[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

M

mia_kul

Bắc thang lên hỏi ông giời 8-} Hỏi sao ông nỡ biến Lý Thông thành con bọ hung chứ chẳng phải con khác 8-}
Cô mia kul này toàn chơi độc =))




Cứ nói quá thế ạ, em có độc địa gì đâu ;)) Xoáy nó thế í mà ^^ ;))

Câu nữa ạ ;))
Liệu có phải Đôn-ki-hô-tê "man mát" ko, nếu ko thì tại sao ông ta là đi đánh nhau với cối xay gió hay làm những việc "vớ vỉn" tương tự (k còn từ ngữ nào khác ;)) ) ạ? ;;)
 
L

lan_phuong_000

Liệu có phải Đôn-ki-hô-tê "man mát" ko, nếu ko thì tại sao ông ta là đi đánh nhau với cối xay gió hay làm những việc "vớ vỉn" tương tự (k còn từ ngữ nào khác ;)) ) ạ? ;;)

;)
Câu hỏi của em hơi "ngây ngô" thì phải?
Một con người nực cười nhưng dũng cảm và khát vọng cao thượng chính là nhân vật mà tác giả muốn xây dựng
Và để xây dựng một nhân vật như thế tác giả cần có những chi tiết mà em cho là "man mát" "vớ vẩn" ;)
Còn việc liên tưởng những chiếc cối xoay gió là hàng chục tên khổng lồ là do Đôn-ki-hô-tê đã đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp -> nhiễm ;)
 
D

death19972000

Cứ nói quá thế ạ, em có độc địa gì đâu ;)) Xoáy nó thế í mà ^^ ;))

Câu nữa ạ ;))
Liệu có phải Đôn-ki-hô-tê "man mát" ko, nếu ko thì tại sao ông ta là đi đánh nhau với cối xay gió hay làm những việc "vớ vỉn" tương tự (k còn từ ngữ nào khác ;)) ) ạ? ;;)

Bản thân của hành động đều xuất phát từ ý nghĩ. Ý nghĩ của con người thường bị tác động bởi ngoại cảnh. Ý muốn của tác giả là muốn xây dựng một nhân vật với những ước mơ và những khát vọng hết sức cao thượng nhưng lại được tạo nên bởi những hành động hết sức nực cười trong cái thời buổi có thể gọi là "dở hơi" của thời đại mà Đôn ki -hô -tê được sinh ra. Điều này cần phải xem xét tới hoàn cảnh lịch sử và dụng ý nghệ thuật, những thông điệp và giá trị tư tưởng mà tác giả muốn mang tới cho nguời đọc. Dựa vào đó sẽ biết được nhân vật có hành động "man mát" hay không. Bởi lẽ nghệ thuật ngôn từ-văn chương không bao giờ mang lại cho nhân loại cái gì đó đọc rồi chỉ để quên đi.
Thân!
 
L

lan_phuong_000

Tiếp "Đánh nau với cối xoay gió" ;;)
Ý nghĩa của hai hình tượng đối lập Xan-chô Pan-xa và Đôn - ki - hô - tê???
:X
 
F

freakie_fuckie

Re.

Đặt những cái đối lập nhau cạnh nhau cũng như đặt những gam màu tương phản gần nhau, mục đích cuối cũng chỉ là "tôn nhau và tôi đậm nhau lên.
Không những vậy, cặp "tri kỷ " khác thường ấy khắc họa đầy đủ hơn bộ mặt XH bấy giờ
 
L

lan_phuong_000

Tiếp nha (Truyện Cô bé bán diêm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía bé (mộng tưởng) ?
 
M

mia_kul

Tiếp nha (Truyện Cô bé bán diêm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía bé (mộng tưởng) ?

Mộng tưởng của em bé, đó là mơ ước được sống trong hạnh phúc: được ăn ngoan và ăn no, được sống trong căn nhà hạnh phúc, được ngắm nhìn những thứ xinh xắn và được ở bên bà nội.

Chi tiết con ngỗng quay tiến về phía em bé thể hiện ước mơ rất thật: em muốn có một bữa tiệc thật ngon trong đêm giao thừa

(nghĩ gì viết nấy thôi ạ =)))
 
L

lan_phuong_000

Chúng ta hãy xoáy sâu vào vấn đề này nhé!
Đó là một chút nghịch ngợm của tác giả hay là cả một nghệ thuật?
(Mọi thắc mắc xin xem lại câu hỏi ở trên đây 2#) :)
 
T

tunkute123

Tiếp nha (Truyện Cô bé bán diêm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía bé (mộng tưởng) ?


Hình tượng ấy là đại diện cho mân cổ cao đầy đêm giao thừa. Đó là thứ mà mỗi gia đình dường như đều có.

Song cái hình ảnh ấy đâu mang một nghĩa đẹp là vậy. Nó chính là sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ của em bé, là cái mâu thuẫn giữa hoàn cảnh của em và người đời. Chính vì vậy nó càng tô đậm thêm cái bất hạnh, cái cô đơn lẻ loi của em. Trong khi nhà nhà vui cái niềm vui đoàn tụ thì một mình e với những que diêm, chứng kiến cảnh sum vầy, cảnh nó ấm mà tự thấy đau cho số phận e

Không chỉ tô đậm mà phải chăng đó chính là mơ ước của e, mơ ước được có một mân cỗ trong đêm giao thời của đất trời, mơ ước được với tới con ngỗng hay chính là với tới sự sum vầy, đoàn tụ, với đến hạnh phúc gia đình. Mơ ước của tác giả cho em bé có được hạnh phúc, có được những gì em bé vốn dĩ phải nhận được.. Con ngỗng cứ tiến dần về phía em là hạnh phúc đang mỉm cười với em, để sau đó em được trôi trong miền hạnh phúc cùng bà...

Con ngỗng vừa phô được hiện thực vừa toát lên cái nhân đạo của An- đéc- xen.
---> Hình tượng Văn mang tính đa nghĩa ( ý kiến cá nhân)


Có chút hơi lạc nhưng mong các bạn hiểu nghĩa nó xa xa tí :D
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

. Mơ ước của tác giả cho em bé có được hạnh phúc, có được những gì em bé vốn dĩ phải nhận được.. Con ngỗng cứ tiến dần về phía em là hạnh phúc đang mỉm cười với em, để sau đó em được trôi trong miền hạnh phúc cùng bà...

Đó là nhận định của bạn tunkute123 còn bạn thì sao?
Riêng mình xin phép là người tóm tắt ý kiến của các bạn vì với mình đã là phân tích một tác phẩm thì không thể lấy duy nhất ý kiến cả nhân của mình, mình sẽ gộp tất cả các ý của các bạn lại để có câu trả lời đích đáng nhất cho câu hỏi trên ^^
 
F

freakie_fuckie

Tiếp nha (Truyện Cô bé bán diêm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía bé (mộng tưởng) ?

Con ngỗng ấy là biểu tượng của lễ giáng sinh : đó là ngày lễ của tình yêu, ngày mà gia đình đoàn tụ, quây quần
~> Ngỗng trong truyện cổ biểu tượng cho khát khao về gia đình và tình cảm giữa những người ruột thịt

Và tất nhiên, ngỗng cũng là những ước mong về cuộc sống được ăn no, mặc ấm


@ Phương *8-}*

Chúng ta hãy xoáy sâu vào vấn đề này nhé!
Đó là một chút nghịch ngợm của tác giả hay là cả một nghệ thuật?
(Mọi thắc mắc xin xem lại câu hỏi ở trên đây 2#)
:
truyện cổ mà em, đặc biệt là truyện dành cho thiếu nhi, thì những yếu tố đáng yêu hay ngộ nghĩnh như vậy có rất nhiều 8->
Và nên nhớ là cô bé của chúng ta cũng chỉ là cô bé mà thôi 8-} Cô bé ngây thơ dường vậy, lúc mơ , mờ về con ngỗng biết nhảy múa là chẳng có gì ngạc nhiên. Âu qua đó ta càng thấy cô bé thơ ngây, đáng yêu và đáng quý, giá trị nhân đạo cũng như sức gợi từ câu chuyện qua đó mà càng lớn lao hơn
Ta thì ta nghĩ thế, chẳng biết "cả một nghệ thuật" của em nó là như thế nào ?
 
L

lan_phuong_000


Ta thì ta nghĩ thế, chẳng biết "cả một nghệ thuật" của em nó là như thế nào ?

Trước tiên cảm ơn câu trả lời của chị :)
"nghệ thuật" mà Phương muốn nói đến ở đây chính là điều chị vừa nói trên :)
nghệ thuật là chi tiết là tác giả gửi vào tác phẩm của mình có khi là để thể hiện cảm xúc của nhân vật cũng có khi là để tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Đó là điều chúng ta cần phân tích trong tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen. Vì vậy Phương mong sẽ không có câu hỏi nào ngoài lề vậy nữa. Chúng ta cùng tập trung phân tích nhé! Thật sự đến bây giờ Phương vẫn ấn tượng với câu trả lời của bạn Tủn
 
L

lan_phuong_000

Phương phát hiện ra một chi tiết khá lí thú trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" đó là chất liệu để làm chiếc lá ấy??? Nó có phải là giấy không nhỉ? Một họa sĩ thường gắn với giấy! Vậy tại sao nó không bị ướt khi trời mưa gió? Ai có thể giải thích giúp Phương nào? :)
 
N

niemkieuloveahbu

Mình chỉ trả lời theo cảm nhận của mình thôi nhé. Chiếc lá ấy nó được vẽ lên tường cũng vì thế nó mới là " chiếc lá cuối cùng
".Chiếc lá đó không bị ướt vì mưa gió có lẽ nó được vẽ nên từ tình yêu thuơng giữa con người với con người.:),bên toán nhưng loi choi qua bên văn tý,có gì mong mọi người bỏ quá.:)
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

mình cho rằng chiếc lá được vẽ trên tường mà gió làm sao mà thổi được(ý kiến riêng)
 
F

freakie_fuckie

Phương phát hiện ra một chi tiết khá lí thú trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" đó là chất liệu để làm chiếc lá ấy??? Nó có phải là giấy không nhỉ? Một họa sĩ thường gắn với giấy! Vậy tại sao nó không bị ướt khi trời mưa gió? Ai có thể giải thích giúp Phương nào? :)

Ôi cái câu hỏi :eek:
Giải theo toán, tính ngược từ cuối lên, tớ xin phép được đào bới từng câu hỏi của em theo hai khía cạnh : chủ quan và khách quan vậy ( vì cũng khó để hiểu em đang định hỏi cái gì ~ hỏi rồi tự trả lời rồi còn đâu, cần gì giải thích )
Mạo muội chia câu hỏi của em ra cho đỡ ...nhì nhằng
Khách quan : trả lời theo những gì được hỏi


Ai có thể giải thích giúp Phương nào? :)
Để người ta em Hương ạ *chút* :*

Vậy tại sao nó không bị ướt khi trời mưa gió?
Nó có bị ướt mà *quả quyết* @-) Cái lá ở vách tường, thưa em, nó đâu có ở trong lồng kính , cái đầu óc tỉnh táo lại giùm

Một họa sĩ thường gắn với giấy!
Phải, quả là vậy, ngoài ra người còn gắn với lụa, với gỗ, ở đâu có vật liệu hay mặt phẳng, ở đó là nơi chế ngự của mĩ thuật. /:) Quá là thừa, ta xin phép bổ sung cho em mấy câu thừa ấy ( kèm theo ba cái dấu chấm than quả quyết
Nó có phải là giấy không nhỉ?
Không, nó đc vẽ trên vách tường cạnh phòng bệnh. Sách đã ghi vậy, quả là một điều lý thú :]]
Phương phát hiện ra một chi tiết khá lí thú trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" đó là chất liệu để làm chiếc lá ấy???
Đặt ba cái dấu hỏi là quá chuẩn chỗ này Vì đúng là đọc xong câu hỏi người ta đặt ra ba câu hỏi khác thật. Tiếc là câu này thiếu chủ vị, cấu trúc như chập, nửa dạng khẳng định nửa dạng phủ định nên ta chẳng kịp tìm ra câu trả lời :*
Đề nghị em Phương đặt câu hỏi một tý, tránh đặt những câu hỏi *chẳng ai hiểu gì*
Câu hỏi duy nhất của em, ta trả lời trên rồi nhé *nháy mắt*

Theo ý kiến "chủ quan của tớ, phải chăng em mình muốn hỏi thế này ?

Ý nghĩa chi tiết chiếc lá - bức họa phẩm của cụ Bơ men không rời cành dẫu trời mưa gió có ý nghĩa gì ?

Thì theo tớ (tự hỏi tự trả lời )
Chiếc lá ấy là một bức họa phẩm vĩ đại, bởi đơn giản, nó tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất của nhân loại - tình người. Hình tượng chiếc lá không rơi có đôi vài lý do nhân đạo
-Thứ nhất, nó đơn giản được vẽ trên vách tường nên dẫu có bão nữa nó cũng không thể rụng cành
-Thứ hai , nó xuất hiện ở đấy, kiên trì bám vào gốc tường là để thổi luồng sống cho cô họa sĩ đang chết dần chết mòn trong bệnh tật
-Thứ ba, nó đã nêu lên một thông điệp ngầm : những hành động cao cả, vị tha, nhân ái sẽ trường tồn vĩnh cửu ( giống như chiếc lá tình thương kia, nó vẫn bám gốc cho dù quanh nó, sau trận bão, tất cả những chiếc lá khác đều đã lìa cành).
Nói cách khác, chiếc lá cuối cùng ấy là chi tiết tạo kịch tính và gỡ mọi điểm thắt cho câu chuyện, nó được làm nên từ bút màu , mực, và hơn hết thảy là bằng mạng sống, bằng tình thương (
Chiếc lá cuối cùng" đó là chất liệu để làm chiếc lá ấy
Chiếc lá nhân đạo ấy sẽ mãi bám chắc chắn vào cành lá, nó nhắc nhở, trao cho ta những bài học làm người/
Trả lời lộn xộn, sắp xếp vài ý trong đầu ( sr em, cũng tại câu hỏi nhà em lộn xộn quá )
Thôi thì nếu em định hỏi thê này thì ta trả lời thế này, còn nếu em vốn có ý khác thì em ráng bớt thời gian edit lại câu hỏi của em để mọi người dễ hiểu tý
Ý kiến cá nhân ta

Hôn em cái nữa ý, nhỉ :*

 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

_Cho em hỏi : trong tác phẩm LÃO HẠC , tại sao lão Hạc không chọn 1 cái chết nhẹ nhàng ___!!??_____________________:):)
 
M

mia_kul

Câu này hình như trước trả lời rồi thì phải? ;))

Lão Hạc chọn cách dùng bả chó để kết liễu đời mình, vì con chó Vàng của lão đã bị lão lừa chết một cách tương tự như thế. Lão là người có lương tâm và chính lão cũng ko ngờ mình nỡ tâm lừa con chó. Hết (hơi lan man+có vẻ kém thuyết phục :(()
 
L

lan_phuong_000

_Cho em hỏi : trong tác phẩm LÃO HẠC , tại sao lão Hạc không chọn 1 cái chết nhẹ nhàng ___!!??_____________________:):)

-Tại sao Lão Hạc phải chết? Vì cuộc sống nhọc nhằn? Không! Lão chết vì cảm thấy mình không xứng đáng là một con người khi nỡ giết hại Cậu Vàng - người mà Lão coi như con - cái chết từ bã chó! Và hình như để trả hết nợ đời, Lão chọn bã chó để kết liễu tất cả, cái chết tuy đau đớn nhưng làm lão hả dạ!
 
N

nhokloveyou

giáo sư Xoay ơi cho mình hỏi tí nè: Trong văn bản tức nước vỡ bờ thỳ chị dậu có nói với tên cai lệ rằng :"mày đánh chồng bà, bà cho mày xem". Chị dậu muốn cho tên cai lệ xem cái gì thế ạ???:mad:
 
Top Bottom