[Lí 9]Đề thi HSG và tuyển sinh chuyên Lí

N

nguyenvuling

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Trên một đường đua thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc 20km/h và khoảng cách đều giữa hai người liền kề nhau trong hàng là 20m; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là 40km/h và 30m. Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo?

Bài 2: (2,5 điểm)
Người ta đặt một viên bi đặc bằng sắt hình cầu bán kính R = 6cm đã được nung nóng tới nhiệt độ lên mặt một khối nước đá rất lớn ở . Hỏi viên bi chui vào khối nước đá đến độ sâu bao nhiêu? Bỏ qua sự dẫn nhiệt của nước đá và độ nóng lên của đá đã tan. Cho khối lượng riêng của sắt là D = 7800kg/m3, khối lượng riêng của nước đá là D0 = 915kg/m3, nhiệt dung riêng của sắt là C = 460J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá ( tức là nhiệt lượng mà 1kg nước đá ở cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn thành nước ở nhiệt độ ấy) là = 3,4.105J/kg. Thể tích hình cầu được tính theo công thức với R là bán kính.

Bài 5: (1,0 điểm)
Trong một hộp kín X (trên hình vẽ) có mạch điện ghép bởi các
điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R0. Người ta đo điện
trở giữa hai đầu dây ra 2 và 4 cho ta kết quả là R24 = 0. Sau đó, lần
lượt đo điện trở của các cặp đầu dây ra còn lại, cho ta kết quả là:
R12 = R14 = R23 = R34 = 5R0/3 và R13 = 2R0/3. Bỏ qua điện trở các
dây nối. Hãy xác định cách mắc đơn giản nhất các điện trở trong hộp kín trên.
<pre>
1______________4
| X |
2___ |_____|____3
</pre>
k đưa dc hình vào các bạn thông cảm!!!!
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Không biết bạn kiếm đâu ra cái đê khó vậy
Bài 1:
Xét thời điểm 3 người gặp nhau
Ta thấy người đi xe đạp tiếp theo đuổi kịp người huấn luyện viên nghĩa là người huấn luyện viên đi 1 quãng đường 30 m với vận tốc (40-v) (km/h); người huấn luyện viên ấy lại đuổi kịp người đi bộ phía trước nghĩa là người huấn luyện viên đi quãng đường 20 m với vận tốc (v-20)
Ta có PT
[TEX]\frac{30}{40-v}=\frac{20}{v-20} \Leftrightarrow v=28 (km/h)[/TEX]
Lưu ý, tôi không đổi đơn vị vì các đơn vị đã triệt tiêu nhau
Bài 2:
theo tôi, quả cầu luôn ở trên mặt khối nước đá vì bao nhiêu ngiệt lượng quả cầu tỏa ra, khối nước đá đã dùng để làm tan chảy hết rồi
Bài 3:
Mới nghĩ được thế này
Do R_24=0 nên không có điện trở giữa 2 và 4
R_13=2/3 R_0 nên giữa 1 và 3 có điện trở mắc song song
R_14=R_23=R_14=R_34=5/3 R_0 nên giữa các điểm này có điện trở mắc nối tiếp với điện trở mắc song song
 
H

huutrang93

:D:D:D Mới được người có công lực thâm hậu hơn chỉ điểm, nay xin truyền lại cho mọi người
Bài 2:
Gọi h là khoảng cách từ bề mặt đá lúc ban đầu đến tâm của bi sau khi đứng yên
Ta thấy lượng nước đá tan ra có thể tích bằng thể tích của hình trụ, chiều cao h, bán kính đáy là bán kính của viên bi cộng với một nửa thể tích viên bi
Từ đó viết PT cân bằng nhiệt là giải được
 
N

nguyenvuling

đợi mãi k ai giải bài 3, mình sẽ đưa lời giải
tuy bạn đã giải bài 1 nhưng xin đưa cách khác:
bài 1:
- Ký hiệu vận tốc của VĐV chạy, người quan sát và VĐV đua xe đạp lần lượt là v1, v2 và v3; khoảng cách giữa hai VĐV chạy liền kề là l1 và giữa hai VĐV đua xe đạp liền kề là l2.
- Tại một thời điểm nào đó ba người ở vị trí ngang nhau thì sau thời gian t người quan sát đuổi kịp VĐV chạy và VĐV đua xe đạp phía sau đuổi kịp người quan sát. Ta có các phương trình:
v1t-v2t=l1(1)
v3t-v2t=l2 (2)
- Cộng hai vế các phương trình trên rồi tìm t, ta được:
t= (l1+l2)/(v3-v1)(3)
- Thay (3) vào (1) ta được: v2= v1 + l1 x (v3-v1)/(l1+l2)
- Thay số vào (4) ta có: v2 = 28 (km/h)

bài 2:
1) tính thể tích bi .
2) khối lựong bi.
3) nhiệt lượng bi tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 325 ->0 độ.
4)nhiệt lượng nước đá thu để nóng chảy.
5) phương trình cân bằng nhiệt .
6) tìm ra lg nước đá nóng chảy.
7) tính thể tích nứơc đá nóng chảy đó.
8) điện tích lỗ mà viên bi tạo nên ở đá.
9) độ sâu bằng bán kính của bị + chiều cao hố vừa tính.

bài 3:
- Vì R24 = 0 nên giữa đầu 2 và đầu 4 nối với nhau bởi dây dẫn mà không có điện
trở R0 nào.
- Vì R13 = 2R0/3 < R0 nên giữa đầu 1 và đầu 3 phải có
mạch mắc song song.
- Vì mạch đơn giản nhất nên ta chọn mạch song song
có hai nhánh, số điện trở ở mỗi nhánh là x và y
(x, y: nguyên dương).
- Ta có:
(xR0 . yR0)/(xR0+yR0) = 2R0/3 ;==>3xy=2(x+y)
- Để đơn giản, ta chọn x = 1, thay vào biểu thức trên ta có: y = 2. Vậy mạch 1-3 có dạng đơn giản như hình vẽ (a).

R12 = R14 = R23 = R34 = 5R0/3 = R0 + 2R0/3
Nên các mạch 1-2, 1-4, 2-3, 3-4 gồm một điện
trở R0 mắc nối tiếp với mạch 1-3 ở trên.
Vậy sơ đồ cách mắc đơn giản trong hộp X
như trên hình vẽ (b).

picture.php
 
N

nguyenvuling

bài mới nè :
Bài 1
Một vật sáng AB đặt cách màn chắn một khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là = 30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ ?
Bài 2
Một bình thông nhau có ba nhánh đựng nước ; người ta đổ vào nhánh (1) cột thuỷ ngân có độ cao h và đổ vào nhánh (2) cột dầu có độ cao bằng 2,5.h .
a/ Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất ? Thấp nhất ? Giải thích ?
b/ Tính độ chênh lệch ( tính từ mặt thoáng ) của mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h ?
c/ Cho dHg = 136000 N/m2 , dH2O = 10000 N/m2 , ddầu = 8000 N/m2 và h = 8 cm. Hãy tính độ chênh lệch mực nước ở nhánh (2) và nhánh (3) ?

bài 3:Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm2 cao h = 30cm, khối gỗ được thả nổi trong hồ nước sâu H = 0,8m sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và = 10 000 N/m3.
Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy :
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ ?
b) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước theo phương thẳng đứng ?
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ theo phương thẳng đứng ?
<<<<<<<Thế thoy>>>>>>>
 
H

huutrang93

Bài 1:
f=20 (cm)
Nói thế thôi chứ tôi chưa nghĩ ra cách giải :D:D:D, nhờ phép vẽ mà có được kết quả đấy, hẹn bạn 2 ngày nữa (kiểm tra 1 tiết môn Lí xong) sẽ post lời giải đầy đủ
Bài 2:
Sao giông giống mấy bài trong Sách bài tập lí 8 nhở
Bài này làm dài nên hẹn bạn 2 hôm nữa
Bài 3:
Công để kéo vật cũng là công của lực đẩy Acsimet
a) Vật đứng cân bằng nên
[TEX]F_A=P \Leftrightarrow d_n.S.x=d_v.S.h \Leftrightarrow x=\frac{2}{3}.h=20 (cm)[/TEX]
b) [TEX]A=F.s=d_n.S.x.(h-x)=4,5 (J)[/TEX]
c) [TEX]A=F.s=d_n.S.x.(H-x)=27 (J)[/TEX]
 
N

nguyenvuling

bài mới nè:
1) Dùng một máy nảh mà vật kính có tiêu cự f=10 cm để chụp một bức tranh có kích thước 1mx0.6m lên trên một fim ảnh có kích thước 24mmx36mm. xác đuịnh khoảng cách ngắn nhất từ bức tranh đến vật kính để có thể thu dc ảnh toàn bộ bức tranh trên fim.Tính độ phóng đại của ảnh lúc đó.
2) Đặt một vật AB song song với màn ảnh và cách đó 1 khonảg bằng L=90cm. Sau đó đạy một thấu kính hội tụ xen giữa vật & màn sao cho trục chính của nó vuông góc với AB . Xê dịch thấu kính dich theo phương truc chính người ta thấy có 2 vị trí của thấu kính, tại đó ảnh rõ nét của AB hiện trên màn. Hai vị trí này cách nhau 1 khonảg bằng l=30cm Tính tiêu cự f của thấu kính.
thế thoy
>>>>>>>>>>>GOOD LUCk<<<<<<<<<<<<<
 
N

nguyenvuling

Đề thi học sinh giỏi môn Lý năm 2006-2007
Bài 1:
Từ bến A dọc theo một bờ sông, một chiếc thuyền và một chiếc bè cùng bắt đầu chuyển động. Thuyền chuyển động ngược dòng còn bè được thả trôi theo dòng nước. Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B, thuyền quay lại và chuyển động xuôi dòng. Khi đến vị trí C, thuyền đuổi kịp chiếc bè. Cho biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là không đổi, vận tốc của dòng nước là v1.
a) Tìm thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè.
b) Cho biết khoảng cách AC là 6 km. Tìm vận tốc v1 của dòng nước.

Bài 2:
Một bình nhiệt lượng kế, trong bình có chứa một lượng nước. Binh có khối lượng m' và nhiệt dung riêng c'. Nước có khối lượng m va nhiệt dung riêng c. Nhiệt độ của bình và nước trong bình là t=20 độ C. Đổ thêm vào bình một lượng nước có cùng khối lượng m ở nhiệt độ t'=60 độ C, nhiệt độ của bình khi cân bằng nhiệt là t1= 38 độ C. Hỏi nếu đổ thêm vào bình một lượng nước khối lượng m nữa ở 60 độ C thì nhiệt độ t2 khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường xung quanh.

Bài 3:
Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự là 20 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ L1, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 1 đoạn a. Ảnh của AB qua thấu kính là ảnh ảo A'B' ở cách thấu kính 1 đoạn b. Một thấu kính khác là thấu kính phân kì L2, khi vật AB đặt trước L2 đoạn b thì ảnh của AB qua thấu kính L2 là ảnh ảo A"B" ở cách thấu kính đoạn a.
a) Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính trong 2 trường hợp trên.
b) Tìm tiêu cự của thấu kính phân kì L2.

Bài 4:
Một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Một điện trở thuần có giá trị R0 đã biết, một điện trở thuần có giá trị R chưa biết, một ampe kế có điện trở Ra chưa biết. Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy nêu phương án đo R dựa trên các thiết bị, dụng cụ nêu trên.
Chú ý: không được mắc trực tiếp ampe kế vào 2 cực của nguồn điện vì sẽ làm hỏng ampe kế.
 
B

bossquanganh1

Bài 1:
f=20 (cm):confused:
tôi nghĩ f=20cm là sai chứ
công thức tính f :vật đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng vô cực hoặc rất xa thấu kính thì tính bằng ct 1/OF=1/OF'=1/OA+1/OA'
theo bài =>OA=90cm
OA'=30cm
=>1/OF=1/90+1/30=4/90
=>OF=OF'=90/4=22,5(cm)
vậy tiêu cự TKHT la22,5cm:)>-
trích dẫn ở đề đầu tiên ấy
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Giải.

cả tuần rồi mà chua ai làm hết là sao nhỉ???
post bày lên mà chẳng ai làm hết
:(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)((
Mình thích giải bài 1 nhất.
[TEX]AB = V_1t _1+ (V - V_1)t_1[/TEX]
[TEX]AB = BC - AC = (V+V_1)t_2 - V_1t_2[/TEX]
Từ đó tính được [TEX]t_1 = t_2 = 30 min[/TEX]
Vận tốc nước;[TEX]V_1 = \frac{AC}{t_2}= 12 km/h[/TEX]
Thích giải bài 3 nhì (lười vẽ hình).
Trường hợp TKHT [TEX] -b = \frac{af}{f-a}[/TEX]
Trường hợp là TKPK [TEX] b = \frac{af}{f - a}[/TEX]
Từ đó suy ra [TEX]f_pk = - 20cm[/TEX]

Bổ sung một chút [TEX]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
TKPK f<0, TKHT f>0
Vật thật d> 0, vật ảo d<0
Ảnh thật d'>0, ảnh ảo d'<0
Bài 2 có vẻ dễ đây.

Gọi nhiệt dung của NLK là q (q=m'c')
Ta có
[TEX]q*(t_1 - t) + mc(t_1- t) = mc(t' - t_1)[/TEX] \Leftrightarrow[TEX]18q = 4mc[/TEX]
[TEX]q*(t_2 - t_1) + 2mc(t_2 - t_1) = mc(t' - t_2)[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]q(t_2 -t_1) + 9q(t_2-t_1) = 4,5q(t' - t_2)[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]10(t_2 - 38) = 4,5(60 - t_2)[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]t_2 = 44,8^0C[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Giải tiếp.

Ghét dạng bài này nhất.
Có nhiều cách để mắc thành sơ đồ, nhưng mắc theo hai kiểu này tiện hơn:
Màu xanh: [TEX]R_0[/TEX]
Hình tròn :[TEX]R_a[/TEX]
picture.php

Mắc theo cách thứ nhất, ampe kế chỉ [TEX]I_1[/TEX]
Ta có [TEX]I_1 = \frac{U}{\frac{R_0*R_a}{R_0+R_a}+R}*\frac{R_0}{R_0+R_a}[/TEX]
Hay [TEX]I_1 = \frac{UR_0}{R_0R_a+R_0R+R_aR}[/TEX]
Mắc theo cách thứ 2 ampekế chỉ [TEX]I_2[/TEX]
Ta lại có:[TEX]I_2 = \frac{U}{\frac{R_0R}{R_0+R}+R_a}[/TEX]
Hay [TEX]I_2 = \frac{U(R_0+R)}{R_0R+R_aR+R_0R_a}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]\frac{I_2}{I_1}=\frac{R_0+R}{R_0}[/TEX]
Từ đó [TEX]R = R_0(\frac{I_2}{I_1}-1)[/TEX]


Còn nào nữa không?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvuling

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Chuyên
TP.HCM 2007-2008
________________________________________
Bài 1: (4 điểm)
a) Một chiếc ly nhẵn hinh trụ có chiều cao h=20 cm, tiết diện đáy S=40cm2. Ban đầu ly chứa đầy nước. Đặt lên miệng ly một tấm kim loại phẳng, nhẵn và nhẹ sao cho không còn không khí trong ly. Lật ngược ly trong khi tay vẫn giữ tấm kim loại sát miệng ly. Khi này nếu giữ ly cố định và buông tay ra khỏi tấm kim loại thì tấm kim loại có rời khỏi miệng ly rơi xuống hay không? Giải thích tại sao. Nếu không thì phải treo vào phía dưới tấm kim loại này 1 vật có trọng lượng bao nhiêu để kéo rời tấm kim loại ra khỏi miệng ly. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 10^4 N/m3, áp suất khí quyển là p0 = 10^5 N/m2.
b) Giải lại câu a) nếu ban đầu ly chỉ chứa nước đầy đến nửa ly, phần còn lại trong ly chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển.

Bài 2: (4 điểm)
Một quả cân làm bằng hợp kim đồng và sắt có khối lượng m, khối lượng đồng và sắt trong quả cân lần lượt là m1,m2 với m1=3m2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1=380 J/Kg.K, của sắt là c2=460 J/Kg.K.
a) Tìm nhiệt dung riêng của quả cân.
b) Quả cân nêu trên được nung nóng đến nhiệt độ 99 độ C rồi thả vào một bình nhiệt lượng kế chứa 1 lượng nước có khối lượng M ở nhiệt độ 19 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 29 độ C.
Một quả cân khác cũng có khối lượng m, làm bằng hợp kim đồng và sắt nhưng khối lượng đồng và sắt trong quả cân là m'1 và m'2. Quả cân này được nung nóng đến 100 độ C rồi thả vào bình nhiệt lượng kế chứa 1 lượng nước ở nhiệt độ 19 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 30 độ C. Tìm tỉ số m'1/m'2.
Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh.

Bài 3: (4 điểm):
Một thấu kính có tiêu cự f=20 cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước thấu kính, A trên trục chính. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là x > 20cm.
a) Vẽ sự tạo ảnh A'B' của AB qua thấu kính. Dựa trên hình vẽ này và các phép tính hình học, tìm biểu thức xác định khoảng cách L=AA' theo x.
b) Tính x để khoảng cách L tìm được trong câu a là ngắn nhất. Khoảng cách L ngắn nhất này là bao nhiêu ?

Bài 4: (4 điểm)
Cho mạch điện gồm R1 nt [(R3 nt R4) // R2], R1=R2=R3= 6 ohm, Uab = 18v không đổi. Bỏ qua điện trở các dây nối.
a) Cho biết R4=6 ohm. Tìm cường độ I4 qua R4.
b) Cho biết cường độ dòng điện qua R4 là I4=0.75 A. Tìm R4
Bài 5: (4 điểm):
Cho mạch điện gồm R1 nt R2//R3, Uab không đổi. R1,R2,R3 là các dây dẫn cùng điện trở suất, cùng tiết diện nhưng có chiều dài khác nhau L2 =3 L1, L3 = 6 L1. Bỏ qua điện trở các dây nối.
a) Cho biết công suất tiêu thụ của R1 là P1=3w. Tìm công suất tiêu thụ của R2 &R3.
b) Cho biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt xung quanh của dây và hiệu nhiệt độ dây với môi trường xung quanh. Nhiệt độ của môi trường xung quanh là t0=25 độ C, nhiệt độ dây dẫn R1 là t1= 34 độ C. Tìm nhiệt độ R2, R3.

đề này đã post rồi, h post lại
 
T

thienxung759

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Chuyên
TP.HCM 2007-2008
________________________________________


Bài 4: (4 điểm)
Cho mạch điện gồm R1 nt [(R3 nt R4) // R2], R1=R2=R3= 6 ohm, Uab = 18v không đổi. Bỏ qua điện trở các dây nối.
a) Cho biết R4=6 ohm. Tìm cường độ I4 qua R4.
b) Cho biết cường độ dòng điện qua R4 là I4=0.75 A. Tìm R4


đề này đã post rồi, h post lại
Bài này dễ, làm trước.
a) [TEX]R_4 = 6 om[/TEX] \Rightarrow[TEX]R_2_3_4 = 4 om[/TEX]\Rightarrow[TEX]R=10 om[/TEX]
[TEX]I_mc = 1,8A[/TEX]\Rightarrow[TEX]U_1 = 10,8 V[/TEX]\Rightarrow[TEX]U_3_4 = 7,2 V[/TEX]
\Rightarrow[TEX]I_4 = 0,6 A[/TEX].
b)[TEX]I_4 = I_3_4 = I_mc\frac{R_2}{R_2+R_3+R_4}[/TEX]
[TEX]I_mc = \frac{U}{R_1 + \frac{(R_3+R_4)R_2}{R_2+R_3+R_4}}[/TEX]
\Rightarrow [TEX] I_4 = \frac{U}{R_1 + \frac{(R_3+R_4)R_2}{R_2+R_3+R_4}}\frac{R_2}{R_2+R_3+R_4}[/TEX]
[TEX]I_4 = \frac{U*R_2}{R_2R_3 + R_2R_4 + R_2R_1 + R_1R_4 + R_1R_3}[/TEX]
[TEX]I_4 =\frac{U*R_2}{R_4(R_1+R_2) + 108}[/TEX]
[TEX]0,75 = \frac{108}{12R_4+ 108}[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]R_4 = 3om[/TEX]
Các bài khác để suy nghĩ đã. Khuya rồi!
 
T

thienxung759

Giải tiếp.

Câu 3:Thấu kình gì thế?
Nếu hội tụ thì L min=4f <=>x=2f
Chắc là đúng. Để mình đưa bài giải. f>0 => TKHT
Dùng các tam giác đồng dạng chứng minh công thức [TEX]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX] (tcm).
Ta có [TEX]L = d+d'=d +\frac{df}{d - f}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]Ld - Lf = d^2[/TEX]
Với [TEX]d=x[/TEX]
[TEX]x^2 - Lx + Lf = 0[/TEX]
Vì pt luôn có nghiệm nên [TEX]\delta[/TEX]\geq 0
Hay [TEX]L^2 - 4Lf[/TEX]\geq 0 \Leftrightarrow L\geq 4f \Rightarrow[TEX]L_min = 4f[/TEX]
Khi đó [TEX]x = 2f[/TEX]

Bài 5:
a) Gọi [TEX]R_1[/TEX] là điện trở dây 1
Ta có [TEX]R_3 = 3R_1, R_3 = 6R_1, R_23 = 2R_1[/TEX]
Tính được [TEX] P_23 = 6W, P_2 = 4W, P_3 = 2 W[/TEX]
b)Gọi nhiệt lượng toả ra không khí của [TEX]R_1[/TEX] trong vòng 1 giây là [TEX]q_1[/TEX]
Nhiệt dung (m*c) của [TEX]R_1[/TEX] là [TEX]Q_1[/TEX]
Ta có [TEX]P_1t = (34 - 25)q + Q(34 - 25)[/TEX] (1)
\Leftrightarrow[TEX]P_1t = 9(Q+q)[/TEX]
Vì [TEX]L_2 = 3L_1[/TEX]\Rightarrow [TEX]S_2 = 3S_1, m_2 = 3m_1[/TEX]
\Rightarrow [TEX]q_2 = 3q_1, Q_2 = 3Q1[/TEX]
Gọi T là độ tăng nhiệt độ của [TEX]R_2[/TEX]
Ta có pt
[TEX]P_2t = T(q_2 + Q_2) [/TEX] Hay [TEX]P_2 = 3T(q_1 + Q_1)[/TEX](2)
Lấy (2) chia (1) được [TEX]\frac{P_2}{P_1} = \frac{3T}{9}[/TEX]
Hay [TEX]\frac{4}{3}=\frac{3T}{9}[/TEX]\Leftrightarrow [TEX]T=4^0C[/TEX]
Vậy nhiệt độ của [TEX]R_2 [/TEX] là [TEX]25^0C + T = 29^0C[/TEX]
Tương tự đối với [TEX]R_3[/TEX] ta cũng có nhiệt độ [TEX]26^0C[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Giải bài 2, bài 1 vẫn chưa nghĩ ra.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Chuyên
TP.HCM 2007-2008
________________________________________

Bài 2: (4 điểm)
Một quả cân làm bằng hợp kim đồng và sắt có khối lượng m, khối lượng đồng và sắt trong quả cân lần lượt là m1,m2 với m1=3m2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1=380 J/Kg.K, của sắt là c2=460 J/Kg.K.
a) Tìm nhiệt dung riêng của quả cân.
b) Quả cân nêu trên được nung nóng đến nhiệt độ 99 độ C rồi thả vào một bình nhiệt lượng kế chứa 1 lượng nước có khối lượng M ở nhiệt độ 19 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 29 độ C.
Một quả cân khác cũng có khối lượng m, làm bằng hợp kim đồng và sắt nhưng khối lượng đồng và sắt trong quả cân là m'1 và m'2. Quả cân này được nung nóng đến 100 độ C rồi thả vào bình nhiệt lượng kế chứa 1 lượng nước ở nhiệt độ 19 độ C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 30 độ C. Tìm tỉ số m'1/m'2.
Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh.
Gọi [TEX]C[/TEX] là NDR của quả cân. Giả sử nhiệt độ của quả cân tăng [TEX]t^0[/TEX]
Ta có [TEX]Q = mCt = m_1C_1t + m_2C_2t[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] mC = m_1C_1 + m_2C_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]4m_2C = 3m_2C_1 + m_2C_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]C = \frac{3C1 + C_2}{4} = 400 J/kg^0K[/TEX]

Câu b lười rồi.

Ta có :[TEX]mC'*70 = MC_n*11[/TEX]
[TEX] mC*70 = MC_n*10[/TEX]
Từ đó tính được [TEX]\frac{C'}{C} = \frac{11}{10}[/TEX] \Rightarrow [TEX]C' = 440 J/kg^0K[/TEX]
Ta có [TEX]\frac{m_1'C_1+m_2'C_2}{m_1'+m_2'} = C'[/TEX]
Quy đồng, chuyển vế, chia, ta được:
[TEX]\frac{m_1}{m_2} = \frac{C' - C_2}{C_1 - C'}[/TEX].
 
H

huutrang93

Gọi [TEX]C[/TEX] là NDR của quả cân. Giả sử nhiệt độ của quả cân tăng [TEX]t^0[/TEX]
Ta có [TEX]Q = mCt = m_1C_1t + m_2C_2t[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] mC = m_1C_1 + m_2C_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]4m_2C = 3m_2C_1 + m_2C_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]C = \frac{3C1 + C_2}{4} = 400 J/kg^0K[/TEX]

Câu b lười rồi.

Ta có :[TEX]mC'*70 = MC_n*11[/TEX]
[TEX] mC*70 = MC_n*10[/TEX]
Từ đó tính được [TEX]\frac{C'}{C} = \frac{11}{10}[/TEX] \Rightarrow [TEX]C' = 440 J/kg^0K[/TEX]
Ta có [TEX]\frac{m_1'C_1+m_2'C_2}{m_1'+m_2'} = C'[/TEX]
Quy đồng, chuyển vế, chia, ta được:
[TEX]\frac{m_1}{m_2} = \frac{C' - C_2}{C_1 - C'}[/TEX].

Năm ngoái lúc ôn thi chuyên, em bí bài này, cứ nghĩ nhiệt dung riêng tỉ lệ khối lượng nên tính chia tỉ lệ, nhưng đó lại là cách mò, tuy ra kết quả đúng nhưng không dùng được. Mãi đến hôm nay mới thấy có người giải, thank anh phát

Bài này được giới thiệu là thi 10 Lí Ams, cũng khá thâm
1 nhà thờ cứ cách 1 giây lại đánh 1 tiếng chuông. Xác định vận tốc âm thanh chỉ với 1 cuộn thước dây
 
T

thienxung759

Bài này được giới thiệu là thi 10 Lí Ams, cũng khá thâm
1 nhà thờ cứ cách 1 giây lại đánh 1 tiếng chuông. Xác định vận tốc âm thanh chỉ với 1 cuộn thước dây

Theo mình nghĩ thì nên tìm một chỗ nào đó để đứng sao cho ta nghe thấy tiếng chuông phát ra cùng lúc với người gõ. Dùng thước dây để đo khoảng cách từ vị trí ấy đến chuông. Ví dụ ta đo được 320m thì vận tốc âm thanh là 320m/s.

Nếu ta lỡ đứng ở vị trí sao cho sau 2 s mới nghe được tiếng chuông thì ở vị trí đó ta cũng chả còn thấy được ai đang gõ chuông.

Các bài còn lại chờ chút!
Bài 3 thử xem:
Khi K mở (R3 nt R4) ss (R5 nt R6).
Cách giải. Lập tỉ số giữa [TEX]U_AB[/TEX] và [TEX]U_V[/TEX]
[TEX]U_V = [U_3 - U_5] =[U_AB\frac{R_3}{R_3+R_4}+U_AB\frac{R_5}{R_5+R_6}] [/TEX]
[TEX]U_V = U_AB[\frac{R_3}{R_3+R_4}+\frac{R_5}{R_5+R_6}][/TEX].
Từ đó tính được [TEX]U_AB[/TEX]
Tới giai đoạn lười rồi.
b) Cách giải: Tính [TEX]I_1, I_A[/TEX] theo [TEX]U_AB[/TEX] và [TEX]R_4[/TEX].
Khi k mở, mạch điện trở thành ((R1 ss R30) nt (R2 ss R4)) ss (R5 nt R6)
[TEX]I = \frac{U_AB}{\frac{R_56(R_13+R_24)}{R_13+R_24+R_56}}[/TEX]
[TEX]I_13 = I\frac{R_56}{R_13+R_24+R_56}[/TEX]
[TEX]I_1 = I_13\frac{R_3}{R_3+R_1}[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]I_1 = \frac{U_AB*R_3}{(R_13 + R_24)(R_3 + R_1}[/TEX]
Khi [TEX]R_4 = 0[/TEX] Tức là [TEX]R_24 = 0[/TEX] ---> tính [TEX]I_1[/TEX]
Khi [TEX]R_4 =\infty[/TEX] Tức là [TEX]R_24 = R_2[/TEX]----> tính [TEX]I_1'[/TEX]
Từ đó đưa ra kết luận.
Với [TEX]I_A[/TEX], [TEX]I_A = [I_3 - I_4][/TEX]
Tính [TEX]I_3, I_4[/TEX] tương tự như [TEX]I_1[/TEX], rồi thế vào.
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Anh giải thích kĩ hơn giùm em, tại sao lại như vậy
Này nhé, có phải vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh hàng trăm ngàn lần không?
Ở cách cái chuông 1-2m, vì khoảng cách ngắn nên ta có cảm giác như cái chày vừa chạm vào, tiếng chuông đã vang lên.
Nhưng đứng ở xa chừng 80 - 90 m ta bắt đầu nhận ra cái chày chạm vào chuông một lát, tiếng chuông mới vang lên.
Khi đứng ở khoảng 320m, đánh chuông lần 1 ---> âm thanh chưa truyền tới tai ---> chưa nghe thấy. Đánh chuông lần 2 ----> âm thanh của lần 1 truyền tới. Đánh chuông lần 3----> âm thanh của lần 2 truyền tới.
Chúng ta thấy chày vừa chạm vào chuông, đã có âm thanh vang lên, nhưng đó là âm thanh của lần gõ trước. khoảng cách giữa hai lần gõ là 1s, vậy tức là âm thanh đã đi được 1s.
 
T

thienxung759

đề này mình k biết làm mong mọi ng` giúp
picture.php
Bài 2. TH1
picture.php

Sơ đồ tạo ảnh: AB__tk_____A1B1_\infty
AB___G____A'B'____TK___A"B" (ảnh thật)
Vì [TEX]A_1B_1[/TEX] ở \infty nên AB đặt tại F.
Ta có [TEX]A"B"[/TEX]là ảnh của vật (ảo) [TEX]A'B'[/TEX] qua TK
[TEX]K = \frac{- d'}{d} = - \frac{\frac{df}{d-f}}{d} = \frac{f}{f - d}= \frac{-1}{2}[/TEX] (ảnh ngược chiều vật).
Từ đó tính được [TEX]d = 3f[/TEX] \Rightarrow gương đặt tại 2f.
TH2
picture.php

Sơ đồ tạo ảnh AB___Tk___A1B1 (1)
AB____G___A2B2__Tk____A3B3
\Rightarrow [TEX]A_3B_3[/TEX] là ảnh của [TEX]A_2B_2[/TEX] qua TK (2)
Dùng công thức đã tìm được: [TEX]k = \frac{f}{f - d}[/TEX]
(1) [TEX]K_1= \frac{f}{f - (f+x)}[/TEX](Vì ban đầu vật đặt tại F).
(2) [TEX]K_2 = \frac{f}{f - (3f - x)}[/TEX] (3f - x là khoảngcách từ vật ảo A2
B2 đến TK)
Ảnh này gấp 3 ảnh kia, ta dễ dàng suy ra được:[TEX]K_1=3K_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] \frac{f}{x} = 3\frac{f}{x - 2f}[/TEX]
\Leftrightarrow -[TEX]3x =(x - 2f)[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX] x = \frac{1}{2}f[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom