Hóa [Ôn thi THPTQG] Topic Tổng ôn Lý Thuyết

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
Đâu nè, kim loại nào cũng đều phản ứng được với dung dịch axit và giải phóng khi hidro bình thường nhé!!! :D
zậy nhơ nhầm ạ
nhưng mà trừ cái đứng sau H hehe

em trả lời lại (gộp dùm ạ)
Câu 33:
Phương trình hóa học nào sau đây là sai ?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. Na2SO4 + Mg(HCO3)2 → MgSO4 + 2NaHCO3. vì ko tạo kết tủa hay khí hay điện li yếu
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 31 - 35
Câu 31: Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH3NH2 (1), anilin (2), HOOCCH2CH(NH2)-COOH (3), amoniac (4), H2NCH2CH(NH2)COOH (5), lysin (6), axit glutamic (7). Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Đáp án là C
Các chất làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2, amoniac, H2NCH2CH(NH2)COOH và lysin.
Câu 32: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Đáp án là C
Các quá trình:
3NaOH + AlCl3 ---> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O
Câu 33: Phương trình hóa học nào sau đây là sai ?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. Na2SO4 + Mg(HCO3)2 → MgSO4 + 2NaHCO3.
Đáp án là D
Lý do: không có chất kết tủa và bay hơi, phản ứng trên không tồn tại.
Câu 34: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
A. 1,17.
B. 2,34.
C. 4,68.
D. 3,51.
Đáp án là B
nH2 = 0,12 => n(H+) = 0,24 mol
Ta có: n(H+):nO = 2:1
=> nO = 0,12 mol
=> m = m(oxit) - mO = 4,26 - 0,12.16 = 2,34g
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(2) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
(3) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO2.H2O.
(4) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(5) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án là A
Tất cả 5 phát biểu đều đúng!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
TIẾP THEO, XIN LỖI CÁC BẠN, VÌ HÔM NAY NHẬT HƠI BẬN NÊN KHÔNG TIẾP TỤC ĐĂNG CÂU HỎI LÊN CÁC BẠN. HẸN CÁC BẠN VÀO TỐI MAI NHÉ!!!! :D:D:D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Tiếp tục nào mọi người!!! :D @Shmily Karry's , @donghieu1701 ,@Nguyễn Hoàng Trung , @dương bình an , @Ngọc Đạt

Câu 36: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam.
D. 0,8 gam.
_____
Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.
B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
_____
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
_____
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
_____
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57.png
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
Câu này e nghĩ là C.Cu vì Cu không đẩy được sắt mà cũng không tác dụng với HCL nhỉ..
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
A.(2) và (5)
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57-png.56193

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
Y là Glucozo thì không cần phải bàn nữa.
X không tạo phức xanh => loại đáp án B
X tạo kết tủa trắng với Br2 => loại đáp án D
Còn A và C, T không tạo kết tủa với AgNO3/NH3 => loại C
Đán án là A
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Câu 36: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam.
D. 0,8 gam.
khi tác dụng với CO thì chỉ có CuO phản ứng
CuO+CO->(to)Cu+CO2
=>mO=9,1-8,3=0.8
=>nO=nCuO=0.8/16=0.05
=>mCuO=0,05.80=4
_____

Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.
B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
vì cái này giống sự ăn mòn điện hóa ở câu trên làm mấy ngày hôm trước

_____
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
vì Đốt cháy sắt trong khí oxi thì tạo hh Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4
=>dung dịch X thì chứa Fe2+,Fe3+,H+,Cl+
rồi viết ptr ion



_____
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5) .

_____
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
View attachment 56193
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
loại đc D do ko tạo kết tủa trắng X
loại đc B do ko tạo dd xanh lam
C thì nhóm CHO pứ Ag kết tủa
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
Câu 36: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam.
D. 0,8 gam.
_____
Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.
B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
_____
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
_____
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
_____
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57-png.56193

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Câu 36: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam.
D. 0,8 gam.
_____
Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.
B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
_____
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
_____
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
_____
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57-png.56193

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
có thể giải thích ko em??? :D:D:D
 
  • Like
Reactions: dương bình an

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
PHẦN GIẢI THÍCH CỦA EM ĐÂY Ạ ! ;)
Câu 36:
Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam. (số mol O trong CuO = (9,1 - 8,3) / 16 = 0,05 = số mol CuO ==>m(CuO)=4g
D. 0,8 gam.
_____
Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.(Với cặp Zn-Fe thì Zn có tính khử mạnh hơn ⇒ bị oxi hóa trước so với Fe
⇒ bảo vệ được Fe(trong thép) không bị ăn mòn.)

B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
_____
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.( Fe2+ + NO3- + H+ --> Fe3+ + NO +H2O
Fe2+ + Ag+ --> Fe3+ +Ag )
B. NaHSO4.( EM SỬA LẠI CÂU NÀY NHA) => dd Y gồm: Fe2+, Fe3+, H+ dư, Cl-
C. Cu. (Fe3+ + Cu --> Fe2+ + Cu2+ )
D. NaNO3. (Fe2+ + NO3- + H+ --> Fe3+ + NO +H2O)
_____
Câu 39: Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5). (Tristearin và Triolein)
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
_____
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57-png.56193

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol. (X + Br2---> kết tủa =>anilin; Y+AgNO3/NH3 và +Cu(OH)2 -->nhóm -OH kề nhau và -CHO =>glucozơ
Z + Cu(OH)2--> -OH kề nhau =>glixerol; chất T không pứ với thuốc thử nào cả => etanol)

B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 36 - 40
Câu 36: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:
A. 2,0 gam.
B. 8,3 gam.
C. 4,0 gam.
D. 0,8 gam.
Đáp án là C
khi tác dụng với CO thì chỉ có CuO phản ứng
CuO+CO--(to)-->Cu+CO2
=>mO=9,1-8,3=0.8
=>nO=nCuO=0.8/16=0.05
=>mCuO=0,05.80=4 gam
Câu 37: Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại:
A. Zn.
B. Ni.
C. Sn.
D. Cu.
Đáp án là A
Khi tiếp xúc với nước biển sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa, theo đó kim loại đứng trước sẽ bị ăn mòn.
Vì vậy để bảo vệ thép (thành phần chính là Fe) thì phải gắn vào một kim loại hoạt động mạnh hơn Fe => đó là Zn
Câu 38: Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. AgNO3.
B. NaHSO4.
C. Cu.
D. NaNO3.
Đáp án là B
khi đốt Fe trong không khí sản phẩm là Fe3O4, khi cho tác dụng với HCl dư thì trong dung dịch sau phản ứng sẽ bao gồm các ion: [tex]Fe^{2+},Fe^{3+},H^+\&Cl^-[/tex]
câu A sai vì AgNO3 có thể tác dụng với cả [tex]Fe^{2+}[/tex] và [tex]Cl^-[/tex]
[tex]Ag^++Fe^{2+}\rightarrow Fe^{3+}+Ag[/tex]
[tex]Ag^++Cl^-\rightarrow AgCl[/tex]
câu C sai vì Cu có thể tác dụng với [tex]Fe^{3+}[/tex]
[tex]Cu+2Fe^{3+}\rightarrow Cu^{2+}+2Fe^{2+}[/tex]
câu D sai vì hỗn hợp [tex]H^+[/tex] và [tex]NO_3^-[/tex] có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa [tex]Fe^{2+}[/tex] lên [tex]Fe^{3+}[/tex]
chỉ có câu B đúng vì phản ứng trao đổi không có chất bay hơi, hoặc kết tủa, hoặc nước sẽ không xảy ra.
Câu 39: Cho các chất có công thức sau: (1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là:
A. (2) và (5).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (5).
Đáp án là A
chất béo là trieste của glixerol với các axit béo (axit cacboxylic đơn chức, mạch thẳng từ 8-20C và có số C chẵn)
Câu 40: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.
upload_2018-5-24_19-33-57-png.56193

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol.
B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
Đáp án là A
X tạo kết tủa với dung dịch brom => X có chứa vòng benzen => X là anilin
Y có tráng bạc, tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2 => Y vừa có nhóm -CHO vừa có nhiều nhóm -OH kề nhau => Y là glucozo
Z chỉ tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2 => Z có nhiều nhóm -OH kề nhau nhưng không có nhóm -CHO => Z là etylen glicol
T là etanol vì T không tráng bạc, không tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2.

@Shmily Karry's ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung vào xem đáp án nè!!! :D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
THE NEXT!!! @Shmily Karry's ,@dương bình an ,@Lê Văn Đông ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Ngọc Đạt .....

Câu 41:
Hòa tan hỗn hợp X gồm 3 chất (số mol mỗi chất là 1 mol) trong 4 chất sau đây: Fe (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeCO3 (4) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Kết thúc phản ứng thu được 3 mol khí. Các chất trong hỗn hợp X là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
_____
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(2) Kim loại Magie có cấu tạo tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
_____
Câu 43: Hòa tan hỗn hợp gồm BaO, K2O, Fe3O4 và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 (dư) vào X thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Thành phần hóa học của T gồm:
A. Fe2O3.
B. BaO.
C. Al2O3.
D. Al2O3 và BaO.
_____
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư).
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho khí CO qua CuO nung nóng.
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Nung nóng FeS2 trong không khí.
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Số trường hợp có tạo ra kim loại sau phản ứng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
_____
Câu 45: Trường hợp nào sau đây có xảy ra sự oxi hóa kim loại ?
A. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl (không có oxi).
C. Cho Fe3O4 vào H2SO4 đặc, nóng.
D. Điện phân nóng chảy CaCl2.
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Câu 41: Hòa tan hỗn hợp X gồm 3 chất (số mol mỗi chất là 1 mol) trong 4 chất sau đây: Fe (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeCO3 (4) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Kết thúc phản ứng thu được 3 mol khí. Các chất trong hỗn hợp X là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
C
Dựa vào hệ số phản ứng
1 mol Fe -> 1,5 mol khí
1 mol Fe2O3 -> 0 mol khí
1 mol FeCO3 -> 1,5 mol khí
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(2) Kim loại Magie có cấu tạo tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
C
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư).
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho khí CO qua CuO nung nóng.
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Nung nóng FeS2 trong không khí.
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Số trường hợp có tạo ra kim loại sau phản ứng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
D
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Câu 41: Hòa tan hỗn hợp X gồm 3 chất (số mol mỗi chất là 1 mol) trong 4 chất sau đây: Fe (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeCO3 (4) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Kết thúc phản ứng thu được 3 mol khí. Các chất trong hỗn hợp X là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
vất vả quá ko nhớ nổi cách cân bằng p lật sách :D
2Fe+6H2SO4=>Fe2(S04)3+3SO2+6H20
1------------------------------------->1,5
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 +3H2O
2Fe3O4 +10 H2SO4 -> 3Fe2(SO4)3 + SO2 +10 H2O
2FeCO3 +4 H2SO4 = Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O
=>C

_____
Câu 42: Cho các phát biểu sau
:(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
=>vì beri ko tác dụng vs nươc dù ở cả thường lẫn cao
(2) Kim loại Magie có cấu tạo tinh thể lập phương tâm diện.
=>thể lục phương sách lí nhớ hôm j ý học dao động nút mạng này nọ có nghe thấy hay sao ý lớp lý 10 thì p :D sgk nâng cao hay sao ý (anh có ăn thịt nếu em sai đâu nên cứ coi trí nhớ em tốt đi)

(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
em chọn 2 hơn nữa là cái (4) em ko biết đúng k ..kệ nó đi cứ coi nó đúng (anh chỉ em nhớ lại cái ko tìm thấy sgk 10)
_____
Câu 43: Hòa tan hỗn hợp gồm BaO, K2O, Fe3O4 và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 (dư) vào X thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Thành phần hóa học của T gồm:
A. Fe2O3.
B. BaO.
C. Al2O3.
D. Al2O3 và BaO.\
X là Ba(oh)2 và koh
y là fe203 và al2o3
sục co2 thu đc KẾT tủa baCO3
đem kết tủa đi nung thu đc BaO


_____
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư).=>tạo là FeCl2 +MgCl2(giống pứ Cu+FeCl3 dư thì p )
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. 1 chất rắn AgCl
(3) Cho khí CO qua CuO nung nóng. =>CuO+CO->Cu+CO2
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.=>BaSO4+Cu

(5) Nung nóng FeS2 trong không khí.=>tạo ra oxit sắt
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. hình như khí Cl2 vs H2
Số trường hợp có tạo ra kim loại sau phản ứng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
_____
Câu 45: Trường hợp nào sau đây có xảy ra sự oxi hóa kim loại ?
A. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl (không có oxi).
C. Cho Fe3O4 vào H2SO4 đặc, nóng.
D. Điện phân nóng chảy CaCl2.
oxi hóa KL là có sự cho nhận e => nghĩ là C ý hay là pứ oxihoa
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
CÂU TRẢ LỜI CỦA EM !!! :D
Câu 41:
Hòa tan hỗn hợp X gồm 3 chất (số mol mỗi chất là 1 mol) trong 4 chất sau đây: Fe (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeCO3 (4) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Kết thúc phản ứng thu được 3 mol khí. Các chất trong hỗn hợp X là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
Fe+HNO3-->1NO
Fe3O4+HNO3-->1NO2
FeCO3+HNO3-->1NO

C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
_____
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (Be không tác dụng với H2O)
(2) Kim loại Magie có cấu tạo tinh thể lập phương tâm diện. (Mg là mạng tinh thể lục phương)
(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs. (Tính khử tăng từ Li đến Cs vì bán kính tăng dần--> khả năng cho e ngoài cùng tăng-->tính khử tăng)
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.(sai vì thạch cao sống dùng để sản suất si măng, còn thạch cao nung CaSO4.H2O mới dùng để đúc tượng, bó xương).
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. (SGK)
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
_____
Câu 43: Hòa tan hỗn hợp gồm BaO, K2O, Fe3O4 và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y(Fe3O4). Sục khí CO2 (dư) vào X thu được kết tủa Z Al(OH)3. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Thành phần hóa học của T gồm:
A. Fe2O3.
B. BaO.
C. Al2O3.
Al2O3 + OH- ------> AlO2- +H2O
Sục CO2 dư vào: OH- + CO2 ------> HCO3-
CO2 + AlO2- + H2O -----> Al(OH)3 + HCO3-

D. Al2O3 và BaO.
_____
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư). (Tạo MgCl2 và FeCl2)
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (PƯ trao đổi)
(3) Cho khí CO qua CuO nung nóng.
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.(Tạo kết tủa BaSO4 và Cu(OH)2)
(5) Nung nóng FeS2 trong không khí. (Tạo Fe2O3)
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Số trường hợp có tạo ra kim loại sau phản ứng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
_____
Câu 45: Trường hợp nào sau đây có xảy ra sự oxi hóa kim loại ? => Kim loại là chất khử (tăng số OXH)
A. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. (ĐÚNG)
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl (không có oxi).(Cu không tác dụng với axit nếu không có oxi)
C. Cho Fe3O4 vào H2SO4 đặc, nóng. (sai vì Fe3O4 không phải kim loại)
D. Điện phân nóng chảy CaCl2.(sai)
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Câu 43: Hòa tan hỗn hợp gồm BaO, K2O, Fe3O4 và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y(Fe3O4). Sục khí CO2 (dư) vào X thu được kết tủa Z Al(OH)3. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Thành phần hóa học của T gồm:
A. Fe2O3.
B. BaO.
C. Al2O3.
Al2O3 + OH- ------> AlO2- +H2O
Sục CO2 dư vào: OH- + CO2 ------> HCO3-
CO2 + AlO2- + H2O -----> Al(OH)3 + HCO3-

D. Al2O3 và BaO.
uh nhỉ Al203 có tác dụng vs H20 :D sai mất hazz
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Câu 45: Trường hợp nào sau đây có xảy ra sự oxi hóa kim loại ? => Kim loại là chất khử (tăng số OXH)
A. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. (ĐÚNG)

B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl (không có oxi).(Cu không tác dụng với axit nếu không có oxi)
C. Cho Fe3O4 vào H2SO4 đặc, nóng. (sai vì Fe3O4 không phải kim loại)
D. Điện phân nóng chảy CaCl2.(sai)
uh nhỉ phân vân A,C
nhưng ko để ý đến KL kaka
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
ai cho hỏi tại sao
pứ xà phòng hóa của este vs dd NaOH dư thì sp tạo ra NaOH vẫn còn dư cũng đc coi là chất rắn khan vậy
mình nghĩ nó là dd chứ nhỉ
 
Top Bottom