được khí B và hh D gồm 4 chất . Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thi đc 6g kết tủa. hoà tan D bằng H2SO4 đặc nóng . tạo ra 0,18 mol SO2 còn dd E. Cô cạn E thu được 24 g muối khan. Xác định thành phần % các chất trong hh ban đầu.
Giải : n CO2 = 0.06 mol
nFe2(SO4)3 = 0.06 mol
Gọi số mol Fe : x mol và Fe2O3 : y mol
Ta có hệ :
3x + 0.06*2 = 0.18*2
và x + 2y = 0,06*2
<=> x = 0,08 và y =0,02
 
B

bunny147

5. Hoà tan hoàn toàn 1,5 g hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mội kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Giải :
nH2 = 0,075 mol
Ta có hệ :
27x + 24y = 1,5
3x + 2y = 0,075*2
<=> x =1/30 và y = 0,025


6. Hoà tan hết 12 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít ở đktc một khí không màu, không mùi, không cháy. Xác định tên kim loại?
Giải :
Khí là N2 . nN2 = 0,1 mol
Gọi kim loại là M , số e nhường là n . Ta có
12n/M = 0,1*10 <=> M =12n
<=> n= 2, M = 24 ( Mg)


7. Hoà tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,136 lít hỗn hợp 2 khí đẳng mol có khối lượng 5,18g, trong đó có 1 khí không màu hoá nâu trong không khí. Tình thành phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Giải : Khí hóa nâu là NO . Số mol hỗn hợp là : 0,14 mol => nNO = 0,07 mol = n khí còn lại
=> M khí còn lại = 5,18/0,07 - 40 = 44 ( khí là N2O)
Ta có hệ :
27x + 24y = 7,44
3x + 2y = 0,07*(8 + 3)
<=> x = 0,2 và y = 0,085

Bạn xem dùm mình nha . Hic, mà cho mình hỏi , sao cứ ngồi làm 1 hồi tới khi gửi thì bị bắt đăng nhập :( , lần nào cũng mất hết .
 
Last edited by a moderator:
Z

zzthaemzz

Hic, mà cho mình hỏi , sao cứ ngồi làm 1 hồi tới khi gửi thì bị bắt đăng nhập :( , lần nào cũng mất hết .
Thì bạn cứ đang nhập trước đi,rồi nhấn vào chữ ghi nhớ bên dưới đấy.Mỗi lần vào là khỏi bị bắt đăng nhập.Còn nếu không thì mỗi lần đang đánh 1 bài nhớ đang nhập trước đã.
 
G

giotbuonkhongten

8. Cho tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch D, 0,04 mol khí NO và 0,01 mol N2O. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng thu được m gam chất rắn.
a. Giá trị của m là
A. 2,6 gam B. 3,6 gam C. 5,2 gam D. 7,8 gam
b. Thể tích HNO3 đã phản ứng là
A. 0,5 lít B. 0,24 lít C. 0,26 lít D. 0,13 lít


9. Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
Nếu cho 8,7 gam hỗn hợp tác dụng dung dịch NaOH dư ® 3,36 lít khí.
Vậy nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Thể tích khí NO&shy;2 thu được là
A. 26,88 lít B. 53,70 lít C. 13,44 lít D. 44,8 lít


10. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc).
- Phần 2 nung trong oxi thu được 2,84 g hỗn hợp oxit.
Giá trị của m là
A. 1,56 gam B. 2,64 gam C. 3,12 gam D. 4,68 gam
 
B

bunny147

8. Cho tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch D, 0,04 mol khí NO và 0,01 mol N2O. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng thu được m gam chất rắn.
a. Giá trị của m là
A. 2,6 gam B. 3,6 gam C. 5,2 gam D. 7,8 gam
b. Thể tích HNO3 đã phản ứng là
A. 0,5 lít B. 0,24 lít C. 0,26 lít D. 0,13 lít
Bài này mình làm lụi nè, mình tính theo hướng Fe td với HNO3 lên Fe3+, bạn giải thích bài này cho mình với , vì mình nghĩ nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp thì vẫn có thể có trường hợp Fe chỉ lên Fe+2 thôi . Bạn coi giùm mình với nhé .


9. Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
Nếu cho 8,7 gam hỗn hợp tác dụng dung dịch NaOH dư ® 3,36 lít khí.
Vậy nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Thể tích khí NO­2 thu được là
A. 26,88 lít B. 53,70 lít C. 13,44 lít D. 44,8 lít
Giải : +) 17,4 g hỗn hợp hòa tan trong HCl :
Số e nhường = 3x + 2y + 2z = 0,6*2 = 1,2
Khi cho 34,8 g hỗn hợp trên td với CuSO4 thì chết rắn thu dc là Cu, sau đó cho Cu td với HNo3 số e Cu nhận lúc này chuyển sang cho NO2 và hỗn hợp lúc nay gấp đôi hỗn hợp trên nên ta có : số mol e nhận của NO2 = n NO2 = 1,2*2 = 2,4 mol
=> V = 2,4*22,4 = 53,7 lit


10. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc).
- Phần 2 nung trong oxi thu được 2,84 g hỗn hợp oxit.
Giá trị của m là
A. 1,56 gam B. 2,64 gam C. 3,12 gam D. 4,68 gam
Giải :
2H+ + 2e ----> H2
..........0,16.......0,08
Vì 2 phần = nhau và hóa trị A, B không đổi nên số e nhường ở mỗi phần là như nhau
=> O2 + 4e -----> 2O 2-
.............0,16........0,04
=> m = (2,84 - 0,04*32 )*2 = 3,12 (g)
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

8. Cho tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch D, 0,04 mol khí NO và 0,01 mol N2O. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng thu được m gam chất rắn.
a. Giá trị của m là
A. 2,6 gam B. 3,6 gam C. 5,2 gam D. 7,8 gam
b. Thể tích HNO3 đã phản ứng là
A. 0,5 lít B. 0,24 lít C. 0,26 lít D. 0,13 lít
Bài này Fe lên đến +3 theo m nghĩ thế, vì nếu lên +3 rồi xuống +2 thì cần cho biết thêm 1 ý nào đó, ví dụ như kim loại dư :)

11: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g

12. Cho 13,4gam hỗn hợp Fe,Al,Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M( lấy dư 10%) thu được 4,48 lit hỗn hợp NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng.
13. Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp 2 kim loại X,Y có hóa trị tương ứng I,II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 thì thu được 2,688 lit hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2( đktc) và có tổng khối lượng là 5,88g. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được m(g) muối khan. Tính m?
14. Cho 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O( không có sản phẩm khử khác). Thành phần % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 62,79% B. 52,33% C. 41,86% D. 83,72%

 
B

bunny147

11: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g
Câu này mình thấy kì kì sao ấy
+)TH sản phẩm khử ko có NH4NO3
Số e nhường = e nhận = 0,15*3 + 0,05*8 = 0,85
m muối = 58 + 62*0,85 = 110,7 (g) => ko thấy đáp án nào cả
+) Th sản phẩm khử có NH4NO3 , vì ko thấy V dd nên mình ko biết tính ^^! , phân vân giữa A và C , thấy đáp án C số mol chẵn hơn => chọn lụi là C

12. Cho 13,4gam hỗn hợp Fe,Al,Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M( lấy dư 10%) thu được 4,48 lit hỗn hợp NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng.
nNO = nN2O = 0,1 mol
Số e nhường = 0,1*(3 +8) = 1,1
+) m muối = 13,4 + 62*1,1 =81,6 (g)
+) n HNO3 đã dùng = (1,1 + 0,1 + 0,1*2)*110/100 = 1,54 mol
=> V = 0,77 lit

13. Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp 2 kim loại X,Y có hóa trị tương ứng I,II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 thì thu được 2,688 lit hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2( đktc) và có tổng khối lượng là 5,88g. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được m(g) muối khan. Tính m?
Giải: nNO2 = 0,09 mol , n SO2 = 0,03 mol
2HNO3 + 1e ----> NO3- + NO2 + H2O
...........................0,09........0,09
2H2SO4 + 2e -----> SO4 2- + SO2 + 2H2O
...............................0,03..........0,03
=> m muối = 6 + 0,09*62 + 0,03*96 =14,46 (g)
:confused: cái này thì ko biết đúng sai

14. Cho 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O( không có sản phẩm khử khác). Thành phần % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 62,79% B. 52,33% C. 41,86% D. 83,72%
Giải : Mg : x mol , Al : y mol
Ta có hệ :
24x + 27y = 12,9
2x + 3y = 0,1*2 + 0,1*3+ 0,1*8 = 1,3
<=> x = 0,2 và y = 0,3
:( ko biết đúng ko nhỉ , sao cứ cảm giác là sai hết . Bạn xem giùm tớ nhé .



 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

11: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g
Câu này mình thấy kì kì sao ấy
+)TH sản phẩm khử ko có NH4NO3
Số e nhường = e nhận = 0,15*3 + 0,05*8 = 0,85
m muối = 58 + 62*0,85 = 110,7 (g) => ko thấy đáp án nào cả
+) Th sản phẩm khử có NH4NO3 , vì ko thấy V dd nên mình ko biết tính ^^! , phân vân giữa A và C , thấy đáp án C số mol chẵn hơn => chọn lụi là C

Ra 110,7g là đúng đấy, m cũng ra thế :) chỉ có tdụng vs Mg mới sinh ra NH4NO3 mà :)


13. Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp 2 kim loại X,Y có hóa trị tương ứng I,II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 thì thu được 2,688 lit hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2( đktc) và có tổng khối lượng là 5,88g. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được m(g) muối khan. Tính m?

Giải: nNO2 = 0,09 mol , n SO2 = 0,03 mol
Giải hệ, m ra nNO2 = 0,1, nSO2 = 0,02 mol :)
2HNO3 + 1e ----> NO3- + NO2 + H2O
...........................0,09........0,09
2H2SO4 + 2e -----> SO4 2- + SO2 + 2H2O
...............................0,03..........0,03
=> m muối = 6 + 0,09*62 + 0,03*96 =14,46 (g)
=> m muối = 6 + 0,02.96+ 0,1.62 = 14,12 g :)

Tiếp nhá

15. Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dd HNO3 thu được 0,448 lít khí NxOy (đktc). Khối lượng HNO3 nguyên chất đã tham gia phản ứng:
43,52g. 89,11g. 25,87g. 35,28g

16. Hòa tan hoàn toàn 5,04g hh gồm 3 kim loại X, Y, Z vào 100 ml dd HNO3 x(M) thu được mg muối khan, 0,02 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Giá trị x và m là:
0,23 M và 54,1g 0,2 M và 81,1g. 0,9 M và 8,72g 0,03 M và 21,1g

17. Hòa tan hoàn toàn 14,4g kim loại Cu vào dd HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
5,04 lít. 25,2 lít. 2,52 lít 50,4 lít.


18. Hòa tan hoàn toàn 28,8g Cu vào dung dịch HNO3 loãng, đem oxi hóa hết khí NO thành NO2 rồi sục vào nước có dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích O2(đktc) tham gia phản ứng là bao nhiêu( trong các giá trị sau)?
5,04 lít. 4,46 lít. 10,08 lít. 6,72 lít.



 
B

bunny147

Tiếp nhá

15. Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dd HNO3 thu được 0,448 lít khí NxOy (đktc). Khối lượng HNO3 nguyên chất đã tham gia phản ứng:
43,52g. 89,11g. 25,87g. 35,28g
Giải : nFe3O4 = 13,92/ 232 = 0,06 mol ; n khí = 0,02 mol
Số mol e nhường = 0,06 => NxOy nhận 3 e => khí là NO
m HNO3 nguyên chất = 63*( 0,06*3*3 + 0,02) = 35,28(g)


16. Hòa tan hoàn toàn 5,04g hh gồm 3 kim loại X, Y, Z vào 100 ml dd HNO3 x(M) thu được mg muối khan, 0,02 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Giá trị x và m là:
0,23 M và 54,1g 0,2 M và 81,1g. 0,9 M và 8,72g 0,03 M và 21,1g
Giải :
m muối = 5,04 + 62* ( 0,02 + 0,05*8) = 31,08 (g)
CM = 5,4 M
:confused:

17. Hòa tan hoàn toàn 14,4g kim loại Cu vào dd HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
5,04 lít. 25,2 lít. 2,52 lít 50,4 lít.
Giải : n Cu = 0,225 mol => số mol e nhường = 0,45
NO --> NO2 --> HNO3
Lượng oxi cần: 1/2 n NO + 1/4 nNO2 = 3/4nNO
V O2 = 3/4 * ( 0,45/3)*22,4 = 2.52 lit

18. Hòa tan hoàn toàn 28,8g Cu vào dung dịch HNO3 loãng, đem oxi hóa hết khí NO thành NO2 rồi sục vào nước có dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích O2(đktc) tham gia phản ứng là bao nhiêu( trong các giá trị sau)?
5,04 lít. 4,46 lít. 10,08 lít. 6,72 lít.
Thấy lượng chất ở bài này gấp đôi bài kia và các dữ kiện khác ko đổi nên V O2 gấp đôi ^^



 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Next...
19. Oxi hóa hoàn toàn 2,184 gam sắt thu được 3,048 gam hỗn hợp 2 oxit sắt (hh A). Chia hh A thành 3 phần bằng nhau :
a/ Cần bao nhiêu lít H2 (đkc) để khử hoàn toàn các oxit trong phần I?
b/ Hòa tan phần II bằng dd HNO3 loãng dư. Tính thể tích NO sinh ra (đkc)
c/ Phần III : trộn với 5,4 gam Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (h = 100%). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dd HCl dư. Tính thể tích khí thoát ra (ở đkc).

20. Cho 3,61 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỉ lệ mol là 3:5 tác dụng với 100 ml dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 khuấy kỷ tới phản ứng hoàn toàn thu được 8,12 gam chất rắn gồm 3 kim loại. Hòa tan chất rắn đó bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đkc). Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dd ban đầu
 
K

khanhpro113

hjx topic này rất hay nhưng các bạn giải kiểu những người giỏi mới hiểu và người nào ko giỏi fai đọc kĩ mới hiểu được. mình đề nghị các bạn giải bài thật chi tiết để bọn tớ tham khảo và hiểu dc bài dc ko nè.
 
Z

zzthaemzz

câu 1
mOxi = m oxit - m kim loại = 0.864 g
=> nO = 0.864 / 16 = 0.054 mol
n Fe = 0.039 mol
a) ta có H2 --> 2H+ + 2e (e này nhường cho ion của kim loại)
2 H+ + O2- --> H2O
=> nH2 phản ứng = nO = 0.054/3 = 0.018 mol
=> V = 0.4032 lít
b) ta có Fe --> Fe3+ + 3e
O + 2e --> O2-
N(+5) + 3e --> N(+2)
ta có 3nFe = 2nO + 3nN
=>nNO = nN = 0.001 mol
=> VNO = 0.0224 lít
c) n Al = 0.3 mol
ta có pt Al --> Al3+ + 3e
2Al3+ + 3O2- --> Al2O3
0.012---0.018
=> n Al dư = 0.3 - 0.012 = 0.288 mol
2Al + 6H+ --> 2Al3+ + 3H2
=> nH2 = 0.432 mol
=> V H2 = 9.6768 lít
 
B

bunny147



20. Cho 3,61 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỉ lệ mol là 3:5 tác dụng với 100 ml dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 khuấy kỷ tới phản ứng hoàn toàn thu được 8,12 gam chất rắn gồm 3 kim loại. Hòa tan chất rắn đó bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đkc). Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dd ban đầu
.
Giải : Gọi số mol Al: 3x , số mol Fe : 5x
Ta có phương trình : 108*3x + 56*5x = 3,61 <=> x = 0,01
=> n Al = 0,03 mol , n Fe = 0,05 mol .
Sau pư có 3 kim loại , 3 kim loại đó là Ag , Cu và Fe dư . Fe pư với Hcl
nH2 = nFe dư = 0,03 mol
=> số mol pư với Ag+ và Cu2+ là : 0,03 mol Al và 0,02 mol Fe .
KHối lượng Ag và Cu tạo thành sau pư là : m rắn - m Fe dư = 8,12 - 56*0,03 = 6,44 .
Số mol e nhận của Cu2+ và Ag+ = số mol e nhường của Al và Fe . Gọi số mol Ag+ là a, số mol Cu2+ là b mol .
Ta có hệ :
a + 2b = 0,03*3 + 0,02*2
và 108a + 64b = 6,44
<=> a = 0,03 và b = 0,05
=> CM AgNO3 = 0,3M
CM Cu(NỎ)2 = 0,5 M
 
Top Bottom