Những câu hỏi vật lý vui ^^

A

anhtrangcotich

Có thể là do sóng biển, đã rửa trôi hết các chất hữu cơ ven bờ nên bờ biển chỉ còn lại cát với đá.
 
A

anhtrangcotich

Tia sét (sét) là hiện tượng phóng điện từ đám mây tích điện xuống đất. Thực chất của quá trình này là sự ion hóa không khí một cách dây chuyền. Tia sét phát ra ánh sáng gọi là ánh chớp, và tiếng nổ gọi là tiếng sấm =.=

À, hỏi luôn: Tại sao cốc làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt, sự truyền nhiệt đối với không khí không đáng kể, vậy mà để cốc nước nóng 100 độ C ở trong phòng, nó vẫn bị nguội đi nhanh chóng?

Cái chiêu chữ trắng của mình bị lộ rồi :D
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

vì làm vật liệu cách nhiệt như vậy để tay mình khó bị bỏng hơn khi tiếp xúc với cốc, phần nào giảm đi sự mất nhiệt của nước nhưng không hạ thấp nó được. Nước trao đổi nhiệt với không khí bên trên và dần trở nên lạnh đi.

Tại sao lại có hiện tượng sét hòn?
Tặng bác câu này cũng vui vui =))
 
G

girltoanpro1995

Câu tại sao có cát chưa bác nào chém đúng :(.
bác trăng said:
Tại sao cốc làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt, sự truyền nhiệt đối với không khí không đáng kể, vậy mà để cốc nước nóng 100 độ C ở trong phòng, nó vẫn bị nguội đi nhanh chóng?
Em thấy chờ cho mòn mắt bác ợ o.0 có thấy nguội lẹ đâu :-o
Cứ phải rót từ bên này qua bên kia ( nếu mẹ ở nhà ), còn không uống sữa cho rồi ( mẹ sợ béo T.T )
p.s: bác chơi icon " :D" nên em tò sờ mò =))
Chữ kí em đẹp không ;;) em mới sơn móng tay xong :)) 9 ngón sơn bóng, 1 ngón sơn đensơn xong lại lo :|
Lỡ đẹp quá giang hồ đòi chăt tay :-S


 
K

kiburkid

Tại sao chết đuối 3 ngày sau mới nổi lên
Bình thường em năm im hit thở đều cũng nổi đc ở nước biển, nước sống thì chịu
Nhưng sao chết đuối lại chìm
Mấy ngày sau lại nổi ???
Em hỏi để chuẩn bị tinh thần.
Mọi người giúp em nhé :D
 
U

undomistake

nổi là do trong cơ thể chúng ta có khí và trọng lượng riêng của nó nhẹ hơn của nước và với thể tích vừa đủ(2 lá phổi) thì nếu không cử động chúng ta sẽ nổi lên từ từ. Chết đuối là họ không biết bơi hoặc biết bơi nhưng sóng dập mạnh tới mức họ không lấy hơi được, nước vào phổi thì tất nhiên sẽ chìm. Những ngày sau nổi lên là do trong phổi ta xuất hiện khí metan tích tụ dần và làm cho phổi chúng ta phồng lên 1 cách vô thức=> nổi lên.
 
A

anhtrangcotich

Này thì sét hòn b-(

Chưa có ai dám khẳng định nguyên nhân nào sinh ra nó, bản chất của nó là gì :|

Xéc chết phân hủy, khí tụ bên trong làm nó to lên gấp đôi =.=! Con chuột cống chết mà nổi thì xác nó to lên gấp 3, gấp 4 lần...ọe! :-SS

Vậy nên có tự tử thì đừng dùng cách đó ;))

Sơn móng tay mà đẹp gì :|
 
K

kiburkid

Này thì sét hòn b-(

Chưa có ai dám khẳng định nguyên nhân nào sinh ra nó, bản chất của nó là gì :|

Xéc chết phân hủy, khí tụ bên trong làm nó to lên gấp đôi =.=! Con chuột cống chết mà nổi thì xác nó to lên gấp 3, gấp 4 lần...ọe! :-SS

Vậy nên có tự tử thì đừng dùng cách đó ;))

Sơn móng tay mà đẹp gì :|

Eo
Thế thì ghê lắm
Có khi còn bị cá rỉa nữa
Để em tính cách khác
 
C

conan193

tại sao ở các sông sâu lại xuất hiện vòng xoáy?

.................................................................................................
 
L

l94

tại sao ở các sông sâu lại xuất hiện vòng xoáy?

.................................................................................................
mình nghĩ ở các sông sâu(coi nó như 1 ống dòng),tiết diện ở đó lớn,mà theo công thức tính lưu lượng thì tiết diện lớn, vận tốc phải nhỏ.điều đó dẫn đến nước ở đó k được ổn định, có thể tạo thành 2 dòng chảy đối lập nhau=>sinh ra vòng xoáy:|.
 
A

anhtrangcotich

Xoáy nước không phải xuất hiện ở nơi sông sâu, cũng không phải do nước chảy chậm.
Xoáy nước xuất hiện tại những nơi có vật cản như mỏm đá, trụ rễ cây, hoặc những đoạn sông gấp khúc.
Nước càng chảy xiết thì xoáy nước càng mạnh.

Nguyên nhân là do sự khác nhau về vận tốc nước khiến cho đoạn sông đó bị phân thành nhiều luồng nước. Cách luồng nước chảy chậm (bờ sông hoặc phía sau vật cản) ép các luồng nước chảy nhanh phải chảy vòng qua nó gây ra xoáy nước.
 
C

cobonla_1996

thế nào là dòng địên xoay chiều?
>>Lấy lại khí thế/ :DB]


Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều hay còn gọi là dòng điện xoay chiều ;))
Cho t hỏi thêm: Tụ điện mắc song song với tắc te trong mạch đèn ống để làm gì?
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

mình gặp 1 hiện tượng này lạ lạ, mấy ngày nay khảo sát nó nhưng chỉ càng lúc càng rối cái đầu. Chuyện là thế này:
_Mình có thói quen đọc sách đến rất khuya, 1;2h sáng nên bố mình gắn cho cái đèn ở trên đầu giường cho đỡ tốn điện, đèn đó là đèn LED, có 2 ống hình chữ U kéo dài xuống chừng 12-15cm, ở dưới cùng có chỗ nối 2 cái ống đó lại với nhau. Thì sau khi đọc xong, mình tắt đèn, nhưng do thói quen nên mình vẫn chưa thật sự ngủ, mình vẫn nằm đó suy nghĩ hết vấn đề này tới vấn đề khác, bỗng dưng mình chợt có ý muốn thử độ phát nhiệt của cái đèn mình vừa tắt. Mình quấn cái chăn quanh bàn tay vừa đủ mỏng, rồi mình nắm lấy cái bóng đèn. Đột nhiên mình phát hiện ánh sáng, tuy rất mờ do chăn mình cũng thuộc loại dày nhưng nhờ mắt tốt nên mình nhận thấy được(hên đấy), và ngay lập tức bỏ tay ra, thì ánh sáng biến mất. Đó là loại ánh sáng trắng, nếu không từ bóng đèn thì từ đâu ra? Vậy nên mình chờ cho bóng bớt nóng, thời gian chờ cũng nhanh vì mình ngủ phòng máy lạnh, lại một cái hên khác. Mình bắt đầu sờ lại cái bóng đèn, nhưng lần này không có ánh sáng phát ra. Mình suy nghĩ xem tại sao thì đột nhiên 1 ý tưởng lóe lên trong đầu, và mình ngay lập tức nắm cái bóng đèn bằng cả bàn tay. Điều kỳ diệu đã xảy ra, nó phát sáng, ánh sáng không rõ như khi nó bật, nhưng nó sáng ngang với đèn điện thoại và điều lạ là, khi mình bỏ tay ra, nó cũng biến mất. Mình thử nắm bóng đèn khi rút dây cắm điện, nhưng lần này nó không phát sáng. Vậy thì mình đành cắm lại và suy nghĩ tiếp..Sau 1 hồi suy nghĩ và khảo sát, mình tìm được 1 vài điểm mấu chốt sau:
_Bóng đèn phát sáng và chỉ phát sáng toàn bộ 1 ống chữ U nơi tiếp giáp với cả bàn tay của mình.
_Bóng đèn phát sáng mỗi khúc của 1 ống chữ U nơi tiếp giáp với ngón tay tính từ đuôi bóng đèn cho tới khoảng giữa ống đó khi chỉ sử dụng 1 ngón chạm và miết dần xuống(ta thấy áng sáng dường như đi theo ngón tay đó cho tới khoảng giữa ống thì chợt tắt đi).
Mình nghĩ có thể là do dòng điện sinh học trong cơ thể, nhưng tại sao lại cần phải cắm điện thì bóng đèn mới sáng như vậy? Tại sao dùng ngón tay lại chỉ ánh sáng lại phát ra chỗ có ngón tay cho tới khoảng giữa ống mới tắt? Tại sao lại tắt ở khoảng giữa ống? Tại sao lại chỉ sáng có 1 ống ngay cả khi dùng nguyên bàn tay chạm vào?
Chú ý là bàn tay mình nằm vừa đủ bóng đèn từ đầu cho đến cuối bóng. Phòng khi đó tối đen như mực, không bị rò rỉ điện, và không hề có "thế lực ma quái" gì ở đây cả 8-}( nói cho chắc :)) ).

Vậy thì đó là những câu hỏi mình muốn các bạn giúp mình giải đáp
 
V

vanhaipro

Hiện tượng này mình cũng đã từng làm với bóng đèn hình chữ U. Cái này hình như liên quan đến bột huỳnh quang trong bóng
 
S

saodo_3

Có lẽ là do từ trường của tay người.
Sau khi vừa tắt, bên trong ống đèn vẫn còn các ion. Do ảnh hưởng của từ trường do tay người tạo ra, các ion di chuyển và va chạm với lớp bột, tạo ra ánh sáng.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra với bóng chữ U mà xảy ra với bóng huỳnh quang nói chung.
 
Top Bottom