Hóa [Ôn thi THPTQG] Topic Tổng ôn Lý Thuyết

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
  • Like
Reactions: dương bình an

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
XIN LỖI MỌI NGƯỜI NHÉ!!! HÔM NAY MÌNH CÓ VIỆC BẬN NÊN KHÔNG SOẠN ĐƯỢC NỘI DUNG MỚI, MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM
HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN VÀO TỐI MAI NHÉ!!! :D:D:D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 56-60
Câu 56: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4. Thực hiện sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):
X + 2NaOH ---> 2X1 + X2
X2 + O2 --(to,Cu)--> X3
2X2 + Cu(OH)2 → Phức chất có màu xanh + 2H2O
Cho các phát biểu sau:
(1) X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.
(2) X1 có phân tử khối là 68.
(3) X2 là ancol 2 chức, có mạch cacbon không phân nhánh.
(4) X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu ĐÚNG
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án là D
X có CTCT là:
upload_2018-5-30_18-4-8.png
(1) Đúng. X có nhóm HCO nên có khả năng làm mất màu dd brom tương tự andehit.
(2) Đúng. X1 là HCOONa (M=68)
(3) Đúng. X2 là CH3-CH(OH)-CH2OH
(4) Đúng. CH3-CHOH-CH2OH + 1/2O2 --(Cu,to)--> CH3-CHOH-CHO + H2O
Câu 57: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm và crom đều phản ứng với clo theo cùng tỉ lệ mol.
(b) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
(c) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
(d) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần.
(e) Trong công nghiệp, gang được sản xuất từ quặng manhetit.
(f) Hợp chất crom (VI) như CrO3, K2Cr2O7 có tính khử rất mạnh.
Số phát biểu ĐÚNG
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án là B
(a) Đúng. Tỉ lệ là 2:3
(b) Sai. Be không tác dụng với H2O ở bất kỳ điều kiện nào, Mg chỉ tác dụng ở nhiệt độ cao
Mg + H2O --(to)--> MgO + H2
(c) Đúng (SGK).
(d) Sai, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiểm thổ không theo quy luật trước do kiểu mạng tinh thể hoàn toàn khác nhau.
(e) Sai. Quặng manhetit hay hemantit đều có thể dùng được
(f) Sai, chúng đều là các chất oxi hóa mạnh.
âu 58: Điều chế kim loại K bằng cách nào sau đây ?
A. Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
B. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
C. Điện phân KCl nóng chảy.
D. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
Đáp án là C
Đây là phương pháp duy nhất để điều chế kim loại kiềm và kiềm thổ.
2KCl --(đpnc)--> 2K + Cl2
Câu 59: Phương trình hoá học nào sau đây SAI ?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2
B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O
C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
D. Cr + Cl2 → CrCl2
Đáp án là D
2Cr + 3Cl2 --(to)--> 2CrCl3
Câu 60: Dãy gồm các chất đều KHÔNG tham gia phản ứng tráng bạc là
A. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.
B. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.
D. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
Đáp án là B
(các bạn đều biết hết rồi mà!!:D)
 
  • Like
Reactions: Phác Xán Liệt

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Tiếp tục nhé các bạn, mình nghỉ một ngày rồi :D:D... @dương bình an ,@Shmily Karry's ,@Mèo Híp ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Ngọc Đạt...

Câu 61: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
_____
Câu 62: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH.
D. C2H5OH.
_____
Câu 63: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh KHÔNG đúng
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
_____
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
upload_2018-5-30_18-31-4.png
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
B. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
C. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
_____
Câu 65: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
+ X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
 

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 61: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
Al phản ứng theo tỉ lệ 3:2, Crom phản ứng theo tỉ lệ 1:2
_____
Câu 62: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH.
D. C2H5OH.
_____
Câu 63: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.(Tinh bột không tan trong nước nguội, xenlulozo không tan trong nước cả khi đun nóng)
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.(Sac ko tham gia phản ứng tráng bạc)
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.(Glucozo ko tham gia phản ứng thủy phân)
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.(Chỉ có Glucozo)
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.(Chỉ có tinh bột và xenlulozo có màu trắng)
Trong các so sánh trên, số so sánh KHÔNG đúng
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
_____
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
upload_2018-5-30_18-31-4-png.56897

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
B. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
C. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
_____
Câu 65: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
+ X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Câu 61: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
Đáp án A
Câu 62: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH.
D. C2H5OH.
Đáp án C vì amino axit tác dụng cả axit và bazo.
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
upload_2018-5-30_18-31-4-png.56897

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
B. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
C. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
T tác dụng với dung dịch [tex]I_{2}[tex] có màu xanh tím => hồ tinh bột=> B hoặc C Y tác dụng với NaOH rồi thêm CuSO4 (có lẽ là hiệu td với Cu(OH)2) tạo dung dịch xanh lam => triolein => Đáp án C [QUOTE="Hồng Nhật, post: 3436197, member: 2568523"][B]Câu 65: [/B]Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau: + X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH. + Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon. + Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3. B. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3. C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3. D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.[/QUOTE] X có mạch cacbon phân nhánh => X là CH3CH(CH3)COOH Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.=> 2C => Y là CH3COOCH2CH3 Z tham gia phản ứng tráng bạc. => este của axit fomic => HCOOCH2CH2CH3. Đáp án B [QUOTE="Hồng Nhật, post: 3436197, member: 2568523"][B]Câu 63:[/B] So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ: (1) Cả 4 chất đều [COLOR=#ff4d4d]dễ tan[/COLOR] trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, [COLOR=#ff4d4d]saccarozơ[/COLOR] đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O [COLOR=#ff4d4d]bằng nhau[/COLOR]. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, [COLOR=#ff4d4d]màu trắng[/COLOR]. Trong các so sánh trên, số so sánh [B]KHÔNG đúng[/B] là A. 2. B. 5. [COLOR=#ff4d4d]C. 4. [/COLOR] D. 3.[/QUOTE][/tex][/tex]
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 61-65
Câu 61: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
Đáp án là A
Khi tác dụng với HCl:
+ Al phản ứng theo tỉ lệ 1:3 : 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
+ Cr phản ứng theo tỉ lệ 1:2 : Cr + 2HCl ---> CrCl2 + H2
Câu 62: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH.
D. C2H5OH.
Đáp án là C
Amino axit luôn phản ứng được với cả dd axit và dd bazo, vì chúng có tính lưỡng tính.
câu A, anilin chỉ tác dụng với HCl
câu B, axit axetic chỉ tác dụng với KOH
câu D, C2H5OH chỉ tác dụng với HCl
Câu 63: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh KHÔNG đúng
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Đáp án là B
(1) Sai, xenlulozo không tan được trong nước trong bất cứ điều kiện nào
(2) Sai, saccarozo không tráng bạc do không chứa nhóm CHO
(3) Sai, glucozo không thủy phân được do đó là monosaccarit.
(4) Sai, chỉ có glucozo có tính chất này
C6H12O6 + 6O2 ---> 6CO2 + 6H2O
(5) Sai, glucozo là chất rắn không màu, không phải có màu trắng
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
upload_2018-5-30_18-31-4-png.56897

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
B. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
C. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
Đáp án là C
X có tham gia phản ứng màu biure => X phải có từ 2 liên kết peptit trở lên => X là lòng trắng trứng (protein)
Y thủy phân trong môi trường bazo sinh ra hợp chất hữu cơ có từ 2 nhóm OH trở lên kề nhau (dữ kiện tạo phức xanh lam với NaOH+CuSO4) => Y là triolein (thủy phân sinh ra glyxerol)
Z thủy phân trong môi trường bazo sinh ra hợp chất hữu cơ chứa gốc CHO (dữ kiện là có thể tráng bạc) => Z là vinyl axetat (thủy phân sinh CH3CHO)
T tạo phức tím với I2 => T chỉ có thể là hồ tinh bột
Câu 65: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
+ X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
Đáp án là B
câu này đơn giản quá rồi, mình để các bạn tự giải thích nhé!!! :D
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chúng ta đến với những câu tiếp theo nha!!! :D:D @Shmily Karry's ,@Mèo Híp ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung, @chaugiang81 ,.....

Câu 66: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
K2Cr2O7 --(H2SO4+FeSO4)--> X --(NaOH dư)--> Y --(Br2+NaOH)--> Z
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là:
A. Cr2(SO4)3 và Na2CrO4.
B. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4.
D. Cr2(SO4)3 và Na2Cr2O7.
_____
Câu 67: Cho dãy các chất: Fe, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
_____
Câu 68: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, KI, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
_____
Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.
(c) Tinh bột, xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được các α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2 và làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu ĐÚNG là:
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
_____
Câu 70: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = b.
B. b < a < 2b.
C. a < b.
D. a > b.
 

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 66: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
K2Cr2O7 --(H2SO4+FeSO4)--> X --(NaOH dư)--> Y --(Br2+NaOH)--> Z
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là:
A. Cr2(SO4)3 và Na2CrO4.
B. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4.
D. Cr2(SO4)3 và Na2Cr2O7.
7H2SO4 + K2Cr2O7 + 6FeSO4 → 3Fe2(SO4)3 + 7H2O + K2SO4 + Cr2(SO4)3(X)
Cr2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Cr(OH)3(Y) + 3Na2SO4
3Br2 + 10NaOH + 2Cr(OH)3 → 8H2O + 2Na2CrO4
(Z) + 6NaBr
_____
Câu 67: Cho dãy các chất: Fe, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + 1/2 H2
4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + FeSO4
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 +H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

_____
Câu 68: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, KI, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + FeSO4
8H2SO4 + 2KMnO4 + 10FeSO4 → 5Fe2(SO4)3 + 8H2O + 2MnSO4 + K2SO4
3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
6NaOH + Fe2(SO4 )3→ 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3
Na2CO3 + FeSO4 → FeCO3 + Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6KI → I2 + 3K2SO4 + 2FeI2
Cu + Fe2(SO4)3 [tex]\rightarrow[/tex] CuSO4 + 2FeSO4
3Cu + 4H2SO4 + 2KNO3 → 4H2O + 2NO + K2SO4 + 3CuSO4


_____
Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.
(c) Tinh bột, xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được các α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2 và làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu ĐÚNG là:
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
_____
Câu 70: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = b.
B. b < a < 2b.
C. a < b.
D. a > b.
a>b [tex]\Rightarrow[/tex] xuất hiện KOH tạo kết tủa Cu(OH)2 khi tác dụng với CuCl2
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 66-70
Câu 66: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
K2Cr2O7 --(H2SO4+FeSO4)--> X --(NaOH dư)--> Y --(Br2+NaOH)--> Z
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là:
A. Cr2(SO4)3 và Na2CrO4.
B. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4.
D. Cr2(SO4)3 và Na2Cr2O7.
Đáp án là A
7H2SO4 + K2Cr2O7 + 6FeSO4 → 3Fe2(SO4)3 + 7H2O + K2SO4 + Cr2(SO4)3 (X)
Cr2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Cr(OH)3 (Y) + 3Na2SO4
3Br2 + 10NaOH + 2Cr(OH)3 → 8H2O + 2Na2CrO4 (Z) + 6NaBr
Câu 67: Cho dãy các chất: Fe, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Đáp án là D
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + FeSO4
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 +H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Câu 68: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, KI, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
Đáp án là D
4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + FeSO4
8H2SO4 + 2KMnO4 + 10FeSO4 → 5Fe2(SO4)3 + 8H2O + 2MnSO4 + K2SO4
3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
6NaOH + Fe2(SO4 )3→ 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3
Na2CO3 + FeSO4 → FeCO3 + Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6KI → I2 + 3K2SO4 + 2FeI2
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
3Cu + 4H2SO4 + 2KNO3 → 4H2O + 2NO + K2SO4 + 3CuSO4
Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.
(c) Tinh bột, xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được các α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2 và làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu ĐÚNG là:
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Đáp án là B
Tất cả đều đúng hết nhé!!! :D
Câu 70: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = b.
B. b < a < 2b.
C. a < b.
D. a > b.
Đáp án là D
do xuất hiện kết tủa xanh lơ là Cu(OH)2 => lượng KOH sinh ra lớn hơn lượng HCl sẵn có => a > b

Bạn @Mèo Híp trả lời chính xác tất cả luôn nè, chúc mừng bạn!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
THE NEXT!!! @dương bình an ,@Shmily Karry's ,@Nguyễn Hoàng Trung ,@Mèo Híp ,@Ngọc Đạt ,@tiểu thiên sứ ,...

Câu 71: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím, Cu(OH)2.
B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch brom, Cu(OH)2.
D. Quỳ tím, dung dịch brom.
_____
Câu 72: Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
_____
Câu 73: Có thể dùng NaOH (rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây ?
A. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
_____
Câu 74: Trong số các chất: stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, vinyl clrua. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
_____
Câu 75: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Trong cùng một chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử phi kim.
B. Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron lớp ngoài cùng (1, 2, hoặc 3 electron).
C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn đóng vai trò là chất bị khử.
D. Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim đều do các electron tự do gây ra.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Coco99

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 71: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím, Cu(OH)2.
B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch brom, Cu(OH)2.
D. Quỳ tím, dung dịch brom.
_____
Câu 72: Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
_____
Câu 73: Có thể dùng NaOH (rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây ?
A. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
_____
Câu 74: Trong số các chất: stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, vinyl clorua. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
_____
Câu 75: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Trong cùng một chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử phi kim.
B. Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron lớp ngoài cùng (1, 2, hoặc 3 electron).
C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn đóng vai trò là chất bị khử.
D. Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim đều do các electron tự do gây ra.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
Câu 71: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím, Cu(OH)2.
B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch brom, Cu(OH)2.
D. Quỳ tím, dung dịch brom.
Quỳ -> a. axetic(đỏ); etylamin(xanh)
dd Br2 -> anilin(kết tủa trắng); alanin(ko ht)

_____
Câu 72: Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
C4H6O2(k=2) : Este mà gốc ancol có nối đôi gần C gắn -COO-

hoahoc.png
_____
Câu 73: Có thể dùng NaOH (rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây ?
A. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
NaOH dùng để làm khô=>không xảy ra pư

_____
Câu 74: Trong số các chất: stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, vinyl clrua. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
có nối đôi C=C --->polime

_____
Câu 75: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Trong cùng một chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử phi kim.
B. Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron lớp ngoài cùng (1, 2, hoặc 3 electron).
C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn đóng vai trò là chất bị khử.
D. Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim đều do các electron tự do gây ra.
---->kim loại là chất khử
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 71-75
Câu 71: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím, Cu(OH)2.
B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch brom, Cu(OH)2.
D. Quỳ tím, dung dịch brom.
Đáp án là D
Cho quỳ tím vào các chất:
+ Qùy tím hóa đỏ ==> axit axetic (CH3COOH)
+ Qùy tím hóa xanh ==> etylamin (C2H5NH2)
+ Qùy tím không đổi màu ==> alanin, anilin
Tiếp tục cho dd brom vào 2 chất không đổi màu quỳ tím:
+ Xuất hiện kết tủa trắng ==> anilin (C6H5NH2)
+ Không hiện tượng ==> alanin (H2N-CH(CH3)-COOH)
Câu 72: Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Đáp án là D
Các CTCT phù hợp là:
HCOOCH=CH-CH3
HCOOCH2-CH=CH2
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
Câu 73: Có thể dùng NaOH (rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây ?
A. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
Đáp án là D
Dùng NaOH khan để làm khô khí => khí cần làm khô không thể tác dụng với NaOH
câu A sai vì có CO2 tác dụng được với NaOH
câu B sai vì có SO2
câu C sai vì có CO2
Câu 74: Trong số các chất: stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, vinyl clrua. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Đáp án là A
Để trùng hợp được thì trong CTCT của chất đó phải có ít nhất một liên kết bội hoặc ít nhất một vòng
stiren, buta-1,3-dienvinyl clorua là các chất có nối đôi
caprolactam có thể mở vòng
==> Tất cả 4 chất đều trùng hợp được
Câu 75: Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Trong cùng một chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử phi kim.
B. Nguyên tử của hầu hết các kim loại đều có ít electron lớp ngoài cùng (1, 2, hoặc 3 electron).
C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn đóng vai trò là chất bị khử.
D. Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim đều do các electron tự do gây ra.
Đáp án là C
Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn đóng vai trò là CHẤT KHỬ, không phải là chất bị khử.
 
Top Bottom