Văn 9 Ôn tập cấp tốc thi giữa HKII

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
ĐỀ SỐ 22:
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

1. Đoạn thơ trên thuộc phần nào của bài thơ? Nội dung chính của đoạn thơ là gì? (0.25 điểm).
2. Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường lát hoa về trong đêm hơi” gợi cho em điều gì? (0.25 điểm).
3. Trong đoạn thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Có những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0.5 điểm).
4. Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là gì? Em hiểu thế nào về câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. (0.5 điểm).
5. Hai câu thơ cuối đoạn gợi cho em suy nghĩ gì? Ghi lại suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu (0.5 điểm).
6. Trong văn học Việt Nam có nhiều nhà thơ viết về hình ảnh người lính. Em hãy kể tên một số bài thơ cùng đề tài. So sánh sự khác nhau giữa bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) (1,0 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế ?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”.
(Theo Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên - 2003)
Câu 3 (4,0 điểm)
Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1945-1975.
Hãy làm sáng rõ điều đó qua truyện ngắn Rừng xànu của Nguyễn Trung Thành.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1 - Đoạn thơ trên thuộc phần đầu của bài thơ Tây Tiến
- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ nỗi nhớ -> tái hiện lại cuộc hành quân với những thử thách, hi sinh và ca ngợi tình quân dân thắm thiết. 0.25
2 Câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Đó là những địa danh lạ tai, gợi những tên đất, tên làng mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ. 0.25
3 - Nghệ thuật:
+ Từ láy có giá trị tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”
+ Thanh bằng - trắc phối hợp hài hoà, kết hợp với nghệ thuật đối lập.
+ Hình ảnh nhân hoá: “súng ngửi trời”
- Tác dụng: khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. 0.5
4 - Cụm từ “bỏ quên đời” có nghĩa là: không nghĩ gì đến cuộc đời
- Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: nói đến sự hi sinh của người lính trên chăng đường hành quân vất vả. 0,5
5 (HS nêu suy nghĩ về 2 câu thơ cuối có thể viết từ 4 -> 5 câu)
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lại. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tư thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai. 0.5
6 - HS nêu ít nhất là 2 bài thơ cùng đề tài
- So sánh (ngắn gọn) sự khác nhau:
+ Sự xuất thân ....
+ Nội dung bài thơ ...
+ Bút pháp ... 1,0
Câu 2 (3 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí với bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát.
- Qua câu chuyện, học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bứt khỏi cành”.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
Ý Nội dung cần đạt Điểm
1 a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế ?”
- Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vào những lộc non”. Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho 1 thế hệ mới ra đời. 0,5
→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời. 0,5
2 b. Bàn luận - đánh giá - chứng minh:
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
- Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.
- Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống. Lá rơi để bắt đầu, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác; lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình.
- Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp tục cống hiến và sáng tạo.
- Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào để có ý nghĩa. 1,5
3 c. Bài học nhận thức và hành động:
- Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
- Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”.
- Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên khẳng định mình trong cuộc đời. 0,5
Câu 3 (4 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi).
- Bố cục chặt chẽ, văn viết diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng phải thể hiện được đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; đặc điểm này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Ý Yêu cầu kiến thức cần đạt Điểm
1 1. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945-1975:
* Khuynh hướng sử thi:đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Nhân vật trung tâm phải là những con người gắn bó với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng; Lời văn mang giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca…
* Cảm hứng lãng mạn:
- Luôn hướng về lý tưởng, về tương lai; trong chiến đấu luôn nghĩ đến ngày chiến thắng; trong khó khăn, thiếu thốn nghĩ đến tương lai độc lập, tự do.
- Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn…
-> Đây chính là chủ nghĩa lạc quan của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến và lao động… 0,5
2 2. Lý giải vì sao trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, khuynh hướng sử thi thường đi liền với cảm hứng lãng mạn:
- Đây là 30 năm của cuộc chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; vấn đề đặt ra cho toàn dân tộc cũng như cho từng cá nhân là lợi ích sống còn của cộng đồng, là vận mệnh chính trị của dân tộc.
- Trong hoàn cảnh ấy, mọi phương diện khác của đời sống đều là thứ yếu, nếu cần phải dẹp đi, phải hi sinh hết, kể cả tính mạng của mình; vì vậy cảm hứng lãng mạn phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại cách mạng, với sự thức tỉnh về ý thức & sức mạnh của quần chúng nhân dân. 1,0
3 3. Trong truyện ngắn“Rừng xà nu”:
khuynh hướng sử thi gắn với cảm hứng lãng mạn được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung và nghệ thuật, nhưng nổi bật nhất là:
3.1. Đề tài: số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên, cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc. Tác phẩm không quan tâm đến những vấn đề của đời sống cá nhân, mà chủ yếu hướng vào hệ đề tài lịch sử cộng đồng, dân tộc, nhân dân. 0.5
3.2. Chủ đề: Chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng; chủ đề này được phát ngôn qua lời của cụ Mết - người đại diện cho truyền thống cộng đồng: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. 0.5
3.3. Hệ thống nhân vật được lựa chọn đại diện cho các thế hệ tiếp nối nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng nhân dân (Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng…). 0,5
3.4. Hình tượng xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng,cũng góp phần tạo nên chất sử thi, lãng mạn của tác phẩm. 0,5
3.5. Nghệ thuật: trần thuật, miêu tả, đặc biệt là khi kể câu chuyện bi tráng của Tnú và Mai trong truyện cũng mang đậm tính sử thi và rất thích hợp với nội dung và không gian Tây Nguyên. Từ đó tác giả còn khẳng định, đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, của thiên nhiên, được đặt trong sự đối lập gay gắt với kẻ thù tàn bạo. 0,5
 

Wang Yuan

Giải ba cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
7 Tháng ba 2017
70
75
81
22
Trùng Khánh - Trung Quốc
giúp mk 2 đề này với ạ :
Đề 1 : Bức tranh giao mùa trong bài thơ sang thu
Đề 2 : '' tuổi trẻ năng động'',''tuổi trẻ nhiệt huyết'',''tuổi trẻ sáng tạo'',''tuổi trẻ xung kích'',''tuổi trẻ sành điệu'',''tuổi trẻ bồng bột''.....Đây là những cụm từ thường hiện lên trong suy nghĩ của mọi người khi nghĩ về giới trẻ. Vậy còn em, 1 người trẻ,cụm từ nào sẽ xuất hiện trong khi em suy nghĩ về giới trẻ của mk ? Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi) về câu trả lời của em?
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
xin lỗi, t
giúp mk 2 đề này với ạ :
Đề 1 : Bức tranh giao mùa trong bài thơ sang thu
Đề 2 : '' tuổi trẻ năng động'',''tuổi trẻ nhiệt huyết'',''tuổi trẻ sáng tạo'',''tuổi trẻ xung kích'',''tuổi trẻ sành điệu'',''tuổi trẻ bồng bột''.....Đây là những cụm từ thường hiện lên trong suy nghĩ của mọi người khi nghĩ về giới trẻ. Vậy còn em, 1 người trẻ,cụm từ nào sẽ xuất hiện trong khi em suy nghĩ về giới trẻ của mk ? Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi) về câu trả lời của em?
xin lỗi, tối đó ko on để giúp cậu, thông cảm
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
trình bày suy nghĩ của em về phương pháp giảng dạy trong bài "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
trình bày suy nghĩ của em về phương pháp giảng dạy trong bài "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp
- nội dung tác phẩm:
+ không học không nên đạo
+ học cần đi đôi với hành
+ những cách học đúng đắn
+ học không thực hành cũng thành vô ích
+ học 1 cách có lựa chọn
--> Ng~ Thiếp chỉ rõ cho người đọc thấy được tầm quan trọng của việc học và những cách học đúng đắn, giúp ta không bị lạc hướng và học 1 cách vô tội vạ. Tác phẩm giúp đánh thức tâm hồn mỗi người, giúp ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân hơn, nâng cao sự hiểu biết của chính mình, góp phần thúc đẩy ta tiến vào con đường phát triển đất nước và dân tộc

p/s: mình nghĩ vậy, đúng thì like, hân hạnh
 
  • Like
Reactions: ~♥明♥天♥~

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
bây h bn giải mk đề 2 đc ko bn...mk rất cần ạ!!
-phân tích theo 1 chiều, vì tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất đời con người, tuổi mà bản thân năng động và tháo vát nhất
- ý ngược lại, vì còn trẻ mà đưa ra các quyết định nhất thời, suy nghĩ non dại, bồng bột....
- lấy 1 số vd dẫn chứng để minh họa
- kết luận và nêu ra suy nghĩ của riêng mình
 

Trà Trà

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng ba 2017
11
6
16
22
Như tiêu đề topic đã nói ở trên, đây là topic nhằm ôn tập cấp tốc cho các bạn thi giữa hk2 môn ngữ văn này. Những phần không hiểu, những bài không biết cách làm, những đoạn thơ không thể nhớ cách phân tích, nếu bạn cần cứ việc post vào đây, nhiệm vụ của Ker sẽ là trả lời giúp bạn, nếu đó trong phạm vi ker có thể làm. Ngoài ra, những bạn có thể giúp đỡ ker có thể vào phụ đỡ, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập và đạt thành tích cao. Chuyến đi chơi cùng trường, ngày kỉ niệm cuối cấp 2 đã gần kề, vậy để đi chơi thì học tập phải tốt thì mới có thể đi được đúng không nào? Thế nên hãy cùng nhau cố gắng nhé !
View attachment 5440
- Thân -
Từ nguyện ước cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" em có suy nghĩ gì từ trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Từ nguyện ước cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" em có suy nghĩ gì từ trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
- biết yêu nước, yêu quê hương
- có trách nhiệm với dân tộc
- chịu cống hiến, dốc lực cho nước nhà
 
Last edited by a moderator:

daongocnhienntt9

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
87
44
106
Long An
Anh giúp em lập dàn bài chi tiết cho 2 đề văn :
1. Phân tích thơ Nói với con của Y Phương
2. Phân tích thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
Mong m.n góp ý nha ( mình mong các bn tự nghĩ ra giúp mình nha vì cô mình 0 cho chép giống trên mạng )
Thanks, ;)JFBQ00182070329AJFBQ00182070329A
 

Kem Min

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2016
91
177
144
22
hi bạn ;)
2
Anh giúp em lập dàn bài chi tiết cho 2 đề văn :
1. Phân tích thơ Nói với con của Y Phương
2. Phân tích thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
Mong m.n góp ý nha ( mình mong các bn tự nghĩ ra giúp mình nha vì cô mình 0 cho chép giống trên mạng )
Thanks, ;)JFBQ00182070329AJFBQ00182070329A

Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Dàn ý 1:
A. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thân bài.
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
b. Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ 2: HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“ Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
3. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:
- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
- Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
+ ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
=> Gợi cảm xúc tiếc nuối
C. Kết luận: | “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.
- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp
Copy: lamnun_98
Chúc bạn thành công ~
 

Kem Min

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2016
91
177
144
22
Bài thơ “nói với con”

MB :dd, nêu vấn đề
TB:
ý 1 : kqc : nêu hoàn cảnh sáng tác -.- tg tp
ý 2 Phân tích
lđ1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:

a. Tình yêu thương của cha mẹ:

Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình ấm áp, quấn quýt của gia đình với hình ảnh đứa con, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười: “chân phải bước tới cha…hai bước tới tiếng cười”. Từng bước đi, từng tiếng nói, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

b. Sự đùm bọc của quê hương: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và trong thiên nhiên mơ mộng, nghĩa tình.

- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc: “đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”
- Những từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể các động tác lao động vừa nói lên tình gắn bó, quấn quýt.
- Rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình: “rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Địêp từ “cho” mang nặng nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.

lđ2. Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của cha:

Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” – con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ. khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: “sống trên đá…không lo cực nhọc”
- Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không ai “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”. Từ đó, ngừoi cha mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: “con ơi tuy thô sơ da thịt…nghe con”. Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
ý3 : BLNX : Khái quát lại nghệ thuật nội dung có thể so sánh với câu hát :''tình cha ấm áp như vầng thái dương...''
Nguồn :Hocmai
chúc bạn thành công ^^
 

DieuGigi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
383
196
156
22
Nghệ An
THPT Lê Hồng Phong
đề 2:
1>
a. Ý nghĩa: khát vọng dâng hiến cho đời, cho tổ quốc của tác giả, góp 1 phần mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, của đất nước.
b. ẩn dụ, " một mùa xuân nho nhỏ", điệp ngữ "dù là"
c. để góp phần xây dựng cuộc sống này, tôi sẽ học tập và lao động tốt.
d. lúc rảnh mình sẽ làm dàn ý sau nhé !
 
Top Bottom