Sorry bạn nha ! Mình quên viết rùi ! Tìm hiểu về hoàng hậu thời Lê sơ nhé !
1. Cung Từ hoàng thái hậu
Phạm Thị Ngọc Trần, còn gọi là là Cung Từ hoàng thái hậu hay Phạm Hiền phi, là vợ Lê Lợi - thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau trở thành vua Lê Thái Tổ.
Phạm Thị Ngọc Trần người xã Quần Lai, huyện Lôi Dương. Lê Lợi chống nhau với quân Minh, phải di chuyển luôn, không yên một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ.
Bà là sinh hoàng tử Lê Nguyên Long vào năm Quý Mão (1423), về sau được kế vị ngôi vua của vua Lê Thái Tổ, trở thành vua Lê Thái Tông
Phạm Thị Ngọc Trần người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương (huyện Thọ Xuân ngày nay), Thanh Hoá. Bà là em gái tướng quân Phạm Vận, người sau này trở thành đại thần nhà Hậu Lê.
Ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão (1423), năm thứ sáu của cuộc khởi nghĩa, bà sinh ra Lê Nguyên Long. Lúc này, Thái Tổ Cao Hoàng chống chọi với quân Minh rất kịch liệt, phải di chuyển luôn, bà theo hầu rất gian khổ.
Vua Lê Thái Tổ không lập chính thất (vợ cả), chỉ có mấy người là Quận vương mẫu Trịnh Thần phi và Phạm Huệ phi cùng Phạm Thị Ngọc Trần.
Năm Ất Tỵ (1425), Lê Lợi vây thành Nghệ An, khi đến thành Triều Khẩu ở Hưng Nguyên, có đền thờ thần Phổ Hộ, ông nằm mộng thấy một vị thần đến xin một người thiếp và hứa sẽ phù hộ cho Cao Hoàng đập tan quân nhà Minh. Cao Hoàng bèn đem chuyện này ra nói với các bà phi của mình, nói rằng: "Có ai chịu làm vợ thần không ? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con người ấy làm thiên tử". Ai cũng đắn đo, duy chỉ có bà khẳng khái quỳ xuống nói rằng: "Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con của thiếp".
Lê Lợi khen ngợi và thương xót, nói với bề tôi, hẹn ngày dâng tế lễ. Lúc đó, Nguyên Long chỉ vừa 3 tuổi, bà đưa cho người hầu cận nuôi nấng và đi theo dàn tế lễ, bà gieo mình chết, đó là ngày 24 tháng 3.
Khi Cao Hoàng bình định được quân Minh, ông nói với quần thần: "Bà ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần của nước ta, không ai dám trái". bèn sau đó sai người ở động Nhân Trầm là Lê Cối rước quan tài về táng ở Thanh Hóa. Đi đến xã Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sông bèn ngủ trọ ở chợ. Đến đêm mối đùn lên quanh quan tài một đống rất cao, biến thành nấm mồ. Sứ giả thấy lạ, trở về tâu Cao Hoàng, ông bèn nói: "Đó là vị thần đã làm theo lời hẹn", nói rồi sai bảo cứ để quan tài ở đó, xây dựng điện Hiến Nhân để thờ, đồng thời lập miếu, đặt thần chủ ở Lam Kinh để cúng tế.
Bấy giờ, Cao Hoàng lại lập con trưởng là Quận vương Lê Tư Tề làm giám quốc, lo triều chính mà quên mất Lê Nguyên Long. Một hôm giữa trưa, Cao Hoàng nằm ngủ chợt mộng thấy Hoàng hậu oán trách rằng: "Đức hoàng phụ công của thiếp; từ hồi mới khởi binh dẹp loạn, đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi mà ơn thánh chẳng được hưởng", rồi tan biến.
Cao Hoàng hoảng hồn tỉnh dậy, lòng bồi hồi xúc cảm, bèn lập Nguyên Long làm con đích trưởng, cho nối ngôi. Bấy giờ, Quận vương tuy làm giám quốc nhưng bị người chống đối hãm hại, nói rằng quận vương mắc bệnh điên, lại dựng nhiều chuyện làm trái ý hoàng đế. Cao Hoàng buồn bực không thôi, nên có ý phế truất mà còn do dự, nay Hoàng hậu về báo mộng, nên mới có lệnh ấy.
2. Tuyên Từ hoàng thái hậu
Nguyễn Thị Anh , hay là Thái Tông Nguyễn hoàng hậu, Tuyên Từ hoàng thái hậu hoặc Nguyễn Thần phi, là phi tần của hoàng đế Lê Thái Tông, mẹ đẻ của hoàng đế Lê Nhân Tông.
Bà là vị Hoàng thái hậu tại vị đầu tiên, và cũng là Hoàng thái hậu duy nhất của triều đại nhà Hậu Lê thực hiện Thùy liêm thính chánh , nhiếp chính việc quốc gia thay Hoàng đế. Bấy giờ, con trai bà là Lê Nhân Tông còn nhỏ tuổi, nên Thái hậu toàn quyền đưa ra quyết định, giải quyết chính sự.
Tuyên Từ thái hậu, họ Nguyễn, húy Anh , người xã Bố Vệ huyện Đông Sơn, Thanh Hóa (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Sách Đại Việt thông sử miêu tả bà là người hiền dịu, sáng suốt, nhưng không rõ gia thế về cha mẹ và xuất thân. Khi bà vào cung, liền được phong làm Thần phi.
Bấy giờ, Hoàng đế trẻ tuổi Lê Thái Tông đã lập con của Ái phi Dương Thị Bí là Lê Nghi Dân làm Hoàng thái tử. Dương phi cậy thế, càng kiêu căng. Lê Thái Tông nín nhịn, giáng làm Chiêu nghi, muốn cho Dương thị sửa chữa. Nhưng Dương thị lại càng hằn học, không kiêng nể gì nữa.
Năm Tân Dậu (1441), năm Đại Bảo thứ 2, tháng 3, Lê Thái Tông giáng Chiêu nghi Dương thị làm dân thường. Còn Thái tử Lê Nghi Dân là con của Dương thị, chưa chắc là người khá, giáng xuống làm Lạng Sơn vương, rồi ban chiếu cho thiên hạ biết ngôi Thái tử chưa định.Mùa hạ, ngày 9 tháng 5, Thần phi Nguyễn thị sinh hạ hoàng tử Lê Bang Cơ.
Năm Tân Dậu (1441), tháng 11, Lê Thái Tông ra chỉ, lập hoàng tử Lê Bang Cơ làm Hoàng thái tử ngự ở Đông cung. Phong cho con cả Lê Nghi Dân làm Lạng Sơn vương, hoàng tử Lê Khắc Xương phong làm Tân Bình vương, chiếu viết rằng:
'' Đặt Thái tử để vững gốc rễ, lập con đích để chính danh phận. Đó là mưu xa của xã tắc, kế lớn của quốn gia. Hoàng tử Bang Cơ thể chất vàng ngọc, tư thái anh minh, vừa có uy vọng của một bậc quân vương, lại đúng danh phận là con đích tôn quý. Vậy sai Nhập nội đại đô đốc Lê Liệt mang sắc mệnh lập làm Hoàng thái tử ''
Ngày 4 tháng 8, năm 1442, Lê Thái Tông đến trại Vải của nhà Hành khiển Nguyễn Trãi bị bạo bệnh rồi băng hà. Mọi người nói vợ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộgiết vua, toàn gia bị kết án tru di tam tộc.
Ngày 12 tháng 8, đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với Đinh Liệt, Lê Bôi, tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi, lúc đó mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái Hòa .
Năm Thái Hòa thứ nhất, tháng 2, Quí Hợi (1443), Lê Nhân Tông cùng quần thần mang kim sách dâng tôn hiệu Hoàng thái hậu cho Thần phi. Các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính, bà khiêm nhường không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ 4, bà mới nhận lời.
Chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu. Tuy Triều đình đã mấy lần phát binh, quân Chiêm vẫn chưa bỏ thói gây hấn. Năm 1446, Thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Trịnh Khắc Phục đi đánh. Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm chúa Chiêm. Với chiến thắng huy hoàng này, quân Đại Việt tóm gọn được các cung phi của Bí Cai mà đem về kinh thành Đông Kinh.
Vào năm Mậu Thìn 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc vào Đại Việt. Triều đình Nhân Tông sáp nhập Bồn Man, trở thành châu Quy Hợp của Nhà nước Đại Việt. Ngoài ra, cũng trong những năm tháng Thái hậu chấp chính, Triều đình ban lệnh cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, mang lại thuận lợi cho việc giao thông vận tải.
Vào năm Kỷ Tị 1449, niên hiệu Thái Hòa thứ 7, Quý Lai bị Quý Do cướp ngôi. Quý Do sai sứ sang triều cống Đại Việt, nhưng Thái hậu từ chối không tiếp nhận lễ vật và phán: "Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, trẫm không nhận đồ dâng". Sau khi buộc sứ phải mang trả lại lễ vật về Chiêm, Thái hậu truyền lệnh cho Đồng tri hữu tri sự Nguyễn Hữu Quang, Điện trung thị ngự sử Trình Ngự đem thư sang Chiêm Thành, với nội dung như sau: "Sự thực của các ngươi như thế nào thì phải sang trình bày cho rõ".
Tháng 8 cùng năm, Hoàng thái hậu viết chiếu chỉ dụ các đại thần rằng:
Từ khi quả nhân coi chính sự đến nay, thấy rõ lòng trung quân ái quốc của các đại thần đã hết sức phò tá giúp rập. Bên trong sửa sang trị nước, bên ngoài đánh dẹp di địch, để giữ yên thiên hạ. Quả nhân sớm khuya suy nghĩ có cách nào báo đền công lao ấy. Nhưng vì tài hèn đức bạc, thẹn mình không được giỏi bằng các Thái hậu họ Mã, họ Đặng và bà Tuyên Nhân ngày xưa, để làm trọn đạo ưu đãi đại thần. Nay sẽ sai triều sĩ hợp bàn những việc nên làm hiện nay, để thành khuôn phép hay của một đời, cho không còn những tệ xấu nữa.
Các khanh hãy cùng nhau thể theo ý ấy để trọn đạo làm tôi, bảo toàn tiết tháo sau trước, đừng để chỉ riêng các ông Cao, Quỳ, Tắc, Tiết, Y, Phó, Chu, Thiệu đời xưa được ca ngợi mà thôi. Như thế, chẳng tốt đẹp biết bao!
Năm 1451, Thái hậu hạ lệnh bắt giết Thái úy Trịnh Khả cùng con là Trịnh Quát; Tư khấu Trịnh Khắc Phục cùng con là phò mã Trịnh Bá Nhai, người đương thời cho rằng hai người bị oan.
3. Thái Tông ngô hoàng hậu
Ngô Thị Ngọc Dao, còn gọi là Quang Thục thái hậu hay Thái Tông Ngô hoàng hậu, là một phi tần của Lê Thái Tông, mẹ đẻ của Lê Thánh Tông của triều đại nhà Hậu Lê.
Ngô Thái hậu là người đã hết lòng cùng con chăm lo sự nghiệp đế vương, là một trong những chỗ dựa tin cậy của Lê Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ rằng, chính bà là người đã không quản đường sá dặm dài, đón Lê Thánh Tông trở về từ cuộc tiến hành cuộc tấn công vào đất Chiêm Thành, cuối năm 1470, đầu năm 1471.
Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa (nay là xã Định Hoà, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Có nguồn cho rằng quê bà ở làng Thịnh Mỹ (làng Mía), nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ cao tổ là Ngô Lỗ, một dòng họ lớn thời Trần, cụ bà là Đinh Thị Quỳnh Khôi, được ban tước
Á Quận chúa,
Đại hoàng bà cung Bảo Từ. Cụ tằng tổ là Ngô Tây, được tặng
Kiến Tường hầu, cụ bà là Đinh Thị Ngọc Luân, tặng
Kiến Tường quận phu nhân. Ông nội bà là Ngô Kinh, gia nô của Lê Khoáng và sau đó là Lê Lợi, mất trước khởi nghĩa Lam Sơn, sau được truy Thái phó, tước
Hưng quốc công; cụ bà là Đinh Thị Mại được tặng
Hưng Quốc phu nhân.
Cha bà là Ngô Từ, là gia nô của Lê Lợi, giữ vai trò cung cấp quân lương trong những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, khai quốc công thần nhà Hậu Lê. Sau được tặng Tuyên phủ sứ Thái từ Thiếu bảo Quan nội hầu, được tặng
Chương Khánh công, gia tặng Ý Quốc công; mẹ bà là Đinh Thị Ngọc Kế, được tặng Ý Quốc thái phu nhân. Bà ngoại họ Trần, húy là Ngọc Huy, là hậu duệ của một nhân vật nổi tiếng triều Trần là Tá Thánh Thái sư Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.
Bà từ nhỏ mồ côi mẹ, được bà ngoại nuôi. Có lần gặp một người lạ nói rằng:
“Cô bé này sẽ đáng làm mẫu nghi thiên hạ”. Nói xong người ấy biến mất. Đó là điềm tốt. Chị ruột của Hoàng thái hậu là Ngọc Xuân được vào hầu Lê Thái Tổ là nơi vinh hiển, tiếng thơm lây sang từ đó
Năm Thiệu Bình thứ 3 (1436), Ngô thị được 14 tuổi, con nhà lương thiện được tuyển vào cung. Lời nói thành giáo huấn, nết na hợp khuôn phép. Đối bậc trên đúng lễ độ, tiếp kẻ dưới có ân tình, được Lê Thái Tông rất mến yêu. Năm Đại Bảo thứ nhất (1440), bà được phong
Tiệp dư, ngự ở cung Khánh Phương. Tuy nhiên, theo văn bia mộ của bà, khi được sách phong làm Tiệp dư, theo lễ được phép ở hẳn tại cung Khánh Phương nhưng bà cho rằng cung này Lê chiêu nghi đang ở nên không nỡ chiếm lấy mà cố từ chối, khiến cho Thái Tông và cận thần rất nể phục.
Trước đây, Lê Thái Tông đã có 2 bà phi là Nguyên phi Lê Ngọc Dao, con gái của Đại tư đồ Lê Sát, và Huệ phi Lê Nhật Lệ, con gái của Tư khấu Lê Ngân. Khi Lê Sát và Lê Ngân bị xử chết năm 1437, hai người bị phế. Lê Ngọc Dao xuống làm dân thường còn Lê Nhật Lệ xuống làm
Tu dung. Sau đó Thái Tông sủng ái bà Dương Thị Bívà sinh ra con trưởng là Lê Nghi Dân vào năm 1439.
Khoảng năm 1440, Thái Tông bắt đầu sủng ái Nguyễn Thần phi và lấy cớ Dương phi kiêu ngạo nên truất làm
Chiêu nghi. Năm sau, một người con trai thứ hai là Lê Khắc Xương ra đời, nhưng mẹ là Bùi Quý nhân không được yêu mến. Cùng năm đó Nguyễn Thị Anh sinh được Lê Bang Cơ, liền truất Lê Nghi Dân, con của Dương chiêu nghi, khi ấy mới 2 tuổi, làm Lạng Sơn vương và lập Bang Cơ làm Thái tử kế nhiệm.
Năm Đại Bảo thứ 3 (1442), ngày 20 tháng 7 âm lịch, Ngô tiệp dư sinh hạ người con trai Lê Tư Thành. Ngô Tiệp dư mới sinh vài tháng thì Lê Thái Tông qua đời. Lê Nhân Tông lên ngôi, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Nguyễn Thần phi trở thành Hoàng thái hậu, vì Ngô Tiệp dư là mẹ của thân vương, nên đặc cách thăng
Sung viên coi việc phụng thờ ở Thái miếu. Ngoài Lê Tư Thành, văn bia cho biết bà còn sinh ra Thao Quốc Trưởng công chúa, công chúa thứ năm của Lê Thái Tông. Trong bản dịch khác của văn bia dịch phong hiệu của công chúa là Diệu Quốc trưởng công chúa.
Năm Diên Ninh thứ 6 (1459), vào tháng 10 âm lịch, mùa đông, Lê Nghi Dân gây biến. Hoàng thái hậu và Nhân Tông Tuyên hoàng đế bị giết hại. Lê Tư Thành được cải phong làm Gia vương, Ngô sung viên vẫn sống bình yên cùng con trai trong cung.
Năm Thiên Hưng thứ 2 (1460), các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Nguyễn Đức Trung làm binh biến giết chết Lê Nghi Dân và đưa Gia vương lên ngôi, tức Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tôn mẹ làm
Thánh mẫu Hoàng thái hậu, ở điện Thừa Hoa.
Bà thường về ở Đông Triều, ăn chay niệm phật thanh đạm, sáng suốt, khỏe mạnh sống lâu rất là vui vẻ, lấy kiệm cần mà răn dạy người đời, lấy nhân hậu mà nhắc nhủ vua.
Năm Hồng Đức thứ 27 (1496), ngày 26 tháng 2, Thái hậu qua đời, thọ 75 tuổi. Sau khi bái yến Lam Kinh, bà bị bệnh nặng rồi mất tại điện Thừa Hoa. Lê Thánh Tông đau buồn, truy tôn bà làm
Quang Thục hoàng thái hậu. Về sau, thụy hiệu của bà đầy đủ là Quang Thục Trinh Huệ Khiêm Tiết Hòa Xung Nhân Thánh hoàng thái hậu.
Lúc Hoàng thái hậu mới bị mệt nặng, Lê Thánh Tông và Thái tử Lê Tranh ngày đêm chầu chực bên giừơng bệnh, thuốc thang cơm nước tự nếm trước. Trong thì cúng tổ tiên, ngoài thì nghe dân chúng cầu khấn các thần không thiếu nơi nào. Khi Thái hậu không cử động được nữa, không mong cầu được, Thánh Tông tự đặt hiệu mà gọi rồi kêu khóc, Hoàng thái hậu vì thế cố mở miệng muốn nói mà không ra tiếng. Việc khâm liệm, phạm hàm đều do Hoàng đế tự làm, viết điếu văn, đặt quan tài ở điện để viếng, định tháng 10 rước về Sơn Lăng, nhưng Thánh Tông hoàng đế cũng băng hà nên chưa làm lễ an táng được.
4. Huy Gia Thuần hoàng hậu
Huy Gia hoàng thái hậu, hay Trường Lạc hoàng hậu, là chính thất của hoàng đế Lê Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lê Hiến Tông, bà nội của Lê Túc Tông và Lê Uy Mục.
Cuộc đời bà trải qua nhiều vinh hoa phú quý mà cũng thăng trầm, từ vị trí Sung nghi , rồi Quý phi , Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu , cuối cùng đột ngột kết thúc một cách đầy bi kịch vào cuối đời, khi bị chính cháu nội là Uy Mục Đế giết chết. Bà trở thành một trong 2 vị Thái hậu bị giết một cách bi thảm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, người còn lại là Hiến Từ thái hậu của triều đại nhà Trần. Cả hai đều bị sát hại bởi cháu của mình (Dương Nhật Lễ trên danh nghĩa là cháu nội Hiến Từ thái hậu).
Huy Gia Thái hậu có nguyên danh là Nguyễn Thị Hằng , cũng lại chép là Hằng hoặc Huyên, người ở trang Gia Miêu ngoại, huyện Tống Sơn, là con gái của Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung, người có công trong việc đưa Lê Thánh Tông lên ngôi. Tháng 7, năm Quang Thuận thứ nhất (1460) bà được tuyển vào cung, phong là
Sung nghi ở Vĩnh Ninh cung. Bà được Thánh Tông yêu quý nhất trong số các cung nhân. Lúc này hoàng đế còn trẻ tuổi, rất đa tình và chưa có con trai.
Khi đó, Quang Thục hoàng thái hậu đã từng cầu đảo, sai ông Đức Trung đến cầu ở am Từ Công núi Phật Tích, chiêm bao thấy đến trước mặt thượng đế cầu hoàng tự. Thượng đế phán:
Cho sao Thiên Lộc làm con Nguyễn thị. Nói rồi cho ẵm đến ngồi ở trước. Bấy giờ, bà đương ở cung Vĩnh Ninh, tức thì có mang. Đến khi đủ ngày tháng, chiêm bao thấy rồng vàng từ trên trời sa xuống, bay vào trong phòng, một lát sau thì sinh ra Lê Tranh . Đó là ngày 10 tháng 8, năm Quang Thuận thứ 2 (1461).
Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), tháng 3, sách lập Lê Tranh làm Hoàng thái tử. Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), Nguyễn sung nghi được tấn phong làm Quý phi; càng được hưởng vinh sủng, cho quản lý mọi việc trong hậu cung. Hoàng đế lúc đó có ý phong bà làm Hoàng hậu, nhưng sợ họa ngoại thích nên lại thôi.
Năm Hồng Đức thứ 28 (1497), Lê Thánh Tông qua đời, thái tử Lê Tranh kế vị, sử gọi là Lê Hiến Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi Thánh Tông bệnh nặng, bà dù bị xa lánh vẫn cố xin gặp, và bà đã hạ độc khiến Thánh Tông qua đời nhanh chóng sau đó. Việc này trong Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn không ghi lại. Sau khi lên ngôi, vua Hiến Tông tôn bà làm Trường Lạc Thánh Từ hoàng thái hậu , để ở cung Trường Lạc và phụng dưỡng rất chu đáo.
Năm Cảnh Thống thứ 8 (1504), Lê Hiến Tông chết sau 7 năm trị vì. Hoàng thái tử Lê Thuần lên ngôi, tức Lê Túc Tông, tôn bà làm
Thái hoàng thái hậu . Nhưng Túc Tông yểu mệnh, trị vì chưa đầy 1 năm thì mất (17 tuổi).
Trong triều xảy ra tranh chấp việc kế vị, vì Túc Tông không có con trai để kế vị, khi lâm chung ông đã chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn, nhưng Trường Lạc thái hậu cho rằng Lê Tuấn là con của người đàn bà thấp hèn, không đáng để lên ngôi. Thái hậu muốn lập Lã Côi vương (không rõ tên) lên ngôi, nhưng Nguyễn Nhữ Vi và Nguyễn Kính phi muốn lập Lê Tuấn. Nhữ Vy đã bèn nghĩ cách lừa Thái hậu đi đón Lã Côi vương, còn mình đóng cửa thành, nhanh chóng đưa Lê Tuấn lên ngôi. Thái hậu khi quay về rất không vui.
Lê Tuấn lên ngôi, tức Lê Uy Mục, tôn bà làm Trường Lạc Thánh Từ thái hoàng thái hậu .
Ngày 8 tháng 4, năm Đoan Khánh thứ nhất (1505), Uy Mục Đế sai người giết chết Thái hoàng thái hậu tại chính tẩm của bà, lúc đó bà thọ độ 65 tuổi. Ngày 27 tháng 4, năm đó, Uy Mục Đế truy tôn thuỵ hiệu cho bà là Huy Gia Tĩnh Mục Ôn Cung Như Thuận Thái hoàng thái hậu, an táng ở khu sơn lăng nay là Lam Sơn, Thanh Hóa.
Sau, Uy Mục Đế đã giết quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật, vì lẽ rằng khi Hiến Tông mất, bà Thái hậu và hai người này có ý không chịu lập Uy Mục.
Có một dị bản về xuất thân của bà, cho rằng bà là con gái bị lưu lạc của Nguyễn Trãi.
Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (Đạm Nguyên dịch, Đại Nam, 1970, viết tắt là NL) trong bài
Vua Thánh Tông có đoạn:
Khoảng đầu niên hiệu Thái Hòa (1443-1453), Tế văn hầu Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà không biết nói. Đến nay theo bạn vào cung hầu yến, vì câm nên chỉ ngồi gõ phách. Khi hoàng đế bước lên ngự tọa, người con gái bỗng cầm phách hát. Tiếng hát du dương, dư âm dường quấn quanh trên rường, như khúc hát Quân thiên (điệu hát trên đế đình). Hoàng đế lấy làm lạ hỏi, thì người con gái nói năng giống hệt người Ngọc nữ trên chỗ Thượng đế. Hoàng đế liền thu nạp vào hậu cung, sách lập làm Trường Lạc Hoàng hậu (tr. 233).
Vì là người có nhan sắc tuyệt đẹp, bà Trường Lạc được Thánh Tông yêu quý nhất trong số các cung nhân. Hoàng đế đã cho điều tra lại vụ án Lệ Chi Viên và xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, bổ Anh Vũ, một người anh cùng cha với bà, làm tri huyện (1464). Tuy nhiên, mối tình đằm thắm với Thánh Tông không rõ kéo dài bao lâu, nhưng về sau, theo sử sách, bà bị ruồng bỏ, bạc đãi đến nỗi đem lòng thù ghét.
Đại Việt sử ký toàn thư có nói đến việc này, bà bị giam cầm ở cung lâu ngày, đến khi Thánh Tông bệnh nặng, được đến thăm, ngầm đem thuốc bôi vào chỗ loét của hoàng đế, bệnh của ông càng thêm nặng mà qua đời.
Gia phả họ Nguyễn Nhị Khê cho biết, sau vụ án Lệ Chi Viên, gia quyến Nguyễn Trãi có một số người chạy thoát nạn tru di tam tộc. Đó là một người con của ông cùng hai bà vợ thứ tư và thứ năm, đang mang thai. Phải chăng đây chính là cơ sở để người ta cho rằng, chuyện bà hoàng Trường Lạc (huý là Hằng) là con gái của Nguyễn Trãi ?
Nói về việc này, người xưa có những ghi chép không giống nhau, trong đó có tài liệu chỉ nhắc đến con trai Anh Vũ may mắn sống sót mà không cho biết Nguyễn Trãi có con gái sống sót. Tuy nhiên, sử gia Trần Huy Liệu (Nguyễn Trãi, Khoa Học, 1966) lại viết rằng:
Thế rồi cả gia quyến Nguyễn Trãi bị bắt giam: con gái bị sung làm nô tỳ ở cung vua hay ở các nhà quan, con trai thì chờ ngày ra pháp trường chịu tội tử hình. Như vậy, giả thuyết con gái Nguyễn Trãi sống sót là có.
Mặt khác, chính sử chép rằng Thái hoàng thái hậu Trường Lạc mất năm 1505, thọ 65 tuổi. Theo cách tính tuổi thông thường, cô Hằng sinh năm 1441. Được hai tuổi (1442) thì mồ côi cha. Năm 1460, cô được tuyển vào cung, tuổi vừa tròn 20. Chi tiết này có vẻ khá trùng hợp với các tài liệu nói về Nguyễn Trãi. Tính từ năm ông bị giết (1442) đến năm cô Hằng được tuyển vào cung (1460) được 18 năm. Cô Hằng vào hầu Thánh Tông năm cô ít nhất cũng đã được 19 tuổi ta. Và năm Nguyễn Trãi bị giết, cô Hằng được 2 tuổi, Anh Vũ còn nằm trong bụng mẹ. Rất có thể bà Trường Lạc là chị ruột hay ít ra cũng là chị cùng cha khác mẹ của Anh Vũ.
Tiếp đó, tại sao chính sử nói bà Trường Lạc quê ở Gia Miêu (Thanh Hóa), song lại được Uy Mục cho làm điện Quang Mỹ ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức(Thăng Long, Hà Nội ngày nay) để thờ tiên tổ của bà. Phải chăng quê quán thực của bà là vùng Quảng Đức, chứ không phải Gia Miêu ? Chúng ta cũng được biết rằng Nguyễn Trãi sinh ra tại gia đình nhà mẹ là dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở Thăng Long. Đây là một điều trùng hợp ngẫu nhiên hay cố ý ? Hay là cha đẻ của bà không phải là Nguyễn Đức Trung mà chính là Nguyễn Trãi?
Một số sử gia đương đại cho rằng, việc Nguyễn Trãi có một người con gái sống sót nhưng chính sử lại chép Hoàng thái hậu Trường Lạc (hay Hoàng thái hậu họ Nguyễn) là con gái thứ hai của ông Nguyễn Đức Trung có thể lý giải do Thái úy là người tốt, ông nuôi cô nô tì từ nhỏ và nhận là con. Thêm vào đó là dù triều đình Thánh Tông có biết rõ gốc gác của bà hoàng hậu Trường Lạc, thì sử thần đương thời cũng khó mà có thể chép rằng chính triều đình của bố Thánh Tông đã giết oan ba họ nhà cha vợ của vua.
Nếu bà Trường Lạc đúng là con gái sống sót của Nguyễn Trãi như Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cho biết thì cuộc đời của bà có thể nói là nhiều thăng trầm, bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam. Cha bà cùng với 3 họ bị giết oan, bà bị bắt làm nô tì từ năm 2 tuổi. Lớn lên bà được tuyển vào cung, được phong Quý phi, rồi lại bị hắt hủi, giam nơi cung cấm. Bà được tấn phong Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu và cuối cùng bị cháu nội sai người giết chết.
@nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Hally Nguyệt