Ngoại ngữ Những điều cần biết khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cách diễn đạt thú vị về ngón tay cái trong tiếng Anh

Thumb có nguồn gốc là từ þúma, trong từ điển cổ ngữ tiếng Anh - Latin khoảng năm 700. Nghĩa cổ của nó là "sự sưng lên, sự phồng lên", do đó tương ứng với "ngón tay to hoặc dày". Chữ b ở cuối từ, theo ghi chép cuối thế kỷ 13, là kết quả của hiện tượng chêm âm, tương tự những từ limb, humble, nimble, and thimble.
Green thumb
Năm 1937, một ấn bản của Ironwood Daily Globe - nhật báo ở Michigan viết: "Besides being green-eyed, Miss Dvorak has what is known as the green thumb” (Bên cạnh mắt xanh, Dvorak còn có cái gọi là ngón tay xanh). Thực chất, đây là tiếng lóng chỉ một người làm vườn thành công nhờ hiểu biết bản năng về cây cối.
Một phiên bản sớm hơn của cách diễn đạt này được tìm thấy năm 1906 là green fingers. Người thiếu khả năng trong việc làm vườn đôi khi được cho là sở hữu brown thumb.
Golden thumb/miller’s thumb
Thời Trung cổ, những thợ xay được cho là không trung thực, có thể vì nhiều người nghĩ rằng họ trộn thêm nguyên liệu khác để đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đoạn mở đầu của "Chuyện kể ở Canterbury" (Canterbury Tales), tác giả Geoffrey Chaucer viết về một người thợ xay với thumb of gold, dẫn đến cách diễn đạt golden thumbmiller's thumb.
Những cụm từ này chỉ anh ta giữ ngón tay cái trên đĩa cân, hoặc từ gold ngụ ý lợi nhuận từ hành vi lừa đảo.
A thumb on the scale
Put your thumb on the scale (nghĩa đen: đặt ngón tay cái lên cân) mang nghĩa gây ảnh hưởng để biến kết quả theo chiều hướng bạn mong muốn. Cách nói này ám chỉ các thương gia, những người có thể nhấn ngón tay xuống đĩa cân để khiến sản phẩm có vẻ nặng hơn, giá cao hơn thực tế.
Rule of thumb
Rule of thumb chỉ phương pháp đánh giá hay đo lường dựa trên kinh nghiệm chứ không dựa vào sự chính xác. Cụm từ này bắt nguồn từ một nguyên tắc cũ, cho phép chồng đánh vợ miễn là sử dụng một vật dụng không dày hơn ngón tay cái. Lời giải thích này rất ngớ ngẩn, nhưng được thẩm phán người Anh Francis Butler sử dụng vào những năm 1780. Nhiều nghiên cứu cho rằng rule of thumb cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng các bộ phận cơ thể như bàn chân, ngón tay, bàn tay để làm thước đo trong cuộc sống hàng ngày.
Thumb one’s nose
Đặt một ngón tay cái vào mũi và mở rộng các ngón tay được xem là cử chỉ xúc phạm, tỏ thái độ khinh bỉ. Cử chỉ này cũng tương tự cocking a snook (hếch mũi xem thường).
Bite one’s thumb
Bite your thumb at someone là một cử chỉ khác, giống như cắn ngón tay cái từ dưới hàm răng trên, theo giải thích từ sách Norton Shakespeare. Đây là chi tiết đáng nhớ trong Romeo và Juliet của Shakespeare, khi Samson - người phục vụ nhà Capulet khéo léo chế giễu Montague: "No, sir, I do not bite my thumb at you, sir, but I bite my thumb, sir". Hành động này thể hiện thái độ không tôn trọng, nhạo báng người kia.
Twiddle the thumb
Cụm từ này mang nghĩa đen là xoay ngón tay cái, có nghĩa rất nhàn rỗi, đang không có việc gì để làm, được phát hiện sử dụng từ năm 1846.
Thumb a ride
Từ khoảng năm 1932, người ta dùng cụm từ "thumb a ride" nhằm chỉ việc vẫy xe xin quá giang. Ở nhiều nơi, người ta đứng giữa đường, giơ cánh tay và bật ngón tay cái lên.
Stick out like a sore thumb
Cụm từ này có nghĩa rất nổi bật, đập ngay vào mặt (như một ngón tay cái đau nhức), có nguồn gốc từ năm 1936.
Under the thumb
Bạn nói "under someone's thumb" khi muốn chỉ việc hoàn toàn bị ai đó kiểm soát (under someone's control). Văn bản sử dụng cách nói này sớm nhất được tìm thấy là từ năm 1753.
(Vnexpress)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Ba cách nói thay thế 'great'
Tiếng Anh là ngôn ngữ phong phú, do đó có nhiều hơn một cách diễn đạt một ý. Trước hết, "great" là từ đa nghĩa. Khi là tính từ, nó có nghĩa to lớn, vĩ đại hoặc tuyệt vời, trên mức bình thường. "Great" thường được dùng trước danh từ để nhấn mạnh: "I was a great fan of Hank's".
Nếu là danh từ, "great" mang nghĩa người vĩ đại, có vai trò quan trọng. Chẳng hạn, “The Beatles, Bob Dylan, all the greats”.
Trong tình huống không quá trang trọng, chúng ta có thể dùng "great" như một trạng từ với nghĩa rất tốt, xuất sắc: “The band played great tonight”.
Tuy nhiên, để vốn từ thêm phong phú, bạn có thể học một số từ thay thế "great" dưới đây.
Awesome
"Awesome" là từ lóng, bắt đầu được sử dụng phổ biến từ những năm 80 trong tiếng Anh-Mỹ. Nó gắn liền với văn hóa trượt băng và lướt sóng, nhưng đã lan rộng đến nỗi những đứa trẻ trên đường phố hay tổng thống Mỹ đều sử dụng. "Awesome" đóng vai trò tính từ trong câu, đôi khi cũng được dùng như một trạng từ đuôi -ly. Do đó, bạn có thể nói “She’s awesome at French”, “That song is awesome!”, hoặc “The band played awesomely tonight”.
Nghĩa của "awesome" đã thay đổi khá nhiều qua các năm. Lúc đầu, nó có nghĩa lan truyền nỗi sợ hãi hoặc sự kính nể. Ngày nay, "awesome" được dùng hàng ngày với nghĩa tuyệt vời, xuất sắc.
The bee’s knees
Cụm từ này có thể thay thế danh từ "great". Giống như ví dụ trong phần định nghĩa ở trên, bạn có thể nói: “The Beatles? Bob Dylan? Oh, they’re the bee’s knees”. Về cơ bản, nó mang nghĩa người tốt nhất, xuất sắc nhất, chất lượng cao nhất.
"The bee's knees" được sử dụng lần đầu vào cuối thế kỷ 18 với nghĩa "thứ gì đó rất nhỏ và không quan trọng". Sau đó, người ta dùng để mô tả những thứ mà sự tồn tại của nó là vô nghĩa. Tuy nhiên, đến những năm 1920, "the bee's knees" được chọn là từ lóng trong giới nhạc jazz ở Mỹ, mang nghĩa xuất sắc, tương tự "the cat's whiskers" hay "the flea's eyebrows".
Terrific
"Terrific" cũng có nghĩa thay đổi theo thời gian. Ngày nay, người bản xứ dùng nó thay cho "great": “You look terrific!”, “Thanks, I feel terrific”, với nghĩa tuyệt vời, rất tốt. Nhưng nguồn gốc của nó là những từ Latin "terrificus" và "terrere", có nghĩa hoảng sợ.
Vào thế kỷ 17, khi có người mô tả một thứ gì đó là "terrific", bạn nên hiểu thứ đó có sức mạnh khiến bạn cảm thấy vô cùng sợ hãi. Đầu những năm 1800, nghĩa của nó được giảm nhẹ thành rất to lớn hoặc nghiêm trọng, do đó bạn có thể nói "I had a terrific headache".
Mãi đến khoảng năm 1888, "terrific" mới được dùng với nghĩa "excellent", có thể thay thế cho "great".
Vnexpress
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Section 3: Cách chê tế nhị trong tiếng Anh
Phê phán có thể làm tổn thương người khác. Tuy nhiên, nếu diễn đạt đúng cách, lời chê có thể mang lại bài học hữu ích. Những mẹo dưới đây giúp tính tiêu cực trong lời chê trở thành tích cực cho cả bạn lẫn người nhận được nó.
Tránh chê thẳng
Những câu nói như “You’re wrong!” (Anh sai rồi!) và “Your presentation was terrible!” (Phần trình bày của anh thật tệ!) là công kích cá nhân và khiến người nghe cảm thấy cần đề phòng. Do đó, họ có xu hướng không chấp nhận sự chỉ trích và cũng không đạt được điều gì từ phản hồi của bạn. Hãy tránh sự thẳng thừng khi chê.
Giảm nhẹ bằng lời khen
Nếu đang bàn về công việc của một ai đó mà bạn không hài lòng, trước hết hãy tìm vài điểm bạn thực sự ấn tượng ở đó.
Chẳng hạn, “I enjoyed your presentation today. You presented a lot of good and helpful information in it, and I can tell you put a lot of effort into it. I appreciate your hard work”. (Tôi đã xem phần thuyết trình của anh hôm nay. Anh trình bày rất nhiều thông tin hay và hữu ích, tôi biết anh đã rất nỗ lực. Tôi đánh giá cao sự chăm chỉ của anh).
Điều này giúp người nghe cởi mở hơn và cảm giác được trân trọng công sức.
Không tiếp tục với "but"
Sử dụng từ "but" khiến người nghe biết một điều trái ngược lời khen sắp được nói ra và ngay lập tức cảnh giác. Thay vì thế, sau khi ca ngợi, hãy đảm bảo họ có đủ thời gian "ngấm" lời khen đó. Tiếp theo, bạn mới bắt đầu một câu chê có tính xây dựng.
Đưa ra lời khuyên
Mục tiêu của lời phê phán có tính xây dựng là giúp đối phương tiến bộ hơn. Khi bạn đưa ra lời khuyên hợp lý, người kia sẽ cảm thấy bạn đang muốn hỗ trợ chứ không phải có ý tiêu cực.
Những cụm từ thích hợp như "Next time you might want to..." hay "I find it helpful to..." giúp lời chê không mang tính đổ lỗi mà vẫn có sức ảnh hưởng.
Nói cụ thể
Khi phê phán quá chung chung, người ta không học được điều gì từ nó. Hãy sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để xác định rõ điểm nào cần cải thiện, đưa ra hướng dẫn cụ thể cho người khác, hoặc gợi ý nguồn để tìm hiểu.
Thùy Linh - EF English Live (Vnexpress)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách nói thay thế 'eat'
Tùy thuộc vào cách ăn hoặc lượng đồ ăn, tiếng Anh có nhiều cách diễn đạt ngoài "eat".
1. Ăn nhanh
a. Wolf down

Đây là một trong những cụm từ nhằm so sánh cách con người ăn với cách động vật ăn. Chó sói (wolf) là loài ăn ngấu nghiến khi con mồi được thả ngay trước mặt.
b. Gobble up
Tiếng Anh là ngôn ngữ thú vị. Chúng ta có thể "wolf down" hay "gobble up", đều có nghĩa là ăn ngấu nghiến. "Gobble" chỉ việc ăn khi rất đói, do đó rất vội vàng. Nhưng lần này con người được so sánh với loài gia cầm - ngỗng (goose) hoặc gà tây (turkey), nuốt lấy nuốt để đồ ăn qua chiếc cổ dài.
"Gob" là từ cổ chỉ cái mỏ, do đó "gobble" còn được dùng như từ mô phỏng âm thanh của ngỗng hoặc gà tây khi ăn (gộp gộp).
c. Scoff
Từ này không chỉ có nghĩa ăn nhanh mà còn ăn tham. Nó có nguồn gốc từ năm 1864, biến âm của thổ ngữ "scaff", có nghĩa "eat greedily".
Ví dụ: "He scoffed his dinner".
d. Inhale
Bạn không thể hít (inhale) đồ ăn. Tuy nhiên, người ta dùng cách nói này để chỉ việc ăn rất nhanh, như thể đồ ăn biến thành không khí và được hít vào một cách nhanh chóng.
Ví dụ: "I was so hungry I practically inhaled that burger!" (practically: gần như, hầu như).
e. Choke down
"Choke down" cũng có nghĩa là ăn vội vàng, nhưng không thoải mái mà đầy khó nhọc, như thể bạn buộc phải ăn nhanh.
Chẳng hạn, khi thời gian nghỉ ăn trưa quá hạn chế, bạn có thể nói: "I had to choke down my lunch so I could make it back to the office in time for the meeting".

2. Ăn chậm
a. Graze

Đây tiếp tục là từ mô phỏng động vật. "Graze" thường dùng cho gia súc với nghĩa "gặm cỏ". Do đó, khi "graze" nghĩa là bạn có thời gian để ăn một cách chậm rãi, lười biếng suốt ngày hoặc suốt đêm, thường là ăn vặt với lượng nhỏ. Tình huống hợp lý để dùng động từ này là ăn vặt khi thong thả nằm xem TV cả tối.
b. Nibble
Giống như con chuột (mouse) gặm nhấm miếng bơ (cheese), hay con sóc (squirrel) gặm nhấm quả hạch (nuts), nếu bạn "nibble" đồ ăn, điều đó có nghĩa bạn nhẩn nha và ăn từng miếng nhỏ.
Ngoài nghĩa động từ, "nibble" cũng được dùng như danh từ với nghĩa một lượng nhỏ thức ăn.
c. Peck at
Thói quen ăn uống còn được so sánh với loài chim. "Peck" có nghĩa là mổ. Chim thường "peck at seeds" (mổ hạt) hay "peck at crumbs" (mổ các mẩu vụn, thường là bánh mì), có nghĩa ăn lượng rất ít với cái mỏ rất nhỏ.
Nếu hơi đói, bạn có thể diễn đạt cảm giác bằng tính từ "peckish". Khi "peck at" đồ ăn, bạn ăn chậm với từng miếng nhỏ và có thể không ăn hết.
3. Ăn nhiều
a. Gorge

"Gorge" thường được sử dụng như danh từ để chỉ hẻm núi sâu, vách đá. Hãy tưởng tượng nếu cổ họng của bạn rộng lớn như vậy, bạn sẽ nhồi nhét được rất nhiều đồ ăn. Đó là lý do "gorge" có nghĩa ăn quá mức, xuất phát từ "gorge" trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là cổ họng.
b. Pig out
Cụm từ lóng trong tiếng Mỹ này có nghĩa ăn một lượng lớn đồ ăn vội vàng, không ý tứ, như cách lợn ăn từ máng.
c. Clean your plate
Bạn có thể "clean your plate" nếu thực sự đói. Điều này chắc hẳn khiến người dọn dẹp rất hài lòng vì bạn gần như "vét sạch đĩa", khiến nó sạch bong.
"Lick your plate" là cách nói có nghĩa tương đương.
4. Gọi mọi người vào bàn ăn
Phụ huynh thường nói "Kids, it's time to eat!" khi bữa tối đã sẵn sàng. Một số cách nói thay thế bao gồm:
- Tea’s up!
- Grub’s up!
- Food’s ready!
- Come and get it!
==========================================================================
Sáu cách nói thay thế 'drink'
1. Quench your thirst
Hãng Sprite sử dụng cụm từ này để quảng cáo sản phẩm nước uống có ga. "Quench" là làm thỏa mãn cơn khát bằng cách uống nước. Nó cũng có nghĩa dập tắt ngọn lửa của đám cháy.
Bạn có thể dùng cụm từ này trong trường hợp cảm thấy vừa nóng vừa khát:
- I need something to quench my thirst.
- That soda really quenched my thirst.
2. Down
Nếu bạn "down a drink", bạn thật sự rất khát. Nó có nghĩa uống vội vàng, nốc ừng ực món đồ uống. Ví dụ:
- He downed a whole pint of water. (pint: đơn vị đo lường).
3. Sip
Trái nghĩa với "down", "sip a drink" nghĩa là bạn chỉ nhấp từng ngụm nhỏ và uống một cách chậm rãi. Bạn có thể "sip a cup of coffee" vì nóng, hay "sip a glass of wine" bởi hành động "down a glass of wine" không được lịch thiệp.

Từ này có nguồn gốc từ thế kỷ 14 hoặc sớm hơn, liên quan đến sippen trong tiếng Đức cổ, có nghĩa là "nhấm nháp"; hoặc có thể là biến âm của sup trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là ăn hoặc uống.
4. Gulp
Gulp (nuốt) là từ tượng thanh, chỉ âm thanh được tạo ra khi nuốt một ngụm chất lỏng (gulp down liquid). Bạn có thể dùng từ này với đồ ăn lẫn đồ uống, có nghĩa nuốt một miếng (hoặc ngụm) đầy mồm, thường gây ra tiếng động.
Một từ tượng thanh bạn có thể dùng để thay thế là "glug", tuy nhiên từ này chỉ dùng với đồ uống.
5. Chug
Từ tượng thanh "chug" có nguồn gốc từ những năm 1950 ở Mỹ. Cụm từ đầy đủ là Chug-a-lug, cũng là tựa đề một bài hát đồng quê của Roger Miller ở thời điểm đó. Nó có nghĩa uống một món gì đó, thường là bia, chỉ trong một hơi.
Bạn sẽ dễ nghe thấy người ta hô vang "Chug! Chug! Chug!" trong quán bar hoặc ở một bữa tiệc, khi khuyến khích nhau uống đồ có cồn một cách nhanh chóng.
6. Swig
"Take a swig" cũng tương tự "take a sip", nhưng thay vì nhấp ngụm nhỏ thì bạn uống một ngụm lớn. Thông thường, khi dùng từ "swig", người ta có ý đang uống từ chai hơn là uống từ ca, cốc.
Bạn có thể nói “Could I have a swig of your lemonade, I’m thirsty”, khi muốn xin chỉ một ngụm nước chanh của một người bạn. Bạn cũng có thể "swig down a whole bottle" bằng cách uống nhiều ngụm lớn liên tiếp nhau.
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những mẫu câu tiếng Anh phổ biến khi gọi điện thoại
Khi trò chuyện qua điện thoại, người nghe không nhìn thấy ngôn ngữ hình thể của bạn. Kỹ năng giao tiếp phù hợp giúp hai bên tránh hiểu nhầm. Nếu bạn nói chuyện quá trang trọng, đối phương khó cảm thấy thoải mái để trò chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn quá sỗ sàng, họ sẽ nghĩ bạn thô lỗ.
Thông thường, khi gọi một cuộc điện thoại vì lý do công việc (gọi đến nơi tuyển dụng, bệnh viện, ngân hàng, văn phòng luật...), bạn nên thể hiện thái độ lịch sự bằng những từ như: "could", "would", "can", "may". Muốn yêu cầu điều gì đó, câu của bạn nên kèm thêm "please", "thank you", "thank you very much".
Bạn cũng có thể dùng từ tiếng Anh dạng rút gọn, cụm động từ hay những từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như "okay", "bye", miễn là tông giọng của bạn lịch sự và thân thiện. Chẳng hạn:
- I’m off to a conference, okay, bye.
- Hang on a moment, I’ll put you through.
Nếu gọi điện cho bạn bè, thành viên trong gia đình hay đồng nghiệp thân thiết, bạn không cần phải nói chuyện quá khách sáo, nhưng vẫn luôn giữ thái độ lịch sự nhằm thể hiện sự tôn trọng.
Những từ và cụm từ sau phù hợp trong những cuộc hội thoại qua điện thoại này: "thanks", "cheers", "bye", "okay", "no problem".
Nếu không nghe rõ, bạn nên thuộc lòng những câu hỏi lại dưới đây:
- Could you repeat that please?
- Could you speak a little more slowly please?
- Would you mind spelling that for me please?
Nhờ đó, đối phương có thể hiểu bạn không thể nghe với tốc độ nhanh và phần còn lại của cuộc hội thoại sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu vấn đề thuộc về kết nối mạng, bạn hãy sử dụng câu: "I’m afraid the line is quite bad".
Luyện tập những cách diễn đạt trên, bạn sẽ tự tin trong bất kỳ cuộc gọi nào. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo mẫu câu cụ thể dưới đây.
Giới thiệu/ Kết nối
Trang trọng:
- Hello.
- Good Morning.
- This is ___ speaking.
- Could I speak to ___ please?
- I would like to speak to ___.
- I’m trying to contact ___.
Thân mật:
- Hello.
- Hi, it’s ___ here.
- I am trying to get in touch with ___.
- Is ___ there please?
Cung cấp thêm thông tin
Trang trọng:
-
I am calling from ___,
- I’m calling on behalf of ___.
Thân mật:
- I’m in the post office at the moment, and I just needed ___.
Nhận cuộc gọi
Trang trọng:
- Hello, this is ___ speaking.
- ___ speaking, how may I help you?
Thân mật:
-
Hello, John’s phone.
Hỏi thêm thông tin/ Nêu yêu cầu
Trang trọng:
- May I ask who’s calling please?
- Can I ask whom I’m speaking to please?
- Where are you calling from?
- Is that definitely the right name/number?
- Could I speak to someone who ___?
- I would like to make a reservation please.
- Could you put me through to extension number ___ please?
Thân mật:
- Who’s calling please?
- Who’s speaking?
- Who is it?
- Whom am I speaking to?
Báo người gọi giữ máy/ Chuyển máy
Trang trọng:
- Could you hold on a moment please?
- Just a moment please.
- Hold the line please.
- I’ll just put you through.
- I’ll just transfer you now.
Thân mật:
- Hold on a minute.
- Just a minute.
- Okay, wait a moment please.
Khi cuộc điện thoại không diễn ra suôn sẻ
Trang trọng:
- I’m afraid I can’t hear you very well.
- Would you mind speaking up a bit please?
- I’m afraid my English isn’t very good, could you speak slowly please?
- Could you repeat that please?
Thân mật:
- Sorry, I didn’t catch that.
- Say that again please?
- I can’t hear you very well.
- Sorry, this line is quite bad.
Tạm biệt
Trang trọng:
- Thank you for calling.
- Have a good day.
- Goodbye.
Thân mật:
- Bye!
- Talk soon.
- Speak to you again soon.
Cách để lại lời nhắn khi gọi điện thoại trong tiếng Anh
Khi để lại lời nhắn, bạn nên chú ý tới 5 điều quan trọng sau để chắc chắn người nhận có được đầy đủ thông tin.
1. Giới thiệu
Hello, this is....
Hello, My name is......
2. Thời gian và lý do gọi điện thoại
It's (time) in the morning. I'm phoning (calling, ringing) to find out if ... / to see if ... / to let you know that ... / to tell you that ...
3. Đề xuất yêu cầu
Could you call (ring, telephone) me back? / Would you mind ... ?
4.Để lại thông tin liên lạc
My number is .... / You can reach me at .... / Call me at ...
5. Lời kết thúc
Thanks a lot, bye. / I'll talk to you later, bye.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Hàn Thiên_Băng

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2017
458
285
119
20
Nghệ An
THPT Thanh Chương 1
Cách diễn đạt thú vị về ngón tay cái trong tiếng Anh

Thumb có nguồn gốc là từ þúma, trong từ điển cổ ngữ tiếng Anh - Latin khoảng năm 700. Nghĩa cổ của nó là "sự sưng lên, sự phồng lên", do đó tương ứng với "ngón tay to hoặc dày". Chữ b ở cuối từ, theo ghi chép cuối thế kỷ 13, là kết quả của hiện tượng chêm âm, tương tự những từ limb, humble, nimble, and thimble.
Green thumb
Năm 1937, một ấn bản của Ironwood Daily Globe - nhật báo ở Michigan viết: "Besides being green-eyed, Miss Dvorak has what is known as the green thumb” (Bên cạnh mắt xanh, Dvorak còn có cái gọi là ngón tay xanh). Thực chất, đây là tiếng lóng chỉ một người làm vườn thành công nhờ hiểu biết bản năng về cây cối.
Một phiên bản sớm hơn của cách diễn đạt này được tìm thấy năm 1906 là green fingers. Người thiếu khả năng trong việc làm vườn đôi khi được cho là sở hữu brown thumb.
Golden thumb/miller’s thumb
Thời Trung cổ, những thợ xay được cho là không trung thực, có thể vì nhiều người nghĩ rằng họ trộn thêm nguyên liệu khác để đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đoạn mở đầu của "Chuyện kể ở Canterbury" (Canterbury Tales), tác giả Geoffrey Chaucer viết về một người thợ xay với thumb of gold, dẫn đến cách diễn đạt golden thumbmiller's thumb.
Những cụm từ này chỉ anh ta giữ ngón tay cái trên đĩa cân, hoặc từ gold ngụ ý lợi nhuận từ hành vi lừa đảo.
A thumb on the scale
Put your thumb on the scale (nghĩa đen: đặt ngón tay cái lên cân) mang nghĩa gây ảnh hưởng để biến kết quả theo chiều hướng bạn mong muốn. Cách nói này ám chỉ các thương gia, những người có thể nhấn ngón tay xuống đĩa cân để khiến sản phẩm có vẻ nặng hơn, giá cao hơn thực tế.
Rule of thumb
Rule of thumb chỉ phương pháp đánh giá hay đo lường dựa trên kinh nghiệm chứ không dựa vào sự chính xác. Cụm từ này bắt nguồn từ một nguyên tắc cũ, cho phép chồng đánh vợ miễn là sử dụng một vật dụng không dày hơn ngón tay cái. Lời giải thích này rất ngớ ngẩn, nhưng được thẩm phán người Anh Francis Butler sử dụng vào những năm 1780. Nhiều nghiên cứu cho rằng rule of thumb cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng các bộ phận cơ thể như bàn chân, ngón tay, bàn tay để làm thước đo trong cuộc sống hàng ngày.
Thumb one’s nose
Đặt một ngón tay cái vào mũi và mở rộng các ngón tay được xem là cử chỉ xúc phạm, tỏ thái độ khinh bỉ. Cử chỉ này cũng tương tự cocking a snook (hếch mũi xem thường).
Bite one’s thumb
Bite your thumb at someone là một cử chỉ khác, giống như cắn ngón tay cái từ dưới hàm răng trên, theo giải thích từ sách Norton Shakespeare. Đây là chi tiết đáng nhớ trong Romeo và Juliet của Shakespeare, khi Samson - người phục vụ nhà Capulet khéo léo chế giễu Montague: "No, sir, I do not bite my thumb at you, sir, but I bite my thumb, sir". Hành động này thể hiện thái độ không tôn trọng, nhạo báng người kia.
Twiddle the thumb
Cụm từ này mang nghĩa đen là xoay ngón tay cái, có nghĩa rất nhàn rỗi, đang không có việc gì để làm, được phát hiện sử dụng từ năm 1846.
Thumb a ride
Từ khoảng năm 1932, người ta dùng cụm từ "thumb a ride" nhằm chỉ việc vẫy xe xin quá giang. Ở nhiều nơi, người ta đứng giữa đường, giơ cánh tay và bật ngón tay cái lên.
Stick out like a sore thumb
Cụm từ này có nghĩa rất nổi bật, đập ngay vào mặt (như một ngón tay cái đau nhức), có nguồn gốc từ năm 1936.
Under the thumb
Bạn nói "under someone's thumb" khi muốn chỉ việc hoàn toàn bị ai đó kiểm soát (under someone's control). Văn bản sử dụng cách nói này sớm nhất được tìm thấy là từ năm 1753.
(Vnexpress)
bài viết rất hay a~
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Hàn Thiên_Băng

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2017
458
285
119
20
Nghệ An
THPT Thanh Chương 1
Ba cách nói thay thế 'great'
Tiếng Anh là ngôn ngữ phong phú, do đó có nhiều hơn một cách diễn đạt một ý. Trước hết, "great" là từ đa nghĩa. Khi là tính từ, nó có nghĩa to lớn, vĩ đại hoặc tuyệt vời, trên mức bình thường. "Great" thường được dùng trước danh từ để nhấn mạnh: "I was a great fan of Hank's".
Nếu là danh từ, "great" mang nghĩa người vĩ đại, có vai trò quan trọng. Chẳng hạn, “The Beatles, Bob Dylan, all the greats”.
Trong tình huống không quá trang trọng, chúng ta có thể dùng "great" như một trạng từ với nghĩa rất tốt, xuất sắc: “The band played great tonight”.
Tuy nhiên, để vốn từ thêm phong phú, bạn có thể học một số từ thay thế "great" dưới đây.
Awesome
"Awesome" là từ lóng, bắt đầu được sử dụng phổ biến từ những năm 80 trong tiếng Anh-Mỹ. Nó gắn liền với văn hóa trượt băng và lướt sóng, nhưng đã lan rộng đến nỗi những đứa trẻ trên đường phố hay tổng thống Mỹ đều sử dụng. "Awesome" đóng vai trò tính từ trong câu, đôi khi cũng được dùng như một trạng từ đuôi -ly. Do đó, bạn có thể nói “She’s awesome at French”, “That song is awesome!”, hoặc “The band played awesomely tonight”.
Nghĩa của "awesome" đã thay đổi khá nhiều qua các năm. Lúc đầu, nó có nghĩa lan truyền nỗi sợ hãi hoặc sự kính nể. Ngày nay, "awesome" được dùng hàng ngày với nghĩa tuyệt vời, xuất sắc.
The bee’s knees
Cụm từ này có thể thay thế danh từ "great". Giống như ví dụ trong phần định nghĩa ở trên, bạn có thể nói: “The Beatles? Bob Dylan? Oh, they’re the bee’s knees”. Về cơ bản, nó mang nghĩa người tốt nhất, xuất sắc nhất, chất lượng cao nhất.
"The bee's knees" được sử dụng lần đầu vào cuối thế kỷ 18 với nghĩa "thứ gì đó rất nhỏ và không quan trọng". Sau đó, người ta dùng để mô tả những thứ mà sự tồn tại của nó là vô nghĩa. Tuy nhiên, đến những năm 1920, "the bee's knees" được chọn là từ lóng trong giới nhạc jazz ở Mỹ, mang nghĩa xuất sắc, tương tự "the cat's whiskers" hay "the flea's eyebrows".
Terrific
"Terrific" cũng có nghĩa thay đổi theo thời gian. Ngày nay, người bản xứ dùng nó thay cho "great": “You look terrific!”, “Thanks, I feel terrific”, với nghĩa tuyệt vời, rất tốt. Nhưng nguồn gốc của nó là những từ Latin "terrificus" và "terrere", có nghĩa hoảng sợ.
Vào thế kỷ 17, khi có người mô tả một thứ gì đó là "terrific", bạn nên hiểu thứ đó có sức mạnh khiến bạn cảm thấy vô cùng sợ hãi. Đầu những năm 1800, nghĩa của nó được giảm nhẹ thành rất to lớn hoặc nghiêm trọng, do đó bạn có thể nói "I had a terrific headache".
Mãi đến khoảng năm 1888, "terrific" mới được dùng với nghĩa "excellent", có thể thay thế cho "great".
bài viết rất có ích, tiếp tục phát huy~
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Hàn Thiên_Băng

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2017
458
285
119
20
Nghệ An
THPT Thanh Chương 1
Những mẫu câu tiếng Anh phổ biến khi gọi điện thoại
Khi trò chuyện qua điện thoại, người nghe không nhìn thấy ngôn ngữ hình thể của bạn. Kỹ năng giao tiếp phù hợp giúp hai bên tránh hiểu nhầm. Nếu bạn nói chuyện quá trang trọng, đối phương khó cảm thấy thoải mái để trò chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn quá sỗ sàng, họ sẽ nghĩ bạn thô lỗ.
Thông thường, khi gọi một cuộc điện thoại vì lý do công việc (gọi đến nơi tuyển dụng, bệnh viện, ngân hàng, văn phòng luật...), bạn nên thể hiện thái độ lịch sự bằng những từ như: "could", "would", "can", "may". Muốn yêu cầu điều gì đó, câu của bạn nên kèm thêm "please", "thank you", "thank you very much".
Bạn cũng có thể dùng từ tiếng Anh dạng rút gọn, cụm động từ hay những từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như "okay", "bye", miễn là tông giọng của bạn lịch sự và thân thiện. Chẳng hạn:
- I’m off to a conference, okay, bye.
- Hang on a moment, I’ll put you through.
tro-chuyen-tieng-anh-qua-dien-6179-4437-1517631032.jpg
Ảnh minh họa: Adfave
[TBODY] [/TBODY]
Nếu gọi điện cho bạn bè, thành viên trong gia đình hay đồng nghiệp thân thiết, bạn không cần phải nói chuyện quá khách sáo, nhưng vẫn luôn giữ thái độ lịch sự nhằm thể hiện sự tôn trọng.
Những từ và cụm từ sau phù hợp trong những cuộc hội thoại qua điện thoại này: "thanks", "cheers", "bye", "okay", "no problem".
Nếu không nghe rõ, bạn nên thuộc lòng những câu hỏi lại dưới đây:
- Could you repeat that please?
- Could you speak a little more slowly please?
- Would you mind spelling that for me please?
Nhờ đó, đối phương có thể hiểu bạn không thể nghe với tốc độ nhanh và phần còn lại của cuộc hội thoại sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu vấn đề thuộc về kết nối mạng, bạn hãy sử dụng câu: "I’m afraid the line is quite bad".
Luyện tập những cách diễn đạt trên, bạn sẽ tự tin trong bất kỳ cuộc gọi nào. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo mẫu câu cụ thể dưới đây.
Giới thiệu/ Kết nối
Trang trọng:
- Hello.
- Good Morning.
- This is ___ speaking.
- Could I speak to ___ please?
- I would like to speak to ___.
- I’m trying to contact ___.
Thân mật:
- Hello.
- Hi, it’s ___ here.
- I am trying to get in touch with ___.
- Is ___ there please?
Cung cấp thêm thông tin
Trang trọng:
-
I am calling from ___,
- I’m calling on behalf of ___.
Thân mật:
- I’m in the post office at the moment, and I just needed ___.
Nhận cuộc gọi
Trang trọng:
- Hello, this is ___ speaking.
- ___ speaking, how may I help you?
Thân mật:
-
Hello, John’s phone.
Hỏi thêm thông tin/ Nêu yêu cầu
Trang trọng:
- May I ask who’s calling please?
- Can I ask whom I’m speaking to please?
- Where are you calling from?
- Is that definitely the right name/number?
- Could I speak to someone who ___?
- I would like to make a reservation please.
- Could you put me through to extension number ___ please?
Thân mật:
- Who’s calling please?
- Who’s speaking?
- Who is it?
- Whom am I speaking to?
Báo người gọi giữ máy/ Chuyển máy
Trang trọng:
- Could you hold on a moment please?
- Just a moment please.
- Hold the line please.
- I’ll just put you through.
- I’ll just transfer you now.
Thân mật:
- Hold on a minute.
- Just a minute.
- Okay, wait a moment please.
Khi cuộc điện thoại không diễn ra suôn sẻ
Trang trọng:
- I’m afraid I can’t hear you very well.
- Would you mind speaking up a bit please?
- I’m afraid my English isn’t very good, could you speak slowly please?
- Could you repeat that please?
Thân mật:
- Sorry, I didn’t catch that.
- Say that again please?
- I can’t hear you very well.
- Sorry, this line is quite bad.
Tạm biệt
Trang trọng:
- Thank you for calling.
- Have a good day.
- Goodbye.
Thân mật:
- Bye!
- Talk soon.
- Speak to you again soon.
với người VN thì có vẻ như bài viết này ko thực tế cho lắm (người VN hiếm ai rảnh rỗi gọi điện cho nhau thay vì nói bằng tiếng Việt, lại nói bằng Tiếng Anh @@@)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
với người VN thì có vẻ như bài viết này ko thực tế cho lắm (người VN hiếm ai rảnh rỗi gọi điện cho nhau thay vì nói bằng tiếng Việt, lại nói bằng Tiếng Anh @@@)
Vì đây chỉ là giao tiếp thường dùng của người phương Tây mà bạn.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Section 3: Cách chê tế nhị trong tiếng Anh
Phê phán có thể làm tổn thương người khác. Tuy nhiên, nếu diễn đạt đúng cách, lời chê có thể mang lại bài học hữu ích. Những mẹo dưới đây giúp tính tiêu cực trong lời chê trở thành tích cực cho cả bạn lẫn người nhận được nó.
Tránh chê thẳng
Những câu nói như “You’re wrong!” (Anh sai rồi!) và “Your presentation was terrible!” (Phần trình bày của anh thật tệ!) là công kích cá nhân và khiến người nghe cảm thấy cần đề phòng. Do đó, họ có xu hướng không chấp nhận sự chỉ trích và cũng không đạt được điều gì từ phản hồi của bạn. Hãy tránh sự thẳng thừng khi chê.
Giảm nhẹ bằng lời khen
Nếu đang bàn về công việc của một ai đó mà bạn không hài lòng, trước hết hãy tìm vài điểm bạn thực sự ấn tượng ở đó.
Chẳng hạn, “I enjoyed your presentation today. You presented a lot of good and helpful information in it, and I can tell you put a lot of effort into it. I appreciate your hard work”. (Tôi đã xem phần thuyết trình của anh hôm nay. Anh trình bày rất nhiều thông tin hay và hữu ích, tôi biết anh đã rất nỗ lực. Tôi đánh giá cao sự chăm chỉ của anh).
Điều này giúp người nghe cởi mở hơn và cảm giác được trân trọng công sức.
Không tiếp tục với "but"
Sử dụng từ "but" khiến người nghe biết một điều trái ngược lời khen sắp được nói ra và ngay lập tức cảnh giác. Thay vì thế, sau khi ca ngợi, hãy đảm bảo họ có đủ thời gian "ngấm" lời khen đó. Tiếp theo, bạn mới bắt đầu một câu chê có tính xây dựng.
Đưa ra lời khuyên
Mục tiêu của lời phê phán có tính xây dựng là giúp đối phương tiến bộ hơn. Khi bạn đưa ra lời khuyên hợp lý, người kia sẽ cảm thấy bạn đang muốn hỗ trợ chứ không phải có ý tiêu cực.
Những cụm từ thích hợp như "Next time you might want to..." hay "I find it helpful to..." giúp lời chê không mang tính đổ lỗi mà vẫn có sức ảnh hưởng.
Nói cụ thể
Khi phê phán quá chung chung, người ta không học được điều gì từ nó. Hãy sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để xác định rõ điểm nào cần cải thiện, đưa ra hướng dẫn cụ thể cho người khác, hoặc gợi ý nguồn để tìm hiểu.
Thùy Linh - EF English Live (Vnexpress)
Có lẽ mình cần học cái này :D hay nói thẳng như thế mất lòng quá :v
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Có lẽ mình cần học cái này :D hay nói thẳng như thế mất lòng quá :v
Ở nước ngoài lẫn ở nước mình thì chê thẳng thừng dễ mất lòng (có khi rạn nứt luôn thì sao). Thay vì chê thì hãy góp ý cho bạn cái đó là sai.
" Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
 
  • Like
Reactions: Hàn Thiên_Băng

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Ở nước ngoài lẫn ở nước mình thì chê thẳng thừng dễ mất lòng (có khi rạn nứt luôn thì sao). Thay vì chê thì hãy góp ý cho bạn cái đó là sai.
" Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Ừ bạn, còn nhớ chuyện các chị CTV design với cả mấy bạn ...cũng do cái này chăng :>
Cảm ơn vì bài viết hữu ích :D Mình sẽ rút kinh nghiệm!
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Ý nghĩa tên tiếng Anh của các cô gái
- Barbara
: người bề trên lương thiện
- Catherine: xuất thân tôn quí, cử chỉ thanh nhã, đoan trang
- Christiana: mẫu mực, có đầu óc
- Daisy: thuần phác, nhu mì, lạc quan
- Diana: tôn quý, thân thiết, hiền hậu
- Elizabeth: đẹp xinh, cao sạng kiêu sa
- Gloria: hoạt bát, năng động
- Helen: cao quý, thông minh, đoan trang
- Jane: cô bé láng giềng thân thiết
- June: thông minh, đáng yêu, có nước da khỏe mạnh
- Laura: cô gái tóc vàng xinh đẹp, có phẩm chất tốt
- Linda: đẹp, lịch thiệp
- Margaret: thông minh, thuần khiết, chắc chắn
- Mary: bình thường, thực tế, đáng tin
- Megan: đáng yêu, tràn trề sức sống, nhanh nhẹn
- Nancy: lịch thiệp, thân thiện
- Rose: đoan trang, bác ái
- Sally: đáng yêu, thực tế, có lòng nhân ái
- Susan: tràn trề sức sống và niềm vui, bình dị dễ gần
============================================================================
10 cấp độ của ‘Lạnh’ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, để diễn tả thời tiết lạnh cũng có những từ tương ứng với mức độ khác nhau.
1. Cold – /kəʊld/: miêu tả đơn thuần thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp
I feel cold.
Tôi thấy lạnh.
2. Hard – /hɑːrd/: lạnh khắc nghiệt
I have remembered the hard winter in China last year.
Tôi vẫn còn nhớ mùa đông lạnh thấu xương ở Trung Quốc năm ngoái.
3. Crisp – /krɪsp/: miêu tả thời tiết lạnh, khô ráo, trong lành
The crisp mountain air makes me comfortable.
Không khí lạnh trong lành của miền núi làm tôi cảm thấy dễ chịu.
4. Raw – /rɔː/: miêu tả trời rất lạnh, ẩm
The evening was raw.
Chiều nay trời ẩm lạnh.
5. Brisk – /brɪsk/: miêu tả gió khá lớn, mang không khí lạnh về
The December night was chilly, with a brisk wind picking up.
Một buổi tối tháng mười hai lạnh lẽo với một cơn gió lớn.
6. Frosty – /ˈfrɒs.ti/: miêu tả trời lạnh, có băng tuyết mỏng
The frosty air stung my skin.
Thời tiết lạnh lẽo làm da tôi rát.
f18537af-ab91-4ea0-8752-ce6ab87f1cfb_cap-do-lanh-hta-700x366.jpg

7. Fresh – /freʃ/: miêu tả thời tiết mát lạnh, có gió
I opened the window to let some fresh air in.
Tôi mở cửa sổ để đón chút không khí lạnh trong lành.
8. Biting – /ˈbaɪ.tɪŋ/: (gió) lạnh cắt da cắt thịt, buốt, lạnh thấu xương
Biting wind makes me stay at home.
Cơn gió lạnh buốt xương khiến tôi phải ở nhà.
9. Bleak – /bliːk/: miêu tả thời tiết lạnh, trời xám xịt, khó chịu
I met him on a bleak midwinter’s day.
Tôi gặp anh ấy vào một ngày giữa mùa đông lạnh lẽo, u ám.
10. Harsh – /hɑːʃ/: miêu tả thời tiết khó chịu, khắc nghiệt nói chung, có thể dùng để miêu tả về cái lạnh
Don’t forget to protect yourself from winter’s harsh weather.
Đừng quên bảo vệ bản thân trước thời tiết lạnh khắc nghiệt này.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những mẫu câu tiếng Anh cần thiết khi đi xe buýt
asia-2181888-640-6526-1501664510.jpg
Việc giao tiếp tại nơi công cộng như khi đi xe buýt rất quan trọng. Ảnh: Pixabay
[TBODY] [/TBODY]
Đi xe buýt ở nước ngoài sẽ có rất nhiều điều làm bạn lo lắng như không biết đi tuyến xe nào? Có bến xe buýt nào gần nhất? Xe có chạy qua nơi nào đó hay không?
Những mẫu câu sau sẽ giúp bạn biết cách đặt câu hỏi cho tài xế hoặc những hành khách cùng chuyến để có thể di chuyển thuận lợi.
Câu hỏi được dùng khi ở bến xe buýt
Which bus goes to the airport?Xe buýt nào đi tới sân bay vậy?
How often does bus number 301 come?Xe buýt số 301 bao lâu có một chuyến?
Does the downtown bus stop here?Xe buýt Trung tâm thành phố có dừng ở đây không?
Where do I catch the bus to the hospital?Tôi có thể bắt xe buýt tới bệnh viện ở đâu?
Is this the bus that goes down Main Street?Đây có phải xe buýt chạy tới Main Street không?
[TBODY] [/TBODY]
Những câu trả lời bạn sẽ nghe được
I'm sorry, I'm not from here.Tôi xin lỗi, tôi không phải người ở đây.
The bus comes every fifteen minutes.Xe buýt 15 phút có một chuyến.
The bus comes once an hour.Xe buýt một tiếng tới một lần.
You need bus number 14.Bạn cần bắt xe buýt số 14.
Any bus will take you to the airport.Xe buýt nào cũng sẽ đưa bạn tới sân bay.
It will be here any minute.Xe sẽ tới đây sớm thôi.
[TBODY] [/TBODY]
Câu hỏi với tài xế
How much is the fare to ...?Giá vé đi tới ... là bao nhiêu?
What is the child's fare?Vé của trẻ em thế nào?
Is there a student fare?Có giá vé cho học sinh không?
Do I need a transfer?Tôi có cần vé chuyển xe không?
I need to get off at ...Tôi cần xuống xe ở ...
Can you tell me when we get to ...?Bạn có thể nói cho tôi biết khi nào chúng ta đến ...?
How far is it to the ...Khoảng cách từ đây tới ... là bao xa?
Which is the closest bus stop to ... ?Đâu là bến đỗ xe buýt gần nhất để tới ... ?
[TBODY] [/TBODY]
Lịch sự khi nói chuyện với hành khách khác
May I sit here?Tôi có thể ngồi đây không?
Would you like my seat?Bạn có muốn ngồi chỗ của tôi không?
I'll standTôi sẽ đứng
Excuse me, this is my stop.Xin lỗi, đây là điểm dừng của tôi
I can move over for you Tôi có thể nhường chỗ cho bạn
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách nói thay thế 'hurry up'
Trong thế giới hiện đại, con người dường như luôn bận rộn và câu "hurry up" xuất hiện rất nhiều trong hội thoại. Cụm từ này có nghĩa đẩy nhanh tốc độ lên và thường được dùng như một yêu cầu, ví dụ:
- Hurry up and get out of bed; you’ll be late for school! (Nhanh lên, dậy đi; con sẽ muộn học mất!).
- Hurry up, we’re going to miss the start of the movie! (Nhanh lên, chúng ta sẽ bỏ lỡ đoạn đầu phim mất!).
Dưới đây là một số cụm từ thay thế "hurry up", thường dùng trong bối cảnh ít trang trọng, chẳng hạn như đang giục bạn bè.
Shake a leg
Nếu bạn nghe ai đó nói "Shake a leg and let’s get going!", hãy nhanh chóng kết thúc mọi thứ để xuất phát.
Nguồn gốc của cụm từ này vẫn còn là ẩn số, tuy nhiên nhiều người tin rằng nó liên quan đến "show a leg", cách diễn đạt cũ liên quan đến những thủy thủ, mang nghĩa "thức dậy". Ngày xưa, thủy thủ thường được yêu cầu giơ một chân ra khỏi giường để thông báo đã tỉnh và sẵn sàng cho nhiệm vụ của ngày.
"Shake a leg" cũng có thể được dùng như danh từ với nghĩa "nhảy nhót" (dance).
Scoot
Động từ "scoot" có nghĩa lỉnh đi, chuồn vội khỏi một địa điểm vào đó. Do đó, bạn cần chú ý để dùng cụm từ này khi khuyến khích ai đó rời đi nhanh chóng, thay vì yêu cầu họ tăng tốc việc đang làm.
Cụ thể, bạn sẽ không bao giờ nghe người bản xứ nói "Scoot and get your work finished".
Make tracks
Tương tự "scoot", "make tracks" cũng mang nghĩa rời đi, thường là một cách nhanh chóng. Ví dụ:
- Let’s make tracks if we want to get to the meeting on time. (Chúng ta phải nhanh lên nếu muốn vào họp đúng giờ).
- Let’s make tracks for the store before closing time. (Hãy đến cửa hàng nhanh lên kẻo đến giờ đóng cửa).
Get a move on
Bạn có thể thay thế "Hurry up!" bằng câu "Get a move on or we’ll be late!". Cách nói này thường được dùng khi ai đó bực bội, nản chí, chẳng hạn tài xế bị mắc kẹt giữa giờ cao điểm có thể hét lên "I wish this traffic would get a move on!".
Step on it
Nếu từng lái xe, bạn sẽ hiểu thế nào là "step on the gas" (nhấn ga) hoặc "accelerator pedal" (nhấn bàn đạp) khiến một phương tiện di chuyển nhanh hơn. Đó cũng chính là nguồn gốc của cách nói này.
Hiện "step on it" được dùng mọi nơi, mọi lúc, ngay cả khi bạn đang không ngồi trên xe. Ví dụ: "We’d better step on it if we’re going to get this report finished on time" (Chúng ta nên tăng tốc nếu muốn hoàn thành báo cáo đúng hạn).
Chop chop
Cách diễn đạt này có nghĩa "do it now", "do it quickly", thường là lệnh từ trên ban xuống, có thể do sếp hoặc mẹ sử dụng. Ví dụ:
- Chop chop! Table 7 needs their order taken! (Nhanh lên! Cần dọn món cho bàn 7!).
- The school bus is almost here, chop chop and get your shoes on! (Xe buýt của trường sắp đến rồi, nhanh lên, đi giày vào đi con!).
Put/get your skates on
Bạn có cách gì để di chuyển thật nhanh? Hãy đeo đôi giày trượt vào. Đó là ý nghĩa của cụm từ "put your skates on". Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiếm một đôi giày trượt mà chỉ cần hành động nhanh lên.
========================================================================
AWESOME%20%e2%80%93%20COOL.jpg

(Sưu tầm)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Năm mẫu câu tiếng Anh cần thiết khi đi nhà hàng
Một lý do học tiếng Anh phổ biến là để sử dụng khi du lịch nước ngoài. Trong các kỳ nghỉ như vậy, việc nói tiếng Anh thuần thục giúp bạn dễ dàng "check in" khách sạn hay "order" món ăn. Với những cách diễn đạt dưới đây, bạn sẽ không phải lúng túng khi đi ăn ở nhà hàng.
1. "What is the special for today?"
Tại nhiều nhà hàng, đầu bếp sẽ nấu một món đặc biệt mà không liệt kê trong thực đơn, thường là món ăn sử dụng nguyên liệu theo mùa hoặc món súp của ngày hôm đó. Bạn hãy hỏi bồi bàn (waiter/waitress) về "the special of the day" để biết thông tin cụ thể.
2. "What is the ___ like?"
Lúc chọn món, bạn có thể lướt qua vài cái tên không quen thuộc trên thực đơn. Khi đó, câu hỏi nên dùng là "what is the shepherd's pie like?" (một loại bánh mặn gồm khoai tây nghiền và thịt băm). Người phục vụ sẽ cung cấp thông tin về nguyên liệu và hương vị của nó.
3. "Would you recommend the ___ ?"
Đây là câu hỏi hữu ích khi bạn đang phân vân không biết có nên chọn một món cụ thể nào đó hay không. Nó giúp bạn biết ý kiến của người phục vụ về món đó bằng cách tiếp cận rất lịch sự.
4. "Could I order the ___ please?"
Một khi đã quyết định được món ăn, bạn dùng câu này để đặt nó. Chẳng hạn, nếu muốn ăn salad Caesar, bạn có thể nói: "Could I order the Caesar salad please?".
5. "Could I get another ___ please?"
Khi muốn gọi thêm bánh mì hoặc đồ uống, cụm từ này giúp bạn truyền đạt đúng ý tưởng với người phục vụ.
===========================================================================
Mẫu câu cơ bản gọi đồ uống trong quán cà phê
Sau khi có thời gian đọc thực đơn, bạn sẽ có một số ý tưởng về những gì bạn muốn, những mẫu câu giao tiếp sau đây sẽ giúp bạn diễn tả những ý tưởng này cho người bán hàng theo cách đơn giản nhất.
Ngay khi tiếp cận quầy gọi đồ, bạn có thể sử dụng những mẫu câu sau:
1. Hello. I’d like a small latte, please.
Xin chào! Tôi muốn một cốc Latte nhỏ.
2. “Could I have a medium coffee to go?”
Tôi có thể gọi một cốc cà phê cỡ vừa mang đi được không?
3. “Can I get a large mocha for here?”
Tôi có thể gọi một cốc Mocha lớn tại đây được không?
4. “I’ll take a small coffee and a donut, please.”
Cho tôi một cốc cà phê nhỏ và một chiếc bánh donut
5. “Hello. Do you have any low-calorie drinks?”
Xin chào. Ở đây có loại đồ uống nào ít calo không?
Một số câu hỏi của nhân viên bán hàng và gợi ý trả lời
1. What size would you like?
Bạn muốn cỡ nào?
Trả lời: “A (small/medium/large), please.”
Một cốc cỡ nhỏ/ vừa/ lớn
2. Anything else besides the drink?
Bạn muốn gọi gì khác ngoài đồ uống không?
Trả lời: “Yes, I’d also like a sandwich/muffin.”
Có, tôi cũng thích một chiếc bánh kẹp/ bánh muffin
3. Is that for here or to go?
Bạn dùng ở đây hay mang đi?
Trả lời: “To go, please.”
Cho tôi mang đi
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Phàn nàn lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh
Khi có trải nghiệm tồi tệ, bạn rất dễ nổi nóng và phàn nàn. Tuy nhiên, đó không phải cách tốt nhất để có được thứ bạn muốn. Dưới đây là năm mẹo đơn giản giúp ích cho bạn khi cần phàn nàn trong giao tiếp tiếng Anh.
Bắt đầu lịch sự
Bắt đầu lời phàn nàn bằng "I'm sorry to bother you" (Xin lỗi làm phiền anh) hay "Excuse me, I wonder if you can help me" (Xin lỗi, không biết liệu anh có thể giúp tôi không) khiến người nghe dễ chịu và thoải mái hơn.
Ví dụ: "I’m sorry to bother you, but I wanted a baked potato, not fries". (Xin lỗi làm phiền anh, nhưng tôi muốn khoai tây nướng chứ không phải khoai tây chiên).
Chuyển yêu cầu thành câu hỏi
Sử dụng động từ khiếm khuyết như "would", "could" và "can" có thể khiến đề nghị của bạn trở nên lịch sự. Mọi người thường muốn được hỏi ý kiến hơn bị sai khiến làm gì đó. Do vậy, bạn có thể diễn đạt câu phàn nàn thành đề nghị giúp đỡ: "Can you help me with this? My shirt came back from the laundry missing buttons". (Anh giúp tôi việc này được không? Áo tôi bị mất cúc sau khi lấy lại từ tiệm giặt là).
Giải thích vấn đề
Thay vì nói "Your information is wrong. Please fix it now" (Thông tin của anh sai rồi. Hãy sửa nó ngay), bạn nên mào đầu "There has been a misunderstanding" (Ở đây có chút hiểu nhầm).
Chẳng hạn, nếu bạn nói "I’m afraid there may be a misunderstanding. I requested a non-smoking room" (Tôi nghĩ chắc có hiểu nhầm gì đó. Tôi yêu cầu một phòng không hút thuốc lá), bất kỳ khách sạn với dịch vụ tốt nào cũng sẽ hiểu họ cần đổi phòng cho bạn, ngay cả khi lỗi không phải ở phía họ.
Không đổ lỗi người bạn đang thỏa thuận
Khi phàn nàn, bạn thường giải quyết vấn đề với một người không trực tiếp chịu trách nhiệm. Nhưng lỗi cũng không phải là ở bạn. Do vậy, để mọi chuyện diễn ra êm xuôi, bạn có thể khẳng định đối phương không có lỗi trước khi đi thẳng vào vấn đề: "I understand it’s not your fault, but the airline promised they would deliver my baggage yesterday". (Tôi biết không phải lỗi của anh, nhưng hãng hàng không hứa chuyển hành lý cho tôi vào hôm qua).
Thể hiện bạn hiểu rõ vấn đề
Cụm từ "I understand that..." giúp người đang nói chuyện cùng biết rằng bạn đã được giới thiệu đầy đủ về dịch vụ và đang nghi ngờ về việc bị gian lận.
Đừng nói "Hey! You're trying to cheat me!" (Này! Anh đang cố gạt tôi!). Thay vào đó, bạn nên bắt đầu bằng cách chỉ ra một cách gián tiếp những gì bạn biết là đúng: "I understood that the taxi ride to the airport was only 25 dollars" (Tôi biết chuyến taxi tới sân bay chỉ tốn 25 đôla), rồi cho họ cơ hội phản hồi.
Hãy nhớ bạn là khách hàng, nếu trả tiền cho dịch vụ, bạn nên có được những gì mình muốn. Nếu giữ bình tĩnh khi phàn nàn mà vẫn không đạt được mục đích, bạn hãy yêu cầu nói chuyện với người có thẩm quyền cao hơn. Trong hầu hết tình huống, một nụ cười thân thiện và cuộc đối thoại lịch sự với các mẹo ở trên sẽ giúp ích cho bạn.
 
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách nói thay thế 'Nice to meet you'
Chúng ta thường nói "Nice to meet you" khi gặp ai đó lần đầu tiên. Do đó, câu nói này có vai trò quan trọng khi gây ấn tượng và giúp bạn bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp với người bạn mới hay đối tác. Trang Learnex cung cấp những cách nói tương tự trong nhiều tình huống.
Trong một cuộc gặp gỡ mang tính chất công việc hoặc cần thể hiện sự trang trọng, lịch sự, bạn có thể dùng những câu sau:
Tình huống trang trọng
1. Pleased to meet you: Đây là câu thường được nói lúc bắt đầu buổi hẹn để diễn tả việc vui lòng, vinh hạnh khi gặp ai đó.
2. It's a pleasure to meet you: Câu này chỉ ra sự tiếp xúc hay gặp gỡ được kỳ vọng sẽ tốt đẹp, sử dụng đầu buổi hẹn.
3. It's been a pleasure meeting you: Bạn nói câu này cuối buổi hẹn nhằm khẳng định cuộc gặp gỡ rất khả quan và có thể muốn gặp thêm lần nữa.
4. Very delighted to meet you: Thường sử dụng trong tình huống đón tiếp khách nào đó trong nhà hàng, công ty, .. (Hân hạnh đón tiếp quý khách)
Tình huống thân mật
Khi gặp gỡ một người thân, bạn bè hoặc người biết rõ, bạn có thể sử dụng những câu gần gũi hơn:
1. It's lovely to meet you: Khi vừa gặp một người bạn hoặc họ hàng thân thiết, câu nói này sẽ giúp không khí trở nên vui vẻ.
2. Glad to meet you: Bạn có thể dùng câu này với một người bạn mới tại buổi tiệc hoặc trong một buổi hẹn hò để thể hiện sự thân thiện.
3. It was lovely meeting you: Cuối một cuộc gặp mang tính cá nhân hoặc buổi hẹn hò thú vị, bạn có thể dùng câu này.
Một số câu dùng cho cả hai trường hợp
1. How wonderful to meet you: Đây là câu phù hợp khi bạn đến buổi hẹn với một ai đó mà bạn rất mong đợi được gặp từ lâu.
2. Great seeing you: Câu này thường được sử dụng khi gặp gỡ người bạn từng gặp trước đây.
3. Great interacting with you: Bạn nói câu này khi vừa kết thúc một cuộc gặp gỡ hoặc cuộc hội thoại tích cực.
4. I had a great meeting/ great time: Đây là câu nói khi bạn sắp sửa rời khỏi một buổi hẹn vui vẻ.
 
Last edited:
Top Bottom