ĐỀ SỐ 22:
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
1. Đoạn thơ trên thuộc phần nào của bài thơ? Nội dung chính của đoạn thơ là gì? (0.25 điểm).
2. Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường lát hoa về trong đêm hơi” gợi cho em điều gì? (0.25 điểm).
3. Trong đoạn thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Có những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0.5 điểm).
4. Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là gì? Em hiểu thế nào về câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. (0.5 điểm).
5. Hai câu thơ cuối đoạn gợi cho em suy nghĩ gì? Ghi lại suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu (0.5 điểm).
6. Trong văn học Việt Nam có nhiều nhà thơ viết về hình ảnh người lính. Em hãy kể tên một số bài thơ cùng đề tài. So sánh sự khác nhau giữa bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) (1,0 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế ?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”.
(Theo Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên - 2003)
Câu 3 (4,0 điểm)
Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1945-1975.
Hãy làm sáng rõ điều đó qua truyện ngắn Rừng xànu của Nguyễn Trung Thành.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1 - Đoạn thơ trên thuộc phần đầu của bài thơ Tây Tiến
- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ nỗi nhớ -> tái hiện lại cuộc hành quân với những thử thách, hi sinh và ca ngợi tình quân dân thắm thiết. 0.25
2 Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Đó là những địa danh lạ tai, gợi những tên đất, tên làng mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ. 0.25
3 - Nghệ thuật:
+ Từ láy có giá trị tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”
+ Thanh bằng - trắc phối hợp hài hoà, kết hợp với nghệ thuật đối lập.
+ Hình ảnh nhân hoá: “súng ngửi trời”
- Tác dụng: khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. 0.5
4 - Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là: không nghĩ gì đến cuộc đời
- Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: nói đến sự hi sinh của người lính trên chăng đường hành quân vất vả. 0,5
5 (HS nêu suy nghĩ về 2 câu thơ cuối có thể viết từ 4 -> 5 câu)
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lại. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tư thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai. 0.5
6 - HS nêu ít nhất là 2 bài thơ cùng đề tài
- So sánh (ngắn gọn) sự khác nhau:
+ Sự xuất thân ....
+ Nội dung bài thơ ...
+ Bút pháp ... 1,0
Câu 2 (3 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí với bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát.
- Qua câu chuyện, học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bứt khỏi cành”.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
Ý Nội dung cần đạt Điểm
1 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế ?”
- Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vào những lộc non”. Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho 1 thế hệ mới ra đời. 0,5
→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời. 0,5
2 b. Bàn luận - đánh giá - chứng minh:
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
- Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống. Lá rơi để bắt đầu, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác; lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình.
- Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp tục cống hiến và sáng tạo.
- Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào để có ý nghĩa. 1,5
3 c. Bài học nhận thức và hành động:
- Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”.
- Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên khẳng định mình trong cuộc đời. 0,5
Câu 3 (4 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi).
- Bố cục chặt chẽ, văn viết diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng phải thể hiện được đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; đặc điểm này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Ý Yêu cầu kiến thức cần đạt Điểm
1 1. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945-1975:
* Khuynh hướng sử thi:đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Nhân vật trung tâm phải là những con người gắn bó với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng; Lời văn mang giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca…
* Cảm hứng lãng mạn:
- Luôn hướng về lý tưởng, về tương lai; trong chiến đấu luôn nghĩ đến ngày chiến thắng; trong khó khăn, thiếu thốn nghĩ đến tương lai độc lập, tự do.
- Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn…
-> Đây chính là chủ nghĩa lạc quan của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến và lao động… 0,5
2 2. Lý giải vì sao trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, khuynh hướng sử thi thường đi liền với cảm hứng lãng mạn:
- Đây là 30 năm của cuộc chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; vấn đề đặt ra cho toàn dân tộc cũng như cho từng cá nhân là lợi ích sống còn của cộng đồng, là vận mệnh chính trị của dân tộc.
- Trong hoàn cảnh ấy, mọi phương diện khác của đời sống đều là thứ yếu, nếu cần phải dẹp đi, phải hi sinh hết, kể cả tính mạng của mình; vì vậy cảm hứng lãng mạn phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại cách mạng, với sự thức tỉnh về ý thức & sức mạnh của quần chúng nhân dân. 1,0
3 3. Trong truyện ngắn“Rừng xà nu”:
khuynh hướng sử thi gắn với cảm hứng lãng mạn được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung và nghệ thuật, nhưng nổi bật nhất là:
3.1. Đề tài: số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên, cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc. Tác phẩm không quan tâm đến những vấn đề của đời sống cá nhân, mà chủ yếu hướng vào hệ đề tài lịch sử cộng đồng, dân tộc, nhân dân. 0.5
3.2. Chủ đề: Chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng; chủ đề này được phát ngôn qua lời của cụ Mết - người đại diện cho truyền thống cộng đồng: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. 0.5
3.3. Hệ thống nhân vật được lựa chọn đại diện cho các thế hệ tiếp nối nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng nhân dân (Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng…). 0,5
3.4. Hình tượng xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng,cũng góp phần tạo nên chất sử thi, lãng mạn của tác phẩm. 0,5
3.5. Nghệ thuật: trần thuật, miêu tả, đặc biệt là khi kể câu chuyện bi tráng của Tnú và Mai trong truyện cũng mang đậm tính sử thi và rất thích hợp với nội dung và không gian Tây Nguyên. Từ đó tác giả còn khẳng định, đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, của thiên nhiên, được đặt trong sự đối lập gay gắt với kẻ thù tàn bạo. 0,5
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
1. Đoạn thơ trên thuộc phần nào của bài thơ? Nội dung chính của đoạn thơ là gì? (0.25 điểm).
2. Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường lát hoa về trong đêm hơi” gợi cho em điều gì? (0.25 điểm).
3. Trong đoạn thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Có những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0.5 điểm).
4. Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là gì? Em hiểu thế nào về câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. (0.5 điểm).
5. Hai câu thơ cuối đoạn gợi cho em suy nghĩ gì? Ghi lại suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu (0.5 điểm).
6. Trong văn học Việt Nam có nhiều nhà thơ viết về hình ảnh người lính. Em hãy kể tên một số bài thơ cùng đề tài. So sánh sự khác nhau giữa bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) (1,0 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế ?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”.
(Theo Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên - 2003)
Câu 3 (4,0 điểm)
Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1945-1975.
Hãy làm sáng rõ điều đó qua truyện ngắn Rừng xànu của Nguyễn Trung Thành.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1 - Đoạn thơ trên thuộc phần đầu của bài thơ Tây Tiến
- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ nỗi nhớ -> tái hiện lại cuộc hành quân với những thử thách, hi sinh và ca ngợi tình quân dân thắm thiết. 0.25
2 Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Đó là những địa danh lạ tai, gợi những tên đất, tên làng mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ. 0.25
3 - Nghệ thuật:
+ Từ láy có giá trị tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”
+ Thanh bằng - trắc phối hợp hài hoà, kết hợp với nghệ thuật đối lập.
+ Hình ảnh nhân hoá: “súng ngửi trời”
- Tác dụng: khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. 0.5
4 - Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là: không nghĩ gì đến cuộc đời
- Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: nói đến sự hi sinh của người lính trên chăng đường hành quân vất vả. 0,5
5 (HS nêu suy nghĩ về 2 câu thơ cuối có thể viết từ 4 -> 5 câu)
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lại. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tư thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai. 0.5
6 - HS nêu ít nhất là 2 bài thơ cùng đề tài
- So sánh (ngắn gọn) sự khác nhau:
+ Sự xuất thân ....
+ Nội dung bài thơ ...
+ Bút pháp ... 1,0
Câu 2 (3 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí với bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát.
- Qua câu chuyện, học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bứt khỏi cành”.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
Ý Nội dung cần đạt Điểm
1 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế ?”
- Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vào những lộc non”. Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho 1 thế hệ mới ra đời. 0,5
→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời. 0,5
2 b. Bàn luận - đánh giá - chứng minh:
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
- Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống. Lá rơi để bắt đầu, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác; lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình.
- Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp tục cống hiến và sáng tạo.
- Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào để có ý nghĩa. 1,5
3 c. Bài học nhận thức và hành động:
- Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”.
- Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên khẳng định mình trong cuộc đời. 0,5
Câu 3 (4 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi).
- Bố cục chặt chẽ, văn viết diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng phải thể hiện được đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; đặc điểm này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Ý Yêu cầu kiến thức cần đạt Điểm
1 1. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945-1975:
* Khuynh hướng sử thi:đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Nhân vật trung tâm phải là những con người gắn bó với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng; Lời văn mang giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca…
* Cảm hứng lãng mạn:
- Luôn hướng về lý tưởng, về tương lai; trong chiến đấu luôn nghĩ đến ngày chiến thắng; trong khó khăn, thiếu thốn nghĩ đến tương lai độc lập, tự do.
- Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn…
-> Đây chính là chủ nghĩa lạc quan của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến và lao động… 0,5
2 2. Lý giải vì sao trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, khuynh hướng sử thi thường đi liền với cảm hứng lãng mạn:
- Đây là 30 năm của cuộc chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; vấn đề đặt ra cho toàn dân tộc cũng như cho từng cá nhân là lợi ích sống còn của cộng đồng, là vận mệnh chính trị của dân tộc.
- Trong hoàn cảnh ấy, mọi phương diện khác của đời sống đều là thứ yếu, nếu cần phải dẹp đi, phải hi sinh hết, kể cả tính mạng của mình; vì vậy cảm hứng lãng mạn phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại cách mạng, với sự thức tỉnh về ý thức & sức mạnh của quần chúng nhân dân. 1,0
3 3. Trong truyện ngắn“Rừng xà nu”:
khuynh hướng sử thi gắn với cảm hứng lãng mạn được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung và nghệ thuật, nhưng nổi bật nhất là:
3.1. Đề tài: số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên, cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc. Tác phẩm không quan tâm đến những vấn đề của đời sống cá nhân, mà chủ yếu hướng vào hệ đề tài lịch sử cộng đồng, dân tộc, nhân dân. 0.5
3.2. Chủ đề: Chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng; chủ đề này được phát ngôn qua lời của cụ Mết - người đại diện cho truyền thống cộng đồng: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. 0.5
3.3. Hệ thống nhân vật được lựa chọn đại diện cho các thế hệ tiếp nối nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng nhân dân (Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng…). 0,5
3.4. Hình tượng xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng,cũng góp phần tạo nên chất sử thi, lãng mạn của tác phẩm. 0,5
3.5. Nghệ thuật: trần thuật, miêu tả, đặc biệt là khi kể câu chuyện bi tráng của Tnú và Mai trong truyện cũng mang đậm tính sử thi và rất thích hợp với nội dung và không gian Tây Nguyên. Từ đó tác giả còn khẳng định, đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, của thiên nhiên, được đặt trong sự đối lập gay gắt với kẻ thù tàn bạo. 0,5