Hội Lý 93!

T

thachsungey

CÒn bài này chưa ai giải nữa này!

Trong chân không, ba quả cầu nhỏ giống hệt nhau, cùng khối lượng m, mang điện tích dương cùng độ lớn q, dược treo ở đầu 3 sợi dậy OA, OB, OC cùng độ dài l (khối lượng dây không đáng kể), tại nơi có gia tốc trọng trường g, đầu chung O của 3 sợi dây được giữ cố định. Ở vị trí cân bằng, 3 vị trí A, B, C làm thành 1 tam giác đều cạnh a.Tính:
a> Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu.
b> Điện tích của mỗi quả.

Bài này chắc tự vẽ hình được.
Nếu không thì mình vẽ luôn cho nhưng khó vẽ lắm! Tại hình không gian mà nên ráng tí!...:D
 
H

huutrang93

CÒn bài này chưa ai giải nữa này!

Trong chân không, ba quả cầu nhỏ giống hệt nhau, cùng khối lượng m, mang điện tích dương cùng độ lớn q, dược treo ở đầu 3 sợi dậy OA, OB, OC cùng độ dài l (khối lượng dây không đáng kể), tại nơi có gia tốc trọng trường g, đầu chung O của 3 sợi dây được giữ cố định. Ở vị trí cân bằng, 3 vị trí A, B, C làm thành 1 tam giác đều cạnh a.Tính:
a> Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu.
b> Điện tích của mỗi quả.

Bài này chắc tự vẽ hình được.
Nếu không thì mình vẽ luôn cho nhưng khó vẽ lắm! Tại hình không gian mà nên ráng tí!...:D

Do vai trò của 3 quả cầu là như nhau nên mọi kết quả đối với quả cầu này cũng là kết quả cho các quả cầu kia
a) Dễ thấy 2 vecto lực điện trường do 2 quả cầu t/dụng lên quả cầu kia tạo với nhau 1 góc 60 độ, mà lực điện giữa 2 quả cầu bất kì lại bằng nhau nên
Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu có phương đi qua trọng tâm tam giác ABC
và có độ lớn [TEX]F=\frac{kq^2}{a^2}.2.cos 30^0= \sqrt{3}\frac{kq^2}{a^2}[/TEX]
b) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC và H là chân đường cao hạ từ A xuống BC
[TEX]\Rightarrow AH=a\frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow AG=a\frac{\sqrt{3}}{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow OG=\sqrt{l^2-AG^2}=\sqrt{l^2-\frac{a^2}{3}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow tan \alpha=\frac{AG}{OG}=\frac{a}{\sqrt{3}}:\sqrt{l^2-\frac{a^2}{3}}=\frac{Fd}{P}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow q=\sqrt{\frac{mga^3}{3k\sqrt{l^2-\frac{a^2}{3}}}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

black_chick

help !

Có bài này các bạn cùng làm giúp mình nhá.ok:D
Điện tích q1 mang điện tích q đặt tại gốc của hệ trục toạ độ xOy. Điện tích Q nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là a. Lực tác dụng vào Q khi đó là F. Đặt thêm điện tích q2, mang điện tích -q. tại 1 điểm nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là 2a. Lực tác dụng vào Q lúc này là??
 
T

thachsungey

Cho sơ dồ như hình vẽ:
anhso-11_untitled.jpg

E= 12v, r = 0,4 ôm, R1= R2 = 6 ôm, Rx là biến trở.
a) Khi Rx= 3 ôm. tính công suất tiêu thụ trên Rx
b) Tính Rx để công suất tiêu thụ trên Rx max. Tính giá trị công suất max dó?

Làm cần cách giải lô gic nhé! Hạn chế tắt, vì không ai cũng giỏi như...người làm ra :D

Không ai giải bài này à ?............................................
 
V

vin_loptin

Nguyên văn bởi thachsungey
Cho sơ dồ như hình vẽ:
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 828x555 và độ lớn 46KB.

E= 12v, r = 0,4 ôm, R1= R2 = 6 ôm, Rx là biến trở.
a) Khi Rx= 3 ôm. tính công suất tiêu thụ trên Rx
b) Tính Rx để công suất tiêu thụ trên Rx max. Tính giá trị công suất max dó?

Làm cần cách giải lô gic nhé! Hạn chế tắt, vì không ai cũng giỏi như...người làm ra
a.
[tex]R=\frac{R_1(R_2+R_x)}{R_1+R_2+R_x}=3,6\\I=\frac{E}{R+r}=3\\U_{AB}=I.R=3.3,6=10,8\\I_x=\frac{U_{AB}}{R_{2x}}=\frac{10,8}{9}=1,2\\P_x=I^2_x.R_x=1,2^2.3=3,6[/tex]
b.
[tex]R=\frac{R_1(R_2+R_3)}{R_1+R_2+R_3}=\frac{6(6+R_x)}{12+R_x}\\I=\frac{E}{R+r}=\frac{12}{\frac{6(6+R_x)}{12+R_x}+0,4}\\I=\frac{6(12+R_x)}{20,4+3,2R_x}\\U_{AB}=I.R=\frac{36(6+R_x)}{20,4+3,2R_x}\\I_3=\frac{U_{AB}}{R_{2x}}=\frac{36}{20,4+3,2R_x}\\P_x=I^2_x.R_x=\frac{36^2R_x}{(20,4+3,2R_x)^2} \le \frac{36^2}{4.20,4.3,2} \approx\ 4,96[/tex]
Bài này áp dụng bđt cô si:
[tex](20,4+3,2R_x)^2 \geq 4.20,4.3,2R_x \rightarrow \frac{36^2R_x}{(20,4+3,2R_x)^2} \le\ \frac{36^2}{4.20,4.3,2} [/tex]
khi đó
[tex]20,4=3,2R_x \large\rightarrow R_x=6,375[/tex]
 
Last edited by a moderator:
B

black_chick

Có bài này các bạn cùng làm giúp mình nhá.ok:D
Điện tích q1 mang điện tích q đặt tại gốc của hệ trục toạ độ xOy. Điện tích Q nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là a. Lực tác dụng vào Q khi đó là F. Đặt thêm điện tích q2, mang điện tích -q. tại 1 điểm nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là 2a. Lực tác dụng vào Q lúc này là??





Các bạn ơi , giúp mình bài này với, bạn nào có cách giải hay chính xác mình sẽ thanhks nhiệt tình.Ok:D
 
M

mua_lanh_0000

Nguyên văn bởi black_chick
Có bài này các bạn cùng làm giúp mình nhá.ok:D
Điện tích q1 mang điện tích q đặt tại gốc của hệ trục toạ độ xOy. Điện tích Q nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là a. Lực tác dụng vào Q khi đó là F. Đặt thêm điện tích q2, mang điện tích -q. tại 1 điểm nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là 2a. Lực tác dụng vào Q lúc này là??
mình cảm thấy đề khá mờ nhưng chắc là hướng của F theo hướng + nên
TH1: -q cùng phía với Q ~~> F2=3F
TH2: -q # phía với Q ( trên OX) ~~> F2= -F
mọi ng cho ý kiến với ~thân~
 
B

black_chick

Câu 1:
Nguồn E= 36, r=4. đc dùng để thắp sáng 36 đèn giống nhau, mỗi đèn 3V-3W.
a,Có ? cách mắc để P tiêu thụ mỗi đèn = nhau?
b, Tìm cách mắc để các đèn sáng bình thường
c, Tìm cách mắc để P tt mỗi đèn max. tính Pmax, và H nguồn khi đó
Câu 2:
Bộ nguồn gồm m dãy, mỗi dãy 5 ắcquy loại 2V- 0.8 ôm. Mạch ngoài là bóng đèn 2V- 25W và R mắc song song. Tìm giá trị min m và R tương ứng để đèn sáng bình thường.

ps: Các bạn làm thêm bài mình gửi lần trước nhá. thanks
 
V

vin_loptin

Có bài này các bạn cùng làm giúp mình nhá.ok:D
Điện tích q1 mang điện tích q đặt tại gốc của hệ trục toạ độ xOy. Điện tích Q nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là a. Lực tác dụng vào Q khi đó là F. Đặt thêm điện tích q2, mang điện tích -q. tại 1 điểm nằm trên trục Ox, cách gốc toạ độ 1 đoạn là 2a. Lực tác dụng vào Q lúc này là??
http://forum.hocmai.vn/showthread.php?t=63458&page=4
bạn vào đó mà tham khảo, Quân giải rồi đấy !
 
T

thachsungey

Welcome ai vào nhóm lí !

Trước hết là giới thiệu!

Các bạn có thể ef nick để liên lạc với mình : missall_needall_butloveonlyone

Thanks,
 
T

thachsungey

Một bình kính hình trụ đặt thẳng đứng có chiều dài L dc chia làm 2 phần nhờ pit tông cách nhiệt, pit tông có m=700g.
Phần 1 chứa khí oxi , phần 2 chưa nitơ ( phần 2 nằm dưới pit tông). 2 khí này có cùng khối lượng m zerô, ở cùng nhiệt độ t zerô, pit tông nằm cân bằng và cách đáy dưới 1 đoạn 0,4 L, tiết diện của bình là S=50 cm vuông, lấy g=10m/sbình.Bỏ wa ma sát giữa pit tông và thành bình.Tính áp suất của khí trong mỗi phần của bình?

Làm bài này đỡ nhé!
 
W

wichgirl

câu hỏi trắc nghiệm chương II nhé....
1, điều kiện để có dòng điện là:
A. phải có vật dẫn điện
B. phải có hiệu điện thế
C. phải có hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dẫn điện
D. phải có nguồn điện
2, suất điện động của nguồn là đaij lượng đặc trưng cho:
A. khả năng thực hiện công của nguồn điện
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. khả năng tích điện cho 2 cực của nó
D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện
3, công của nguồn điện ko thể tính bằng
A. công của dòng điện chạy trong toàn mạch
B. công của lực điện trg` thực hiện khi dịch chuyển các điện tích trong toàn mạch
C. công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện
D. công của lực điện trg` thưch hiện khi dịch chuyển 1 đơn vị điện tích dương trong toàn mạch
4,giữa 2 đầu của 1 mạch điện có hiệu điện thế ko đổi 220V, ng` ta mắc // 2 bóng đèn, I wa 2 bóng đèn lần lượt là 2A và 0,5A. so sánh công suất tiêu thụ của 2 bóng đèn
A. P1=3P2
B. P1=4P2
C. P1=P2
D. P1=2P2
5, 1 bàn là điện tiêu thụ 1 điện năng 396kJ trong 12 phút. Tính I wa bàn là và R của nó khi làm việc. Biết rằng U bàn là bằng 220V
A. 2,5A;22 ôm
B. 2,5A; 88 ôm
C. 2,5A; 44 ôm
D. 2A; 88 ôm
 
H

hoahuongduong93

hôm nay mình có bài tập này dành cho topíc lí nha. chaăk các bạn đã học sang chương 2 rùi nhỉ
đây là bài về chiuơng 3 và đinh luật Fa-Ra-Đây nha
bài này trg SBT nâng cao có, nhưng đọc phần giải t ko hiểu tại sao
bài:3.17
mình nói cấu B thui nha
giả sử điện tích của các điện cực âm đêù bằng nhau và bằng S= 10 cm^2.
còn khoảng cách của chúng đến anot lần kượt là l1= 30cm. l2= 20cm, l3= 10 cm.
đặt vào 2 điện ccực của bình 1 hiệu điện thế U=15V. hãy x/d khối luợng đồng m1, m2, m3 bám vào mỗi catôt sau 1 giờ. biết diệnd trở suất của dd điện phân là 0,2

các bnạ làm giúp mình nha. chú ý m1// m2//m3 nha
 
H

hoahuongduong93

oà, topic lâu lắm không hoạt động nha. theo như số lần mình cũng học với các bạn trên hội lí 93 thì không nhiều. topic vắng lặng quá, lại sắp thi học kì nên ai cũng bận cả, hôm nay là thứ 7 để t tìm lại nguồn cảmhứng cho mọi ng trg topic lí 93 của chúng ta nha
bài 1
khi 2 điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào 1 hiệu điện thế không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. nếu mắc chúng song song rồi mắc vào 1 hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là bao nhiều?
cái này là bài tập tỷg SBt nha
coi như ôn thi học kì 1 nha
:D:D:D
 
Top Bottom