hóa học tổng hợp

M

maths

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tự dưng muốn nổi hứng vào làm vài quả áp phe ; theo như những gì đã dự định ; mọi ngươi vào đây ôn luyện ; cơ bản thôi ; đa số là dễ ; nhưng cái chính ; khi giải quyết bài nào ; mọi người lưu ý có luôn đáp án hoặc cách giải hoặc ít ra là gợi ý gì đó ; để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau trong phương pháp giải nhé .....Năm ngoái tớ cũng có một topic tương tự bên box lí và rất may nó đã hoạt động đúng nghĩa ; hi vọng topic này sẽ có kết quả tương tự ; ai có bất cứ vấn đề gì thì post lên ; anh em giúp nhau nhá >:D<
 
M

maths

để mở đầu cho topic tớ mạn phép post một số bài đơn giản để mọi người thư giãn ; nhưng nên nhớ kết quả rất quan trọng ; nhưng tớ quan tâm đến vấn đề phương pháp hơn ; làm thế nào để giải nhanh ; chính xác ; điều này rất quan trọng trong kì thi trắc nghiêm ; okie? :x
Câu 1
Hỗn hợp X gồm 2 axit no Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 0.3 mol hh đó được 11.2 l CO2 (đktc). Để trung hòa 0.3 mol hh cần 500ml dd NaOH 1M. CT của 2 axit đó là
A;CH3COOH; C2H5COOH
B: HCOOH; HOOC-COOH
C: HCOOH ; C2H5COOH
D: CH3COOH; HOOC-CH2-COOH
Câu2:
Đốt cháy ht một lượng andehit no đơn chức mạch hở thu được 3.6g H2O. Trộn lượng andehit đó với H2 dư rồi dẫn qua bột Ni nugn nóng ; sau khi phản ứng xảy ra thu được sản phẩm hợp chất B . Tính thế tích CO2 thu được khi đốt cháy toàn bộ lượng B thu được
A. 3.36
B:2.24
C:4.48
D:8.96
Câu 3: Cho 3 axit X; Y ; Z: CH2O2; C2H4O2; C2H2Cl2O2 ; hãy cho biết thứ tự sắp xếp nào đúng của các chẩt
A:X<Y<Z
B: Z<X>Y
C: Y<X<Z
D: Y<Z<X
Câu 4: X có vòng benzem có CTPT là C9H8O2. X tác dụng với dd Brom thu được Y có công thức C9H802Br2. Cho Y tác dụng với NaOH thu được Z C9H702Na
Cho biết X có bao nhiêu CT
A:5
B:6
C:4
D:3
Câu 5: Sắp xếp thứ tự các chất CH3COOH (1); HCOOCH3(2); CH3CH2COOH(3); CH3COOCH3(4); CH3CH2CH2OH(5) theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần
A: 3-5-1-4-2
B: 1-3-4-5-2
C: 3-1-4-5-2
D: 3-1-5-4-2
Câu6: Hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt axit acrylic; axit fomic; axit axetic
A: Cu(OH)2
B:quỳ tím
C:Ag2O/NH3
D: dd Brom
Câu7: Cho các dd sau CH3COOH;HCOOH; CH3COONa; HCOONa có cùng nồng độ mol/l; và các giá trị PH là h1; h2; h3; h4
Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng
A: h1<h2<h3<h4
B: h3<h2<h1<H
 
L

linkhot

Bài 1 :Để trung hòa 0.3 mol hh cần 500ml dd NaOH 1M thì 1 trong 2 cái phải có 2 chức rùi. mà nCtb=0,3/0,5= 0,6==> đề sai rùi anh/chị ơi
 
N

nguyencongphi

linkhot said:
Bài 1 :Để trung hòa 0.3 mol hh cần 500ml dd NaOH 1M thì 1 trong 2 cái phải có 2 chức rùi. mà nCtb=0,3/0,5= 0,6==> đề sai rùi anh/chị ơi

đâu có sai nèo
Bài làm của tui
Nhìn vào đáp án ta thấy chỉ có Bhoặc D là chọn gọi x,y là mol của 2 ax ->có 1 pt x+y=0,3
TH1 nếu là đáp án B ta có pt theo số mol của C là x+ 2y =11,2/22,4=0,5

giả hệ thấy có nghiệm x=0,1,y=0,2 ->t/m +NAOH

TH2 nếu là đáp án D tương tự ta có hệ vô nghiệm

vậy B đúng .Là tui nếu gặp câu này thấy B đúng khoanh lun chẳng cần kiểm tra D đúng hay sai :D bài này nếu thi thật 30s là OK
 
N

nguyencongphi

câu 2 gọi AHĐ có CT là CnH2n+1CHO viết pt phản ứng cháy sẽ thấy được mol của nó =0,2/(n+1)

B là rượu Cn+1H2n+1OH viết pt c phản ứng cháy được mol CO2 = 0,2 ->V=4,48 l
 
M

maths

nguyencongphi said:
câu 2 gọi AHĐ có CT là CnH2n+1CHO viết pt phản ứng cháy sẽ thấy được mol của nó =0,2/(n+1)

B là rượu Cn+1H2n+1OH viết pt c phản ứng cháy được mol CO2 = 0,2 ->V=4,48 l
ừm
có vẻ đáp án đúng
nhưng tớ thử làm một cách ; chỉ cần lập luận ; không cần đặt công thức ; ấy xem sao nhá
khi đốt cháy andehit no đơn chức ; luôn thu được số mol của CO2 và số mol H20 bằng nhau
Mặt khác ; khi cho andehit vào H2 dư ; tạo ra rượu ; chẳng ảnh hưởng gì đến số lượng C trong phân tử ; nên số mol CO2 bằng số mol CO2 đốt cháy andehit và bằng luôn số mol H20 thu được khi đốt cháy andehit
cậu thấy có vấn đề gì không ? giúp tớ đi :p
Nào ; làm tiếp những câu sau >:D<
 
A

anhduc1

1,B
2,C
3,C
X,Y là đồng đẳng tăng mạch tính axit giảm(do gốc ankyl gây hiẹu ứng cảm ứng dương -đẩy e)
Z có chứa Cl là nguyên tố gây hiệu ứng cảm ứng (hút e)làm tăng tính axit so với Y
xem thêm về hiệu ứng cảm ứng nà:
. Các hiệu ứng dịch chuyển electron.

Electron là tiểu phân linh động nhất trong phân tử, dù chưa tham gia liên kết hay đã tham gia liên kết nó đều có thể bị dịch chuyển bởi ảnh hưởng tương hỗ của các nguyên tử trong phân tử. Ngược lại, khi bị dịch chuyển, nó ảnh hưởng trở lại tính chất vật lí và hóa học của các hợp chất hữu cơ. Thuyết dịch chuyển electron sẽ giúp chúng ta giải thích các dữ kiện thực nghiệm có liên quan đến cấu trúc, tính chất và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ.

I. Hiệu ứng cảm ứng:

1. Bản chất và đặc điểm:
- Xét ảnh hưởng của nguyên tử Cl đến lực axit của các axit:
CH3-CH2-CH2-COOH Ka = 1,54.10-5
CH2Cl-CH2-CH2-COOH Ka = 3,00.10-5
CH3-CHCl-CH2-COOH Ka = 8,90.10-5
CH3-CH2-CHCl-COOH Ka = 1,39.10-3
Ta thấy nguyên tử clo làm tăng lực axit, càng ở gần thì lực axit càng tăng. Nguyên nhân là do clo có độ âm điện lớn, hút đôi e liên kết về phía mình dẫn đến trên nguyên tử clo mang một phần điện tích (-) và nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó mang một phần điện tích (+). Sự phân cực này không cố định mà tiếp tục lan truyền đến C tiếp theo...cứ như thế cho tới tận nhóm cacboxyl. Tác dụng này làm tăng cường lực axit do độ phân cực của nhóm O-H tăng và nhóm -COO- được ổn định. (Sẽ nói rõ điều này sau).
Như vậy, sự chuyển dịch mật độ electron dọc theo mạch liên kết xichma trong phân tử gây ra bởi sự chênh lệch về độ âm điện được gọi là hiệu ứng cảm ứng.
Kí hiệu hiệu ứng cảm ứng là I, biểu diễn bằng mũi tên từ nguyên tố có độ âm điện nhỏ sang nguyên tố có độ âm điện lớn.
Trong ví dụ trên thì: Cl <-- C
Đặc điểm: Hiệu ứng cảm ứng giảm rất nhanh khi số liên kết xichma mà nó truyền qua tăng lên. Ta thấy rõ đặc điểm này qua ví dụ trên: Khi clo ở sát nhóm -COOH thì tính axit mạnh gấp 90 lần so với khi không có clo, nhưng khi clo di chuyển ra xa dần thì tỉ số này chỉ còn là 6 lần và 2 lần!

2. Phân loại:
a. Nhóm nào gây ra hiệu ứng cảm ứng bằng cách hút e về phía mình ta nói nó gây ra hiệu ứng cảm ứng âm, kí hiệu là -I. Vậy những nguyên tử có độ âm điện lớn hơn C sẽ gây ra hiệu ứng -I và độ âm điện càng lớn thì hiệu ứng -I càng mạnh:
Vd: -I < -Br < -Cl < -F ; -NH2 < -OH < -F
-CH=CH2 < -C6H5 < -CCH < -CN < -NO2
b. Ngược lại, nhóm gây hiệu ứng cảm ứng bằng cách đẩy e ta nói nó gây ra hiệu ứng cảm ứng dương, kí hiụe là +I, đó là các nhóm ankyl như:
-CH3 < -CH2CH3 < -CH(CH3)2 < -C(CH3)3



4,A

5,D
nhiệt độ sôi giảm theo chiều : axit,rượu,este
trong axit : 1,3 là đ đ giảm mạch nhiệt độ sôi giảm
este tương tự

6,hix
1 trong 4 hóa chất đó có nhận phân biệt đc đâu huynh ơi

câu7,h2<h1<h4<h3
2 chất đầu pH <7(trong đó axit 2 yếu hơn axit 1 ==> pH lớn hơn)
2 chất sau pH >7( tính bazơ của HCOONa mạnh hơn nên pH lớn hơn)
cái này cần nhớ thang pH
to maths: cái pH này em mất gốc ,giảng cho em tý ;;) hoặc post thêm câu hỏi về phần này nhé :D
 
N

nguyencongphi

Câu 7

Cái này mình hông được học nhưng hum nọ ghé qua chỗ nào đó (mình hông nhớ nữa )

Có người nói có phản ứng R-CHO +H2O+Br2 =>R-COOH +HBr

Các cậu thấy nó thế nào.Mình nghĩ là sai làm j` có chuyện anđêhít làm mất màu dung dịch Br2

Nếu có Pư' NÀY THÌ BÀI NÀY LÀM ĐƯỢC ROÀI :D
-------------------------------------------------------------------------------------------------
câu 4 ý của đề bài hỏi là j` vậy cậu .Và tại sao đáp án lại là A
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Được sửa bởi: nguyenanhtuan1110
Lý do: post nhiều bài liên tiếp
 
N

nguyencongphi

câu 4 ý của đề bài hỏi là j` vậy cậu .Và tại sao đáp án lại là A
 
A

anhduc1

câu 4 à
ý là viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của chất X,tớ viết đc 5 cái
:D
Picture048-1.jpg


câu 6, ko có phản ứng R-CHO +H2O+Br2 =>R-COOH +HBr đâu
mà đề bài là phân biệt 3 axit cơ mà
nếu andehit làm mất màu dd brom thì gốc R- là gốc ko no hoặc là gốc thơm
 
N

nguyencongphi

anhduc1 said:
câu 4 à
ý là viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của chất X,tớ viết đc 5 cái
:D
Picture048-1.jpg


câu 6, ko có phản ứng R-CHO +H2O+Br2 =>R-COOH +HBr đâu
mà đề bài là phân biệt 3 axit cơ mà
nếu andehit làm mất màu dd brom thì gốc R- là gốc ko no hoặc là gốc thơm

A` quên !xjn nỗi cậu nhà mình hỏi ý của câu 3.mình ghi nhầm (câu 3 sắp xếp theo cái j` độ tan hay nhiệt độ sôi
 
A

anhduc1

ui ui chết thật mìn cũng ko để ý đề bài cứ xếp theo độ mạnh yếu của axit :D
 
J

jack24

Mình thấy topic này rất hay và bổ ích.
Mong các bạn post nhiều bài để mình có thể học hỏi.
 
N

nguyencongphi

anhduc1 said:
ui ui chết thật mìn cũng ko để ý đề bài cứ xếp theo độ mạnh yếu của axit :D
cậu j` ra đề tìm lại ý hỏi của câu 3 đó đi .Mình thấy câu này cũng đượỡcem lại ý hỏi để mình làm nào !!! hum nay thi hoá đây .Môn sở trường mà thi toàn được 6 X(
 
A

anhduc1

to jack24:^^ cùng tích cực học nha
to ngyencongphi: đc đc để mình pm hỏi lại maths câu đó,uầy sở trường là hóa hả? tốt roài!có câu nào hay post nha
 
B

bonjour

nguyencongphi said:
Câu 7

Cái này mình hông được học nhưng hum nọ ghé qua chỗ nào đó (mình hông nhớ nữa )

Có người nói có phản ứng R-CHO +H2O+Br2 =>R-COOH +HBr

Các cậu thấy nó thế nào.Mình nghĩ là sai làm j` có chuyện anđêhít làm mất màu dung dịch Br2

Nếu có Pư' NÀY THÌ BÀI NÀY LÀM ĐƯỢC ROÀI :D

trong chương trình Hóa học 11 phân ban có nói rằng :Anđehit và xeton có làm mất màu dd Br2 do có liên kết π ( ở trong nhóm chức ấy )

@chị Phương : cách giải câu 2 hay lắm chị ạ =D>
 
P

phanhuuduy90

bonjour said:
nguyencongphi said:
Câu 7

Cái này mình hông được học nhưng hum nọ ghé qua chỗ nào đó (mình hông nhớ nữa )

Có người nói có phản ứng R-CHO +H2O+Br2 =>R-COOH +HBr

Các cậu thấy nó thế nào.Mình nghĩ là sai làm j` có chuyện anđêhít làm mất màu dung dịch Br2

Nếu có Pư' NÀY THÌ BÀI NÀY LÀM ĐƯỢC ROÀI :D

trong chương trình Hóa học 11 phân ban có nói rằng :Anđehit và xeton có làm mất màu dd Br2 do có liên kết π ( ở trong nhóm chức ấy )

@chị Phương : cách giải câu 2 hay lắm chị ạ =D>
Xeton không làm mất màu Br2
có thể dùng brom để phân biệt xeton và andehti
(xeton là chất khử yêu hơn andehit nhiều)
 
M

maths

anhduc1 said:
6,hix
1 trong 4 hóa chất đó có nhận phân biệt đc đâu huynh ơi/quote]----> huynh cũng nghĩ thế ; đây là câu huynh nghi ngờ .....sai đề nhiều nhất

câu7,h2<h1<h4<h3
2 chất đầu pH <7(trong đó axit 2 yếu hơn axit 1 ==> pH lớn hơn)
2 chất sau pH >7( tính bazơ của HCOONa mạnh hơn nên pH lớn hơn)
cái này cần nhớ thang pH
to maths: cái pH này em mất gốc ,giảng cho em tý ;;) hoặc post thêm câu hỏi về phần này nhé :D
-----> hâm ; đúng rồi còn gì ; axit yếu thì bazo mạnh ; nên độ PH sẽ lớn hơn ; tương tự với muối ; ta cũng so sánh gốc axit ....Ok ; huynh sẽ cố gắng post cho muội một số bài về phần này

Yêu cầu anhduc1 cho cách làm đầy đủ ở bài trứoc nhá >:D<
 
Top Bottom