Những câu chuyện ý nghĩa

T

thuyan9i

Phụ nữ





Ta cho phép người đàn ông say giấc để anh ta không quấy rầy sự sáng tạo và để ta có thể kiên trì hoàn thiện vẻ ngoài của ngươi...

Từ một mảnh xương, ta tạo ra ngươi. Ta chọn phần xương sườn, dùng bảo vệ cuộc đời người đàn ông, bảo vệ trái tim và lá phổi của anh ta, phần xương nâng đỡ anh ta - đúng nghĩa với điều ngươi phải làm. Ta tạo hình ra ngươi, một cách hoàn hảo và xinh đẹp. Đặc điểm của ngươi là một cái xương sườn, mạnh mẽ lẫn yếu đuối và mỏng manh. Ngươi phải bảo vệ phần mỏng manh nguyên thủy nhất trong người đàn ông - đó là trái tim anh ta. Trái tim là trung tâm của người đàn ông, lá phổi cho anh ta hơi thở.

Khung xương sườn sẽ bị gẫy trước khi trái tim bị hủy hoại. Nâng đỡ người đàn ông như khung xương sườn nâng đỡ cơ thể. Ngươi không được lấy ra từ chân - phần ở dưới anh ta, ngươi không được lấy ra từ đầu - phần ở trên anh ta. Ngươi được lấy ra từ bên cạnh, để ngươi luôn bên cạnh và sát cánh với anh ta.

Ngươi là thiên thần hoàn hảo của ta, cô gái nhỏ xinh đẹp của ta. Ngươi sẽ trở thành người phụ nữ lộng lẫy, thông minh. Đôi mắt ta sẽ nhìn thấy đức hạnh chứa đầy tim ngươi. Đôi mắt ngươi đẹp. Đôi môi ngươi sẽ đáng yêu làm sao khi nói những lời nguyện cầu. Lỗ mũi ngươi quá hoàn hảo. Đôi bàn tay ngươi thanh nhã để được chạm vào. Ngươi rất đặc biệt bởi ngươi là phần mở rộng của ta. Đàn ông tượng trưng cho vẻ ngoài của ta - đàn bà tượng trưng cho cảm xúc của ta.

Vì thế, người đàn ông hãy cư xử tốt với người phụ nữ. Yêu cô ấy, tôn trọng cô ấy, bởi vì cô ấy mỏng manh. Làm tổn thương cô ấy, anh làm tổn thương ta. Làm đau đớn cô ấy, chính là anh đang hủy hoại trái tim mình, trái tim của cha anh, trái tim của cha cô ấy.

Còn người đàn bà, hãy khiêm nhường cho anh ấy thấy quyền năng của cảm xúc ta đã cho ngươi. Trong sự điềm đạm nhã nhặn, hãy chứng tỏ sức mạnh của ngươi. Trong tình yêu, hãy cho anh ta thấy, ngươi là chiếc xương sườn bảo vệ phần bên trong của anh ta.

Bạn đã biết người phụ nữ đặc biệt đến thế nào trong mắt của Đức Chúa Trời?
 
T

thuyan9i

9 quan điểm của một người cha vĩ đại

- "Bất cứ ai cũng có thể là một người cha, nhưng chỉ những người đàn ông thực sự mới là người cha tốt" (vô danh).





Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.

Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.

1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.

2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.

3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.

4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.

5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.

6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.

7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.

8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.

9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó...
 
T

thuyan9i

Người bố tôi yêu quí và kính trọng
Vũ Thanh Thủy thực hiện.


Báo chí phương Tây gọi Stephen Hawking là người của Thiên Niên kỷ. Ông là nhà khoa học nổi tiếng trong các nhà khoa học hiện nay, là cha đẻ của “Thuyết thời gian”.



Hawking và Việt Nam






Khi được biết cuốn sách của ông cũng có mặt ở Việt Nam, ông rất vui. À, và một điều thú vị, ông có một cô con gái nuôi người Việt Nam. Đó là bạn Thu Nhàn, nhân 1 chuyến sang thăm và ở cùng ông gần tháng, ông đã từ một nhà khoa học trở thành một người bố bình dị như thế nào. Hãy nghe lời tâm sự của Thu Nhàn nhé!


...
Những ngày này được sống cùng bố S.Hawking là những ngày hạnh phúc tôi không bao giờ quên được. Ông bị bệnh tật cướp đi sức sống cơ thể nhưng bù lại ông đầy nghị lực và giàu tình cảm. Tôi rất yêu quí kính trọng bố.

Tôi đến Anh vào khoảng cuối tháng 7 năm 2000. Lúc ấy thời tiết ở bên Anh đã lạnh. Lần đầu tiên tôi xuất ngoại và đã gặp trục trặc giấy tờ. Rất may mọi sân bay tôi dừng chân đều biết có con nuôi của S. Hawking đi nên tôi được họ giúp đỡ rất nhiều. Tôi đến Anh chậm mất một ngày. Mẹ nuôi đưa tôi về nhà.

Đó là một ngôi nhà rộng, kiểu biệt thự, có vườn xung quanh rất đẹp. Vừa vào đến cửa tôi đã thấy ông ngồi trên xe đẩy đón tôi. Y tá nói ông đã nghỉ việc cả ngày để đợi tôi. Tôi thấy mình muốn trào nước mắt. Người bố rất gầy, lại bị bộ quần áo to rộng che lấp. Nhưng tôi vẫn thấy đôi mắt bố sáng lấp lánh đầy niềm tin.

Khi mới tới, tôi nghĩ có lẽ ông không làm việc nhiều lắm. Nhưng sau tôi mới biết ông làm việc không nghỉ. Buổi tối ông luôn làm việc tới 2 giờ đêm, còn buổi sáng khi tôi thức dậy lúc 6h30 đã nghe tiếng xe của ông lạch cạch trong bếp. Ông quả là con người có sức chịu đựng phi thường, hằng ngày ông uống không biết bao nhiêu là thuốc và cơn bệnh hành hạ ông ngay cả lúc ăn, nhưng tôi thấy ông lúc nào cũng vui cười. Ông không muốn làm ai phải phiền lòng vì mình cả.

Mọi người xung quanh đều kính nể ông. Tôi có được đi xem một cuộc triển lãm về ông tổ chức tại London. Các bạn cùng lớp (tôi được đi học tiếng Anh tại trường Oxford) và các thầy cô giáo khi được biết tôi là con nuôi của S. Hawking đều đối xử với tôi rất đặc biệt. Tuy vậy, không thấy có chuyện nhà báo săn lùng, săm soi chuyện đời tư của ông và ông cũng không thích mọi người quá chú ý đến mình.

Gần một tháng sống với bố, tôi đã thấy được tình cảm nơi con người ông. Ông luôn gần gũi với tôi. Mỗi buổi tối, dù tôi đang làm gì, cứ đến 20h ông lại bắt tôi đi ngủ. Ông bảo đi ngủ sớm có lợi cho sức khỏe. Có hôm mải học quên giờ ngủ, lại thấy bố nhắc: “Thu Nhàn! Go to bed!”. Sau đó tôi hôn và chúc bố ngủ ngon. Hôm nào quên, y như rằng sáng hôm sau đã thấy tiếng xe của ông ở dưới chân cầu thang đợi tôi. Hằng ngày ông cũng dành 1 tiếng để chơi game với tôi. Đó là những lúc bố cười nhiều nhất. Biết tôi thích ăn sôcôla, ngày nào đi làm về ông cũng lấy cho tôi một túi sôcôla hình con giống. Khi tôi sắp về, bố đích thân đưa tôi đi mua sắm quần áo. Tất cả quần áo mà tôi, các cô y tá, mẹ chọn bố đều không thích. Rồi chính ông tự đi chọn cho tôi, tôi thấy ông có vẻ mệt liền bảo ông nghỉ nhưng ông nhất quyết tự đi làm. Tất cả váy, áo ông chọn cho tôi đều màu xanh. Tối hôm ấy tôi phải mặc thử tất cả những bộ quần áo ấy ông mới vui lòng.

Thời gian quả thật trôi qua rất nhanh. Vừa kịp quen với nhịp sống, thức ăn và mọi người thì tôi phải về. Lần ông bà sang Việt Nam thăm tôi, khi ra về hai mẹ con ôm nhau khóc không dứt ra được. Lần này cả hai ông bà đưa tôi ra sân bay. Bố, mẹ và tôi cùng đi trên con đường nhỏ trước cửa nhà, dưới hai hàng cây cao vút. Bố trông rất buồn. Sợ phải khóc trước mặt mọi người tôi chào vội bố mẹ và cô y tá kéo tôi lên xe. Qua lớp cửa kiếng mờ sương, tôi thấy mẹ lấy khăn tay lau mắt cho bố. Tôi cứ dán mắt vào cửa xe nhìn lại bóng hai người trên con đường nhỏ, mãi tới khi xe đi khuất.

Tôi nhớ lại tất cả chuyện thấy như một giấc mơ. Tôi nhớ nhất đêm tôi đi xem phim với các bạn cùng lớp về muộn. Hôm ấy trời rét lắm, vừa đến cửa đã thấy bố và cô y tá đợi để đón tôi. Tôi hỏi sao bố phải đón làm gì, bố bảo: “ Con gái ạ, đây là một điều bình thường mà người bố nên làm!“

Vậy đấy, tôi không thấy ở ông một nhà khoa học nổi tiếng mà xa lạ. Với tôi, bố là bố bình thường như bao người bố khác.
 
T

thuyan9i

Bông hồng cài áo!





Câu chuyện kể về một bà lão, chồng vừa mất. Bà dọn đến ở cùng hai vợ chồng người con và đứa cháu yêu quí.

Năm tháng đã bào mòn sức khoẻ của bà, đôi mắt kèm nhèm, tay lại run rẩy. Bà thường làm tung toé thức ăn trên bàn. Hai vợ chồng người con đã không giấu được vẻ khó chịu. Họ làm một cái bàn nhỏ và đề nghị bà dùng bữa tại đó.

Từ đó bà lão chỉ biết ngồi ăn một mình và nhìn những người khác trong nước mắt. Cứ thế cho đến một tối nọ, thấy con gái đang loay hoay sắp xếp đồ chơi của mình, người cha liền hỏi con:

- Này con gái cưng! Con đang xếp gì thế?

Cô bé ngây thơ nhìn cha và cười hồn nhiên:

- Con đang xếp một cái bàn nhỏ cho cha và mẹ, để cha mẹ có thể tự ăn một mình như bà khi con lớn lên!

Cha mẹ cô lặng người một lúc rồi cả hai bỗng nhìn nhau bật khóc. Đêm đó họ đã dẫn mẹ quay về chiếc bàn ăn của gia đình. Và từ đó bà đã cùng dùng bữa trong không khí đầm ấm.

Người con trai và con dâu dường như không có vẻ bực tức gì khi đôi lúc bà lại làm đổ thức ăn ra bàn.

“Nếu không biết nâng niu, quí trọng hạnh phúc từ những bông hồng còn đỏ thắm trên ngực áo bạn. Cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gieo trồng những bông hồng trắng trong đầu óc con trẻ!”.


Sưu tầm
 
T

thuyan9i

Cuộc sống và tôi





Tôi nói với cuộc sống rằng hãy lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng cuộc sống không thể lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng tôi có thể từ bỏ tự trọng của mình khi tôi muốn.

Tôi nói với cuộc sống rằng hãy làm cho đứa con tật nguyền của tôi được lành lặn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tâm hồn đứa con của tôi thật hoàn hảo, và thân thể chỉ là tạm thời mà thôi.

Tôi nói với cuộc sống hãy ban cho tôi sức chịu đựng, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng sự chịu đựng có được một phần do những đau khổ gây nên – và sự chịu đựng không phải là một đặc ân ban tặng – chịu đựng là một bản năng sống.

Tôi nói với cuộc sống hãy mang đến cho tôi niềm hạnh phúc, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói sẽ mang đến những điều may mắn cho tôi và hạnh phúc sẽ khởi nguồn từ chính bản thân tôi.

Tôi nói với cuộc sống hãy làm giảm đi những nỗi đau trong tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói rằng sự chịu đựng giúp tôi thoát khỏi những lo lắng vật chất và mang tôi đến gần cuộc sống hơn.

Tôi nói với cuộc sống hãy giúp tôi luôn chín chắn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tôi phải biết tự trưởng thành, nhưng cuộc sống sẽ tô điểm thêm vào những năm tháng trong đời tôi với những lần vấp ngã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm sống.

Và khi tôi nói với cuộc sống rằng hãy giúp tôi có thể yêu một người nào đó nhiều như người đó đã yêu tôi, cuộc sống nói với tôi rằng cuối cùng tôi cũng hiểu ra vấn đề rằng cuộc sống không là một phép màu để cầu xin, cuộc sống là cơ hội để tôi được yêu thương và biết yêu thương.

Cuộc sống không cố ý muốn làm chúng ta e dè sợ hãi, mà chỉ muốn chúng ta hiểu và sống mà thôi.



Hạnh Nguyễn phỏng dịch.
 
T

thuyan9i

Những giọt nước mắt từ trên trời

Vào một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, ngồi cùng chồng bên cạnh lò sưởi, Fiammetta chợt hỏi:

- Mưa là gì vậy hở anh?

Bên ngoài thời tiết thật là tồi tệ, những giọt nước mưa đập vào ô cử sổ tách, tách, tách.

- Anh ơi, mưa là gì vậy hở? - Fiammetta vừa lặp lại câu hỏi vừa lay bàn tay chồng.

- Mưa hả em, đó có nghĩa là trời đang khóc đấy.

- Nhưng tại sao trời lại khóc?

- Ừ, cũng không hẳn là trời khóc đâu.

Đúng hơn đó là những giọt nước mắt của tất cả những người buồn sầu trên thế giới đã kềt lại thành mây.

- Tất cả những giọt nước mắt ư, thật thế hả anh?

- Không phải tất cả nhưng là hầu hết. Những giọt nước rơi từ trời là của những người buồn sầu mà không được ai an ủi. Còn nếu như họ được an ủi thì những giọt nước ấy sẽ đọng lại và cất giữ trong tim giống như một kho tàng quý giá.

- Nhưng tại sao mưa nhiều quá vậy?

- Điều đó có nghĩa là ngày nay nhiều người than khóc nhưng lại có quá ít người an ủi.

- Vậy làm sao để cho mưa tạnh? Em phải an ủi tất cả mọi người trên thế giớ này ư? Em muốn ngày mai trời lại nắng.

- Chỉ cần em an ủi một người là đủ, ngay khi họ đang khóc, khi mà em gặp họ. Nhưng anh không chắc là em làm được điều đó.

- Vậy tối nay em sẽ đặt thật nhiều ly ở bậu cửa sổ để hứng nước mưa, và em sẽ mang trả lại cho những người chủ thật sự của chúng, những người đã buồn sầu than khóc.

- Nhưng làm sao em có thể trả lại đúng giọt nước mắt cho từng người được? Họ đâu có ghi tên lên trên đó.

Fiammetta đã không trả lời được câu hỏi của chồng nhưng nàng biết rằng có một cách. Sáng hôm sau, nàng kiên nhẫn đặt từng giọt nước lên lòng bàn tay và nhìn vào bên trong. Những giọt pha lê nhỏ bé ấy luôn còn đọng lại một khuôn mặt.



Từ tài nguyên Net.
Không rõ nguồn.
 
T

thuyan9i

Tôi là Thầy

Nhị Tường dịch

---o0o---



Tôi là Thầy ngay từ giây phút đầu tiên có một câu hỏi thốt ra từ miệng một đứa bé.

Tôi đã từng là nhiều người ở nhiều nơi.

Tôi là Socrates [1], khuyến khích tuổi trẻ Hy Lạp khám phá những điều mới mẻ bằng cách đặt câu hỏi.

Tôi là Anne Sullivan gom thu những bí mật của vũ trụ vào đôi tay rộng mở của Helen Keller.[2]

Tôi là Aesop và Hans Christian Andersen, đưa ra những chân lý thông qua những mẩu chuyện không thể nào kể hết.

Tôi cũng mang danh những nhân vật mà tiếng tăm và khuôn mặt đã phai mờ nhưng những bài học và tính cách của họ vẫn được lưu giữ mãi trong lòng học sinh.

Tôi đã từng rơi nước mắt hạnh phúc mừng đám cưới của những học sinh cũ, đã từng cười hân hoan trong lễ mừng thôi nôi con của họ và cũng đã từng đứng cúi đầu bối rối và đau khổ trước mộ huyệt của những học sinh còn quá trẻ.

Ngày ngày, tôi được xem như một diễn viên, một người bạn, một người điều dưỡng, một bác sĩ, một huấn luyện viên, một người sưu tầm những bài báo thất lạc, người cho mượn tiền, một tài xế, một chuyên gia tâm lý, bảo mẫu, một người tiếp thị, một chính khách và cũng là một nhà truyền giáo.

Mặc cho những bản đồ, đồ thị, công thức, động từ, những câu chuyện và những cuốn sách, tôi thật sự chẳng có gì để dạy bởi chính những học sinh của tôi tự tìm để học, và chính nhờ điều đó thế giới này mới cho họ biết họ là ai.

Tôi là một nghịch lý; tôi nói to nhất khi tôi đang lắng nghe. Những món quà lớn nhất tôi hằng mong mỏi là nhận được lời khen từ học sinh của tôi.

Vinh hoa phú quý không phải là mục đích của tôi, nhưng tôi là người suốt đời luôn đưa ra những yêu cầu để tìm kiếm cho học trò của tôi những cơ hội sử dụng tài năng của họ và đôi khi trong cuộc tìm kiếm mãi mãi đó phải chấp nhận sự thất bại.

Tôi là niềm may mắn nhất cho tất cả những ai nỗ lực.

Bác sĩ sản khoa được phép chào đón một sinh linh mới vào đời chỉ trong một giây phút diệu kỳ nào đó, còn tôi được phép nhìn thấy cuộc sống đó tái sinh mỗi ngày bằng những câu hỏi, những ý tưởng và những tình bạn mới.

Kiến trúc sư biết rằng nếu xây dựng cẩn trọng thì tòa kiến trúc của anh ta có thể đứng vững hàng thế kỷ, nhưng một người thầy biết rằng nếu xây dựng bằng niềm tin và lòng thương yêu, thì những gì ta dựng xây sẽ tồn tại mãi mãi.

Tôi là một chiến binh, ngày ngày chiến đấu trên chiến trường chống lại một thế lực gồm sự áp đặt, thụ động, nỗi sợ hãi, sự nhu nhược, định kiến, ngu dốt, và sự thờ ơ. Nhưng tôi có những đồng minh vĩ đại là: sự thông minh, óc tò mò, sự sáng tạo, cá tính, sự ủng hộ của phụ huynh, niềm tin, tình người và những nụ cười... Tất cả điều đó đã giúp tôi giương cao ngọn cờ bất khuất.

Và người mà tôi phải tri ân trong cuộc sống kỳ diệu mà tôi đã may mắn có được? Đó là các bậc phụ huynh. Bởi vì họ đã giao phó cho tôi một trọng trách bất tận: những đứa trẻ của họ.

Và như thế, tôi đã có một quá khứ giàu những kỷ niệm; một hiện tại đầy thách thức, phiêu lưu và mê say, bởi vì tôi được phép sống cuộc đời mình cho tương lai.

Tôi là thầy giáo... và tôi vẫn biết ơn điều đó mỗi ngày.




[1] Nhà triết học Hy Lạp (~470- ~439)

[2] Anne Sullivan là một nhà giáo, bằng sự sáng tạo và kiên nhẫn đã dạy cho Hellen Keller - vốn mù, câm và điếc từ 19 tháng tuổi, tính tình hoang dã và vô kỷ luật - nhận thức được thế giới xung quanh mình và gọi tên được từng sự vật, dần dần bộc lộ được tài năng thiên phú và sau này trở thành một nhà văn nổi tiếng.


(dịch từ internet)
 
T

thuyan9i

Nghệ thuật tha thứ

Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên.

Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói: "Cảm ơn bố, cứ kệ con!".

Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: "Anh dùng phao đi!". Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và "Không, cảm ơn!" - Anh ta lại nói - "Cứ kệ tôi!". Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ - bà anh nói - Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! - Anh ta kêu lên - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!

Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?

Có một câu nói thế này: "Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn".
 
T

thuyan9i

Chỉ trăm bước nữa là thành công số một
Frederick Van Ryn

Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần tôi ở trong tình trạng như vậy tại Constantinople, tại Paris, tại Rome. Nhưng tại New York, ngay cái không khí người ta thở cũng có cái vị của hạnh thông mà thất nghiệp thì thật là tủi nhục.

Tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, điều đó chẳng có gì lạ. Tôi muốn kiếm ăn bằng ngòi bút nhưng lại không viết được bằng tiếng Anh, nên suốt ngày tôi lang thang ngoài phố, không phải vì thích sinh hoạt mà để bà chủ nhà khỏi bận mắt.

Một hôm, trên con đường 42, tôi đụng đầu với một người to lớn tóc hung hung. Tôi nhận ra liền: Féodoe Chaliapine, diễn viên Nga nổi tiếng. Hồi thiếu niên, đã nhiều lần tôi sắp hàng mua giấy hạng bét để nghe ông hát ở rạp Đế Quốc Hí Viện Moscow. Hồi làm báo ở Paris, có lần tôi đến phỏng vấn ông, tôi tưởng ông không nhận ra tôi, không ngờ ông nhận ra. Ông hỏi tôi:

- Bận lắm không?

Tôi đáp lí nhí một câu mơ hồ. Có lẽ ông đoán được tình cảnh của tôi.

- Theo tôi về khách sạn ở góc đường Broadway và đường 103 nhé? Chúng mình cùng đi bộ.

Lúc đó đã giữa trưa và tôi đi lang thang đã năm giờ rồi.

- Nhưng ông Chaliapine ạ, từ đây tới đó năm sáu cây số lận.

Ông ta ngắt lời tôi:

- Điên nào, chưa đầy trăm thước.

Tôi ngạc nhiên hỏi :

- Trăm thước?

- Thì vậy chứ sao! Tôi không nói là tới khách sạn, dĩ nhiên. Là tới gian bắn ở đại lộ 6 ấy.

Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng cũng đi theo. Một lát chúng tôi tới trước gian hàng đó, đứng ngó hai chú lính thủy bắn vào một cái bia, đều đều, không biết bao nhiêu lần. Rồi chúng tôi lại tiếp tục đi.

Ông Chaliapine vui vẻ bảo tôi:

- Bây giờ còn hơn một cây số nữa.

Tôi gật đầu. Một lát sau tới Carnegie Hall, ông Chaliapine bảo ông thích nhìn vẻ mặt của những người tới mua vé nghe hòa nhạc ở Viện Âm Nhạc. Chúng tôi ngừng lại vài phút rồi tiếp tục đi.

Lần này ông nhanh nhẩu bảo:

- Chỉ còn tám trăm thước nữa là tới vườn thú Công Viên Trung Ương. Ở đó có một con đười ươi mặt giống như một ca sĩ có giọng cao mà tôi quen.

Chúng tôi lại thăm con đười ươi. Cách đó một ngàn hai trăm thước, về đường Broadway, chúng tôi ngừng trước một tiệm tạp hóa. Trước cửa tiệm có bày một thùng dưa leo, Chaliapine trố mắt ngó dưa leo một lúc: bác sĩ cấm ông ăn dưa leo.

- Chà, coi ngon quá. Trông thấy mà nhớ tuổi trẻ của tôi.

Còn tôi, tôi tự hỏi vì sao ông chưa ngất ngư chứ, mà lại thấy khỏe mạnh hơn bao giờ. Chúng tôi ngừng một lần cuối cùng nữa ở đường 90 để ngắm những hàng trái cây tại ngôi chợ trước trạm xe điện mới sơn lại, góc đường 96 và sau cùng là tới khách sạn. Chaliapine cười bảo tôi:

- Đường đâu có xa, phải không? Bây giờ tụi mình đi ăn.

Sau bữa ăn thịnh soạn, ông mới cho tôi hiểu tại sao ông bắt tôi đi bộ sáu cây số đó. Giọng ông nghiêm trang:

- Anh sẽ không bao giờ quên lần đi bộ ngày hôm nay đâu. Tôi đã cho anh một bài học nhỏ đó. Đừng bao giờ lo lắng, buồn rầu vì đích còn xa. Chỉ nghĩ tới cái gì ở cách ta một trăm thước thôi. Đừng lo ngại về một tương lai bấp bênh. Chỉ nghĩ tới những cái vui ngày hôm sau thôi, dù nó tầm thường tới mức nào đi nữa.



o O o


Nhiều năm đã trôi qua. Ông Chaliapine đã quy tiên nhưng hầu hết những chỗ làm mục tiêu để đi trong lần đi bộ không sao quên được đó nay đã không còn, cảnh vật đã biến thiên. Nhưng trong bao nhiêu năm đó, triết lý thực tế của ông đã giúp tôi rất nhiều.

Nó đã giúp tôi khi tôi quyết định học tiếng Anh.

Không khi nào tôi tự hỏi: "Phải học bao năm nữa mới viết được thứ tiếng đó?". Trái lại tôi tự nhủ: "Hôm nay trên tờ báo Times có hai mươi tám tiếng mình chưa biết. Ngày mai sẽ còn không tới hai mươi tiếng."

Triết lý đó cũng giúp tôi giữ vững được tinh thần khi vì lầm lỡ của các người hùn vốn, tôi buộc phải trả cho chủ nợ nửa số tiền mà tôi hy vọng kiếm được trong bốn năm sau. Nếu trong hai trăm lẻ tám tuần lễ đó, tôi cứ nghĩ bụng rằng phải sống cực khổ thì chắc chắn tôi đã nản chí mà không kiếm được một đồng nào cả. Nhưng tôi chỉ tự nhủ: "Thứ hai, thứ tư và thứ sáu, mình sẽ làm cho mình." Nghĩ vậy thì mọi sự sẽ thay đổi hết. Tôi trả được hết nợ và kiếm được đủ sống, không đến nỗi thiếu thốn.
Qui tắc trăm bước của Chaliapine là quy tắc vàng. Ai cũng thấy được điều hữu ích mà đi theo. Có thể rằng cái đích ta nhắm còn xa thăm thẳm, nhưng không đầy trăm bước là "tới đại lộ 6". Như vậy cứ từng chặng từng chặng một, chúng ta chẳng những sẽ tới đích, mà trên đường đi còn được hưởng nhiều cái vui nữa.
 
T

thuyan9i

Vì sao mà sống

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.
Một điều gì đó đặc biệt
Pam Bumpus

"Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi", hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt người đàn ông khi được phóng viên hỏi "Nếu ông biết ông không còn gặp lại vợ ông nữa ông sẽ làm gì?".

Ngay lúc này đây, cá nhân tôi nghĩ câu hỏi đó có chút gì ngớ ngẩn khi nó được đặt ra cho những người chồng của các nạn nhân bị khủng bố. Người phóng viên này hình như chẳng có chút tình người nào khi hỏi câu hỏi đó với những người chồng mà vợ của họ là nạn nhân trên chuyến bay đã đâm vào tòa tháp đôi.

Tất nhiên, tất cả chúng ta sẽ làm điều gì đó đặc biệt cho người bạn đời của mình nếu chúng ta biết thời gian chúng ta ở bên nhau không còn bao lâu nữa. Cái anh phóng viên vô tâm làm tôi tức điên máu, xen lẩn một chút gì đó sợ hãi và ưu tư trong tôi khi tôi coi bản tin Nước Mỹ bị khủng bố. Tôi lẩm bẩm "Đúng là gã khùng" và tắt luôn ti vi. Tốt nhất tôi cần nghĩ ngơi, cần hưởng thụ. Tôi nên dẹp bỏ hình ảnh các tòa nhà bị đánh sập, dẹp luôn những mối quan hệ chán ngán và từ chối xem xét những lời yêu cầu của các công nhân.

Nhưng làm sao tôi có thể từ bỏ nỗi ám ảnh trong tôi? Alan - chồng tôi và tôi làm nông trại. Trưa nay anh ấy đang thu hoạch đậu nành ngoài đồng. Tôi quyết định đi lấy quốc kỳ Mỹ chồng tôi đã sửa đem treo sau máy cày. Với ý nghĩa mong muốn chia sẻ những mất mát với đất nước chúng tôi, chúng tôi muốn chứng tỏ sự ủng hộ của mình rằng: Những nông dân Mỹ vẫn đang làm việc chăm chỉ.

Sau nhà, một núi đồ dơ chưa giặt, tôi bắt đầu nghĩ đến cuộc phỏng vấn lúc nãy. Câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi, tôi sẽ làm một điều gì đó đặc biệt. Người đàn ông lịch lãm vừa được phỏng vấn kia giờ đây sẽ chẳng còn dịp để làm điều đó nữa rồi, nhưng tôi thì khác, tôi có thể làm được. Tôi mong Alan và tôi sẽ có cơ hội sống với nhau thêm 40 năm nữa. Nhưng có gì đảm bảo cho điều đó. Ai có thể đảm bảo cho ngày sau.

Một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm. À, chỉ cần anh ta ngăn nắp chắc chắn sẽ gọn gàng. Vậy tôi có thể làm điều đó chứ. Sau 30 phút dọn dẹp và hút bụi trong nhà, tôi ra sân để giặt nốt luôn đống quần áo dơ. Tôi đã gặp rắc rối ngay lúc bắt đầu cho xà bông vào máy giặt, phải bỏ vừa đủ để máy giặt sạch mà không bị đứng, nhưng tôi đã bỏ quá nhiều quần áo khiến hệ thống giặt của máy bị nghẹt và nó quấn lấy nhau xốc mạnh. Làm một điều gì đó đặc biệt… Rác rến đầy nghẹt trong ống xả tôi cần móc hết ra cho nó thông. Thình ***h mà làm việc này tôi sẽ gây kinh ngạc cho Alan lắm đây. Sau vài lần moi móc mà vẫn không xong, cánh tay thì mỏi nhừ, tôi nghĩ chắc mình khó lòng làm xong. Tôi cầu nguyện cùng Chúa. Con cần sự giúp sức của Ngài. Con muốn từ lúc con bắt đầu cho đến khi kết thúc mọi việc con đều làm cho Alan. Con rất muốn làm điều này cho chồng con.

Trong đầu tôi hiện ra ngay một điều sai trái. Làm sao tôi lại có thể làm phiền đến Chúa vì những việc vớ vẩn như vầy? Hàng ngàn lời cầu nguyện cho loài người biết yêu thương nhau. Lúc này đây, biềt bao lời cầu nguyện quan trọng hơn cần được Ngài đoái thương nhìn tới. Tôi thì thầm "Chúa ơi, con xin tạ lỗi!" Làm sao tôi có thể ích kỷ như vậy được? lẽ ra tôi đã có nhiều thời gian cầu nguyện trong ba ngày qua, xin Chúa an ủi gia đình các nạn nhân, xin Ngài ban sự sáng suốt cho các nhà lãnh đạo các quốc gia và hàn gắn các vết thương cho nhân loại. Lời cầu khẩn của tôi cần sự giúp sức của Thiên Chúa giờ đây tự động phát ra từ đáy lòng tôi. Tôi luôn cầu xin Chúa giúp tôi mỗi khi tôi đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng cầu nguyện không còn đúng trong thời điểm này nữa.

Sự thất bại chẳng còn làm tôi lo lắng nữa, tôi kéo cái ống lần nữa. Cái mô-tơ máy giặt đã hoạt động và nó đẩy mạnh nước ra ngoài.

Đúng như dự đoán, Alan vô cùng ngạc nhiên và hài lòng khi anh ấy thấy mọi thứ đều gọn gàng. Và chính bản thân tôi cũng lấy làm ngạc nhiên về bài học sáng nay. Đầu tiên là câu hỏi sống sượng của anh phóng viên đưa tin, làm tôi áp dụng bài học thực tế quan trọng ngay chính gia đình mình. Qua nỗi đau của người chồng mất vợ đã dạy tôi biết yêu chồng tôi. Tôi sẽ còn làm nhiều điều "đặc biệt" cho Alan.

Tiếp theo bài học mà tôi học được quan trọng hơn đó là, Chúa quan phòng mọi chuyện cho chúng ta. Ngài thấu hiểu mọi nỗi khó khăn mà sức con người không thể chịu nổi. Ngài dõi bước theo chúng ta. Và Ngài đồng hành với tất cả chúng ta những người cần Ngài quan tâm khi chúng ta có những ý tưởng tốt đẹp giành cho bất cứ ai chúng ta yêu thương.



Theo Chicken Soup for the Soul.
Truyện do bạn ngocbichle dịch và gửi đến Làng xitrum.
 
T

thuyan9i

Cội rễ của sự trưởng thành

"Sức mạnh của con người định hình trong chính sự yếu đuối của người ấy" (Raipl Waldo Emerson).


Hồi còn nhỏ, tôi có một người hàng xóm mà mọi người gọi là bác sĩ Gibbs. Ông không giống như bất kỳ bác sĩ nào tôi từng biết. Ông rất giản dị và hiền từ, nhất là đối với bọn nhóc nghịch ngợm chúng tôi.

Ngoài giờ làm công việc cứu người, bác sĩ Gibbs thường trồng cây. Ông muốn biến mảnh đất rộng 10 mẫu tây của mình thành một khu rừng mà! Vị bác sĩ hiền lành ấy có những lý thuyết trồng cây rất thú vị, ngược hẳn với nguyên tác mà mọi người cho là hiển nhiên. Không bao giờ ông tưới nước cho những cây mới sinh trưởng – ông giải thích với tôi rằng tưới nước sẽ làm chúng sinh ra hư hỏng, và thế hệ cây kế tiếp sẽ ngày một yếu đi. Vì thế, cần phải tập cho chúng đối mặt với khắc nghiệt. Cây nào không chịu nổi sẽ bị nhổ bỏ ngay từ đầu.

Rồi ông hướng dẫn cho tôi cách tưới nước cho những cây rễ mọc trên cạn, để chúng khô hạn thì sẽ phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước. Thảo nào, chẳng bao giờ tôi thấy ông tưới cây cả. Ông trồng một cây sồi, mỗi sáng thay vì tưới nước, ông lấy tờ báo cuộn tròn lại và đập vào nó: Bốp! Bốp! Bốp! Tôi hỏi ông sao lại làm vậy thì ông trả lời: để làm nó chú ý.

Bác sĩ Gibbs từ giã cõi đời hai năm sau khi tôi xa gia đình. Giờ đây, về nhìn lại những hàng cây nhà ông, tôi lại như mường tượng ra dáng ông đang trồng cây 25 năm về trước. Những thân cây ngày ấy nay đã lớn mạnh và tràn trề sức sống. Như những thanh niên cường tráng, mỗi sáng chúng thức dậy, tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận những gian nan, thử thách.

Vài năm sau tôi cũng tự trồng lấy hai cây xanh. Mùa hè cháy nắng tôi tưới nước, mùa đông giá rét tôi bơm thuốc và cầu nguyện cho chúng. Chúng cao gần chín mét sau hai năm, nhưng lại là những thân cây luôn dựa dẫm vào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió lạnh lướt qua, chúng đã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối!

Chẳng bù với rừng cây của bác sĩ Gibbs. Xem ra nghịch cảnh và sự thiếu thốn dường như lại hữu ích cho chúng hơn sự đầy đủ.

Hằng đêm trước khi đi ngủ, tôi thường ghé phòng hai đứa con trai và ngắm nhìn chúng ngủ ngon lành. Nhìn thân thể nhỏ bé đang phập phồng nhịp thở của cuộc sống, tôi luôn cầu nguyện cho chúng có một cuộc sống dễ chịu.

Nhưng gần đây, tôi chợt nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi lời nguyện cầu ấy. Tôi nguyện cầu cho chúng mạnh mẽ hơn, để chịu được giông gió không thể tránh trong cuộc đời. Có ngây thơ mới mong chúng thoát khỏi gian khổ - bởi lẽ nghịch cảnh, khó khăn luôn là điều hiện hữu tất yếu. Và dù muốn hay không, cuộc đời chẳng bao giờ bằng phẳng cả. Tôi cầu mong cho ‘gốc rễ’ của con mình sẽ bén thật sâu, để chúng có thể hút được sức mạnh từ những suối nguồn tiềm ẩn trong cuộc sống vĩnh hằng.

Thật sự nhìn lại, tôi đã cầu xin sự an lành quá nhiều rồi, nhưng rất hiếm khi những ước muốn ấy được thỏa nguyện. Điều chúng ra cần là cầu sao cho mình rèn luyện được một cơ thể cường tráng và ý chí cứng cỏi, bền vững, để khi nắng cháy hay mưa dông, bão tố, chúng ta sẽ không bao giờ bị gục ngã.



(Theo First News)
 
T

thuyan9i

Đồng hồ đo km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ.

Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy khoảng 12.500.000 phút, có nghĩa là đồng hồ đo km của tôi sẽ có thể đọc 12.500.000 dặm.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn ngắm con đường, hay dùng để nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn vào kiếng chiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi lái xe qua các vòng xoay, và bao nhiêu lần tôi phớt lờ các biển báo giao thông – dù chúng vẫn luôn tồn tại ở đấy… Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi không thể cầm lái vì quá say và… bao nhiêu vụ tai nạn mà tôi đã gây ra…

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi cảm thấy đáng tiếc cho chính mình, hay bao nhiêu dặm tôi đã dùng để hát những bài hát tôi yêu thích trên radio.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi lái xe cho tôi và bao nhiêu dặm tôi lái xe cho ai đó mà tôi quan tâm. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi băng qua ai đó trên phần đường tôi đang đi mà không dừng lại để giúp họ.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi thắt dây an toàn và bao nhiêu dặm tôi đã đi mà buông tay ra khỏi tay lái.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi đi một mình và bao nhiêu dặm tôi cười vang với bạn bè và gia đình ngồi đằng sau ghế.

… Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi sẽ lái xe trước khi tôi biết mình đi đâu…



(Theo Semade)
 
T

thuyan9i

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc lá cây rì rào. Nơi đó tôi cũng được ngắm những thân tre oằn xuống dưới sức gió rồi vút ngược lên trời cao khi những cơn gió lặng đi. Khi tôi nghĩ về tính đàn hồi của thân tre lúc chúng cong và thẳng ngược lại về vị trí cũ, khái niệm về sự thích ứng hiện lên trong óc tôi. Liên hệ điều này với con người, sự thích ứng có nghĩa là khả năng phục hồi sau một cú sốc, nỗi u sầu, hoặc bất kỳ trạng thái nào đã làm căng thẳng hết mức những cảm xúc của con người.

Bạn có bao giờ cảm thấy mình gần như gục ngã? Bạn gần như bị bẽ gãy? Hãy cảm tạ trời đất vì sau thử thách ấy bạn vẫn còn tồn tại để có thể nói về sự trải nghiệm đó. Trong thử thách đó bạn đã cảm thấy một trạng thái tình cảm lẫn lộn đang đe dọa chính sức khỏe của mình. Bạn cảm thấy những xúc cảm bị rút kiệt, tinh thần kiệt quệ và bạn gần như phải hứng chịu một trạng thái về sức khỏe không lấy gì làm dễ chịu.

Cuộc sống là sự tổng hòa của những thời khắc tươi đẹp và đen tối, những phút giây hạnh phúc cũng như bất hạnh.

Những bất hạnh tiếp đến sẽ gần như bẽ gãy bạn, nhưng hãy cố gắng cong người gắng chịu, đừng để bị bẽ gãy. Hãy nỗ lực đừng để hoàn cảnh hạ gục bạn.

Một chút hy vọng sẽ đưa bạn vượt qua những thử thách cam go. Với niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng hoặc một viễn cảnh tươi đẹp, thì mọi điều xem ra sẽ không đến nỗi tồi tệ. Thử thách cam go ấy rồi ra sẽ dễ dàng đương đầu hơn và kết quả cuối cùng thật xứng đáng. Nếu đường đời trở nên cam go và bạn đang ở vào thời điểm sắp gãy, hãy chứng tỏ sự thích ứng của mình. Giống như những cây tre, cong, nhưng không gãy.
 
T

thuyan9i

Bạn thân

Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài "vùng bình địa" giữa những chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

Vị chỉ huy nói:

- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anh ta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. - Vị chỉ huy nói - Bạn anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Người lính trả lời:

- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

- Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng "Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!"

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim ta mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy.
 
T

thuyan9i

Giá trị của những câu hỏi

Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là người gốc Do Thái. Quân Đức quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. Ngay sau đó chúng lùa họ như bầy gia súc và tống lên xe lửa rồi chở thẳng đến trại tập trung... Chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.

Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đã chết sau một cơn mưa đạn?

Thế nhưng anh vẫn phải sống.

Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một sự thật hiển nhiên: nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anh sẽ chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anh không biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?" Anh hầu như luôn nhận được cùng một câu trả lời, "Đừng dại dột", họ trả lời "Không thể nào thoát nổi! Hỏi như vậy chỉ làm dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót". Nhưng anh không chấp nhận điều này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì chuyện trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát? Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?"

Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được. Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đã nhận được câu trả lời. Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anh đã ý thức rõ "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tập trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý do gì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ông này. Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng của xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động, anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông, đàn bà, trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm chí quần áo họ mang trên người, đều bị lột sạch.

Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tởm, mất nhân tính đến thế? Làm sao thượng đế có thể làm một điều tàn ác đến thế? Tại sao thượng đế lại để chuyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky Lech đã hỏi một câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điều này để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.

Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác chết khác tiếp tục được đè lên người anh.

Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ phía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫn còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽ chạy đi.

Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đang nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó trút toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.

Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập trung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khác biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặt ra hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.

Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong những câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chán nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời sao lại là tôi cơ chứ?".
Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng khiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra một câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.

Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn câu trả lời đại khái như sau : "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay "Vì bạn không đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".

Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là chuyện về anh bạn W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời?... Sau vụ tai nạn máy bay, khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anh đã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống, thế mà anh đã có cam đảm hỏi : "Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không"? Các bạn anh trả lời, "Mày điên rồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau , anh và Annie đã thân quen nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả của những câu hỏi mãnh liệt : chúng đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế: những câu trả lời và những giải pháp !

Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiện hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm nghiệm những bí nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống, của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại. Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng bao giờ để mất sự tò mò lành thánh.
 
T

thuyan9i

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.
 
T

thuyan9i

Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ

Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.

Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.

Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.

Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.

Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?

Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10 đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.

Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.

Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.

Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.

Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.

Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.

Cuối cùng, tôi bảo cô:

- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.

Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
 
T

thuyan9i

Bí quyết 90/10

Bí quyết đó là gì?

10% cuộc đời là những gì xảy đến đối với bạn.

90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó.

Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ :

Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái bạn làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đó xảy ra bất chợt, bạn không kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi chịu phạt nặng, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến văn phòng trễ 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra.
Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước.

Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế?

A. Tại tách cà phê chăng?
B. Tại con gái bạn chăng?
C. Tại người cảnh sát à?
D. Do bạn gây ra đấy chứ?

Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong năm giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.

Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác. Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thể nói: “Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút”. Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Vợ chồng bạn hôn nhau rồi cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả.

Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều. Chúc bạn thành công!
 
T

thuyan9i

Lời nói dối của trái tim

Có một người sưu tầm tranh già nua mù lòa sống ở một thị trấn nhỏ nghèo nàn của nước Đức sau chiến tranh. Ông coi những bức tranh trong bộ sưu tập của mình hơn cả sinh mệnh, hàng ngày vẫn "xem" chúng bằng tâm tưởng, ký ức.

Ông lão tội nghiệp không hay biết rằng, chiến tranh đã mang đến cảnh khốn cùng và vợ con ông đã buộc phải bán dần bán mòn ngững bức tranh để giúp gia đình sống qua những ngày đói rét.

Ông lão tội nghiệp sẽ tuyệt vọng đến mức nào nếu biết được điều kinh khủng này, khi mà sự thật có thể bị tiết lộ bởi một nhà buôn tranh đột ngột tìm đến hỏi mua vài bức trong bộ sưu tập của ông.

Nhưng nhà buôn tranh đã hết sức xúc động trước những lời khẩn cầu tha thiết của gia đình ông lão, và đồng ý nhập vai trong một màn kịch. Con người nhân hậu ấy đã làm tất cả để che giấu sự thật và ông đã thành công.

Ông lão yêu tranh đã tiễn người khách bất ngờ của mình ra về với niềm tin nguyên vẹn trong trí óc và niềm vui vẫn lấp lánh trong đôi mắt mù lòa. Còn người buôn tranh, người diễn viên bất đắc dĩ, cái ông mang về sau chuyến viếng thăm ấy không phải là một bức tranh cổ quý hiếm mà là một bài học về tình yêu thương của những con người khốn khổ.

Bạn có thể nói: "Đôi khi không phải sự thật mà là những lời nói dối đã giúp ta sống tốt hơn". Nhưng tôi nghĩ rằng đằng sau những lời-không-trung-thực đó, chính tấm lòng chân thành, sự đồng cảm sâu sắc xuất phát từ trái tim mới làm nên điều kỳ diệu.
 
T

thuyan9i

Nếu có lòng

Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau rặng cây. Một chàng trai hối hả lái chiếc xe Pontiac cũ kỹ trên con đường rất hẹp. Sinh trưởng ở vùng này, con đường quen thuộc với chàng tới mức không cần nhìn chàng cũng biết từng gốc cây bên kia đường. Bóng đêm mịt mù phủ xuống, trời lất phất mưa, gió thổi lạnh ngắt.

Chợt chàng thấy bên kia đường một bà lão đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không cần hỏi cũng biết nó bị trục trặc. Dừng xe lại, chàng trai bước tới, chiếc Pontiac của chàng vẫn nổ máy hổn hển. Bà lão mỉm cười với chàng nhưng ánh mắt đầy lo lắng. Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ, biết bao nhiêu xe chạy qua nhưng chẳng ai chịu dừng lại giúp bà. Liệu gã trai này có định hại bà? Trong bộ đồ tầm tầm và vẻ mặt thất thểu, hẳn anh ta nghèo khó và đang bị cái đói hành hạ. Chàng trai lên tiếng trấn an: "Cháu tới để giúp bà. Sao bà không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À quên, cháu tên là Joe".

Tuy xe chỉ bị xẹp bánh nhưng đối với một bà lão, chuyện đó chẳng khác một thảm họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Chỉ 10 phút sau, chàng đã thay xong bánh sơ cua. Người chàng lấm lem, tay trầy trụa. Trong lúc chàng làm việc bà lão quay kính xuống, thò đầu qua cửa xe nói chuyện với chàng. Té ra bà sống ở St. Louis và mới đi qua đây lần đầu. Joe bối rối ngượng ngùng khi bà lão cảm ơn chàng và hỏi chàng định lấy công bao nhiêu tiền. Bà lão nói Joe đừng ngại, đòi bao nhiêu bà cũng trả. Nếu không gặp được chàng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà giữa đêm tối đường vắng như thế này. Thực lòng Joe chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nhận tiền của bà lão. Sửa xe đâu phải nghề của chàng. Quả là chàng đang thất nghiệp nhưng chàng giúp bà lão chỉ vì thấy tội nghiệp. Vả lại, trong quá khứ biết bao người đã chìa bàn tay hào hiệp cho chàng. Joe từ chối: "Cảm ơn bà. Nếu quả bà có lòng, xin hãy giúp người khác". Joe chờ xe bà lão đi khuất mới rẽ vào con đường về nhà.

Xe chạy được vài dặm, gặp một quán ăn nhỏ bên đường, bà lão xuống xe. Cô hầu bàn vội chạy lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần cho dù đôi chân muốn cứng đờ vì đứng và chạy từ sáng tới giờ. Bà lão tỏ ra ái ngại cho cái bụng bầu chắc cũng đã tới ngày sinh của cô. Bà chợt nhớ tới lời Joe. Ăn xong, bà lão kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đôla. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, bà lão đã biến mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ. Cô gái rưng rưng đọc:

"Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng đã từng được người khác giúp. Nếu con có lòng, xin hãy nhớ tới những người khác".

Trên đường về nhà, cô hầu bàn nghĩ miên man. Làm sao bà lão biết được rằng vợ chồng cô đang gặp lúc khó khăn. Chồng cô thất nghiệp và tháng sau vợ chồng cô có con? Đi ngang qua công viên, cô gái thấy hai bóng người, một lớn một bé ôm nhau trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. "Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm", cô gái chạnh lòng. Nàng dấn chân, thò tay vào túi rút ra mớ giấy bạc của bà lão tặng cô, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con.

"Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng..."

Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cởi giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống. "Về rồi hả cưng. Có chuyện gì không em?", chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.

"Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ".
 
Top Bottom