- 19 Tháng tám 2018
- 2,749
- 6,038
- 596
- 23
- Thái Bình
- Đại học Y Dược Thái Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn, như đã thông báo ở topic Ra mắt Topic ôn thi HSG Toán THCS hôm nay mình sẽ đăng chuyên đề đầu tiên về Phương trình vô tỷ. Chuyên đề này do @chi254 - Tmod Toán biên soạn nội dung. Chúng mình cùng vào học nhé
Phương trình vô tỷ
I. Phương pháp nâng lên lũy thừa
Nhận xét: Đây là phương pháp gần như quen thuộc nhất với các bạn. Có thể là trực tiếp giải phương trình, hoặc có lúc là chìa khóa còn lại để tìm nghiệm phương trình. Có thể là bình phương, lập phương hay lũy thừa cao hơn tùy vào bài toán. Những bài toán được giải bằng phương pháp nâng lên lũy thừa là những bài toán có dạng phương trình cơ bản, phương trình chứa hằng đẳng thức, hay phương trình chứa nhiều lớp căn thức.
1. Các dạng về căn thức bậc 2
Dạng toán 1: [imath]\sqrt{f(x)} = \sqrt{g(x)}[/imath] [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}g(x) \geq 0 (f(x) \geq 0 ) \\ f(x) = g(x) \end{matrix}\right.[/imath]
VD1: [imath]\sqrt{2x -1} = \sqrt{ x^2 + 2x - 5}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}2x -1 \geq 0 \\ 2x -1 = x^2 + 2x - 5 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]x = 3[/imath]
VD2: [imath]\sqrt{x^3 - 3x + 1} = \sqrt{ x^3 -4x + 2}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^3 - 3x +1 \geq 0 \\ x^3 - 3x + 1 = x^3 -4x + 2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^3 - 3x +1 \geq 0 \\ x = 1 \end{matrix}\right.[/imath] ( Loại)
Lưu ý: Trong một số trường hợp, việc giải điều kiện phức tạp, ta có thể không giải và sau khi giải ra nghiệm thì thử lại xem thỏa mãn hay không
Dạng toán 2: [imath]\sqrt{f(x)} =g(x)[/imath] [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}g(x) \geq 0 \\ f(x) = [g(x)]^2 \end{matrix}\right.[/imath]
VD: [imath]\sqrt{(x-3)^2(x-1)} = x -3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}x -3 \geq 0 \\ (x-3)^2 \cdot (x-1) = (x-3)^2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}x \geq 3 \\ \left[\begin{matrix} x = 3 \\ x = 2 \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]x = 3[/imath]
Dạng toán 3: [imath]\sqrt{ax + b} + \sqrt{cx + d} = \sqrt{mx + n}[/imath]
VD1: [imath]\sqrt{x + 1} + \sqrt{x + 4} = 3[/imath]
ĐKXĐ : [imath]x \geq -1[/imath]
Bình phương 2 vế :
[imath]x + 1 + x + 4 + 2\sqrt{x^2 + 5x +4} = 9[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \sqrt{x^2 + 5x +4} = 2 - x[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}2-x \geq 0 \\ x^2 + 5x + 4 = (2-x)^2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 0[/imath] ( Thỏa mãn)
VD2: [imath]\sqrt{x +1} + \sqrt{4-x} = \sqrt{9+2x}[/imath]
ĐKXĐ : [imath]-1 \leq x \leq 4[/imath]
Bình phương 2 vế : [imath]x+1+4-x+2\sqrt{-x^{2}+3x+4}=9+2x[/imath]
[tex]\Leftrightarrow \sqrt{-x^{2}+3x+4}=x+2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+2\geq 0 & \\ -x^{2}+3x+4=(x+2)^{2} & \end{matrix}\right.[/tex]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \geq -2 \\ \left[\begin{matrix} x = 0 \\ x =-\dfrac{1}{2} \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
Vậy tập nghiệm của phương trình là [imath]\left \{ 0;-\dfrac{1}{2} \right \}[/imath]
Dạng toán 4: [imath]\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)} = \sqrt{u(x)} + \sqrt{v(x)}[/imath]
Trong đó: [imath]\sqrt{f(x)\cdot g(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath] hoặc [imath]\sqrt{f(x) \cdot v(x)} = \sqrt{u(x) \cdot g(x)}[/imath] hoặc [imath]\sqrt{f(x) \cdot u(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath]
Phương pháp:
TH1: [imath]\sqrt{f(x) \cdot g(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath]
Sử dụng phép biến đổi tương tương: [imath](\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)})^2 = (\sqrt{u(x)} + \sqrt{v(x)})^2[/imath]
TH2: [imath]\sqrt{f(x) \cdot v(x)} = \sqrt{u(x) \cdot g(x)}[/imath]
Sử dụng phép biến đổi hệ quả [imath](\sqrt{f(x)} - \sqrt{v(x)})^2 = (\sqrt{u(x)} - \sqrt{g(x)})^2[/imath]
TH3: Tương tự TH2
Kiến thức bổ sung:
Phương trình tương đương: Hai phương trình [imath]f_{1}(x) = g_{1}(x)[/imath] (1) và [imath]f_{2}(x) = g_{2}(x)[/imath] (2) gọi là hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm
Phép biến đổi tương đương là phép biến đổi không làm thay đổi tập nghiệm của phương trình.
Một số phép biến đổi thường sử dụng:
+ Cộng (trừ) cả hai vế của phương trình mà không làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình. Khi đó ta thu được phương trình tương đương phương trình đã cho.
+ Nhân (chia) vào hai vế với một biểu thức khác không và không làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình. Khi đó ta thu được phương trình tương đương với phương trình đã cho.
+ Bình phương hai vế của phương trình (1) (hai vế luôn cùng dấu) ta thu được phương trình tương đương với phương trình đã cho.
Phương trình hệ quả: Phương trình (2) gọi là phương trình hệ quả của phương trình (1) khi tập nghiệm của phương trình (2) chứa tập nghiệm của phương trình (1)
Phương trình hệ quả có thể có thêm nghiệm không phải là nghiệm của phương trình ban đầu. Ta gọi là nghiệm ngoại lai.
Khi giải phương trình, không phải lúc nào cũng áp dụng được phép biến đổi tương đương. Trong nhiều trường hợp ta phải thực hiện các phép biến đổi đưa tới phương trình hệ quả. Lúc đó, để loại nghiệm ngoại lai ta phải thử lại các nghiệm tìm được.
Một số phép biến đổi hệ quả:
+) Bình phương 2 vế của một phương trình ( 1 hoặc cả 2 vế có thể âm)
+) Nhân 2 vế với một biểu thức chưa khác 0
VD1: [imath]\sqrt{\dfrac{x^3 + 1}{x+3}} + \sqrt{x+3} = \sqrt{x^2 - x +1} + \sqrt{x+1}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \dfrac{x^3 + 1}{x+3} + 2\sqrt{x^3+1} +x +3 = x^2 -x +1 + 2\sqrt{x^3+1} + x +1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \dfrac{x^3 + 1}{x+3} = x^2 - x - 1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^3 + 1 =x^3 + 2x^2 -4x - 3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^2 -2x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \pm \sqrt{3}[/imath]
Kết luận: Vậy ...
VD2: [imath]\sqrt{x+3} + \sqrt{3x+1} = \sqrt{4x} + \sqrt{2x+2}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \sqrt{4x} - \sqrt{x +3} = \sqrt{3x+1} - \sqrt{2x +2}[/imath]
[imath]\Rightarrow (\sqrt{4x} - \sqrt{x+3} )^2= (\sqrt{3x+1} - \sqrt{2x +2})^2[/imath]
$\Leftrightarrow \sqrt{4x(x+3)} = \sqrt{(3x+1)(2x+2)}\\
[imath]\Leftrightarrow x^2 - 2x + 1 = 0[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 1[/imath]
Thử lại thấy [imath]x = 1[/imath] thỏa mãn
Vậy phương trình đã cho có nghiệm [imath]x =1[/imath]
2. Các dạng về căn thức bậc 3
Dạng toán 1: [imath]\sqrt[3]{f(x)} = \sqrt[3]{g(x)}[/imath] [imath]\Leftrightarrow f(x) = g(x)[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{x^2 - 3x} = \sqrt[3]{x -4}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^2 - 3x = x - 4[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 2[/imath]
Dạng toán 2: [imath]\sqrt[3]{f(x)} =g(x) \Leftrightarrow f(x) = [g(x)]^3[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{(x + 1)^3(x-2)} = x+1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow (x + 1)^3(x-2) = (x+1)^3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath][imath]\left[\begin{matrix}x = -1 \\ x = 3 \end{matrix}\right.[/imath]
Dạng toán 3: [imath]\sqrt[3]{ax + b} + \sqrt[3]{cx + d} = \sqrt[3]{mx + n}[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{x+1} + \sqrt[3]{x+2} = \sqrt[3]{2x+3}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x +1 + x +2 + 3\sqrt[3]{x^2 + 3x +2}(\sqrt[3]{x+1} + \sqrt[3]{x+2} )= 2x +3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left[\begin{matrix}x = -1 \\ x = -2 \\ x = \dfrac{-1}{2} \end{matrix}\right.[/imath]
3. Một số dạng khác: [imath]ax^2 + bx + c = \sqrt{mx + n}[/imath]
VD: [imath]2x^2 -6x - 1 = \sqrt{4x+5}[/imath]
ĐKXĐ : [imath]x \geq \dfrac{-4}{5}[/imath]
Bình phương 2 vế:
pt [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ 4x^4 + 36x^2 +1 - 24x^3 + 12x -4x^2 = 4x + 5 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ 4x^4 -24x^3 + 32x^2 + 8x - 4 = 0 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ x^4 - 6x^3 + 8x^2 + 2x - 1 = 0\end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ (x^2 - 2x -1)(x^2 - 4x + 1) = 0 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left[\begin{matrix} x \geq \dfrac{3 + \sqrt{11}}{2} \\ x \leq \dfrac{3 - \sqrt{11}}{2} \end{matrix}\right.[/imath] [imath]\left[\begin{matrix} x = 1 \pm \sqrt{2} \\ x = 2 \pm \sqrt{3} \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x = 1 - \sqrt{2} \\ x = 2 + \sqrt{3} \end{matrix}\right.[/imath]
Vậy ...
Lưu ý: Với dạng bài này, ta cũng có thể bình phương 2 vế, đưa về phương trình bậc 4. Nhưng thường thì phần sau phân tích nhân tử nếu nghiệm lẻ thì khá mất thời gian. Vậy nên, ta hạn chế phương pháp này cho dạng phương trình này.
Topic sẽ tiếp tục được cập nhật, dự kiến vào ngày 4/10/2021. Bài tập vận dụng sẽ được đăng vào tối ngày mai. Chúc các bạn học tốt
Xem thêm :
[Bài tập] Chuyên đề HSG: Phương trình vô tỷ
[Thông báo] Ra mắt minigame IQ Toán học
[Thông báo] Ra mắt Topic ôn thi HSG Toán THCS
Phương trình vô tỷ
I. Phương pháp nâng lên lũy thừa
Nhận xét: Đây là phương pháp gần như quen thuộc nhất với các bạn. Có thể là trực tiếp giải phương trình, hoặc có lúc là chìa khóa còn lại để tìm nghiệm phương trình. Có thể là bình phương, lập phương hay lũy thừa cao hơn tùy vào bài toán. Những bài toán được giải bằng phương pháp nâng lên lũy thừa là những bài toán có dạng phương trình cơ bản, phương trình chứa hằng đẳng thức, hay phương trình chứa nhiều lớp căn thức.
1. Các dạng về căn thức bậc 2
Dạng toán 1: [imath]\sqrt{f(x)} = \sqrt{g(x)}[/imath] [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}g(x) \geq 0 (f(x) \geq 0 ) \\ f(x) = g(x) \end{matrix}\right.[/imath]
VD1: [imath]\sqrt{2x -1} = \sqrt{ x^2 + 2x - 5}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}2x -1 \geq 0 \\ 2x -1 = x^2 + 2x - 5 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]x = 3[/imath]
VD2: [imath]\sqrt{x^3 - 3x + 1} = \sqrt{ x^3 -4x + 2}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^3 - 3x +1 \geq 0 \\ x^3 - 3x + 1 = x^3 -4x + 2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^3 - 3x +1 \geq 0 \\ x = 1 \end{matrix}\right.[/imath] ( Loại)
Lưu ý: Trong một số trường hợp, việc giải điều kiện phức tạp, ta có thể không giải và sau khi giải ra nghiệm thì thử lại xem thỏa mãn hay không
Dạng toán 2: [imath]\sqrt{f(x)} =g(x)[/imath] [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}g(x) \geq 0 \\ f(x) = [g(x)]^2 \end{matrix}\right.[/imath]
VD: [imath]\sqrt{(x-3)^2(x-1)} = x -3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}x -3 \geq 0 \\ (x-3)^2 \cdot (x-1) = (x-3)^2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}x \geq 3 \\ \left[\begin{matrix} x = 3 \\ x = 2 \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]x = 3[/imath]
Dạng toán 3: [imath]\sqrt{ax + b} + \sqrt{cx + d} = \sqrt{mx + n}[/imath]
VD1: [imath]\sqrt{x + 1} + \sqrt{x + 4} = 3[/imath]
ĐKXĐ : [imath]x \geq -1[/imath]
Bình phương 2 vế :
[imath]x + 1 + x + 4 + 2\sqrt{x^2 + 5x +4} = 9[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \sqrt{x^2 + 5x +4} = 2 - x[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left\{\begin{matrix}2-x \geq 0 \\ x^2 + 5x + 4 = (2-x)^2 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 0[/imath] ( Thỏa mãn)
VD2: [imath]\sqrt{x +1} + \sqrt{4-x} = \sqrt{9+2x}[/imath]
ĐKXĐ : [imath]-1 \leq x \leq 4[/imath]
Bình phương 2 vế : [imath]x+1+4-x+2\sqrt{-x^{2}+3x+4}=9+2x[/imath]
[tex]\Leftrightarrow \sqrt{-x^{2}+3x+4}=x+2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+2\geq 0 & \\ -x^{2}+3x+4=(x+2)^{2} & \end{matrix}\right.[/tex]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \geq -2 \\ \left[\begin{matrix} x = 0 \\ x =-\dfrac{1}{2} \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
Vậy tập nghiệm của phương trình là [imath]\left \{ 0;-\dfrac{1}{2} \right \}[/imath]
Dạng toán 4: [imath]\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)} = \sqrt{u(x)} + \sqrt{v(x)}[/imath]
Trong đó: [imath]\sqrt{f(x)\cdot g(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath] hoặc [imath]\sqrt{f(x) \cdot v(x)} = \sqrt{u(x) \cdot g(x)}[/imath] hoặc [imath]\sqrt{f(x) \cdot u(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath]
Phương pháp:
TH1: [imath]\sqrt{f(x) \cdot g(x)} = \sqrt{u(x) \cdot v(x)}[/imath]
Sử dụng phép biến đổi tương tương: [imath](\sqrt{f(x)} + \sqrt{g(x)})^2 = (\sqrt{u(x)} + \sqrt{v(x)})^2[/imath]
TH2: [imath]\sqrt{f(x) \cdot v(x)} = \sqrt{u(x) \cdot g(x)}[/imath]
Sử dụng phép biến đổi hệ quả [imath](\sqrt{f(x)} - \sqrt{v(x)})^2 = (\sqrt{u(x)} - \sqrt{g(x)})^2[/imath]
TH3: Tương tự TH2
Kiến thức bổ sung:
Phương trình tương đương: Hai phương trình [imath]f_{1}(x) = g_{1}(x)[/imath] (1) và [imath]f_{2}(x) = g_{2}(x)[/imath] (2) gọi là hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm
Phép biến đổi tương đương là phép biến đổi không làm thay đổi tập nghiệm của phương trình.
Một số phép biến đổi thường sử dụng:
+ Cộng (trừ) cả hai vế của phương trình mà không làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình. Khi đó ta thu được phương trình tương đương phương trình đã cho.
+ Nhân (chia) vào hai vế với một biểu thức khác không và không làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình. Khi đó ta thu được phương trình tương đương với phương trình đã cho.
+ Bình phương hai vế của phương trình (1) (hai vế luôn cùng dấu) ta thu được phương trình tương đương với phương trình đã cho.
Phương trình hệ quả: Phương trình (2) gọi là phương trình hệ quả của phương trình (1) khi tập nghiệm của phương trình (2) chứa tập nghiệm của phương trình (1)
Phương trình hệ quả có thể có thêm nghiệm không phải là nghiệm của phương trình ban đầu. Ta gọi là nghiệm ngoại lai.
Khi giải phương trình, không phải lúc nào cũng áp dụng được phép biến đổi tương đương. Trong nhiều trường hợp ta phải thực hiện các phép biến đổi đưa tới phương trình hệ quả. Lúc đó, để loại nghiệm ngoại lai ta phải thử lại các nghiệm tìm được.
Một số phép biến đổi hệ quả:
+) Bình phương 2 vế của một phương trình ( 1 hoặc cả 2 vế có thể âm)
+) Nhân 2 vế với một biểu thức chưa khác 0
VD1: [imath]\sqrt{\dfrac{x^3 + 1}{x+3}} + \sqrt{x+3} = \sqrt{x^2 - x +1} + \sqrt{x+1}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \dfrac{x^3 + 1}{x+3} + 2\sqrt{x^3+1} +x +3 = x^2 -x +1 + 2\sqrt{x^3+1} + x +1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \dfrac{x^3 + 1}{x+3} = x^2 - x - 1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^3 + 1 =x^3 + 2x^2 -4x - 3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^2 -2x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \pm \sqrt{3}[/imath]
Kết luận: Vậy ...
VD2: [imath]\sqrt{x+3} + \sqrt{3x+1} = \sqrt{4x} + \sqrt{2x+2}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \sqrt{4x} - \sqrt{x +3} = \sqrt{3x+1} - \sqrt{2x +2}[/imath]
[imath]\Rightarrow (\sqrt{4x} - \sqrt{x+3} )^2= (\sqrt{3x+1} - \sqrt{2x +2})^2[/imath]
$\Leftrightarrow \sqrt{4x(x+3)} = \sqrt{(3x+1)(2x+2)}\\
[imath]\Leftrightarrow x^2 - 2x + 1 = 0[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 1[/imath]
Thử lại thấy [imath]x = 1[/imath] thỏa mãn
Vậy phương trình đã cho có nghiệm [imath]x =1[/imath]
2. Các dạng về căn thức bậc 3
Dạng toán 1: [imath]\sqrt[3]{f(x)} = \sqrt[3]{g(x)}[/imath] [imath]\Leftrightarrow f(x) = g(x)[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{x^2 - 3x} = \sqrt[3]{x -4}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x^2 - 3x = x - 4[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x = 2[/imath]
Dạng toán 2: [imath]\sqrt[3]{f(x)} =g(x) \Leftrightarrow f(x) = [g(x)]^3[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{(x + 1)^3(x-2)} = x+1[/imath]
[imath]\Leftrightarrow (x + 1)^3(x-2) = (x+1)^3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath][imath]\left[\begin{matrix}x = -1 \\ x = 3 \end{matrix}\right.[/imath]
Dạng toán 3: [imath]\sqrt[3]{ax + b} + \sqrt[3]{cx + d} = \sqrt[3]{mx + n}[/imath]
VD: [imath]\sqrt[3]{x+1} + \sqrt[3]{x+2} = \sqrt[3]{2x+3}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow x +1 + x +2 + 3\sqrt[3]{x^2 + 3x +2}(\sqrt[3]{x+1} + \sqrt[3]{x+2} )= 2x +3[/imath]
[imath]\Leftrightarrow[/imath] [imath]\left[\begin{matrix}x = -1 \\ x = -2 \\ x = \dfrac{-1}{2} \end{matrix}\right.[/imath]
3. Một số dạng khác: [imath]ax^2 + bx + c = \sqrt{mx + n}[/imath]
VD: [imath]2x^2 -6x - 1 = \sqrt{4x+5}[/imath]
ĐKXĐ : [imath]x \geq \dfrac{-4}{5}[/imath]
Bình phương 2 vế:
pt [imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ 4x^4 + 36x^2 +1 - 24x^3 + 12x -4x^2 = 4x + 5 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ 4x^4 -24x^3 + 32x^2 + 8x - 4 = 0 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ x^4 - 6x^3 + 8x^2 + 2x - 1 = 0\end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^2 - 6x - 1 \geq 0 \\ (x^2 - 2x -1)(x^2 - 4x + 1) = 0 \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left[\begin{matrix} x \geq \dfrac{3 + \sqrt{11}}{2} \\ x \leq \dfrac{3 - \sqrt{11}}{2} \end{matrix}\right.[/imath] [imath]\left[\begin{matrix} x = 1 \pm \sqrt{2} \\ x = 2 \pm \sqrt{3} \end{matrix}\right. \end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x = 1 - \sqrt{2} \\ x = 2 + \sqrt{3} \end{matrix}\right.[/imath]
Vậy ...
Lưu ý: Với dạng bài này, ta cũng có thể bình phương 2 vế, đưa về phương trình bậc 4. Nhưng thường thì phần sau phân tích nhân tử nếu nghiệm lẻ thì khá mất thời gian. Vậy nên, ta hạn chế phương pháp này cho dạng phương trình này.
Topic sẽ tiếp tục được cập nhật, dự kiến vào ngày 4/10/2021. Bài tập vận dụng sẽ được đăng vào tối ngày mai. Chúc các bạn học tốt
Xem thêm :
[Bài tập] Chuyên đề HSG: Phương trình vô tỷ
[Thông báo] Ra mắt minigame IQ Toán học
[Thông báo] Ra mắt Topic ôn thi HSG Toán THCS
Last edited by a moderator: