Kho truyện cười cập nhật liên tục hằng ngày

T

thanhdatkien

ádasdasd

sách cũ, sách mới

Hai vợ chồng làm cùng ngành xuất bản sách. Đêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện, từ chuyện yêu đương, gia đình bè bạn, nghề nghiệp…

Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:

Hôm nay xuất bản lần đầu tiên…

Chị vợ cùng nghề nên nghe chồng đọc xong liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:

Sách mới cho nên phải đắt tiền…

Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình và đọc luôn câu thứ ba:

Anh còn tái bản nhiều lần nữa

Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở

Em để cho anh giữ bản quyền


Vài năm sau…
Cô vợ:

Sách đã cũ rồi phải không anh
Sao nay em thấy anh đọc nhanh
Không còn đọc kỹ như trước nữa
Để sách mơ thêm giấc mộng lành

Anh chồng ngâm nga:

Sách mới người ta thấy phát thèm
Sách mình cũ rích chữ lem nhem
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm.

Cô vợ thanh minh:

Sách cũ nhưng mà truyện nó hay
Đọc hoài vẫn thấy ý… bay bay
Đọc xong kiểu này rồi kiểu khác
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay…

Anh chồng làu bàu

Đọc tới đọc lui mấy năm rồi
Cái bìa sao giống giấy gói xôi
Nội dung từng chữ thuộc như cháo
Nhìn vào hiệu sách nuốt không trôi


Cha hàng xóm lẩm bẩm

Sách cũ nhưng mà tui chưa xem
Nhìn anh đọc miết… thấy cũng thèm
Cũng tính hôm nào sang đọc lén
Liệu có trang nào anh chưa xem?
 
T

thanhdatkien

cần yên tĩnh

Một người đi khám bệnh ,về đến nhà vợ anh ta hỏi:
-Bác sĩ bảo thế nào?
-Bác sĩ bảo không sao,chỉ cân nghĩ ngơi vài ngày là khỏe
-Thế bác sĩ có dặn gì không?
-Bác sĩ có đưa vài viên thuốc ngủ,nói là anh cần được yên tĩnh
-Thế thì anh uống đi
-Không,bác sĩ dặn là thuốc này để em uống





















Trong bữa ăn

Trong bữa ăn, chợt bé lên tiếng:
- Ông ơi...
Người ông có vẻ không bằng lòng:
- Trong bữa ăn, không nên nói chuyện, mất vệ sinh. Ăn xong hãy nói.
Xong bữa ăn, ông vui vẻ xoa đầu bé:
- Nào, bây giờ cháu nói đi!
Bé buồn rầu:
- Lúc nãy có con ruồi ở trong bát của ông. Bây giờ thì ông ăn mất rồi, nói làm gì nữa!
- !!!














truyện ko tên

Hôm tết con gừ vừa rồi, vợ Dòm bắt quả tang Dòm đang ngồi đánh bạc . Tức thì cô nàng ré lên như gà bị cắt tiết:

- Anh đã hứa với tôi bao nhiêu lần là không tụm năm tụm ba uống rượu, đánh bạc nữa. Thế mà....

Dòm nhanh trí:

- Thì bà thấy đó... Bọn tôi chỉ đánh tá lả chứ có tụm năm tụm ba đâu?

Vợ Dòm càng tức:

- Thế thì tụm mấy đây?

Dòm cố cãi:

- Tụm bốn

Thế rồi chuyện gì phải đến ắt sẽ đến, ai cũng biết.
 
T

thanhdatkien

Truyện kể về cây Quất

Ngày xửa ngày xưa , xưa lắm ... để anh kể về cái xưa của nó . Nó xưa đến cái mức mà ông cố nội của anh kể lại cho ông nội anh nghe hồi thế kỉ 19 ( sau này anh tìm được cuốn băng ghi âm buổi kể chuyện ấy ) ông cũng đã bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa.. ."
Anh nhắc lại lần nữa là xưa lắm rồi . Ở một làng nọ có một gia đình khá giả . Nhà có hai anh em trai , mặc dù là người Việt Nam chính cống nhưng ông bà lại sính ngoại nên đặt tên một đứa là : Luân Đôn đứa còn lại gọi là Sinh Tơn . Một ngày xấu giời nọ hai ông bà lên hứng hồi xuân , rủ nhau lên đồi ôn lại " chuyện của chúng mình " Chẳng may hôm ấy có con hổ cụt chân đói quá mò về làng , đi ngang qua đồi , thấy hai cục thịt béo đang hú hí , ngứa mặt nó xơi béng mất . Đôn và Tơn kể từ ngày ấy được nhà trường miễn giảm học phí vì là trẻ mồ côi .
Thằng Tơn là thằng anh , tính tình không khác gì mấy thằng USA gian ngoan , xoả quyệt và thâm độc , còn thằng Đôn thì ngược lại , ngoan ngoãn hiền lành và Galant không khác gì một quý ông người England . Thấm thoắt đã mấy lần chủ tịch nước đọc điện mừng Xuân trên tivi . Đôn và Tơn cũng đã trên 18 tuổi bắt đầu tò mò các trang thienbong.com/thienthai.net .. nên bàn nhau chia tài sản để ra riêng cho thoải mái. Để công bằng , hai anh em mua bộ bài về oánh . Mỗi lần thắng là được lấy một thứ trong nhà . Vốn gian xảo có thừa lại hay đú theo bọn trai làng đi đánh bạc các dịp Tết , Tơn nó làm bài thắng hết của cải trong nhà . Cuối cùng , đỏ cho Đôn , ván cuối bốc bài lên có đủ 3 phỏm ù luôn nên được một mảnh đất nhỏ ngoài đê , trên đó có một căn nhà cấp 4 xuống cấp và khu vườn có một cây Quất Quảng Bá rất sai quả .
Tơn sau đận ấy giàu to , nó bán đất mặt đường cho nước ngoài xây nhà nghỉ .Tiền như quân Nguyên , gái gú bia rượu cả ngày , sống như ông Vua con trong làng vậy .Còn phần Đôn ,nhờ chăm chỉ đánh máy thuê với cả ghi lô đề cho chủ nên cũng chộp giật sống qua ngày được . Mỗi tội gái làng nó không thèm để ý vì không có tương lai gì . Đôn buồn lắm . Chủ nhật ấy , đang dạo trong vườn nghĩ mưu cưa con ông chột đầu làng thì Đôn thấy có con chim to vật vã đang xực liên tục mấy quả đầu mùa chỗ cây Quất của chàng . Bực mình chàng vào xách con Rựa lâu nay thủ trong nhà , rón ra rón rén chạy lại chụp ngang cổ con chim , kề dao vào cổ chim chàng rít qua kẽ răng : " Chết cha mày , cây Quất ông mày trồng để Tết bán lấy tiền mua pháo hoa mà mày dám phá à , bó thịt ! " Chim sợ vãi cả *** . phều phào kêu " Ăn một quả giả cục vàng ,may túi 3 gang , mang đi mà đựng " . Rợn hết cả óc gáy , phim kinh dị Đôn xem cũng nhiều nhưng giờ mới thấy chim biết nói tiếng người , cho là sự lạ , lòng Đôn cũng nguôi giận "Được rồi , cho mày về , mai không qua chở ông đi lấy vàng ông tỉa chết con cụ mày ! " Chim dạ vâng rối rít rồi bay mất hút . Đôn bần thần quay vào nhà ...
Sáng hôm sau chờ mỏi cả cổ không thấy chim cò đâu , Đôn lầm bầm tự rủa mình ngu như Lợn , "đến thằng anh mình nó còn lừa cả mình , nói dek gì đến Chim chóc " . Định bụng ra ngõ làm đĩa bún đậu mắ tôm thì bất thình lình Đôn thấy chim bay đến . Đôn cả mừng , xắn xuýt xun xoe đến hỏi chim :
- định cho tao leo cây hay sao mà lâu thế , con Vợ ?
- đang điên hết cả đầu đây này , lắm mồm thế ! Nãy bay ngang quán cà phê , có thằng nào hút xì gà thơm nức mũi , mình đang phê nhắm mắt bay , dính bố nó vào dây điện thằng chết dẫm nào căng ngang đường , tí chết .
- hề hề - Đôn hềnh hệch cười - Tớ biết đâu được í . Mà thôi , mình đi nhở .
- mang túi đi chưa ?
- rồi , tối qua cắt hai cái ống quần cũ may rồi , vừa thành cái túi vừa có cái quần Ngố , trong cũng được , tí về tao mặc cho mà xem .
Đôn leo lên lưng chim ngồi , chim nói :

- chuyến bay bắt đầu khởi hành đến mỏ vàng , đề nghị quý khách thắt dây an toàn . Không hút thuốc trên lưng chim kẻo cháy lông .
- bố ông , rỗi hơi à !
Chim cười :
- lúc sáng cũng làm đôi quai , giờ hơi máu tí , thông cảm đê .
Đôn thò tay vào túi quần , móc ra hai quả cam xã Đoài tọng hẳn vào mồm chim , vừa noi:
- ăn đi rồi lướt .
Chim nuốt vội tí nghẹn , rùng mình cất cánh bay lên . Qua Vịnh bắc Bộ rồi qua Đảo trường sa Chim bay vào một khu vực sương mù dày đặc , tầm nhìn giảm xuống dưới 1km , sức gió mạnh cấp 10, cấp 11 giật lên cấp 12 khi chiều tối , biển dộng dữ dội . Dự áo trong 24 h tới ...( quên , đây là dự báo thời tiết hôm qua , he he ) Bất thình lình hạ cánh đột ngột xuống một hòn đảo hoang vu . Trên đảo vàng nhiều không kể xiết .Toàn loại 4 số 9 từng cục từng cụ to thôi rồi . Căn bản là cũng thích nhưng vì không tham lắm nên Đôn cũng chỉ lấy đâu khoảng dăm yến rồi lên lưng chim quay về . Khi trở về , Đôn nhảy ngay lên Công ty vàng bạc đấ quý đổi vàng lấy tiền mặt . Qua Nokia mua 2 con 9900 đời mới nhất thời bấy giờ . Tặng con chim một cái còn dặn thêm :
- bao giờ tao nháy , mày qua chỗ tao ăn Quất rồi chở tao đi nữa nhá .
Chim lặng lẽ gật đầu rồi thở dài . Nghĩ thầm , bố mày mà là người bố mỳa mua cả cái vườn Quất Quảng bá chứ tội gì cho mày hưởng lợi . Đoạn bay đi đâu không rõ .

Tin Đôn được chim thần giúp đỡ , nay giàu có hơn cả BillGate nhanh chóng lan đến tai của Tơn . Hắn tức lắm . Rắp tâm lừa Đôn thêm quanữa mới đành lòng ......

Một ngày nọ ... hình như là Chủ Nhật hay sao đó , thằng Tơn qua chỗ nhà Đôn . Chả vòng vo gì cả hắn vào thẳng vấn đề giọng ngọt như mía :
-chú Đôn này , lâu nay anh cứ canh cánh trong lòng chuyện đối xử tệ bạc với chú . Nay , anh cũng có tuổi rồi , chỉ thích vui thú điền viên . Anh dành lại cho chú tất cả , chú về chăm nom bàn thở tổ tiên hộ anh . Còn anh ra đây sống nốt quãng đời còn lại .
Đôn nghe và ngẫm nghĩ :
- Nó nói nghe cũng ngọt . Dù gì thì nó cũng thích cây Quất của mình , cho nó thì chả mất đi đâu , mình giàu phết rồi , bây giờ có thêm mấy cái Vila sống đến già cũng chẳng hết tiền . Còn ở đây với cây Quất , nhỡ con chim dở hơi không đến nữa thì cũng thế .
Xong xuôi , Đôn gật đầu đồng ý .
Tơn mừng nhảy cẫng lên , va cái độp vào cái đèn hoa kỳ , dầu tưới xuống , bắt lửa , đầu cháy không còn một cọng tóc . Nhưng vẫn cười hớn hở , lấy con D410 gọi ngay Thành Hưng chuyển đồ đến ở luôn . Càng tiện , chuyến về thì thằng Đôn cũng chuyển sang nhà Tơn ở hẳn .

Nhờ xin được số Mobile của chim thần , sáng thứ Hai Tơn gọi ngay cho chim . vừa lúc chim đang thèm Quất , thế là bay đến . tưởng là quen biết rồi , chim đậu xuống phát là chén quất ngay , ai ngờ thằng Tơn nó rình sẵn . Nó phang cho một phát quay cu lơ . Lúc tỉnh dậy thấy mình bị trói gô vào thành giường , chim cả kinh không hiẻu chuyện gì xảy ra . Kịp lúc Tơn bước đến , hắn phì phèo điếu Vina , hất hàm nói :
- Con Chó , bây giờ tính sao ?
- sao là thế nào ? Đôn đâu ? mà tao là Chim chứ phải chó déo đâu !
- nó bán lại nhà cho tao rồi , mày ăn Quất phải giả vàng cho tao thì tao mới tha , hiểu chửa ?
- à , chuyện nhỏ , thế thì việc dek gì mày trói tao như Lợn thế này , mai may túi ba gang tao đưa đi lấy .
- ***** phải nhắc , anh mua túi đây rồi , đi luôn .
Nói rồi hắn cởi trói cho Chim ,cẩn thận leo lên lưng không quên mang theo cái balo 9 túi mới mua 60K ngoài chợ .
Chim chán nản nhưng sợ nó bóp cổ mình nên cũng đưa đến đảo lần trước . Thằng Tơn nhặt đầy một túi , rồi lại găm thêm mấy cục vào người . Chim biết nhưng kệ cha nó , nói với thằng mặt dày này chỉ tổ phí nhời .
Khi quay về , phần vì nặng , phần vì đói , chim vừa bay vừa ngủ gật . Một con Vietnam Airline bay ngang qua , chim không kịp tránh , nó táng cho một phát . Cả chim lẫn Tơn rơi tòm xuống biển , chết mất xác ...nghe đâu xác hai đứa dạt vào bãi biển Phunkhet của Thái Land trong trận Sóng Thần vừa rồi ...
Còn Đôn đã sống một cuộc đời vương giả từ đó ..chỉ tiếc , vì nhiều tiền , hắn đâm ra chơi bời nghiện ngập . Sau chết vì dùng quá liều thuốc lắc . Nên bằng chứng về chuyện này không ai conffirm hộ nữa
 
T

thanhdatkien

Nữ Quyền

Một phụ nữ tranh đấu cho Nữ Quyền, gặp một anh thanh niên Hồi giáo có bốn vợ. Liền nói với giọng trách móc:
- Tại sao đàn ông Hồi giáo các anh được quyền lấy 4 vợ. Còn phụ nữ thì không được lấy bốn chồng.

Anh thanh niên điềm tĩnh trả lời:
- Cô có thấy cái xe hơi bốn bánh kia không?
- Thấy thì làm sao?
- Bốn cái bánh xe ấy chỉ cần có một cái bơm thôi. Ngược lại có bao giờ cô thấy một bánh xe cần đến bốn cái bơm bao giờ.

Anh ta nói tiếp
- Tui lấy bốn vợ còn ít đấy. Tôi nghe nói trên diễn đàn TTC hầu như ai cũng trên 4 vợ lận. Vì họ không lấy xe hơi ra làm ví dụ như tui, mà họ lấy xe nhà binh mười tám bánh.

Người Phụ nữ!!!!!!
 
T

thanhdatkien

Tài nói láo

Có một anh giàu rất sành về khoa nói láo, những câu chuyện anh ta bịa ra thần tình, khéo léo đến nỗi nhiều người đã biết tính anh ta rồi, mà vẫn mắc lừa.

Nhờ cái tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan. Một hôm, quan đòi anh ta đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và một cây roi song to tướng để trên bàn:

- Ta nghe đồn anh nói láo tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều rồi.

Bây giờ anh hãy bịa ra một chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng cho ba mươi quan tiền. Trái lại, anh không lừa nổi ta, thì sẵn chiếc roi song kia, ta cho anh ba chục roi.

Anh nói láo nghe xong, gãi đầu gãi tai, bẩm:

- Lạy quan lớn, đèn trời soi xét. Quả bấy lâu nay con mắc tiếng oan, con có nói láo bao giờ đâu ạ! Nguyên con có ông tằng tổ đời xưa đi Sứ bên Tàu, đem về được một bộ sách nói toàn chuyện lạ, con xem thấy hay hay, đem kể lại, nhưng chẳng ai tin, cứ bảo rằng con nói láo...

Câu trả lời gợi tính tò mò của quan. Quan liền bảo:

- Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?

- Trăm lạy quan lớn... Ngài xá cho, vì... con làm gì có sách ấy! Con nói láo đấy ạ!
 
T

thanhdatkien

Làm theo bố vợ

Có anh chàng kia, tính rất khù khờ. Biết thế nên trước khi anh ta đi làm rể, mẹ anh ta đã đinh ninh dặn dò:

- Thấy bố vợ làm gì thì con phải làm theo, chớ đừng hếch mắt lên mà nhìn, người ta cười cho, nghe không?

Nhớ lời mẹ dặn, một hôm bố vợ đang cuốc đất, anh ta chạy lại đỡ lấy cuốc nói:

- Thầy để con làm cho.

Ông bố vợ vui vẻ trao cuốc cho, rồi đi trồng chuối. Thấy thế, anh ta lại chạy theo và bảo để đó anh làm cho.

Lần này ông bố vợ không nói gì cả, bỏ đi đốn tre. Anh ta lại chạy theo giật lấy dao. Bực mình vì anh con rể giành mất việc mà chẳng làm xong việc gì, ông ta bỏ về nhà. Dọc đường cái khăn bịt đầu vướng phải cành tre, ông ta cũng không buồn nhặt, cứ thế đi. Anh con rể không có khăn cũng vội cởi ngay áo treo lên cành tre, rồi tất tả chạy theo bố vợ về.

Về đến nhà, ông ta hầm hầm chạy vào buồng vợ sinh sự với vợ:

- Ðồ ngu! Chọn thế nào mà lại vớ phải một thằng rể điên. Sáng nay chẳng làm được việc gì với nó cả!

Hai vợ chồng cãi nhau, rồi ông ta đạp cho vợ một đạp.

Anh rể vừa hộc tốc chạy về, thấy thế cũng co cẳng đạp cho mẹ vợ thêm một đạp nữa ngã lăn kềnh.

hết truyện đàng hoàng rồi đến phiên truyện 18+
 
T

thanhdatkien

các mod thấy truyện của em hay và có văn hoá thì ấn cảm ơn cko em dùm
hoặc có thể ấn đúng
 
T

thanhdatkien

Một con rùa đang đi đường thì bị ba con sên tấn công, lột sạch hết cả tiền bạc. Rùa lần đến trạm cảnh sát thưa báo. Người cảnh sát hỏi:
- Thế vụ việc bắt đầu như thế nào ?
- Trời, tôi không còn nhớ gì nữa cả, chuyện xảy ra quá nhanh !

.......................................

Hai bạn trẻ làm quen với nhau qua mạng. Sau khi biết số DTDD của nàng, chàng bèn gọi điện ngay cho nàng và tự giới thiệu:
- Anh không hút thuốc, không rượu chè, không chửi thề bao giờ...*** má thật, rơi mẹ nó điếu thuốc vào cốc bia rồi !!!


........................................

Bác sĩ ăn ủi bệnh nhân:
- Bác muốn biết nếu cuộc phẫu thuật không thành công thì có sao không phải không? Bác đừng có lo quá xa. Không có sao đâu, nếu có thì bác cũng không cảm thấy gì đâu !

Một bà mặt mũi, mình mẩy tím bầm đi gặp bác sĩ. Khi được hỏi lý do, bà ta trả lời bị thương là do chồng. Ông bác sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Tôi cứ tưởng là ông nhà đang đi công tác xa cơ mà.
Bà kia trả lời:
- Thì tôi cũng nghĩ như vậy đấy !

..............................

Sau chuyến tập huấn ở nước ngoài, phóng viên hỏi siêu cầu thủ:
- Hiện tại anh cảm thấy thế nào ?
- Tôi thấy rất vui vẻ, phấn chấn và khỏe khoắn. Tôi đã hai lần sút như trái phá vào lưới, thật tuyệt vời.
Phóng viên:
- Thế kết quả của trận đấu đó cuối cùng là bao nhiêu ?
Siêu cầu thủ:
- Kết quả là... 1:1 !

Ông bố dạy con trai mới lớn về tình dục:
- Khi nào con thấy đứa con gái mắt rực sáng, đôi môi nóng bỏng và toàn thân run rẩy thì con ngay lập tực phải... tránh xa nó ra, vì nó đang bị sốt cao đấy !

.........................

Một ông thợ săn, dậy thật sớm giữa mùa đông, vác súng vào rừng định đi săn. Đến nơi ông thấy trời bắt đầu trở gió rồi mưa nên đành quyết định quay về. Đến nhà ông trút bỏ quần áo rồi lên giường nằm cạnh vợ. Bà vợ vừa hỏi vừa ngáp trong khi chưa tỉnh hẳn:
- Thời tiết bên ngoài thế nào ?
- Mưa và lạnh .
- Vậy mà thằng chồng ngu nhà em lại đi săn đấy !
đây là tuyển tập truyện thiếu lâm ngắn
nếu các mod vào đọc thấy hài thì ấn cảm ơn cho em nha
 
T

thanhdatkien

Truyện 1:
"Anh yêu ơi, trái đất tròn thật đấy! Tối hôm qua em mới biết được người vợ thứ ba của anh và người chồng thứ hai của em đang hưởng tuần trăng mật ở biệt thự của người vợ thứ hai của anh cùng với người chồng đầu của em".

Truyện 2:
Một ông chồng cầu nguyện: "Lạy Chúa! Con rất yêu vợ con. Nếu cô ấy đau đầu, con xin đau thay; nếu cô ấy buồn, con xin buồn thay; nếu cô ấy phải chịu cảnh góa bụa, con xin chịu thay..."

Truyện 3: ( ko dành cho người chậm hiểu )
Tôi đi chợ vô tình đứng sau ba cô gái xếp hàng mua dưa chuột, và nghe ba cô nói:
- Bác chọn cho cháu quả mập và tròn.
- Chọn cho cháu quả dài và có gai.
- Cháu mua về đắp mặt,bác lấy loại nào cũng đuợc!

Truyện 4:
Có 3 thằng thiếu đèo nhau trên 1 chiếc xe gắn máy. Khi qua ngã tư, đèn đỏ mà nó cứ thế đi nên bị công an vẫy lại. Một thằng trên xe liền hét lên: "Mày vẫy xe khác đi xe tao chở 3 rồi không chở được thêm nữa".

Truyện 5:
Biển báo tại 1 cửa hàng vàng bạc đá quý:
"Nếu quý khách tự tiện sờ mó hiện vật trưng bày, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy với khách hàng".

Truyện 6: Ai từng trải mới hiểu
Sau đêm tân hôn, chồng rầu rầu bảo vợ: "Thôi, chuyện đã thế rồi, ( thở dài), tình chồng nghĩa vợ..., tôi cũng muối mặt vì cô mà cắn ngón tay này để nhỏ máu ra drap".
Vợ bảo: "Anh có lòng thì tôi có dạ. Cám ơn anh. Tôi cũng sẽ vì anh mà.... xì mũi ra chăn".
 
T

thanhdatkien

tuyển tập 200 truyện ngăn VN có ý nghĩa
726256-b526
Năm mười một tuổi, trong một đêm theo người lớn bắt ếch ngoài đồng, lớ ngớ sao tôi theo nhầm một đám người ra sông vượt biển. Khi lên ghe, có người hỏi, muốn vượt biên họ cho theo, còn không cầm đuốc mà về. Tôi ngoảnh lại, sau lưng, ruộng đất tối thui. Đường về phải băng ngang một gò mả lớn. Mới nghĩ tới, bắt rùng mình. Tôi cầm đuốc liệng xuống sông, rồi nhảy phóc xuống ghe, kiếm một chỗ ngồi im chong ngóc.

Mùa biển lặng, ghe xuôi gió tới Mã Lai. Hai tháng sau, văn phòng Cao Ủy Tỵ nạn sắp xếp tôi sang Mỹ theo diện trẻ mồ côi. Một gia đình ở Georgia nhận tôi làm con. Và tôi, đương nhiên coi Judy, con gái họ như em ruột. Lúc đó, tôi không ngờ, con nhỏ này chính là người thay đổi cuộc đời tôi, chứ không phải là thằng cha cho tôi cây đuốc.

Gia đình mới của tôi ở một thị trấn nhỏ, miền Nam Georgia. Cha nuôi, một người đàn ông cao lớn, suốt ngày quần quật trong nông trại. Mẹ nuôi, người ngoan đạo. Cuộc sống êm đềm, nhưng quen dần cũng đâm chán. Chiều tan trường, tôi thích băng ngõ tắt qua cánh đồng khô sau nhà. ở đó, tôi ngồi đợi nắng thoi thóp rồi tắt dần. Mặt trời lặn bên này để mọc bên kia. Tôi hình dung ra chốn quê xưa. Ruộng đất trơ mình, đìu hiu gốc rạ. Những mái lá đơn sơ. Con đường quê quanh quất. Tôi nhớ mẹ, nhớ em, tơi bời đứt ruột. Mãi khi sập tối mới trở về. Cả nhà Judy nhìn tôi như người bước ra từ cơn mộng dữ. Cha mẹ nuôi không nói, nhưng đôi mắt Judy nhìn tôi như hỏi không ngừng.

 
T

thanhdatkien

tiếp bài trên kia dài vãi ra

Có lần, tôi đang khóc bị Judy bắt gặp. Nó ngó mây trời rồi hỏi, tôi thấy gì trong đó. Đang lúng túng chưa biết trả lời sao thì tôi phát giác. Ráng chiều hất lên mặt nó một màu rực rỡ. Tóc nâu óng, môi ngả màu mận chín. Trời ơi, còn đôi mắt. Một chùm mây nhỏ lửng lơ đang trôi vào trong đó. Thấy tôi ngó sững, Judy hỏi. Tôi nói, mắt mày sâu không thấy đáy. Nó cười chúm chím, cứ nhìn đi rồi sẽ thấy.

Chúng tôi thân thiết như hai anh em ruột. Tôi *** tiếng Anh, vào lớp sợ bạn cười nên càng nói lặp. Về nhà, Judy dạy tôi từng chữ. Nó nắm tay tôi, bắt nói từng câu, hai chữ rồi tăng dần ba, bốn chữ... Nó dẫn tôi ra đồng, ngồi cách nhau một sào rạ để nói chuyện. Cốt ý tập tôi nói lớn, nói cho quen, để hết cà lặp. Vốn liếng tiếng Anh của tôi hầu hết là Judy dạy. Chỉ có ba chữ “I love you” là tôi dạy nó. Đó là năm tôi mười bảy, cũng ngay trên cánh đồng này.

Mấy năm sau, cha nuôi bớt việc, ở nhà thường. Mẹ nuôi ngày càng ngoan đạo. Cuối tuần, cả nhà đi lễ. Bọn con trai trong họ đạo thích Judy. Tôi chê, mấy thằng vai u thịt bắp nhưng đầu óc trống trơn. Judy nói, còn anh ốm tong, trông yếu xìu. Không phải đùa, nhiều lúc tôi thấy Judy nể họ ra mặt.

Năm mười tám, tốt nghiệp trung học xong. Đám bạn như nghé tan bầy. Tôi lên thành phố kiếm trường định vừa làm vừa học. Hôm về, thấy một đám bạn tới nhà từ giã. Họ vào quân đội, sẽ học ở trung tâm huấn luyện Fort Benning gần đây. Tôi nhăn mặt, đi lính cực lắm. Tụi nó nói, chịu đựng mười bốn tuần, hết thời tập huấn là khỏe. Sau hai năm, vào đại học nhà nước đài thọ, nếu đi làm cũng được ưu tiên. Thấy mặt tôi vẫn nhăn nhó, thằng John châm, tướng mày đi lính, vác súng sẽ lùn đi. Cả đám cười ầm. Tôi nổi sùng bỏ đi một nước.

Buổi tối, Judy nói, vừa học vừa làm cực khác chi lính. Chịu khó một thời gian coi như đi làm, sau này giải ngũ, học không tốn tiền, lúc đó nó cũng lên thành học chung. Judy nói nhiều, nhưng tôi chỉ hiểu một. Nó không muốn xa tôi. Chính điều này làm tôi cảm động. Sáng hôm sau, tôi đến phòng tuyển mộ, điền đơn.

Trước ngày nhập ngũ, tôi nhận tin nhà. Trong thư mẹ khóc, thằng con dại, người ta tốn tiền lo trốn lính, sao mày lại đâm đầu vô chỗ chết. Còn cha mới ra tù lại ủng hộ. Nước Mỹ mạnh, đi lính không gì sợ. Chính phủ họ thương quân đội, lính chết mấy chục năm vẫn còn tìm.

Sáng hôm sau, mưa sụt sùi. Không gian dường nhuốm màu tang. Cả nhà thức sớm để tiễn chân. Mặt Judy buồn hiu làm như tôi sẽ không về.

Trung tâm Fort Benning cách thị trấn không xa. Trước cổng có chiếc xe tăng chĩa súng lên trời. Cái trại này tôi qua lại nhiều lần, duy có lần này tôi vào trại.

Chia tay mọi người trong phòng đợi, tôi mang hành lý theo người điểm danh lên xe bus đến phòng tân binh. Xe qua trạm gác, mọi người nhìn ra. Trại rộng hơn tôi tưởng, đường nhựa thẳng tắp, hai bên có bóng cây, sân cỏ. Nhà cửa sơn trắng, cất kiểu chung cư, giống nhau như một. Người lạ vào, rất dễ lạc.

Phòng tân binh là một hội trường, trước cửa có hàng chữ “Welcome to the US Army”. Giữa khán đài có quốc huy hình con ó lớn, một chân quặp bó tên, chân kia quắp nhành Olive. Hai bên treo cờ và la liệt đầy bằng khen, huy hiệu.

Khi mọi người ngồi yên, một người sĩ quan đội nón bánh ú, cổ đeo tu-huýt nhanh nhẹn bước lên khán đài. Ông tự giới thiệu là huấn luyện viên, tên Bill Hawk, đại diện trại chào mừng các tân binh, đề cao những người tình nguyện, xung phong phục vụ đất nước. Ca ngợi xong, ông trở giọng đe, quân trường không phải là chiếc giường để những kẻ lười biếng, thất nghiệp đặt lưng. Mười bốn tuần, thời gian biến người dân thành người lính. Ai còn do dự cứ tự tiện về. Ông nhấn mạnh, “Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.

Vừa dứt lời, một người quân nhân cầm xấp giấy phát ra. Ông giải thích, đó là thời biểu khóa học. Mười bốn tuần chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn một, hoàn tất thủ tục nhập ngũ, học tập nội quy, kỷ luật, nhiệm vụ trong quân đội và thao diễn cơ bản. Giai đoạn hai, tập bắn, sử dụng vũ khí. Giai đoạn ba, thực tập tác chiến và thi mãn khóa. Không đủ điểm sẽ bị loại.

Tôi nhìn quanh, ai nấy chúi đầu vào thời khóa biểu. Lịch trình dầy đặc, mỗi ngày mười hai tiếng, một tuần sáu ngày. Chủ nhật nghỉ. Người có đạo, được lễ tại trường. Trong thời tập huấn, không phép ra ngoài. Mọi hình thức thăm viếng bị cấm ngặt.

Tôi lấy bút dò từng hàng, cố tìm giờ rảnh sẽ gọi điện thoại cho Judy. Thấy tôi mò mẫm, thằng ngồi kế vò tờ giấy tròn vo, rồi vươn vai ngáp dài, “Lúc nào là lúc để thở, hả trời?”

Bên trên, ông huấn luyện viên giơ cao thời khóa biểu, đọc rào rào, “Bốn giờ ba mươi:tập họp, thể dục tại chỗ, nhận lệnh trong ngày. Năm giờ: điểm tâm. Năm giờ mười lăm:tập họp, diễn hành. Sáu giờ: chạy. Bảy giờ: vượt chướng ngại, tám giờ,... đến hai mươi mốt giờ: đèn tắt. Ngủ”. Thời khắc nghiêm nhặt. Rồi ông dặn, trong quân đội khi nghe lệnh, lập tức thi hành. Chính xác. Mau lẹ. Lệnh không lập lại. Nói xong, ông la lớn, “Tất cả rõ chưa?” Chúng tôi nói, “Rõ”. Ông lắc đầu, chưa nghe. Mọi người đồng thanh, “Rõ”. Thật lớn, ông vẫn chưa chịu. Đợi chúng tôi gào bỏng cổ, ông mới thôi.

Khóa tập huấn chia bốn nhóm. Mỗi nhóm là một trung đội. Mỗi đội bốn mươi người, trực thuộc một huấn luyện viên chịu trách nhiệm chính. Sĩ quan của trung đội tôi chính là Bill Hawk. Hawk là diều hâu. Cái nhìn ông soi mói, giống cú hơn giống diều.

Hình như Bill Hawk không biết đi, chỉ biết chạy. Ông dẫn đầu, cả đội lúp xúp theo sau. Chúng tôi di chuyển tới lui nhiều chỗ, làm hồ sơ, khám sức khỏe, nhận đồng phục, sắp xếp chỗ ăn ở đúng quy cũ. Doanh trại rộng, sợ lạc, sợ trễ, làm gì chúng tôi cũng bảo nhau, nhanh chóng, lẹ làng. Chỉ hai ngày tôi đã hiểu, mình chìm lỉm. Quân đội triệt tiêu đời sống cá nhân. Tập hợp, nhận lệnh, di chuyển, tới lui, ăn ngủ, tan hàng,... đều răm rắp. Phải, kể cả tan hàng. Trong quân đội, tan hàng thật ra chỉ là một hình thức sẵn sàng đợi lệnh. Nó là thứ tập hợp lỏng. Mỗi người như một cơ phận, một con ốc, một chiếc đinh vít trong guồng máy khổng lồ. Điều quan trọng, khi máy quay, người ta phải chạy vận tốc mới điều hòa.

Bài đầu tiên trong quân trường tôi học là lúc chích ngừa. Con mẹ y tá cầm súng chích bắn vào cánh tay mỗi thằng một phát. Thấy ai giật nẩy thì con mẻ lại cười duyên, “Chỉ như kiến cắn, phải hôn nà?” Nhìn mấy thằng trước chích xong đi lẩy bẩy, tôi chùn bước. Mẻ nhìn tôi nghiêm giọng, cứ trân mình chịu mới bớt đau. Tôi ngạc nhiên đến nỗi bị chích hồi nào cũng không biết.

Đêm đầu tiên, tôi mất ngủ. Nhắm mắt lại, nhưng tâm trí cứ lòng vòng ngoài sân trại. Chỗ này phát quần áo, chỗ kia là cantin. Khiếp nhất là phòng hớt tóc. Cả đội xếp hàng chờ. Tới phiên, tôi dặn, hớt ngắn hai bên tai và ót, nhưng phía trước làm ơn để dài một chút. Thằng cha thợ gật lia lịa, ừ, ừ. Khi ngồi xuống, hắn gọt một đường tông đơ từ sau ra trước. Đầu tôi có sọc như cái vỏ dừa. Nhớ lại, tôi vẫn ngờ, thằng cha thợ... điếc. Sau này, tôi nhủ, sẽ hớt tóc ở ngoài.

Gần sáng, tôi kéo mền lên đầu, đánh một giấc. Chỉ chút sau mền bung, tôi phát giác, mình khó ngủ vì lạnh cái đầu. Tôi trùm mền kín mít, định dỗ giấc thì nghe tiếng hoét hoét ngay đầu giường. Theo lịch trình, chương trình huấn tập bắt đầu vào tuần thứ hai. Nhưng mới tờ mờ, Bill Hawk đã đem còi tới thổi. Trời còn tối đen, chúng tôi nhào ra sân. Gió đêm đẫm mùi sương mơn lên da thịt. Cả trung đội, kẻ trước người sau co giò, nhảy. Một hai, một hai, một hai,... có người nhắm mắt, đếm. Bill Hawk không để ý chuyện này. Thể dục tại chỗ xong, ông đọc huấn lệnh. Đến năm giờ, giải tán. Chúng tôi vào phòng điểm tâm. Bill Hawk không ăn. Ông cầm dùi cui đi lòng vòng kiếm những kẻ ngừng nhai, la mắng, “Ăn, ăn, ăn”. Ăn cho no, mới đủ sức tập. Sau này, tôi mới biết, đối với ông, khi ăn phải nhai, khi bắn phải trúng, đó là cái đích để tới. Chuyện mắt nhắm hay mở, không cần thiết. Nói một cách khác, nó ví như những vòng tròn đứng ngoài tâm điểm.

Ăn xong, chúng tôi về phòng thay quân phục. Ngắm thử trong kính, tôi trố mắt, một thằng lính dữ tợn cũng đang ngơ ngáo nhìn ra. Trời, tôi đó ư? Đang định thần nhìn kỹ, thằng Jones nắm lưng lôi tôi ra ngoài. Nó vừa chạy vừa la, “Tập họp, tập họp”.

Chúng tôi, bốn mươi thằng sắp làm tám hàng, mỗi hàng năm đứa. Bill Hawk ngậm còi, nhưng không thổi. Ông rảo quanh, hàng dọc, rồi hàng ngang. Tới chỗ tôi, ông dừng lại, ngắm. Tia nhìn sắc lẻm. Tôi ngây người, nín thở, bụng dạ rối bời. Cảm giác như ai lấy mũi dao rạch chơi trên mặt, mày, mi, mắt. Xong, ông lướt qua, rồi dừng lại chỗ một vài người khác. Sau cùng, rút danh sách, gọi tên. Tới ai, nấy la, “Có”. Tôi để ý, trong đội ngoài thằng Lee gốc á, có một Mễ, một Cuba, số còn lại toàn dân bản xứ.

Điểm danh xong, Bill Hawk nghiêm giọng nói, khi thực tập mọi người phải cố gắng bằng chính sức mình. Mỗi người phải sống, chiến đấu như một con sói cô độc. Không giúp đỡ, không bao che, không hợm mình. Tất cả đều bình đẳng, mọi hình thức kỳ thị, bị cấm ngặt. Trong quân đội, mọi thứ phải đơn giản, rõ ràng, như thắng và thua, như không và có. Phải loại trừ những thứ lưng chừng. Ngôn ngữ quân đội cũng khác, ông không muốn nghe những chữ có lẽ, hình như, thì là, tại, bị...

Buổi đầu, chúng tôi tập những động tác thao diễn. Nghiêm. Nghỉ. Chào. Quay trước, quay sau. Sắp hàng, rồi tan hàng. Khi nắng lên cao, chúng tôi bắt đầu diễn hành. Một. Hai. Ba. Bốn. Bill Hawk đếm trước, chúng tôi đếm theo. Một. Hai. Ba. Bốn. Đếm mỏi, Bill Hawk lấy còi thổi. Một hồi sau, không có tiếng còi, chỉ còn tiếng chân. Đội hình di chuyển nhịp nhàng. Chúng tôi băng đồng cỏ, vượt qua ngọn đồi cao. Khi vòng về, đếm chán, Bill Hawk dạy chúng tôi ca.

I’m just soldier,
Sergant march for you.
I’ ll not quit until P.T. is through.
That’ s turn me on.
Must be army.
That’ s make me strong.
One. Two. Three. Four.
One. Two. Three. Four.

Chín giờ sáng, chúng tôi từ đồi cao thẳng một đường vào lớp học. Giảng viên là một sĩ quan, đội nón kết, đứng dang chân, tay chống nạnh, nghe báo cáo. Tôi nói lớn, “Tiểu đội Một, báo cáo, Ron Nguyen, 9341, sir”. Ông thầy lừ mắt nhìn. Tôi mặc, đi tới ghế, đàng sau quay, đặt *** xuống.

Khi tất cả ngồi yên, lớp học bắt đầu. Ông thầy, tên Tom Selek, ngồi trên bàn chăm chú nhìn mọi người một lúc rồi hỏi, tại sao chúng tôi vào quân đội? Câu hỏi tưởng dễ, mà hóa khó. Mọi người bối rối. Không ai xung phong trả lời. Ông chỉ Jones. Nó ấp úng nói, nó vào quân đội làm người lính để bảo vệ quê hương. Chúng tôi chịu Jones nhanh trí, trong chớp nhoáng nó nghĩ ra câu trả lời đúng bài bản. Nhưng ông thầy chỉ nhếch môi, cười chế diễu. Ông chỉ tiếp, Ted, người Cuba. Nó kể dài dòng, đại khái nhà nó nghèo, lớn lên trong khu xã hội đen, đi lính để diệt kẻ xấu. Ông Tom cười ngất, bảo nó lạc đường, nên vào cảnh sát mới đúng. Rồi ông chỉ Lee. Thằng này thành thật nói, ba nó biểu nó đi lính. Ông Tom gật gù, mày đi lính để cha cầm súng, phải không? Cả lớp cười ầm.

May, tới tôi thì ông Tom ngưng rồi phát tài liệu. Tiếng lật giấy rào rào. Tôi đọc lướt qua từng đề mục. Ngoài những mục về nhiệm vụ, nội quy, kỷ luật, còn có những môn phụ như toán, Anh ngữ. Ông bắt đầu đọc từng phần. Kinh nghiệm chỗ nào nhiều người hỏi, ông ngưng lại giảng huyên thiên. Trong khi nghe, tôi xoay thế, ngồi duỗi chân. Một cảm giác tê rần lan truyền từ trên xuống dưới. Phải lợi dụng lúc học để nghỉ mới có sức chịu đựng tới chiều. Mãi tới lúc ông Tom đứng nghiêm, đọc mẫu lời tuyên thệ, tôi nghe ở cuối lớp có tiếng ngáy xen vào.
 
T

thanhdatkien

nữa

Ngay chiều đó, khi trở ra bãi tập, Bill Hawk nói, tập diễn hành là tập làm dáng, một kiểu làm đỏm của quân đội. Biết chạy, mới là hành động thiết thực. Nói xong, ông giơ ba ngón tay tức ba miles, rồi rút còi ra thổi. Thằng Jim phản đối, mới ăn trưa xong, chạy nhiều vậy sẽ xóc ruột. Bill Hawk hứ mũi, lập tức giơ năm ngón, năm miles. “Quân đội chỉ có tuân lệnh, đó là kỹ luật. Phản đối ư? Tao còn nhiều ngón tay lắm”. Ông đắc chí nói. Vài thằng tức, định đập thằng Jim thì nghe còi thổi. Chúng tôi lập tức tung mình chạy. Nhiều thằng giữ hơi, chạy tà tà. Bill Hawk đuổi theo sau, lấy còi thổi vô tai nghe điếc rái. Điểm đến là cánh rừng thưa. Vừa tới đích, nhiều thằng nhào lăn ra đất, thở. Khi Bill Hawk tới, ông chê, chúng tôi chạy dở. Phải chạy sao cho nhanh và bền. Trông chúng tôi bây giờ, sức đâu đủ trói gà.

Hai giờ chiều, chúng tôi gặp lại Tom Selek. Ông đọc nội quy và kỹ luật quân đội. Trong đó có nhiều mục. Ông nhấn mạnh tới Mười Một Điều Lệnh Tổng Quát. Người lính trong mọi tình huống lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác để bảo vệ an ninh và tài sản quốc gia. Chỉ điều này đã làm tôi nghĩ, một ngày làm lính, cả đời là lính.

Ông Tom nói, nhiều người nghĩ, kỷ luật quân đội là thứ kỷ luật sắt, người lính mù quáng tuân hành. Điều đó sai. Khi thấy cấp trên sai trái, người lính có quyền phản đối. Ngày nay, quân luật được đặc biệt tôn trọng, không như trước. Ông dặn chúng tôi, đừng tin vào những phim truyện chiến tranh. Toàn là điều giả tưởng, mà Thượng đế chính là thằng cha đạo diễn.

Ba giờ, chúng tôi trở ra sân, tập hít đất, ngồi bật, đu xà. Bill Hawk nói, đó là cách rèn luyện thân thể dẻo dai, cường tráng. Phải tập thường xuyên, chúng tôi mới có thể đạt, hít đất, hai mươi lăm; ngồi bật, bốn mươi lăm, đu xà, hai mươi cái. Đó là tiêu chuẩn kỳ thi cuối khóa.

Bill Hawk thổi năm còi. Chúng tôi nằm sấp, hai tay chống đất, dồn sức vào tay đưa mình lên. Được ba cái, nhiều thằng sụm, nằm bẹp dí. Bill Hawk gọi, đó là những con gián. Ông bắt gián ra, buộc phải làm lại, năm cái. Lần thứ hai, tôi làm bốn cái. Bill Hawk lắc đầu. Lần thứ ba, tôi hít năm giữa tiếng reo hò cổ vũ của cả đội.

Khi tan hàng, Bill Hawk nhìn tôi thương hại, phải cố lên. Cái nhìn làm tôi ghét. Về sau, tôi vẫn nhớ ánh mắt thằng cha này.

Buổi tối, tắm rửa xong, chúng tôi có lớp tối dạy cách mua sắm trong các BX. Đó là siêu thị trong quân đội. Giá rẻ, trả bằng tem phiếu, ghi trong cuốn sổ nhỏ gọi là chit book. Giảng viên bảo, quân trường cung cấp đủ vật dụng, chúng tôi sẽ lãnh đủ một lần vào cuối khóa. Quân lương chia theo ngạch, từ E 1 tới E 10. Chúng tôi thuộc E 1, lương thấp nhất. Giảng viên an ủi, chẳng ai đi lính mà khá. Tuy nhiên, quân đội là con đường mở rộng học vấn. Ai tham gia các nhiều khóa huấn luyện, thăng ngạch cũng tăng lương.

Tám giờ, dọn phòng. Phòng ngủ gọi là barracks, gồm hai mươi giường đôi. Chúng tôi vừa làm vừa cãi lộn. Thằng Jim giường dưới, mở màn cự, tôi hay để mền thòng, nửa đêm dậy nó giật mình tưởng ma. Cả bọn hoác miệng cười. Jones phân bua, đỡ hơn thằng Lee, tối ngủ còn tập kungfu làm cái giường lắc như con tàu. Thằng Lee nổi cáu hét, láo, láo. Jones hỏi, láo chỗ nào? Lee nói, không cần hỏi cũng biết, ở trong lớp mày dóc, không biết ngượng. Cái gì gọi là người lính đi bảo vệ quê hương? Jones cười hà hà, người Mỹ bảo vệ Mỹ, còn mày Tàu cớ chi lại vô đây? Câu hỏi đụng chạm nhiều người. Lee chưa kịp trả lời, Jones đã bị chúng tôi mắng cho một mách. Kỳ thị là vi phạm quân luật.

Chúng tôi im. Nhưng vấn đề cứ lảng vãng trong đầu. Một hồi sau, đội kiểm soát tới xét phòng. Chín giờ, còi hú. Đèn tắt. Chúng tôi ngủ. Bóng tối ngập phòng. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên trần. Bên dưới, thằng Jim cứ trở mình. Một hồi, nó gõ nhẹ thành giường. Tôi lú đầu thù thì, gì? Jim nói, mày đi lính Mỹ, nếu có chiến tranh giữa hai nước, mày bênh bên nào? Tôi trùm mền suy nghĩ rồi giả bộ ngủ quên. Câu hỏi là cái bẫy, mà trả lời sao cũng dính.

Qua tuần sau, Bill Hawk nói, trước khi tập bắn, chúng tôi cần học cứu thương. Bill Hawk đi khỏi, thằng Jones đùa, trước khi giết người, phải biết cứu người.

Ở lớp quân y ra, Bill Hawk lại nói, biết cứu thương chưa đủ, sau này, chúng tôi cần phải biết cách mưu sinh thoát hiểm.

Chúng tôi mang súng, vác ba lô, đội nón sắt, chạy. Ban đầu chạy trên đồng cỏ. Về sau, tập chạy trong rừng, nhảy qua chướng ngại. Hết chạy, tới bò. Bò lên đồi cao, chui qua rào kẽm, dưới tầm hỏa lực. Những đêm có mưa, Bill Hawk làm dấu tạ ơn, rồi bắt chúng tôi bò. Đạn của ban huấn luyện, không biết thật giả, xẹt qua đầu, đỏ ké. Chúng tôi khiếp, bò sát đất. Thằng Jim nghi, không lẽ họ bắn mình bằng đạn thật? Thằng Ted giơ súng làm bộ nhắm, ôm súng không đạn như ôm nhầm người không tim. Bò ra tới ngoài, Bill Hawk trông thấy chúng tôi cười. Ông chửi một mách, rồi phạt cả đội, làm lại từ đầu.

Tuần thứ ba, chúng tôi mang súng thật. Cầm, ôm, mang, vác, nạp đạn,... lau chùi phải đúng quy cách. Ai lỡ tay, ông phạt ngay, phòng những người bất cẩn. Tôi phát giác, mắt Bill Hawk sắc như diều. Nhiều người nói, thằng cha này tinh lắm, ruồi bay qua cũng muốn bắt lại dòm.

Sáng chiều đều có giờ bắn. Đây là môn chính, tính nhiều điểm nhất. Tôi giơ khẩu M 16 nhắm, từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi sao thành một đường trùng với tâm điểm. Tôi bắn mười, trúng một. Bill Hawk nói, cứ mười phát mà trật một, họa may sống. Kiểu như tôi, ra trận, không có cơ bắn tới phát thứ mười. Tôi làm thinh, lầm lì ghìm chặt súng. Bắn. Sức giật khiến nòng súng chếch, viên đạn trệch một đường bay vút ra ngoài.
 
T

thanhdatkien

nữa phần này là xong

Tối ngủ, tôi nằm mơ. Những hình nhân biết di động, biết cười nói xôn xao. Còn tôi ôm súng thật đứng trơ như bia gỗ. Sáng dậy, đôi mắt cay sè. Tôi theo đám diễn hành như kẻ mộng du.
One. Two. Three. Four.
One. Two. Three. Four.
Má ơi, đừng khóc nữa,
Con má, chưa chết đâu.
Con đi, vì sông núi.
Cháy túi, con trở về.

Tôi giật mình. Bài ca nhảm. Tôi liếc qua Bill Hawk, lại thấy ông ta cười.

Sáng hôm đó, nụ cười của Bill Hawk đã làm tôi tỉnh ngủ.

Khi tới sân BRM, tôi ngắm những bia người đứng bất động. Ngẫm nghĩ sao, tôi lo lắng nói, “Ra trận, tao sợ tao không dám bắn người thật?” Thằng Lee nhìn tôi, ngạc nhiên, “Còn tao, chỉ sợ người ta bắn mình”. Rồi nó nhún vai, “Chết cho đất nước này, thật vô lý”. Thằng Ted Cuba, nhăn mặt, “Chết cho bất cứ nước nào cũng vô lý cả”.

Mấy ngày sau, chúng tôi học về tác hại của những thứ vũ khí mới. Bom hạt nhân, bom sinh học, và hóa học. Những loại tối độc và giết người hằng loạt với số lượng nhỏ, khó khám xét. Để nhận diện, chúng tôi học thêm toán và Anh ngữ. Toán, học cách cộng, trừ, nhân, chia, chấm tọa độ,... không máy tính. Các nguyên tắc đọc bí số, ký hiệu trên các loại chất nổ, vũ khí,... để biết công dụng. Lớp Anh ngữ, dạy chúng tôi hiểu ý nghĩa từ ngữ một cách chính xác, cách đọc bản đồ, và những ngôn ngữ riêng của quân đội. Ví dụ, colors (màu sắc) nghĩa là cờ; cover (che đậy) là nón, sickbay là bệnh viện. Thời giờ quân đội cũng khác, một ngày có hai mươi bốn giờ, bảy giờ mười lăm tối phải nói mười chín mười lăm. Tôi nghĩ, mình biến đổi như con ve đang lột xác.

Tới giữa khóa là thời gian khổ luyện. Chúng tôi học cận chiến. Địch là đám người cây, đứng yên không nhúc nhích. Chúng tôi bò sát đất, khi tới gần thì bật dậy, ào ào thét, “Xung phong”. Cả đội xông tới đâm túi bụi vào đám người cây. Bill Hawk đứng đàng sau, nhào ra chửi, chúng tôi điên.

Khó nhất là học leo dây, đi trên lưới, trèo tường, đu người từ trên cao. Bãi tập gọi là Đài Chiến Thắng. Đài đóng bằng gỗ, trên có cầu treo, dây đu, và nhiều xà ngang, xà dọc. Muốn lên, phải bám dây, dùng sức kéo cả thân mình. Dây là loại thừng to, nắm đau tay. Nhiều đứa leo chưa tới đâu đã bị tuột. Bill Hawk lấy roi đứng bên dưới quất vô giò. Chúng tôi sợ, phải gồng mình mới lên được. Đài cao, từ trên nhìn dễ chóng mặt. Lên đã khó, xuống cũng không dễ. Chúng tôi nắm dây, bung mình, thả từng chặn. Khi chạm đất, hai bàn tay rát bỏng, tê rần. Chưa leo thành thục, Bill Hawk đã dạy cách đi dây.

Buổi tối, khi về phòng, ai nấy đừ. Mình mẩy tôi rã rời. Không còn sức cãi nhau. Vừa đặt lưng, chúng tôi đã ngủ say như chết.

Chúa nhật nghỉ. Sáng, tôi tốc mền dậy sớm. Phải chạy nhanh ra phòng điện thoại để gọi Judy. Tôi không muốn đang nói chuyện, có người sắp hàng chờ điện thoại. Khi băng ngang đài Chiến Thắng, nhác thấy bóng người. Quái, ai đang tập giờ này? Tôi chạy tới gần, lom lom nhìn. “Hi. Ron”. Thằng Lee đứng trên cao vẫy tay chào rối rít. Chưa kịp hỏi, nó đã nói, phải tập nhiều cho quen. Ngưng một ngày, khi trở lại sẽ thấy khó như mới bắt đầu. Nó rủ tôi tập chung. Thấy nó chịu khó, tôi không nỡ bỏ đi. Tập một mình thật dễ chịu. Một lúc sau tôi nhận ra, không ai hối, tôi có thời giờ tìm thế nắm thích hợp, dễ leo.

Trên đường về, tôi rủ nó ôn các tiếng lóng trong quân đội. Nó nói, “Tiếng Anh rắc rối, đọc một đàng hiểu một nẻo. Sau này, cả thế giới sẽ nói tiếng Tàu”. Thấy tôi kinh ngạc, Lee giải thích, “Người Tàu ở khắp nơi, sau này con cháu chiếm đa số thì thế giới sẽ nói tiếng Tàu”. Tôi dè dặt nói, “Nhưng hiện nay nước nào cũng học Anh ngữ là sinh ngữ phụ”. Lee cả quyết, “Đó chỉ là tạm thời, điều tao nói là qua thời gian đó nữa”. Tôi chống chỏi, hỏi một câu ngớ ngẩn, “Nhưng, trong lúc cả thế giới nói tiếng Anh thì người Tàu nói tiếng gì?”

Chúng tôi gặp lại Tom Selek trước khi bước qua giai đoạn ba, tập hợp đồng tác chiến. Ông dạy cách truyền tin, đánh mật mã, và nhận diện các đơn vị bạn. Như Thủy Quân Lục Chiến, huy hiệu con ó đậu trên quả địa cầu, đàng sau có chiếc mỏ neo gác tréo; Đội Đặc Nhiệm, mũ xéo xanh, huy hiệu là cây gươm vàng và ba lằn chớp; Người Nhái, có con ó đậu trên mỏ neo,... Ngoài ra, chúng tôi còn học những huy hiệu quân đội nước ngoài. Như Anh, tất cả huy hiệu đều có hình vương miện; Nga, hình búa liềm; Trung Quốc, ngôi sao đỏ, chữ Tàu bạc,...

Chúng tôi xem quá nhiều huy hiệu phát hoa mắt, một hồi không phân biệt nổi. Tom chỉ, điểm khác nhau giữa quân đội của các nước không phải trên huy hiệu mà ở trong nhà tù. Lính tư bản bắt mười tù nhân phát cho mười một điếu thuốc, trong khi phe cộng sản chỉ phát chín. Cùng là cách dùng vật chất mua linh hồn. Chỉ khác nhau, người mua rẻ, kẻ mua mắc, vậy thôi.

Chúng tôi nghĩ, Tom Selek là một người hóm, luôn đặt ra những vấn đề cắc cớ để giải khuây. Còn Bill Hawk như một bóng quạ, lúc nào cũng giơ vuốt giữa bầy gà. Gần cuối khóa, ông càng khắc tợn. Buổi sáng, hai dặm trong mười lăm phút. Ai chạy chậm, phải chạy lại từ đầu. Ông đưa ra tiêu chuẩn, bắt chúng tôi mỗi ngày phải thi thử. Mỗi lần nghe phàn nàn, Bill Hawk mắng, tiền thuế dân đâu dư dả để trả cho mấy người ngồi bẻ lóng tay. Tụi tôi nói, thằng cha này không phải diều mà là cọp.

Cuối cùng, chúng tôi học pháo, cách phối hợp xe tăng, trực thăng, và những đơn vị khác. Khóa học bốn trung đội, chia hai phe. Mục tiêu là cái chòi gác trên đồi cao. Buổi trưa, trên đường tiến lên đồi, tôi gặp lại thằng John cùng lớp đang nấp trong một lùm cây. Mới gặp nó hối hận, chửi thề, vào đây như xuống địa ngục. Tôi lập lại lời nó hồi trước, chịu đựng mười bốn tuần, hết thời tập huấn là khỏe. Sau hai năm cởi áo, làm dân. Nó thở dài, áo này như áo da, mặc vào rồi khó cởi. Nói đến đây, nhác thấy Bill Hawk đang thị sát đàng xa, tôi định chạy. Nó nói, ông Bill hiền, chứ không như thằng cha Tiger bên tao, nó dữ còn hơn cọp.

Ngày mãn khóa, chúng tôi diễn hành quanh khán đài. Ban chỉ huy trường mời các vị sĩ quan cao cấp về dự lễ. Tôi liếc qua hàng ghế dành cho quan khách, Judy và cha mẹ nuôi cũng đang hướng về tôi.

Ban chỉ huy trường tuyên dương và xướng tên tân binh mãn khóa. Chúng tôi được gắn ngạch và cấp bằng. Từ giờ phút này, tôi đã là người lính, quân số 726256-B526 là tên. Tiếp theo, chúng tôi làm lễ tuyên thệ, rồi tung nón bế mạc. Sau ngày tốt nghiệp, tôi được một tuần phép trước khi trở lại nhận lệnh mới.

Tôi về nhà thay thường phục rồi dẫn Judy ra cánh đồng xưa. Chúng tôi kể nhau nghe nhiều chuyện và đuổi bắt như hồi còn thơ. Tới chiều, nắng đổ ngập cánh đồng. Mặt trời gay gắt chói. Judy nép vào sau lưng tôi trốn nắng. Thấy áo đẫm mồ hôi, nó đưa môi ngậm từng giọt như người Hồi nhấm nháp rượu quỳ.

Tuần phép trôi qua nhanh. Trước ngày trở lại trường về đơn vị mới, Judy nói trông tôi thay đổi nhiều. Tôi cười, nhìn vào kính, ừ. Trông tôi ốm, da đen đi, nhưng rắn chắc. Còn Judy, tôi nhìn kỹ, trông hơi khác.

Chín giờ mười, ngày mười một tháng chín, chúng tôi có lệnh tập hợp khẩn. Ban chỉ huy báo cáo tình hình. Một tổ chức khủng bố tấn công hai tòa nhà chọc trời của New York và một góc lầu của Bộ Quốc Phòng. Lệnh báo động toàn quốc. Quân nhân các cấp toàn ngành ở trong tình trạng sẵn sàng. Không phận, hải cảng, đường biên giới đóng cửa. Cả đơn vị chờ đợi nhận lệnh. Không khí đượm mùi chiến tranh.

Buổi chiều, đơn vị tôi được lệnh điều động tới New York. Xưa nay, tôi vốn không ưa thành phố lớn. New York, nơi mệnh danh “A thousand dreams for one parking place”. Máy bay quân sự bay một vòng. Khói mù mịt. Bên dưới, một đống gạch đổ cao như một núi hoang tàn. Trái tim tôi như thắt lại từng hồi.

Trung đội tôi chia nhau đóng một ngã phố. Chúng tôi căng dây, giăng chướng ngại vật ngăn từng khu. Những người dân cầm cờ đứng hai bên lề hoan hô người lính. Tôi cảm động, hơi xấu hổ. Chúng tôi là lính mới, chưa làm gì để được hoan hô. Tôi nhìn những đoàn người thiện nguyện, làm việc ngày đêm, nhặt những mảnh thi hài mà cảm phục.

Buổi tối, con phố không ngủ. Nhiều người mang khung ảnh thân nhân, xuôi ngược trên vỉa hè. Gặp ai, họ cũng hỏi. Những câu hỏi vang lên như điệp khúc.

Tôi đứng canh giữ hiện trường. Và tưởng tượng hàng trăm chuyện tình trong tòa nhà đổ nát. Mà chuyện nào kết thúc cũng giả sử nạn nhân là tôi hoặc Judy. Để sáng mai tôi gặp lại những người không may, vừa mừng vừa thương hại. Tôi hạnh phúc vì tôi có tình yêu. Như người đang đứng ngoài ánh sáng, mà Judy chính là người cầm đuốc mang cho.

Đến sáng, thay phiên gác, tôi quyết định gọi về nhà. Mẹ nuôi bốc điện thoại, mừng rỡ, “Con khỏe không? Em nó đi chơi biển với bọn thằng Tim. Chưa nói với con à?”
Tôi không tin ở lỗ tai mình. Hôm qua, Judy mới nói đi cắm trại ở trường. Lẽ nào?
Tôi đứng lại bên đường. Nắng ban mai đã vàng bên kia phố.
 
T

thanhdatkien

bài thứ 2
Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ.

Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.
Theo dòng nước đỏ lờ đờ, những thân cây, những cành khô từ rừng về nổi lềnh bềnh, như một dãy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thật nhanh tới một nơi không bờ không bến.
Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói :
- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ!
Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng dừng lại, hỏi vợ :
- Mình thổi cơm chưa?
Vợ buồn rầu đáp :
- Đã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay.
Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông. Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đỏ.
Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ :
- Liều!
Vợ lắc đầu không nói. Chồng hỏi :
- Mình đã đến nhà bà Ký chưa?
- Đã.
- Thế nào?
- Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước.
- Thế à?
Hai chữ “thế à” rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên tường đương xây. Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ :
- Này! Mình về nhà, trông coi thằng Bò.
- Đã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi.
- Nhưng mình về thì vẫn hơn, cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó.
- Vậy thì tôi về... Nhưng mình cũng về chứ đứng đây làm gì?
- Được, cứ về trước đi, tôi về sau.
Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ.
 
T

thanhdatkien

tiếp~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~dài như bài trên
Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng.
Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang cùng khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng.
Cái Nhớn vỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé :
- Mày đi tìm bu về để cho em nó bú.
Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chửi vừa kêu.
Chị phó Thức vội chạy lại ẵm con, nói nựng :
- Nao ôi! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc.
Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước.
Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng :
- Nao ôi! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú!
Một lúc thằng bé vì mệt quá, lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ.
Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phát của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ ra một cách rành mạch, là chưa bao giờ được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có.
Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm...
Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau.
Năm năm ròng trong gian nhà lụp sụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép và hai cái đời trống rỗng của hai con người ********, càng ******** khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con.
Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít, công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chật vật suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con.
Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải.
Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to.
Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác.
Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì.
 
T

thanhdatkien

tiếp~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu.
Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẩm.
Chị đứng ngẩm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nảy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông.
Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi :
- Mình định đi đâu?
Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt :
- Sao không ở nhà với con?
Lạc sợ hãi ấp úng :
- Con... nó ngủ.
- Nhưng mình ra đây làm gì?
- Nhưng mình định đem thuyền đi đâu?
- Mình hỏi làm gì? Đi về!
Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động :
- Sao mình khóc?
- Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
Thức ngẩm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ :
- Mình không đi được... nguy hiểm lắm.
Lạc cười :
- Nguy hiểm thời nguy hiểm cả... Nhưng không sợ, em biết bơi.
- Được!
Tiếng “được” lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi :
- Mình sợ?
- Không.
Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.
Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.
Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc :
- Trời ơi!
Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp...
Chồng hỏi vợ :
- Mình liệu bơi được đến bờ không?
Vợ quả quyết :
- Được!
- Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng!
- Được! Mặc em!
Mưa vẫn to, sấp chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi :
- Thế nào?
- Được! Mặc em!
Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu :
- Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi! Tôi không xốc nổi được mình nữa.
Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi :
- Có bơi được nữa không?
- Không biết. Nhưng một mình thì chắc được.
- Em buông ra cho mình vào nhé?
Chồng cười :
- Không! Cùng chết cả.
Một lát - một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày - chồng lại hỏi :
- Lạc ơi? Liệu có cố bơi được nữa không?
- Không?... Sao!
- Không. Thôi đành chết cả đôi.
Bỗng Lạc rung khẽ nói :
- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không?... Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để mình xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ
 
T

thanhdatkien

tiếp~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.
Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.
 
T

thanhdatkien

bài tiếp theo@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@^^^^^^^^^^^^^^^

Anh, tôi và máy tính
Ngày hẹn gặp nhau, trời không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác...
Ngày mới quen nhau, tôi đã nửa đùa nửa thật :
- Anh giống hệt chiếc máy vi tính. Ðầu là CPU, gương mặt là màn hình, cái miệng là bàn phím, còn trái tim là con chuột.
Anh gí ngón tay vào trán tôi, cười to :
- Em chỉ khéo tưởng tượng, làm sao giống được, bởi anh biết yêu em. Anh chỉ giống máy vi tính ở chỗ biết xử lý rất nhanh mọi tình huống.
Ðến lượt tôi phì cười nhớ lại buổi đầu gặp anh, với một kiểu tỏ tình quái lạ chẳng giống ai.

Hôm ấy, mới nộp đơn xin việc xong, vừa hồi hộp vừa lo, tôi ghé một quán nước gần trường cũ, gọi ly cà phê uống trấn tĩnh. Ðang ngồi thẫn thờ, tôi cảm thấy nong nóng sau gáy, quay lại thì bắt gặp một ánh mắt. Chúng tôi nhìn nhau thật lâu, nửa như muốn thi gan, nửa như trêu đùa. Anh đột ngột đứng phắt dậy, tiến đến bàn tôi rồi nói một mạch :
- Anh là Minh, kỹ sư tin học. Anh muốn biết tên và địa chỉ của em!
Lúc ấy, như bị thôi miên, tôi ngoan ngoãn xé vội mảnh giấy, ghi tên và số điện thoại rồi đưa cho anh.
Tối đó, anh gọi điện đến thật. Nói chuyện với nhau gần hai tiếng đồng hồ, “nấu cháo điện thoại” như tôi hay nói đùa. Ba ngày sau, anh xuất hiện trước cửa nhà tôi, tay ôm một bó hoa hồng...
Bạn bè khen: “********* đẹp đôi!” và trầm trồ về mối tình lãng mạn, tưởng chỉ có trong phim hay tiểu thuyết. Chẳng ai biết rằng, tôi và anh khác nhau như nước với lửa, như mặt trăng với mặt trời. Anh trầm ngâm ít nói, tôi liến thoắng luôn miệng. Anh có thể ngồi suốt ngày bên cạnh chiếc máy vi tính, cũng như tôi ngồi suốt ngày với mấy quyển sách.
Có khi, mấy tuần liền, tôi không thấy mặt anh. Những lời thăm hỏi qua điện thoại, lúc đầu làm tôi vui vui, nhưng sau đó làm tôi thấy tủi thân. Sau nữa là buồn, trống vắng và cuối cùng là cảm giác bực bội, chán nản.
Có lần, tôi trách anh chỉ biết sống hết mình cho công việc mà không biết hết mình cho tình yêu. Cho là tôi ích kỷ, anh bảo: “Ghen tị với con người chứ ai lại ghen tị với máy vi tính”. Gặp nhau, anh tiếp tục say sưa nói toàn chuyện tin học, kể về những người bạn mới quen được trên mạng. Tôi tập thói quen im lặng bên anh, nghĩ ngợi chuyện văn chương. Ðôi khi tôi cũng tự hỏi, phải chăng đó là người mình yêu.

Chúng tôi chia tay nhau, sau một lần tôi ốm nặng. Cô bạn thân đến tìm anh báo tin, anh vẫn dán mắt vào màn hình máy tính. Ðúng ba hôm sau, anh mới đến bệnh viện với nụ cười hối lỗi vụng về.
Ngày chia tay nhau trời không nắng, không mưa, chẳng có mây đen mù mịt, mà cũng chẳng có giông tố đầy trời... Tóm lại là không lãng mạn chút nào.
Thỉnh thoảng, anh khuấy động tôi bằng những tiếng chuông điện thoại. Lần nào cũng vậy, nhận ra giọng anh, tôi lặng lẽ gác máy. Bạn bè bảo: “Mày bướng bỉnh, cố chấp quá”. Tôi lắc đầu, cười mà ứa nước mắt.
Tôi cắt tóc ngắn, trở lại thói quen ngồi quán cà phê một mình, dạo phố lang thang một mình, thức khuya hơn, nhưng đọc sách ít hơn và bắt đầu tin là có số phận.
Bạn bè giới thiệu liền mấy chàng để tôi làm quen, nhưng không ai... giống anh cả. Nga, cô bạn thân đến kéo tôi ra khỏi trạng thái “trầm uất” bằng cách rủ tôi đi học thêm tin học. Tôi đồng ý vì muốn biết nhiều hơn về thế giới của anh, thế giới đã biến anh trở nên y hệt một chiếc computer lạnh lùng, không hồn.

Ðến lượt tôi suốt ngày ngồi bên máy vi tính. Tôi vào mạng Internet, tìm thêm những thông tin cho nghề nghiệp. Và rồi tôi cũng thấy thinh thích chuyện gẫu với những người bạn không biết mặt.
Ðang lúc tôi bắt đầu tin trong ký ức con người có phím delete như máy vi tính, thì một người khác xuất hiện. Chúng tôi quen nhau qua mạng Internet. Lúc đầu, tôi bị ấn tượng bởi cái tên rất lạ: Downcome, thế là tán gẫu thử. Trò chuyện mấy lần mới biết anh chàng cũng là một kỹ sư tin học.
- Downcome nghĩa là thất bại, sao anh lại chọn tên ấy?
- Bởi vì tôi thích và vì tôi cũng đã từng thất bại. Còn em sao lại chọn tên Soundless.
- Vì hồi trước nói nhiều quá, nên bây giờ muốn im lặng
- Chúng ta có thể là bạn được không?
Tôi thở hắt ra, cảm thấy thời gian dường như trôi ngược lại, bất chấp các định luật vật lý. Tôi trả lời :
- Yes, sir.

Hầu như ngày nào chúng tôi cũng vào mạng trò chuyện với nhau. Lũ bạn ngạc nhiên :
- Mày điên rồi, tìm quên hả?
- Ừ thì điên, mà có lẽ cũng sắp quên được rồi.
Tôi mạnh miệng, nhưng lại giật mình tự hỏi, quên một con người nhanh chóng không biết là điều tốt hay điều xấu.

Downcome bảo :
- Nói chuyện với Soundless thật vui. Soundless làm tôi vừa nhớ lại vừa quên một người.
- Tôi cũng có cảm giác giống y như vậy.
- Nếu ngày xưa tôi được gặp Soundless thì có lẽ tôi không thành Downcome. Vì không gặp Downcome nên tôi mới thành Soundless.
- Vậy thì cho xin địa chỉ nhà nhé!
Tôi chợt rùng mình :
- Không, không, chuyện gẫu là đủ, biết nhiều không khéo lại khổ nhiều.
- Sao bi quan thế!
- Ðó mới là lạc quan.
Ðừng bắt chước Hămlet suy tư gặp gỡ hay không gặp gỡ, mà phải bắt chước Juliet hỏi Romeo ai đưa lối cho chàng đến đây.
 
T

thanhdatkien

tiếp ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tôi tập làm Hămlet, suy tư mất mấy ngày liền. Chuông điện thoại lại reo, lần này tôi ngồi im, đếm được mười ba tiếng thì nó im bặt, bỗng thấy nhẹ lòng.
Mấy ngày sau, Downcome lại rủ gặp nhau. Tôi vẫn phân vân :
- Gặp nhau biết đâu thêm buồn.
- Thì hai người buồn cùng đi tìm một niềm vui.
- Triết lý hơi bị xoàng.
- Nghề nghiệp có dính đến văn chương phải không?
Tôi chợt run :
- Sao anh biết
- Ðã từng có một người bạn gái có lẽ cũng giống như Soundless.
- Không giữ được à?
- Tuột khỏi tay mất rồi.
- Cảm giác thế nào?
- Tiếc và buồn. Nhưng đừng nói nữa, để gặp nhau nói nhiều hơn.
Tôi tò mò :
- Ừ thì gặp. Cà phê Văn khoa nhé!
- Có cần ám hiệu gì không? Tôi mặc quần xanh, áo đỏ, đội nón trắng, xách cặp đen...
Tôi cười phá lên trước máy vi tính :
- Nên mặc đồ đen như Hămlet.
- Nói chuyện nghiêm chỉnh đi, làm sao để nhận ra Soundless?
- Tóc ngắn, mắt to, miệng rộng, mũi hếch, quần jean, áo xanh.
- Còn tôi cũng tóc ngắn, mắt vừa vừa, miệng rộng, mũi không hếch, quần Jeans, áo sọc xanh. À này, tôi nói một điều rất quan trọng, rất thật lòng: Tôi yêu em.
Tôi mở to mắt nhìn dòng chữ trên màn hình, thấy nhói tim. Sao trên đời này có những người giống nhau đến thế.

Ngày hẹn gặp nhau trời lại không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác, rằng Downcome và anh Minh ngày xưa của tôi không thể cùng là một người. Anh tháo kính, đưa tay dụi mắt, rồi đeo kính vào và quả quyết tiến đến bàn tôi ngồi. Chúng tôi im lặng, nhìn nhau rất lâu rồi cùng cười phá lên.
Bây giờ tôi và anh nói chuyện với nhau bằng điện thoại, bằng mạng máy tính và cả những lần gặp gỡ. Tôi thấy anh bớt giống chiếc máy vi tính. Bạn bè bảo: “Một kết cục có hậu. Hóa ra thời hiện đại vẫn có những chuyện cổ tích dành cho người lớn”.
Khi tôi thì thầm :
- Cám ơn trời cho em gặp lại anh
Anh vội ngắt lời :
- Em đừng cám ơn trời, em phải cảm ơn máy vi tính.
Chúng tôi lại cười và âu yếm nhìn... chiếc máy vi tính.
 
T

thanhdatkien

Cuộc thi nhịn đói Gồm 3 nước Anh,Nhật và Việt Nam.

Mỗi người bị nhốt trong 1 cái hộp sắt và có gắn chuông,hễ ai ko chịu nổi thì "reng...reng" sẽ được ra ngoài, ai chịu đựng lâu nhất sẽ thắng.

Anh chịu đc 3 ngày thì "reng...reng" thằng Nhật chịu đc 5 ngày phải bò ra. Qua tới ngày thứ 7 thấy thằng VN vẫn im hơi lặng tiếng.BTC quyết định cho VN thắng.

Nhưng khi mở hộp thì thấy thằng VN nằm chết queo từ lúc nào rồi, trên vách còn ghi dòng chữ bằng máu: "khốn kiếp thằng nào cắt chuông tao.....ặc ặc"

==================================

Cuộc thi gan có 3 người : 1 Nhật , 1 Mỹ , 1 Việt Nam tham gia .
Người Nhật bước lên rồi bất ngờ rút dao mổ bụng mình lôi ra bộ lòng . Một số người sợ đến ngất xỉu.
Người Mỹ lấy súng lục bắn nát đầu mình ,óc văng tung tóe . Một số người ngất xỉu nữa .
Đến người Việt Nam, 2 ông Việt Nam đi dép tổ ong vác 1 quả bom ra sân khấu ngồi cưa, tất cả chạy mất dép và Việt Nam thắng chung cuộc (do 2 thằng kia chết oài khỏi thi vòng 2)

===================================

Trong đại hội hàng không quốc tế, một người Mỹ hùng hồn tuyên bố : - " Hãy đưa tui cục sắt tui sẽ làm ra một con boeing 767 ".

Người Nhật đứng gần đó bĩu môi : - " Hãy đưa tui một ít chất bán dẫn tui sẽ trang bị cả hệ thống thông tin liên lạc trên con 767 đó ".

Bác VN nãy giờ lo chụp hình cũng quay sang quả quyết : - " Nếu đưa tui một nữ tiếp viên hàng không tui có thể cho ra đời một phi hành đoàn số lượng không hạn chế

======================================

Trên 1 chuyến máy bay. phi công thông báo phải bỏ tất cả các vật không cần thiết vì máy bay quá tải.

Trước tiên 1 người Mĩ thả 1 vali xuống ,anh người Nhật hỏi là cái gì. Anh Mĩ trả lời :"Ðô la dó ,nước tui có mà đầy".

Tiếp theo anh Se-ri thả một cái bao xuống.Anh Mĩ hỏi cái gì. Anh Nhật trả lời :"kim cương dó nước tui có mà đầy"

Anh người Việt Nam thấy thế sẵn chân đạp luôn hai anh Mĩ và Nhật xuống.Anh người I Rắc hỏi tại sao ,VN bảo:"Mấy thằng đó nước tui có mà đầy.... hehe

=======================================

Một thằng Singapo nói chuyện vơi một chú Việt Nam. Chú Việt Nam hỏi: "Sao anh thấy nước các chú sạch thế, đi bộ ngoài đường cả ngày trời mà chẳng tìm thấy bã kẹo cao su nào cả?" Thằng Singapo đáp: "Àh, keo cao su bọn tao ăn xong, xuất khẩu sang Việt Nam để làm bao cao su rùi! " Đến lượt thằng Singapo hỏi lại:" Sao anh thấy nước các chú đông người thế, không thực hiện kế hoạch hoá gia đình àh? vào thăm giường của thằng Việt Nam đố tìm được cái bao cao su nào là sao?" Chú Việt Nam đáp: "Àh, bao cao su bọn tao dùng xong, xuất khẩu sang Singapo để làm kẹo cao su rùi!!!

==========================================

Một người Mỹ vào tiệm hớt tóc, khi hớt xong chủ tiệm không tính tiền vì hôm nay là ngày của tuần lễ free, sáng hôm sau khi mở cửa chủ tiệm hớt tóc nhận đước 20 bông hồng mang ý nghĩa cảm ơn, một lát sau một người Ý vào hớt tóc cũng free, thế là sáng hôm sau chủ tiệm nhận được 20 chiếc bánh pizza, một lúc sau một thanh niên người Việt vào hớt tóc và cũng được free, sáng hôm sau khi mở cửa người chủ tiệm hớt tóc giật mình vì có 20 ông Viet Nam đang đứng chờ........vãi VN

============================================

Có 3 người Nhật, Mỹ, Việt Nam ngồi uống nước trong quán, bỗng 1 con ong bay đến, người Mỹ rút súng ra bắn 1 phát rồi cất súng vào và con ong rơi ngay xuống bàn.

Rồi 1 con ruồi bay tới, người Nhật liền rút kiếm ra chém 2 phát, con ruồi đứt đôi rơi xuống bàn.

Một lúc sau 1 con muỗi bay đến, người Việt Nam liền rút dao mổ lợn ra chém liền 3 phát, con muỗi bay mất tiêu. Thấy vậy 2 người kia liền phá lên cười, Người Việt Nam liền nói: thấy vậy thôi chứ nó mật bộ phận truyền giống rồi.
 
Top Bottom