Phân biệt Glucozo và Fructozo

T

tinhbom

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ có 1 thắc mắc nho nhỏ thế này: để phân biệt glucozo và Fructozo thì không dùng được Cu(OH)2/NH3 hay AgNO3/NH3 vì trong môi trường OH- thì Fructozo chuyển thành Glucozo.Vậy thì dùng cái gì được nhỉ.
Còn nữa: Glucozo+Cu(OH)2 (không có NH3) thì có ra kết tủa đỏ gạch không vậy?
Giải đáp hộ tớ nhé!
 
T

tieuquy22

thứ nhất : tớ nghĩa là dùng br2 glucozo chứa nhóm chức andehit nên
làm mất mầu dd br2 , còn fructozo thì không
thứ hai : theo mình biết thì nhóm chức andehit chỉ tác dụng với Cu(OH)2 khi có môi trường bazo nên nếu không có dd NH3 thì sẽ không có kết tủa
đỏ gạch đâu , nhưng nếu nung nóng thì có thể hiểu Cu(OH)2 --> CuO
nên nhóm OH có thể tác dụng với CuO tạo ra Cu đỏ
 
T

tinhbom

Tớ nghĩ cách 2 của tiểu quỷ hay hơn,cách 1 thì tớ nghĩ chỉ ở chương trình phân ban thui,còn không pban thì không có đâu.
Thanks các bạn rất nhìu!
 
L

lazerboy

có thể dùng FeCl3 mà,Glu tác dụng với FeCl3 tạo phức vàng còn fructozo thì không phản ứng(đây là phản ứng đặc trưng có ghi trong sách tham khảo của cả 2 chương trình)
 
V

vipduongonline

Cu(OH)2 là kết tủa nó đâu có bền. Vì thế cần có môi trương kiềm.
Không phân biệt được bằng Phương pháp hóa học đâu. Vì hai chất này có thể chuyển hóa qua lại, Luôn tồn tại cả hai trong một dung dịch.
 
H

hoanghaily

tieuquy22 said:
thứ nhất : tớ nghĩa là dùng br2 glucozo chứa nhóm chức andehit nên
làm mất mầu dd br2 , còn fructozo thì không
thứ hai : theo mình biết thì nhóm chức andehit chỉ tác dụng với Cu(OH)2 khi có môi trường bazo nên nếu không có dd NH3 thì sẽ không có kết tủa
đỏ gạch đâu , nhưng nếu nung nóng thì có thể hiểu Cu(OH)2 --> CuO
nên nhóm OH có thể tác dụng với CuO tạo ra Cu đỏ
cách thứ 2 không được dùng Cu(OH)2 vì khi đó sẽ có sự chuyển hóa qua lại giữa hai chất nên không dùng được còn OH thì cả glucozo và fructozo đều có
 
S

songlacquan

theo mình dùng nhiệt độ nóng chảy là tốt nhất, vì người ta phát hiện fructozo do thấy nhiệt độ nóng chảy của glucozo kô cố định mà
 
T

tieuquy22

Các bạn hiểu nhầm ý mình rồi thật mình viết thứ hai không phải là cách hai mà để giải thích glucozo +Cu(OH)2 (không có NH3 ) có phản ứng không thôi mà
Vipduongonline viết gì mình không hiểu tại sao Cu(OH)2 là kết tủa nó đâu có bền. Vì thế cần có môi trương kiềmvà tại sao không dung được phương phấp hoá học chứ dung br2 vẫn được mà
 
V

vipduongonline

Ý mình là glucozo và Fructozo tồn tại cân bằng chuyển hóa qua lại trong dung dịch. Trong dung dịch glucozo có cả fructozo, Nếu lượng Frutozo giảm thì cân bằng lại chuyển dịch tạo ra fruc. Thế thì làm sao phân biệt được.
Mà bạn học phân ban à. Mình học không phân ban thì Br không phản ứng với nhóm CHO
 
K

-=king=-

Chính xác là trong chương trình ko phân ban ko có cái -CHO + Br2 đâu (khổ ưa' cái trang nè ko hỗ trợ cả Word) nên sẽ không có nhận biết giữa 2 chất này.Kòn chương trình phân bạn thì bạn cứ dùng cách này là được rùi ...có thể là dùng cách khác nhưng đề thi là trắc nghiệm nên có thể nó sẽ nằm ở " Một đáp án khác" nên mọi người cứ tùy nhi sử lý...
-----------------------------------------------------------
Để me đặt câu hỏi hãy nêu cách phân biệt giữa các đồng đẳng...Tương tự là các đồng phân...( Kiển tra kiến thức chút thui)
 
T

thanhhai1489

tinhbom said:
Tớ có 1 thắc mắc nho nhỏ thế này: để phân biệt glucozo và Fructozo thì không dùng được Cu(OH)2/NH3 hay AgNO3/NH3 vì trong môi trường OH- thì Fructozo chuyển thành Glucozo.Vậy thì dùng cái gì được nhỉ.
Còn nữa: Glucozo+Cu(OH)2 (không có NH3) thì có ra kết tủa đỏ gạch không vậy?
Giải đáp hộ tớ nhé!
câu này có trong đề thi tốt nghiệp đấy , nếu ko nhầm nội dung câu ấy là , cả 2 đều t/d với chất nào .Đáp Án là Cu(OH)2 , còn Ag...phải đun hay sao ấy
 
T

tinhbom

thanks các bạn very much
à còn câu này nữa:phản ứng nào chứng tỏ glucozo có cấu tạo mạch vòng
giúp tớ nhe1
 
H

hoanghaily

phản ứng của R_CHO với Br2 thực chất là phản ứng OXH_K sinh ra R_COOH và HBr
trong dung dịch Br2 lúc này sẽ có môi trường axit nên glucozo và fructozo không chuyển hóa qua lại được đâu
 
N

nguyenhoai

Tớ nghĩ chuyện nhận biết xeton và andehit thì dùng Br2 hay là AgNO3 thì không cần tranh cãi nhièu đâu. Hồi xưa bọn tớ cũng thắc mắc như vậy vì thấy mỗi sách viết 1 kiểu. Nhưng sau đó được biết là nếu ai học sách cũ (quyển sách nhỏ mà lớp 12 đang học ý) thì dùng AgNO3 để nhận biết vì xeton không có phản ứng. Nhưng theo chương trình mới cải cách thì xeton có phản ứng tráng gương do đó phải dùng Br2 nhận biết. Trên thị trường các sách tham khảo viết vào những thời kì khác nhau => kiến thức cũng khác nhau.
 
M

mutantx

Uhm` sao lạ vậy, mình đọc sách thấy bảo là Fructozơ cũng phản ứng tráng gưong nầ........nó đc chuyển hóa thành Anđêhit qua trung gian la enol mà?
 
C

cocogem

nguyenhoai said:
Tớ nghĩ chuyện nhận biết xeton và andehit thì dùng Br2 hay là AgNO3 thì không cần tranh cãi nhièu đâu. Hồi xưa bọn tớ cũng thắc mắc như vậy vì thấy mỗi sách viết 1 kiểu. Nhưng sau đó được biết là nếu ai học sách cũ (quyển sách nhỏ mà lớp 12 đang học ý) thì dùng AgNO3 để nhận biết vì xeton không có phản ứng. Nhưng theo chương trình mới cải cách thì xeton có phản ứng tráng gương do đó phải dùng Br2 nhận biết. Trên thị trường các sách tham khảo viết vào những thời kì khác nhau => kiến thức cũng khác nhau.
Chà...bạn nói chương trình cải cách nói là xeton có phản ứng tráng gương à? Ở đâu vậy ta chỉ cho tui bít ,cái này ....mới à nha,nếu trong SGK thì chỉ hẳn trang cho tui xem lại với....Chết thật...học mà chả nhớ j cả... :lol:
 
Top Bottom