Nhầm lẫn đáp án, bài giảng post tại đây!

H

hocmai.toanhoc

trong bài giảng phần hệ pt của thầy Lê Bá Trần Phương ạ, cái câu 6(DHKB-2005) phần biến đổi pt có logarit, 2 vế có 3 thầy phải triệt tiêu hết nhưng vế phải thầy vẫn còn giữ nguyên số 3 ạ
http://hocmai.vn/mod/scorm/player.php?a=7264&currentorg=TOC1&scoid=59486

Chào e! Lúc đầu thầy có giữ nguyên số 3, sau thầy sửa lại rồi mà :D. Em xem lại koi!
 
G

giangnhi1994

Tiếp tuyến với đồ thị hàm số , phần 3, bài 6, xem giúp em bài này với toạ độ điểm B ở phút 11:31 hình như thầy nhầm mất rồi , em cảm ơn
:V lúc sau thầy có nói thầy nhầm rồi, xin lỗi nhé em lanh chanh quá ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thientaitk22

A(10,5), B(15, -5), D(-20,0) là 3 đỉnh hình thang vuông ABCD. AB//CD .Tìm C? cho e hỏi thầy tại sao điểm C(-15, -10) bị loại vậy?
 
H

hocmai.toanhoc

A(10,5), B(15, -5), D(-20,0) là 3 đỉnh hình thang vuông ABCD. AB//CD .Tìm C? cho e hỏi thầy tại sao điểm C(-15, -10) bị loại vậy?

Anh không biết em hỏi bài nào? trong chuyên đề, khoá học nào của thầy. Nhưng thấy ngay với C (-15; -10) thì ABCD là hình thang, nhưng không phải là hình thang vuông và AB không // với CD. :D
 
M

mlinh209@gmail.com

http://hocmai.vn/mod/scorm/view_file.php?id=14325

Thầy ơi em có thắc mắc là ở bài 6 trong link trên, khi tìm được 2 điểm cực trị A, B thì bằng cách nào mà viết được phương trình đường thẳng AB vậy thầy. Bởi vì tọa độ AB chứa tham số mà có căn tùm lum em chưa hiểu chỗ đõ lắm. Mong thầy giải đáp cho em sớm ạ.
 
H

hocmai.toanhoc

http://hocmai.vn/mod/scorm/view_file.php?id=14325

Thầy ơi em có thắc mắc là ở bài 6 trong link trên, khi tìm được 2 điểm cực trị A, B thì bằng cách nào mà viết được phương trình đường thẳng AB vậy thầy. Bởi vì tọa độ AB chứa tham số mà có căn tùm lum em chưa hiểu chỗ đõ lắm. Mong thầy giải đáp cho em sớm ạ
.

Chào e,! Ở đây nên sử dụng cách khác để tìm đường thẳng qua 2 điểm cực trị
Đường thẳng qua 2 điểm cực trị đối với hàm bậc 3 là phần dư của phép chia y : y'

Cụ thể: lấy y : y' ta được y=y'.q(x)+r(x) khi đó r(x) là PT đường thẳng qua 2 điểm cực trị

Thật vậy, giả sử 2 điểm cực trị là $A(x_1;y_1); B(x_2;y_2)$ khi đó ta có

$y_1=y'(x_1).q(x_1)+r(x_1) <=> y_1=r(x_1)$ vì (y'(x_1)=0)

$y_2=y'(x_2).q(x_2)+r(x_2) <=> y_2=r(x_2)$ vì (y'(x_2)=0)

như vậy A, B đều thuộc $y=r(x)$ mà r(x) có bậc nhỏ hơn bằng 1=> r(x) là đường thẳng qua 2 điểm cực trị
 
Y

youandpro

Đề 8 câu 8b ! thầy xem giùm e :) ! nếu hk lầm thầy Phương tính tích có hướng sai ^^
 
L

lediep1802

Toán

cho e hỏi một chút dc k ạ!...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 
H

hocmai.toanhoc


Có nhiều cách viết PT đường tròn qua 3 điểm
Ta chỉ cần tìm toạ độ tâm I(a; b)
+ thông qua giải hệ

$\left\{ \begin{array}{l}
I{A^2} = I{B^2}\\
I{A^2} = I{C^2}
\end{array} \right.$

=> toạ độ I=> bán kính R=IA
+ thông qua đường trung trực
Toạ độ tâm I là giao điểm 2 đường trung trực của AB và BC=> .....
 
Top Bottom