Hóa [Luyện hóa]-Nitơ

H

hienzu

em muốn hỏi khi cho 1 chất tác dụng với HNO3 hay H2SO4 làm sao biết sp khử khi nào là NO , NO2 hay N2 được ạ

tùy thuộc và 2 axit đó loãng hay đặc
- ngoài ra có fu thuộc vào KL td vs nó nữa

+ HNO3 đăc td vs KL có tính khử yếu\RightarrowNO2,

+HNO3 loãng............................\Rightarrow NO
Ngoài ra td vs KL có tính khử mạnh: Mg, Al...HNO3 loãng có thể bị khử đến N2,N2O,NH4NO3....
 
A

alonely_pro2010

hìhì, có khi còn phụ thuộc cả vào nhiệt độ nữa đấy mấy bạn nhỉ :)
 
Q

quocoanh12345

uk, thì HNO3 hòa tan hết 1 phần kim loại, lúc này trong dd có Fe(NO3)3 và M(NO3)n, Fe và M dư tiếp tục khử [TEX]Fe^{3+}[/TEX] thành [TEX]Fe^{2+}[/TEX] , lượng [TEX]Fe^{3+}[/TEX] tạo ra vừa đủ để hòa tan hết lươ]ngj kim loại dư ! OK !!!!!!!!!!!!!!!
_____________________________________-(đọc kĩ đề rồi hãy nhận xét bài tớ ha )


Đã hòa tan hết thì làm gì còn lượng KL dư bạn ;)
___________________________________________-
 
Q

quocoanh12345

theo mình thì ngược lại ms đúng
+ [TEX]HNO_3[/TEX] đặc thì tạo ra + [TEX]NO_2[/TEX]
+ [TEX]HNO_3[/TEX] loãng thì tùy vào nồng độ, tính khử của kim loại mà tạo ra NO, [TEX]N_2O[/TEX] , [TEX]N_2[/TEX] , [TEX]NH_4NO_3[/TEX], [TEX]NO_2[/TEX]


Mình sửa lại rồi đó bạn à
Cảm ơn bạn đã nhắc mình !!!! :D

 
A

alonely_pro2010


Đã hòa tan hết thì làm gì còn lượng KL dư bạn ;)
___________________________________________-

có nghĩa là lượng [TEX]HNO_3[/TEX] chỉ đủ để hòa tan được 1 phần kim loại tạo ra muối [TEX]Fe(NO_3)_3[/TEX] ( hay [TEX]Fe^{3+}[/TEX] ), theo như dãy điện hóa thì lượng kim loại còn lại sẽ p.ư vừa đủ với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] để tạo ra [TEX]Fe^{2+}[/TEX], cuối cùng thì chỉ còn lại dd chứa muối sắt(II) và muối M nitrat
 
Q

quocoanh12345

có nghĩa là lượng [TEX]HNO_3[/TEX] chỉ đủ để hòa tan được 1 phần kim loại tạo ra muối [TEX]Fe(NO_3)_3[/TEX] ( hay [TEX]Fe^{3+}[/TEX] ), theo như dãy điện hóa thì lượng kim loại còn lại sẽ p.ư vừa đủ với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] để tạo ra [TEX]Fe^{2+}[/TEX], cuối cùng thì chỉ còn lại dd chứa muối sắt(II) và muối M nitrat


Vậy bạn trình bày ra xem thử nào (trao đổi học tập lẫn nhau ha ;) )




 
A

alonely_pro2010


Vậy bạn trình bày ra xem thử nào (trao đổi học tập lẫn nhau ha ;) )





hì, đùa bạn tí thôi, cách giải của bạn đúng trong trường hợp [TEX]HNO_3[/TEX] dư, chắc đề thiếu chữ dư, tuy nhiên nếu đề đúng thì sẽ chia ra nhiều trường hợp để giải,nhưng bây giờ mình phải đi học ôn rồi, tối nay mình sẽ post lời giải, ok!
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

20 câu lý thuyết về chương Nito - cũng khá dễ nên các bạn cố làm hết nha ^^

Câu 1. Công thức háo học của magie photphua là:

A. Mg2P2 B. Mg3P2 C. Mg5P2 D. Mg3(PO4)2

Câu 2. Trong phương trình phản ứng H2SO4 + P H3PO4 + SO2 + H2O. Hệ số của P là:

A. 1 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 3. Cho phốt phin vào nước ta được dung dịch có môi trường gì?

A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. Không xác định

Câu 4. Thuốc thử dùng để biết: HCl, HNO3 và H4PO3

A. Quỳ tím B. Cu C. dd AgNO3 D. Cu và AgNO3

Câu 5. Trong dung dịch H3PO4­­ có bao nhiêu ion khác.

A. 2 B. 3 C. 4 D. vô số

Câu 6. Hòa tan 1mol Na3PO4 vào H2O. Số mol Na+ được hình thành sau khi tách ra khỏi muối là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7. Hóa chất nào sau đây để điều chế H3PO4 trong công nghiệp:

A.Ca3(PO4)2 và H2SO4(l) B. Ca2HPO4 và H2SO4(đđ)

C. P2O5 và H2SO4đ D. H2SO4(đặc) và Ca3(PO4)2

Câu 8. Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b= 2a ta thu được muối nòa sau đây:

A. NaH2PO4 B. NaH2PO4 C. Na3PO4 D. NaH2PO4 và Na3PO4

Câu 9. Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa. Giá trị của V là.

A. 200ml B. 170ml C. 150ml D. 300ml

Câu 10. Cho Cu tác dụng với Hno3 đặc tạo ra một khí nào sau đây:

A. Không màu B. Màu nâu đỏ C. Không hòa tan trong nước D. Có mùi khai

Câu 11. Nhiệt phân KNO3 thu được các chất nào sau đây:

A. KNO3, NO2 và O2 B. K, NO2, O2 C. KNO2, NO2 và O2 D. KNO2 và O2

Câu 12. Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây:

A. P B. P2O3 C. P2O5 D. H3PO4

Câu 13.
Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất:

A. NH4Cl B. NH4NO3 C. (NH4)2SO4 D. (NH4)2CO

Câu 14. Kim loại nào sau đây phản ứng với nitơ ở điều kiện thường.

A. Li B. Na C. Mg D. Al

Câu 15. Công thức hóa học của đạm một lá là:

A. NH4Cl B. (NH4)2SO4 C. NH4NO3 D. NaNO3

Câu 16. Trong các câu sau câu nào sai:

A. NH3 có thể hiện tính oxi hóa B. Tất cả các muối amoni đều dể tan trong nước.

C. Có thể dùng dung dịch kiềm đặc để nhận biết muối amoni với các muối khác

D. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hoá học hơn phốtpho

Câu 17. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 1M. Muối thu được sau phản ứng là:

A.NaH2PO4 B. NaH2PO4 và Na2HPO4

C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4

Câu 18. Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 19. Dùng thuốc thử ở phương án nào để nhận biết được muối nitrat?

A. Cu, H2SO4 B. Cu, NaOH C. Fe và KCl D. Cu và HCl

Câu 20. Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3 người ta dùng hóa chất nào sau đây:

A. H2SO4 đặc B. CaO C. P2O5 D. CuSO4
 
R

rish

Câu 18. Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 19. Dùng thuốc thử ở phương án nào để nhận biết được muối nitrat?

A. Cu, H2SO4 B. Cu, NaOH C. Fe và KCl D. Cu và HCl

Câu 20. Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3 người ta dùng hóa chất nào sau đây:

A. H2SO4 đặc B. CaO C. P2O5 D. CuSO4
Câu 18:số chất là 3:[TEX]FeO,Fe(NO_3)_2,FeS[/TEX]
Câu 19:Chọn A:[TEX]Cu,H_2SO_4[/TEX] đặc nóng
[TEX]Cu +H^{+}+NO_3^{-}====>Cu^{2+}+NO+H_2O[/TEX]
Câu 20:TRong công nghiệp thường dùng CaO
Khơi màu 3 câu cuối trước ^^


@ làm hết đi bạn !^^
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

· Dạng I : Hiệu suất phản ứng

· Câu 1: Một hỗn hợp A gồm hai khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3 cho chúng phản ứng với nhau tạo NH3 .Sau phản ứng thu được

· hỗn hợp khí B . Tỉ khối hơi của A đối với B là 0,6 .Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 .

· Câu 2: Cho một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 OoC và 200 at ( xúc tác thích hợp ) nung

· nóng bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ OoC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu .

o Tính H % phản ứng .

o b)Nếu lấy 12,5% lượng NH3 tạo thành điều chế được bao nhiêu lít dung dịch NH 3 25% ( d= 0,907 g/ml ) .

· Câu 3: Đun nóng hỗn hợp gồm 200 gam NH4Cl và 200 gam CaO .Từ lượng khí NH3 tạo ra điều chế được 224 ml dung dịch NH3

· 30% ( d= 0,829 g/ml ) . Tính H% phản ứng đun nóng .

· Câu 4: Nén một hỗn hợp gồm 4 lit N2 và 14 lit H2 trong bình phản ứng ( to >400 oC và xúc tác thích hợp ) .Sau phản ứng thu được

· 16,4 lit hỗn hợp khí ( ở cùng đk to và p ) . Tìm H% .

· Câu 5 : Từ 112 lit N2 và 392 lit H2 tạo ra được 34 gam NH3 .Tính H % phản ứng ( V đo ở đktc )

· Câu 6 : Cần lấy bao nhiêu lit N2 và H2 để tạo ra được 201,6 lit NH3 .Biết H% =18% ( V đo ở đktc) .

· Câu 7: Lượng NH3 tổng hợp được từ 28 m3 hỗn hợp N2 và H2 (đktc) có tỉ lệ thể tích là 1: 4 , đem điều chế dung dịch NH3 20% ,

· d= 0,925 kg/l . Tính thể tích dung dịch NH3 thu được biết H%=96% .

· Câu 8: Trong một bình kín chứa 90mol N2 và 310 mol H2 , lúc đầu có áp suất bằng p=200 atm . Nhiệt độ giữ cho không đổi đến

· khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng . Tính áp suất của hỗn hợp khí khi đó . Biết H%=20% .

· Câu 9: Hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ lệ thể tích là 1:4 được nén tới áp suất 252,56 atm và dẫn vào bình phản ứng có dung tích 20 lit,

· nhiệt độ trong bình là 497 oC được giữ không đổi trong quá trình phản ứng .

· a)Tính số mol N2 và H2 có lúc đầu .

· b)Tính số mol mỗi khí khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng biết H%=25% .

· c)Tính áp suất của hỗn hợp khí khi đó .

· Câu 10 : Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6 .Sau khi đun nóng một thời gian để hệ đạt tới trạng thái

· cân bằng thì tỉ khối của hỗn hợp sau phản ứng đối với H2. bằng 4,5

· a)Xác định %V hỗn hợp trước và sau phản ứng .

· b) Tính H% .
 
M

minntuan_94

Câu 18:số chất là 3:[TEX]FeO,Fe(NO_3)_2,FeS[/TEX]
Câu 19:Chọn A:[TEX]Cu,H_2SO_4[/TEX] đặc nóng
[TEX]Cu +H^{+}+NO_3^{-}====>Cu^{2+}+NO+H_2O[/TEX]
Câu 20:TRong công nghiệp thường dùng CaO
Khơi màu 3 câu cuối trước ^^


@ làm hết đi bạn !^^
[TEX] CaCL_2[/TEX] tạo phức với Nh3 còn CaO thì sao ??????????
 
R

rish

[TEX]CaCl_2[/TEX] tạo phức vớ [TEX]NH_3[/TEX] hồi nào vậy bạn.Nếu tạo phức là phức gì
 
M

minntuan_94

pu đó là [TEX] Cacl_2 +NH_3 -> CaCl_2.8NH3[/TEX]
____________________________________________________________________________
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

· DẠNG II : Xác định thành phần hỗn hợp khí và áp suất

· Câu 1 : Một bình kín dung tích 14 lit chứa 14gam Nitơ ở Oo C . Tính p .

· Câu 2: Trộn 50 lit hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỉ lệ số mol là 1:1 với 50 lit không khí .Tính thể tích khí NO2 tạo ra .

· (các thể tích khí đo cùng đk )

· Câu 3: Trộn lẫn 60ml NH3 và 60ml O2 rồi cho đi qua ống đựng chất xúc tác Pt ( nhiệt độ cao). Hỗn hợp khí đi ra được làm nguội

· ,hơi nước ngưng tụ . Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp còn lại Câu 4: Thực hiện phản ứng với 17,92 lit NH3 và 120 gam CuO .

o a)Tính thể tích N2 .(đktc)

o b)Tính thể tích dung dịch H2SO4 đ,n có nồng độ 55% và d=1,427 g/ml đủ để làm tan hết chất rắn thu được sau phản ứng .

· Câu 5: Dung dịch NH3 25% có d= 0,91 g/ml .

o a)Trong 100ml dung dịch có hòa tan bao nhiêu lit NH3 (đktc) .

o b)Tính thể tích dung dịch NH3 đủ để làm kết tủa hết cation Al 3+ có trong 100ml dung dịch Al2 (SO4 )3 1,115 M .

· Câu 6: Dẫn 8,96lit NH3 (đktc) cho tan vào 200ml dung dịch H2 SO4 1,5M .Tính nồng độ các muối có trong dung dịch thu được .

· Câu 7: Người ta điều chế axit nitric từ nguyên liệu chính là N2 . Người ta phải dùng hết 168ml N2 (đktc) . Tính khối lượng dung dịch

· HNO3 50,4% thu được.

· Câu 8 : Người ta điều chế axit nitric từ nguyên liệu chính là N2 .Người ta phải dùng hết 168 ml N2 (đktc ) với H% = 80% . Tính

· khối lượng dung dịch HNO3 50,4% thu dược .

· Câu 9: Đun nóng 127 gam hỗn hợp hai muối (NH4 )CO3 và NH4HCO3 hỗn hợp phân hủy hết thành khí và hơi nước . Làm nguộI

· sản phẩm đến 27 oC thu được 86,1 lit hỗn hợp khí , dưới áp suất 1 atm .Tính tỉ lệ số mol hai muối trong hỗn hợp .

· Câu 10 : Hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ khối với H2 bằng 4,25 .Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp .

· Câu 11 : A và B là hai oxit của Nitơ có cùng %N = 30,45% . Biết A có tỉ khối so với O2 bằng 1,4375 . B tạo thành từ hai phân tử A

· hóa hợp với nhau . Xác định CTPT của A và B .

· Câu 12 : Một bình kín chứa 4mol N2 và 16mol H2 có áp suất là 400atm khi đạt trạng thái cân bằng thì N2 tham gia phản ứng là 25%

· . Cho nhiệt độ bình giữ không đổi .

o a)Tính số mol khí sau phản ứng .

o Tính áp suất hỗn hợp khí sau phản ứng .

· câu 13 : Môt hỗn hợp khí gồm NO và NxOy có M = 36,4 và d NO / Nx Oy = 15 / 23 .Tính %V mỗi khí .

· câu 14: *** Một hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của Nitơ : NO ; NO2 ; Nx Oy biết %VNO =45% ,

· %VNO2 =15% , % m NO =23,6% . Xác định công thức NxOy .

· Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn một muối amoni của axit cacbonic sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm vào 50gam dung dịch H2 SO4 19,6%

· thì đủ tạo một nuối trung hòa có nồng độ 23,913% .Tìm công thức và khối lượng muối ban đầu

· Câu 16 : cho dung dịch NH4 NO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch hidroxit của một kim loại hóa trị hai thì thu được 4,48 lit khí (đktc)

· và khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,1 gam muối khan . Xác định kim loại hóa tri II .

· Câu 17: Hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của Nitơ có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 18,5 . Oxit của nitơ có công thức phân tử là :

· A .NO B.NO2 C. N2O3 D. N2O5

· Câu 18: Hỗn hợp X gồm hai oxit của nitơ là Y và Z ( với tỉ lệ VY :VZ = 1 : 3 ) có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 20,25 . Y và Z có

· công thức phân tử là :

· A.NO ; N2O3 B.NO ; N2O C.N2O ; N 2O5 D .OTHER
 
D

desert_eagle_tl

Câu 1 : Một bình kín dung tích 14 lit chứa 14gam Nitơ ở Oo C . Tính p .
*
[TEX]p = \frac{nRT}{V}= \frac{0,5 . 0,082 . 273}{14}= 0,8 (atm) [/TEX]

Câu 10 : Hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ khối với H2 bằng 4,25 .Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp .
Coi hh là 1 mol , ta có :
a + b = 1 (1)
28a + 2b = 8,5 (2)
Giải (1) và (2) ==> a= 0,25 , b = 0,75
==> %V H2 = 75%
%V N2 = 25%

ko sử dụng mực đỏ :|
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Đốt cháy 5,6g bột Fe nung đỏ trong bình O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được Vlit hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị của V là

A. 0,672. B. 0,224. C. 0,896. D. 1,120.
 
A

ahcanh95

Đốt cháy 5,6g bột Fe nung đỏ trong bình O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được Vlit hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị của V là

A. 0,672. B. 0,224. C. 0,896. D. 1,120.

ủa, bây giờ còn làm những bài này à.

mol Fe = 0,1 . mol O2 = 0,055 mol

Tỉ khối NO2 và NO = 19 => mol NO = mol NO2

E cho = e nhận => mol NO = mol NO2 = 0,02 mol => V = 0,896 lít.

Hôm nào rảnh lầm hết mấy bài kia mới dc.
 
S

shjro

mọi người xem hộ mình bài này xem có khúc mắc chỗ nào không ma giải k ra
cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu,Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hoá học
b. tính khối lượng chất rắn còn lai sau phản ứng
giúp mình với

ai có bài post lên đi để cùng nhau làm nào
Một hỗn hợp gồm CuO, FeO. Chỉ dùng Fe và dd HCl, hãy nêu hai phương pháp điều chế Cu nguyên chất
dùng sơ đồ càng tốt

mình đây còn bài nữa nak
Nói oxit axit la oxit của phi kim có đúng không? Cho ví dụ minh hoạ
bài này mình thấy cũng hay hay đó. mong mọi người đừng chê
:D
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

mọi người xem hộ mình bài này xem có khúc mắc chỗ nào không ma giải k ra
cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu,Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hoá học
b. tính khối lượng chất rắn còn lai sau phản ứng
giúp mình với

Zn+H2SO4---->ZnSO4+H2

ta có Cu ko t/d vs H2SO4 loãng

=>nZn=0,1 mol

=> khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

=>mCu=4g
 
Top Bottom