Hóa 8 [HÓA 8] TOPIC ÔN THI HỌC KÌ I (2018 - 2019)

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
tiếp nào các em, bạn nào VÀO SAU hãy thử làm bài nhé! Chưa ai đúng 100 % đâu
Thứ 4
chị sẽ sửa bài nhé!
tiếp nào, bài này khá quen, đừng giở lại mà hãy suy luận và làm nhé!

Bài I.2
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết : Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Nến chảy lỏng thấm vào bấc => Hiện tượng vật lí
Nến lỏng chuyển thành hơi => Hiện tượng vật lí
Hơi nên cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước => Hiện tượng hóa học
 
  • Like
Reactions: NHOR

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Dạng I: Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
Dạng này cực kì đơn giản phải không nào?
Các em chỉ cần hiểu bản chất là được rồi :
- Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng thái của chất, không có chất mới sinh ra.
- Hượng tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.
- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có CHẤT MỚI tạo thành.

Bài tập I : Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học:
Bài I.1: Hãy cho biết các hiện tượng dưới đây là hiện tượng vật lí hay hóa học
1. Dép đi lâu bị mòn
2. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.
3.Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua
4. Thức ăn để trong không khí lâu ngày bị ôi thiu
5. Đường tan trong nước tạo thành nước đường
6. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối
7. Sắt để trong không khí ẩm bị gỉ
8. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.
9. Nhỏ dd axit vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí
10. Tóc cháy có mùi khét
1. Hiện tượng vật lý: do ma sát.
2. Hiện tượng vật lý: biến đổi chất.
3. Hiện tượng vật lý: nhiệt năng thành quang năng.
4. Hiện tượng hóa học: oxi hóa.
5. Hiện tượng vật lý: sự khuếch tán.
6. Hiện tượng vật lý: sự khuếch tán.
7. Hiện tượng hóa học: oxi hóa.
8. Hiện tượng vật lý: CO2 bị nén trong chai được giải phóng.
9. Hiện tượng hóa học: có phản ứng xảy ra.
10. Hiện tượng hóa học: có phản ứng tạo ra chất có mùi khét.
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi.=>Hiện tượng vật lí
Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.=>Hiện tượng hóa học.
 
  • Like
Reactions: NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
trả lời luôn ở đây à chị?
1. lí không có biến đổi chất xảy ra
2. lí biến đổi thể của chất. từ rắn=>lỏng
3. lí cái này em k biết giải thích sao luôn á
4. hóa biến đổi từ thức ăn bt =>ôi thiu
5. lí đường tan trong nước, k bị biến đổi chất
6. lí như câu 5
7.hóa bị biến chất
8.hóa có chất mới sinh ra
9.hóa chất mới sinh ra
10.hóa biến chất
chị xem hộ em xem có chỗ nào sai k ạ
lí lí lí lí lí lí lí hóa hóa ;)
1. Dép đi lâu bị mòn -> Hiện tường vật lí
2. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần. -> Hiện tương vật lí
3.Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua -> Hiện tượng vật lí
4. Thức ăn để trong không khí lâu ngày bị ôi thiu -> Hiện tượng hóa học
5. Đường tan trong nước tạo thành nước đường -> Hiện tượng vật lí
6. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối -> Hiện tượng vật lí
7. Sắt để trong không khí ẩm bị gỉ -> Hiện tượng hóa học
8. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. -> Hiện tượng hóa học
9. Nhỏ dd axit vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí -> Hiện tượng hóa học
10. Tóc cháy có mùi khét -> Hiện tượng hóa học
I.1
1. Dép đi lâu bị mòn -> Lí
2. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần. -> Lí
3.Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua -> Lí
4. Thức ăn để trong không khí lâu ngày bị ôi thiu -> Hóa
5. Đường tan trong nước tạo thành nước đường -> Lí
6. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối -> Lí
7. Sắt để trong không khí ẩm bị gỉ -> Hóa
8. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. -> Lí
9. Nhỏ dd axit vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí -> Hóa
10. Tóc cháy có mùi khét -> Hóa
I.2
Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết : Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Giai đoạn 1: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. -> Hiện tượng vật lí: Vì không có sự biến đổi chất
Giai đoạn 2: Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. -> Hiện tượng vật lí Vì không có sự biến đổi chất
Giai đoạn 3: Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. -> Hiện tượng hóa học: Vì có chất mới sinh ra là cacbon dioxit và hơi nước
1. Dép đi lâu bị mòn (1)
2. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần. (1)
3.Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua (1) và (2)
4. Thức ăn để trong không khí lâu ngày bị ôi thiu (2)
5. Đường tan trong nước tạo thành nước đường (1)
6. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối (2)
7. Sắt để trong không khí ẩm bị gỉ (2)
8. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. (2)
9. Nhỏ dd axit vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí (2)
10. Tóc cháy có mùi khét (2)
(1): Hiện tượng vật lí
(2): Hiện tượng hóa học


Em ủng hộ chị @NHOR 2 chân 2 tay luôn :D:D
1. Hiện tượng vật lí
2. Hiện tượng vật lí
3. Hiện tượng vật lí
4. Hiện tượng hóa học
5. Hiện tượng vật lí
6. Hiện tượng vật lí
7. Hiện tượng hóa học
8. Hiện tượng hóa học
9. Hiện tượng hóa học
10. Hiện tượng hóa học
Hì hì, đề quá dễ phải không các em nhưng nó đánh lừa mình bằng sự chủ quan đấy nhé!
Xin thông báo một tin sốc nè... Chỉ có @Đức Nhật trả lời đúng 100% thôi nhé! Như chị đã chia sẻ, nó cần sự cẩn thận
Ở đây, hầu hết các em đều sai câu số 8.
Đáp án : Bài 1:
1. Dép đi lâu bị mòn -> Hiện tượng vật lí (không có chất mới tạo ra)
2. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần. -> Hiện tượng vật lí (không có chất mới tạo ra, chỉ là sự chuyển đổi trạng thái của sự vật)
3.Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua -> Hiện tượng vật lí (không có chất mới tạo ra)
4. Thức ăn để trong không khí lâu ngày bị ôi thiu -> Hiện tượng hóa học, tạo chất mới từ thức ăn => thức ăn ôi thiu
5. Đường tan trong nước tạo thành nước đường -> Hiện tượng vật lí (không có chất mới tạo ra)
6. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối -> Hiện tượng vật lí(không có chất mới tạo ra)
7. Sắt để trong không khí ẩm bị gỉ -> Hiện tượng hóa học, tạo chất mới (gỉ sắt)

8. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. -> Hiện tượng VẬT LÝ (xem dưới để hiểu chi tiết)
9. Nhỏ dd axit vào một mẫu đá vôi thấy có sủi bọt khí -> Hiện tượng hóa học (tạo chất mới : khí CO2)
10. Tóc cháy có mùi khét -> Hiện tượng hóa học

Sau đây chị sẽ cung cấp một kiến thức mới cho các em:
Chị cố tình đưa 2 câu 8,9 vào gần nhau. Nhìn sơ qua, có lẽ hầu hết các bạn đều đánh đồng hai hiện tượng này như câu 5,6 nhưng thực chất nó hoàn toàn khác nhau
Câu số 8: Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên

ga ở đây, thực ra chính là khí CO2 được người ta nén vào trong quá trình sản xuất với áp suất lớn.
Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
Tóm lại: Có bọt sủi lên khi mở nút chai nước giải khát loại có ga là do khí cacbon đioxit bị nén trong đó thoát ra. => hiện tượng vật lý


Chị lại mở rộng vấn đề nè, các em cũng cần phân biệt với hiện tượng sủi bọt khi cho viên sủi vào nước nhé. Đây là hiện tượng hóa học ha!

Bài 2: Lại hoàn toàn trái ngược, toàn bộ các em đều nhận biết chính xác

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết : Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Sau đây là đáp án: I.2:
- Hiện tượng vật lí: "Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi."
Đây chỉ là quá trình nóng chảy và bay hơi của nến, không có sự biến đổi tạo thành chất mới.
- Hiện tượng hóa học: "Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước."
Đây là quá trình có tạo thành chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước.
 

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
chủ đề tiếp theo hôm này của chúng ta cực kỳ quan trọng nha các em:
Dạng II : Công thức hóa học của hợp chất
Đối với dạng bài tập này, có 2 dạng chính
1. Từ công thức hóa học, tính hóa trị của các nguyên tố
- Lưu ý: Có một số nguyên tố có hóa trị dùng quy ước và các gốc axit sẽ không được cho biết hóa trị và cần nhớ:
O : hóa trị II (một số trường hợp ngoại lệ, O có hóa trị I trong các hợp chất như: K2O2,...), H : hóa trị I (trong mọi hợp chất)
Các gốc axit:
- OH, - NO3 :hóa trị I
=SO4, =SO3, =CO3: hóa trị II
PO4 : hóa trị III
2. Lập công thức hóa học của hợp chất 2 nguyên tố dựa vào hóa trị của các nguyên tố

Phương pháp giải: Dựa vào quy tắc hóa trị

Cũng như trong topic "Vừa học vừa chơi - không lo mất gốc" mà chị đã lập bữa trước, chị khẳng định, nếu các em có khả năng học thuộc một cách "chủ động" hóa trị của các nguyên tố thì chắc chắn sẽ không mất gốc hóa


Bây giờ thì làm bài tập nào:
Bài 1: Hãy cho biết công thức nào dưới đây viết sai và sửa lại
a. Na2O
b. FeCl2
c. Al(OH)2
d. Cu2O
e. CrO3
f. Cr2O3
g. CaCl2
h. H3(SO4)2
i. AgNO3
j. Al3O2
k. Na2O2
 
  • Like
Reactions: The Joker

Nguyễn Như Tuyết

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười một 2017
706
837
126
Bình Định
THCS Hoài Xuân
Bài 1: Hãy cho biết công thức nào dưới đây viết sai và sửa lại
c. Al(OH)2 -> sai. Sửa Al(OH)3
d. Cu2O-> sai. Sửa CuO
e. CrO3->sai. Sửa Cr2O3
h. H3(SO4)2->H2SO4
j. Al3O2-> sai. Sửa Al2O3
k. Na2O2-> sai. Sửa Na2O
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
chủ đề tiếp theo hôm này của chúng ta cực kỳ quan trọng nha các em:
Dạng II : Công thức hóa học của hợp chất
Đối với dạng bài tập này, có 2 dạng chính
1. Từ công thức hóa học, tính hóa trị của các nguyên tố
- Lưu ý: Có một số nguyên tố có hóa trị dùng quy ước và các gốc axit sẽ không được cho biết hóa trị và cần nhớ:
O : hóa trị II (một số trường hợp ngoại lệ, O có hóa trị I trong các hợp chất như: K2O2,...), H : hóa trị I (trong mọi hợp chất)
Các gốc axit:
- OH, - NO3 :hóa trị I
=SO4, =SO3, =CO3: hóa trị II
PO4 : hóa trị III
2. Lập công thức hóa học của hợp chất 2 nguyên tố dựa vào hóa trị của các nguyên tố

Phương pháp giải: Dựa vào quy tắc hóa trị

Cũng như trong topic "Vừa học vừa chơi - không lo mất gốc" mà chị đã lập bữa trước, chị khẳng định, nếu các em có khả năng học thuộc một cách "chủ động" hóa trị của các nguyên tố thì chắc chắn sẽ không mất gốc hóa


Bây giờ thì làm bài tập nào:
Bài 1: Hãy cho biết công thức nào dưới đây viết sai và sửa lại
a. Na2O
b. FeCl2
c. Al(OH)2
d. Cu2O
e. CrO3
f. Cr2O3
g. CaCl2
h. H3(SO4)2
i. AgNO3
j. Al3O2
k. Na2O2
c. Al(OH)3
e. Cr2O3 hoặc CrO
h. H2SO4
j. Al2O3
k. Na2O
 
  • Like
Reactions: NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Bài 1: Hãy cho biết công thức nào dưới đây viết sai và sửa lại
a. Na2O
b. FeCl2
c. Al(OH)2=>Al(OH)3
d. Cu2O
e. CrO3=>CrO; Cr2O3
f. Cr2O3
g. CaCl2

h. H3(SO4)2=>H2SO4
i. AgNO3
j. Al3O2=>Al2O3
k. Na2O2=>Na2O
Bài 1: Hãy cho biết công thức nào dưới đây viết sai và sửa lại
c. Al(OH)2 -> sai. Sửa Al(OH)3
d. Cu2O-> sai. Sửa CuO
e. CrO3->sai. Sửa Cr2O3
h. H3(SO4)2->H2SO4
j. Al3O2-> sai. Sửa Al2O3
k. Na2O2-> sai. Sửa Na2O
c. Al(OH)3
e. Cr2O3 hoặc CrO
h. H2SO4
j. Al2O3
k. Na2O
nguy hiểm rình rập đấy mấy đứa ạ! Chị nhắc nhẹ thế thôi
Ta đi vào 2 dạng điển hình nhé!

Dạng 1: Tìm hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố
Các em lưu ý cách trình bày nhé!
Bài 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh, cacbon trong các hợp chất sau
a) H2S
b) CH4
c) SO3
Các em trình bày luôn giúp chị ha
Lưu ý có hợp chất SO3 nhưng ko có hợp chất CO3 đâu các em nhé!
Bài 2: Tìm hóa trị của (CN) - gốc axit có tên gọi là xianua trong hợp chất Hg(CN)2 biết trong hợp chất nói trên, Hg có hóa trị II
Bài 3: Tìm hóa trị của (SO4) trong hợp chất Al2(SO4)3 biết Al hóa trị III
Bài 4: Tìm hóa trị của S trong hợp chất FeS2 biết Fe có hóa trị II hoặc hóa trị III
 
Last edited:
  • Like
Reactions: The Joker

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)
Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức

nguy hiểm rình rập đấy mấy đứa ạ! Chị nhắc nhẹ thế thôi
Ta đi vào 2 dạng điển hình nhé!

Dạng 1: Tìm hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố
Các em lưu ý cách trình bày nhé!
Bài 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh, cacbon trong các hợp chất sau
a) H2S
b) CH4
c) SO3
Các em trình bày luôn giúp chị ha
Lưu ý có hợp chất SO3 nhưng ko có hợp chất CO3 đâu các em nhé!
Bài 2: Tìm hóa trị của (CN) - gốc axit có tên gọi là xianua trong hợp chất Hg(CN)2 biết trong hợp chất nói trên, Hg có hóa trị II
Bài 3: Tìm hóa trị của (SO4) trong hợp chất Al2(SO4)3 biết Al hóa trị III
Bài 4: Tìm hóa trị của S trong hợp chất FeS2 biết Fe có hóa trị II hoặc hóa trị III
Bài 1:
a) Gọi hóa trị của S trong H2S là n
Có: H2S <=> I . 2 = n . 1 <=> II = n
Vậy hóa trị của S trong H2S là II
b) Gọi hóa trị của C trong CH4 là n
Có: CH4 <=> n . 1 = I . 4 <=> n = IV
Vậy hóa trị của C trong CH4 là IV
c) Gọi hóa trị của S trong SO3 là n
Có: SO3 <=> n . 1 = II . 3 <=> n = VI
Vậy hóa trị của S trong SO3 là VI
Bài 2:
Gọi hóa trị của (CN) trong Hg(CN)2 là n
Có: Hg(CN)2 <=> II . 1 = n . 2 <=> n = I
Vậy hóa trị của (CN) trong Hg(CN)2 là I
Bài 3:
Gọi hóa trị của (SO4) trong Al2(SO4)3 là n
Có: Al2(SO4)3 <=> III . 2 = n . 3 <=> 6 = n . 3 <=> II = n
Vậy hóa trị của (SO4) trong Al2(SO4)3 là II
Bài 4:
Sai đề bài òi chị ơi :D
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)
Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Bài 1:
CTTQ : OxAly
OxAly <=> II.x=III.y <=> II : III = y : x <=> y = 2 và x =3
CTHH là O3Al2
Bài 2:
CTTQ:FexSy
FexSy <=> II.x = II.y <=> II : II = x : y <=> x = y = 1
CTHH là FeS
 
  • Like
Reactions: NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Bài 1:
a) Gọi hóa trị của S trong H2S là n
Có: H2S <=> I . 2 = n . 1 <=> II = n
Vậy hóa trị của S trong H2S là II
b) Gọi hóa trị của C trong CH4 là n
Có: CH4 <=> n . 1 = I . 4 <=> n = IV
Vậy hóa trị của C trong CH4 là IV
c) Gọi hóa trị của S trong SO3 là n
Có: SO3 <=> n . 1 = II . 3 <=> n = VI
Vậy hóa trị của S trong SO3 là VI
Bài 2:
Gọi hóa trị của (CN) trong Hg(CN)2 là n
Có: Hg(CN)2 <=> II . 1 = n . 2 <=> n = I
Vậy hóa trị của (CN) trong Hg(CN)2 là I
Bài 3:
Gọi hóa trị của (SO4) trong Al2(SO4)3 là n
Có: Al2(SO4)3 <=> III . 2 = n . 3 <=> 6 = n . 3 <=> II = n
Vậy hóa trị của (SO4) trong Al2(SO4)3 là II
Bài 4:
Sai đề bài òi chị ơi :D

Bài 1:
CTTQ : OxAly
OxAly <=> II.x=III.y <=> II : III = y : x <=> y = 2 và x =3
CTHH là O3Al2
Bài 2:
CTTQ:FexSy
FexSy <=> II.x = II.y <=> II : II = x : y <=> x = y = 1
CTHH là FeS
đề sai ở đâu zậy e nhỉ?
 
  • Like
Reactions: The Joker

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
a. Na2O
b. FeCl2
c. Al(OH)2 -> Al(OH)2
d. Cu2O
e. CrO3 -> CrO hoặc Cr2O3
f. Cr2O3
g. CaCl2
h. H3(SO4)2 H2SO4
i. AgNO3
j. Al3O2 -> Al2O3
k. Na2O2 -> Na2O
Bài 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh, cacbon trong các hợp chất sau (Em chỉ làm cái dầu, mấy cái sau ghi kết quả thôi)
a) H2S
Gọi x là hóa trị của S trong H2S
Theo qui tắc hóa trị: 2*I = x*1
=> x=II
Vậy ...
b) CH4
Hóa trị của cacbon là IV
c) SO3
Hóa trị của S là VI
Các em trình bày luôn giúp chị ha
Lưu ý có hợp chất SO3 nhưng ko có hợp chất CO3 đâu các em nhé!
Bài 2: Tìm hóa trị của (CN) - gốc axit có tên gọi là xianua trong hợp chất Hg(CN)2 biết trong hợp chất nói trên, Hg có hóa trị II
Gọi x là hóa trị của CN trong Hg(CN)2
Theo qui tắc hóa trị: 1*II = 2*x
=> x=I
Vậy ...
Bài 3: Tìm hóa trị của (SO4) trong hợp chất Al2(SO4)3 biết Al hóa trị III
Gọi hóa trị của SO4 là x trong Al2(SO4)3
Theo qui tắc hóa trị: 2*III = 3*x
=> x=2
Vậy ...
Bài 4: Tìm hóa trị của S trong hợp chất FeS2 biết Fe có hóa trị II hoặc hóa trị III
Gọi x là hóa trị của S trong FeS2
Theo qui tắc hóa trị: III*1=x*2
=> x= 3/2
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)
Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Bài 1:
CT dạng chung: AlxOy
Theo qui tắc hóa trị: x*III = y*II
Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/III = 2/3
-> x=2, y=3
-> CTHH là Al2O3
Bài 2:
FeS
Bài 3:
Gọi CTPT là MnxOy
Theo đề bài, ta có:
x:y=%Mn/MMn : %O/MO = [tex]\frac{49,55}{55}:\frac{50,45}{16}[/tex] = 0,9:2,8 [tex]\approx[/tex]1:3
-> x=1, y=3
CTHH là MnO3
 
  • Like
Reactions: NHOR

Huong Giang 2501

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2018
35
18
21
Hà Nội
thcs Phú Diễn
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)
Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Bài 1:
Gọi công thức hóa học là ALxOy
áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
[tex]\frac{x}{y} = \frac{2}{3}[/tex]
=> x=2; y=3
KL: Al2O3
Bài 2:
Gọi công thức hóa học là FexSy
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
[tex]\frac{x}{y} =[/tex] [tex]\frac{2}{2}= \frac{1}{1}[/tex]
=> x=1; y-1
KL: FeS
 

Vũ Lan Anh

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
1,330
2,521
331
Thái Nguyên
FBI-CIA
Bài 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh, cacbon trong các hợp chất sau
a) H2S
gọi hóa trị của S là x
theo QTHT
I.2=1.x
=>x=2=>S(II)
b) CH4
gọi hóa trị của C là a
theo qt ht: 1.x=I.4=>x=IV=>C(IV)
c) SO3
gọi ht của S là a
theo QTHT
1.a=II.3=>a=VI=>S(VI)
Các em trình bày luôn giúp chị ha
Lưu ý có hợp chất SO3 nhưng ko có hợp chất CO3 đâu các em nhé!
Bài 2: Tìm hóa trị của (CN) - gốc axit có tên gọi là xianua trong hợp chất Hg(CN)2 biết trong hợp chất nói trên, Hg có hóa trị II
goij ht của CN là a
theo QTHT
II.1=a.2=>a=II=>CN(I)
Bài 3: Tìm hóa trị của (SO4) trong hợp chất Al2(SO4)3 biết Al hóa trị III
gọi ht của SO4 là a
theo QTHT
III.2=a.3=>a=II=>SO4(II)
Bài 4: Tìm hóa trị của S trong hợp chất FeS2 biết Fe có hóa trị II hoặc hóa trị III
gọi ht của S là a
theo QTHT
trường hợp Fe có ht II
II.1=a.2=>a=I=>S(I)
trường hợp Fe có ht III
III.1=a.2=>a=3/2=>k thỏa mãn
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)

Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Fe2O3
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
FeS
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
ct dạng chung: [tex]Mn_{x}O_{y}[/tex]
CTHH:
ta có: Mn chiếm 49,55=>Oxi chiếm 55,45

[tex]\frac{x}{y}=\frac{49,55.16}{55,45.55}\approx \frac{1}{2}[/tex]
=>CTHH MnO2
PTK của h/c là: 55+2.16=87đvC
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
ct dạng chung
[tex]N_{x}O_{y}[/tex]
[tex]\frac{x}{y}=\frac{7.16}{12.14}=\frac{2}{3}[/tex]
=>CTHH [tex]N_{2}O_{3}[/tex]
PTK: 2.14+3.16=76đvC



 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn

nguy hiểm rình rập đấy mấy đứa ạ! Chị nhắc nhẹ thế thôi
Ta đi vào 2 dạng điển hình nhé!

Dạng 1: Tìm hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố
Các em lưu ý cách trình bày nhé!
Bài 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh, cacbon trong các hợp chất sau
a) H2S
b) CH4
c) SO3
Các em trình bày luôn giúp chị ha
Lưu ý có hợp chất SO3 nhưng ko có hợp chất CO3 đâu các em nhé!
Bài 2: Tìm hóa trị của (CN) - gốc axit có tên gọi là xianua trong hợp chất Hg(CN)2 biết trong hợp chất nói trên, Hg có hóa trị II
Bài 3: Tìm hóa trị của (SO4) trong hợp chất Al2(SO4)3 biết Al hóa trị III
Bài 4: Tìm hóa trị của S trong hợp chất FeS2 biết Fe có hóa trị II hoặc hóa trị III
Bài 1:
a) Gọi hóa trị của S là a.
Theo QTHT: I.2=a.1 => a=II
Vậy hóa trị của S trong H2S là II.
b) Gọi hóa trị của C là b.
Theo QTHT: b.1=I.4 => b=IV
Vậy hóa trị của C trong CH4 là IV.
c) Gọi hóa trị của S là c.
Theo QTHT: c.1=II.3 => c=VI
Vậy hóa trị của S trong SO3 là VI.
Bài 2: Gọi hóa trị của gốc (CN) là a.
Theo QTHT: II.1=a.2 => a=I
Vậy hóa trị của gốc (CN) trong Hg(CN)2 là I.
Bài 3: Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.
Theo QTHT: III.2=a.3 => a=II
Vậy hóa trị của nhóm (SO4) trong Al2(SO4)3 là II.
Bài 4: FeS2 thực chất là một dạng của quặng pirit sắt, có công thức đầy đủ là FeS.S.
Fe ở đây hóa trị II nên S hóa trị II, S ở sau không có hóa trị.
Dạng 2: Lập công thức của hợp chất (Chú ý trình bày)
Bài 1: Lập công thức của hợp chất giữa oxi và nhôm biết nhôm có hóa trị III
Bài 2: Lập công thức hợp chất giữa sắt và lưu huỳnh. biết rằng, trong hợp chất sắt có hóa trị II, lưu huỳnh có hóa trị II
Bài 3: Thực nghiệm cho biết nguyên tố mangan chiếm 49,55% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố O.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Bài 4: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:[tex]\frac{mN}{mO}= \frac{7}{12}[/tex] . Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Bài 1: Gọi CTTQ là AlxOy.
Theo QTHT: III.x=II.y => x : y = II : III. => x=2; y=3 (lấy đơn giản nhất)
Vậy CT là Al2O3.
Bài 2: Gọi CTTQ là FexSy.
Theo QTHT: II.x=II.y => x : y = II : II. => x=1; y=1 (lấy đơn giản nhất)
Vậy CT là FeS.
Bài 3: Gọi CTTQ là MnxOy
Theo đề bài, ta có:
x:y=%Mn/MMn : %O/MO =[tex]\frac{49.55}{55}:\frac{50.45}{16}[/tex] ≈1:3
-> x=1, y=3
CTHH là MnO3
PTK MnO3= NTK Mn + 3. NTK O= 55 + 3.16= 103 (u)
Bài 4: Gọi CTTQ là NxOy.
Theo đề ta có: x:y= 7.16 :12.14= 2 :3
CTHH: N2O3.
PTK N2O3 = 2.NTK N + 3. NTK O= 2.14 + 3.16=76 (u)
 

temotojirimo12

Cưu TMod Cộng đồng | Cựu PCN CLB Lịch Sử
Thành viên
4 Tháng mười một 2018
1,503
4,901
496
19
Cà Mau
THPT Hồ Thị Kỷ
Chào team lớp 8 yêu dấu!!! ... JFBQ00137070104B
Vừa qua, trong một số hoạt động trong box Hóa, các em cũng khá quen với chị rồi phải không nào? Bạn nào chưa quen thì nhân dịp này hãy làm quen với chị và các bạn để cùng nhau trao đổi nhiều hơn về hóa học nhé!
Hôm nay, box hóa ra mắt các topic ôn tập học kì I hóa các khối, chị mong muốn được cùng các em rèn luyện, tổng hợp và ôn lại một số dạng bài tập hóa 8, bám sát nội dung kiểm tra học kì.:Chuothong36 Chị hi vọng topic sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cũng như kĩ năng hữu ích để các em sẵn sàng cho kì kiểm tra quan trọng này!
Các em hãy đồng hành cùng chị nhé!:rongcon1

Chị cũng nói luôn, đây là topic trao đổi về việc học tập và các em có thể hỏi chị bất kì những gì thắc mắc nhé! Bất kể bạn nào chị hứa đều chia sẻ nhiệt tình cho các em nên đừng ngại hỏi và ngại sai nè.

Về lịch hoạt động của chúng ta sẽ là 9-10h tối các ngày thứ 2,4,6.

Mỗi ngày, chị sẽ cung cấp lí thuyết + bài tập vận dụng. Đồng thời, giải đáp thắc mắc của các em (lưu ý là thắc mắc liên quan về phần đó chứ không liên quan thì phải đăng BÀI VIẾT MỚI chứ không được lười rồi đăng vào đâu nhé!) và chữa bài tập phần trước chị đã đưa ra.
Và chị rất mong đợi sự tương tác từ các em.
+ Không ngại thắc mắc, nghi vấn về những vấn đề LIÊN QUAN mà mình chưa rõ
+ Tích cực trao đổi, thảo luận về cách giải khác chẳng hạn, hoặc là các lưu ý về lý thuyết, các "mẹo" làm nhanh, ... nói chung là cái gì các em biết về vấn đề đó thì cứ mạnh dạn chia sẻ nhé. Bất kể đúng sai, chị đều rất trân trọng
+ Hãy tự mình thử làm bài tập chị vừa đưa ra một cách nhanh nhất. làm hết khả năng, và trả lời để chị biết lỗi các em vấp nhé, đừng sao chép bài của ai cả, vì chúng ta đang ôn tập chứ không phải thi.
+ Ngoài khung giờ này, bất kì lúc nào rảnh, các em có thể trả lời những bài tập mà chị đưa ra nhé!
Các em hãy tag bạn bè vào để cùng nhau học tập và trao đổi nhé!

MẤT GỐC ư? JFBQ00183070330A KIỂM TRA HÓA mà khó chắc? JFBQ00125061225b JFBQ00174070313AJFBQ00174070313AJFBQ00174070313A không gì là không thể!
1. vật lí
2. vật lí
3. vật lí
4. hóa học
5. vật lí
6. vật lí
7.hóa học
8.hóa học
9.hóa học
10.hóa học
#Nhor: Câu 8 e làm sai mất rồi, chị có đăng đáp án, em xem lại để biết thêm nhé!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: NHOR
Top Bottom