[Hóa 12]Phương pháp 1: định luật bảo toàn nguyên tố ( Mỗi tuần một phương pháp)

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHƯƠNG PHÁP 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
1. Bài tập thường áp dụng
Bài tập đốt cháy
Bài tập cho một số liệu
Bài tập chỉ liên quan đến một nguyên tố ....
2. Nội dung định luật
Tổng số mol nguyên tố tham gia = Tổng số mol nguyên tố tạo thành
Tổng khối lượng các nguyên tố tham gia = tổng khối lượng nguyên tố tạo thành

3. Một số bài toàn áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố
Bài 1: Cho một hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với HNO3 dư sau phản ứng thu được dung dịch B và khí C. Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với NaOH dư thu được kết tủa E. Nung kết tủa E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn F .
Mặt khác cho một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp A thì thu đựợc m gam chất rắn. Tính m . Biết các phản ứng đều sẩy ra hoàn toàn .
Giải
Phát hiện vấn đề: Bài cho một dự kiện \RightarrowBảo toàn Nguyên tố.Nguyên tố nào đây ???? \Rightarrow Fe vì nó tham gia mọi quá trình. Qua mọi gia đoạn Fe chuyển hóa thành các chất nhưng Fe vẫn là Fe.
Cách tư duy: Quan tâm và làm rõ 3 yếu tố
Đề cho cái gì?
Đề hỏi cái gì?
Cái đầu bài hỏi và cái đầu bài cho quan hệ với nhau như thế nào?
Giải quyết vấn đề:
Đề bài cho: Chất rắn F là : Fe2O3 có số mol là 0,1
Đề hỏi : Khối lượng Fe
Fe và Fe2O3 quan hệ với nhau bởi nguyên tố Fe
Vậy số mol Fe = 0,1*2= 0,2 ---- mFe = 11,2 gam
Bài 2: Đề thi đại học khối B-2007 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A.11,2. B. 8,96. C. 6,72. D. 4,48
Giải
Phát hiện vấn đề:
Đề bài cho: 0,3 mol CO2, 0,2 mol H2O, 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức ( CxHyO2)
Đề bài hỏi : Thể thích O2
Quan hệ giữa cho và hỏi : CxHyO2 + O2 = CO2 +H2O


Quan hệ với nhau bởi nguyên tố O
Giải quyết vấn đề : Bảo toàn nguyên tố O
Gọi số mol O2 là x ta có : 0,1*2 + 2x = 0,3*2+ 0,2*1 \Rightarrowx= 0,3\Rightarrow
[TEX]V_{O_2 [/TEX] = 6,72\RightarrowC
Bài 3: Đề thi đại học khối A- 2007: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A.CH3NH2 B. C3H7NH2 C. C2H5NH2 D. C4H9NH2
Phát hiện vấn đề :
Đề bài cho : 0,375 mol CO2, 0,5625 mol H2O và 0,0625 mol N2
Đề bài hỏi CTPT của X ( CxHyN)
Mối quan hệ giữa cho và hỏi : CxHyN [TEX]\to [/TEX]CO2 + H2O + N2


Quan hệ với nhau bởi nguyên tố N, C, H
Giải quyết vấn đề :
Bảo toàn nguyên tố N ta có số mol amin X = 0,0625*2 =0,125 mol
Bảo toàn C: 0,125x= 0,375\Rightarrowx= 3
Bảo toàn H: 0,125y = 0,5625*2y \Rightarrow= 9
Vậy X là C3H9N \Rightarrow B
Bài 4:Khối A- 2008 : Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit
H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 7. B. 1. C. 2. D. 6.
Phát hiện vấn đề:
Đề bài cho : 0,25 mol HCl ,0,125 H2SO4 thu được 0,2375 mol H2
Đề hỏi PH của dung dịch Y PH= - lg[ H+] tức là hỏi H+ của dung dịch sau phản ứng
Mối quan hệ giữa cho và hỏi
HCl , H2SO4 + Kim loại [TEX]\to [/TEX] dung dịch Y ( có H+) + H2


Dễ dàng nhận thấy quan hệ giữa hỏi và cho là nguyên tố H
Giải quyết vấn đề :
Gọi số mol H+ trong Y là x
Bảo toàn nguyên tố H ta có : 0,25+ 0,125*2 = 0,275*2 + x\Rightarrowx = 0,025\Rightarrow[ H+]= 0,1

\RightarrowPH=1\RightarrowB
Bài 13:Đề thi đại học Khối A- 2009
Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 20,40 gam. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 18,60 gam.
Phát hiện vấn đề:
Đề cho : X gồm C3H8, C3H6 và C3H4 ( Gọi công thức chung là:
[TEX]C_3 H_{\overline y }[/TEX])
số mol = 0,1, M = 42,4
Đề hỏi: Khối lượng H2O và CO2
Mối liên quan giữa cho và hỏi
Dễ dàng nhận thấy đó là nguyên tố H và C
Giải quyết vấn đề:
M= 42,4 [TEX]\overline y [/TEX] = 6,4\RightarrowCTPT [TEX]C_3 H_{6,4}[/TEX]
Bảo toàn nguyên tố C: Số mol CO2= 0,3 mol
Gọi số mol H2O= x
Bảo toàn H: 6,4 *0,1=2x\Rightarrowx =0,32
m= mH2O + mCO2 = 0,3*44+ 0,32*18 =18,96 \RightarrowB
Mọi người góp ý nhé để tuần sau post bài được hay hơn
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Thêm bài tập đề mọi nguời nâng trình

Bài 1: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hòan toàn với O2 thu được chất rắn gồm Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4 Hòa tan hoàn toàn chất rắn trên trong HNO3 dư thu được dung dịch A . Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với NaOH dư thu được kết tủa E. Nung kết tủa E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn . Tính m
A. 16 gam B. 8 gam C. 4 gam D. 32 gam
Bài 2: Đề thi đại học khối B -2007:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các
khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối
H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-COO-C3H7. D. H2N-CH2-COO-C2H5..
Bài 3: Đốt cháy một m gam hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C3H8, C4H10…. Thu được 1,8 gam H2O và 6,6 gam CO2. Tính m
A. 1,8 gam B 2 gam C. 3,2 gam D 4 gam
Bài 4: Cho hỗn hợp khí A gồm 2,24 lít , 1,12 lít , 11,2 lít và 2,24 lít . Cho hỗn hợp A qua bình đựng Ni dư nung nóng thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hỗn hợp B thì thu được thể tích là:
A. 29,12 lít B. 14,56 lít C. 3,36 lít D. Không xác định được
Bài 5: Cho 50 gam hỗn hợp gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22 % về khối lượng.Đem hòa tan hỗn hợp trên vào nước để được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với NaOH dư thu được kết tủa . Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn .Tính m
A. 26,378 gam B.24,286gam C.25,376 gam D.29,765gam
Bài 6: Đề Thi CĐ 2007: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong
không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 84,0 lít. B. 70,0 lít. C. 78,4 lít. D. 56,0 lít.
Bài 8: Đề thi đại học khối B -2008
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2
lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C3H8. C. C2H6. D. CH4
Bài 9: Đề thi đại học khối A- 2007:
Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-COOH. B. HOOC-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-COOH. D. C2H5-COOH
Bài 10: Hòa tan m gam Fe và FeO bằng HCl vừa đủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc) và thu được dung dịch D. Cho D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn nặng 12 gam. Trị số của m là:
A. 4,6 gam B. 5,0 gam C. 9,2 gam D. 10,0 gam
Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 450 ml khí O2 (lấy dư). Sau phản ứng thu được các chất đều ở thể khí có thể tích 700 ml, sau khi qua dung dịch H2SO4 đặc còn 400 ml và sau khi qua KOH còn 100 ml. Xác định công thức phân tử của X, biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện.
A.C3H8O2 B.C3H6O C.C3H6O2 D.C4H8O
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy lần lượt cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng m gam, bình 2 thu được 100 gam kết tủa. Vậy m có giá trị là:
A. 9 gam B. 12 gam C. 18 gam D. 27 gam

Nguyễn văn Khải*****************hocmai.hoahoc
 
M

meoden206

Bài 1bắt chước của thầy nè
.phát hiện vấn đề:=>bảo toàn nguyên tố nào đây nhi???? Suy nghĩ một tí,ah nó là Fe rồi.vì nó tham gia mọi quá trình ,qua mọi giai đoạn sắt chuyển hóa thành các chất nhưng vẫn là Fe
.cách tư duy:quan tâm và làm rõ 3 yếu tố:
+cái đầu bài cho cái gi?
+cái đầu bài hỏi cái gi?
+cái đầu bài hỏi và cho quan hệ với nhau như thế nào?
.giải quyết vấn đề nè:
.đề bài cho biết khối lượng của Fe=>molFe=0,1
.đề hỏi khối lượng chất rắn
Fe va Fe2O3 quan hệ với nhau bởi nguyên tố Fe
Vậy số mol của Fe2O3=0,05mol=>mFe2O3=8gam
Mấy bài sau mọi người làm tiếp nhé.
thay xem lai sai cho nao thay sua ho em nhe.
 
V

vin_loptin

khuya quá rồi em thử trước 2 bài, mong thầy góp ý:
bài 1:
[tex]Fe \rightarrow Fe(NO_3)_3 \rightarrow Fe(OH)_3 \rightarrow Fe_2O_3[/tex]
bắtđầu từ Fe , dù qua bao nhiêu giai đoạn thì cuối cùng nó vẫn ở sản phẩm cuối là [tex]Fe_2O_3[/tex] nên suy ra :
[tex]n_Fe=0.1 \rightarrow n_{Fe_2O_3}=0,05 \rightarrow m=8g[/tex]
bài 2 ;
[tex]n_{CO_2}=0,15 mol \rightarrow n_C=0,15 \\ n_{N_2}=0,025 \rightarrow n_N=0,05 mol \\ n_{H_2O}=0,175mol \rightarrow n_H=0,35 mol[/tex]
[tex]n_C : n_N: n_H = 3:1:7[/tex]
đếm số C, H, N trong các chất thì câu A đúng.
Bài này em làm hơi ngu , thầy chỉ giúp em .
 
V

vin_loptin

bài 3: Nhận thấy các chất đều chỉ có nguyên tố H và C , khối lượng tất cả bọn nó chính là khối lượng H và C sau pư.
[tex]m_H=\frac{1,8}{18}.2=0,2 \\ m_C=\frac{6,6}{44}.12=1,8 \\ \rightarrow m=0,2+1,8=2g \rightarrow B [/tex]
 
N

ngoc_11

Sau đây em xin tra loi cau cau hoi trong phan bai tap.neu sai mong thay chỉnh lại giup nha:
Em chi ghi dap an.
1b
2b
3b
4d(cau nay ko biet lam)
5b
6b
7
8c
9a
10d
11 c
12 c
 
T

tienduc07

Câu 10 hình như c mới đúng.
Chất rắn là Fe2O3 có số mol 0.075 nên bảo toàn nguyên tố cho FeCl2 là 0.15.
Ta lại có số mol khí H2 bằng 1 nửa số mol Fe(vì chỉ Fe phản ứng mới xuất hiện khí) =>nFe=0.1 mol.
Nên nFeO=0.05 mol.
Từ đó suy ra khối lượng tổng bằng 9.2g =>Chọn C.
 
A

anh_nguyen0215

Bài giải

Bài 1) n(Fe)= 0.1 \Rightarrow n(Fe203) = 0.05
\Rightarrow m(fe203)= 0.05x( 56x2 + 16x3)= 8
\Rightarrow ĐA B
Bài 2) n(N2) = 0.025 \Rightarrow n(N) = 0.05
n(CO2)= 0.15 \Rightarrow n(C) = 0.15
\Rightarrow Số cacbon trong phân tử là
[tex]\frac{n(C)}{\frac{n(N)}[/tex]
\Rightarrow x= 3
Vì tạo ra muối H2N-CH2-COONa mà phân tử có 3 cacbon
\Rightarrow Đáp án B

Bài 3) B
Bài 4) D
Bài 5) B
 
T

thedayafter111

thầy ơi !!!
có 1 chỗ em ko có hiểu er đó là : ở chỗ cái bài 2 : DH khối B năm 2007 á

0,1*2 + 2x = 0.3 *2 + 0.2*2 em ko hiểu tai sao lại có 0.2*2 er
đáng lẻ ra thì chỉ có 0.2 thôi chứ vì chỉ có 1 nguyên tử O trong H20 thôi mà !!!
Mong thầy chỉ giúp em !!! thanks thầy trứoc nha !!! :D
 
C

conech123

Mấy anh ơi giai zùm em bài 5 đi mấy anh !!!
Giải chi tiết ra cho em dễ hiểu nhoa :D
Thanks !!!

bài 5
do S chiếm 22% về khlg --> nS = \frac{22.50}{32.100} = 0,34375

gọi x là nFeSO4 , y là nFe2(SO4)3
nS = x + 3y = 0,34375
m = mFeSO4 + m Fe2(SO4)3 = 152x + 400y = 50
giải hệ trên đc x,y

CR cuối cùng là Fe2O3
nFe2O3 = (x + 2y)/2
--> m = 24,286

---> đáp án B
 
M

missqn

Thưa thầy và các bạn!Hãy thử lam bài này xem mất bn tg để có thể khoanh đáp án nhớ!!!!!!!!!!!
Hoà tan 52,2g hh gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng thu đc 3,36l NO2 (đtktc).Cô cạn đ sau phản ứng đc m g m' khan. Giá trị của m là:
A.161,535 g B.154,45 g C.146,4 g D.172,6 g
 
G

giotbuonkhongten

Thưa thầy và các bạn!Hãy thử lam bài này xem mất bn tg để có thể khoanh đáp án nhớ!!!!!!!!!!!
Hoà tan 52,2g hh gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng thu đc 3,36l NO2 (đtktc).Cô cạn đ sau phản ứng đc m g m' khan. Giá trị của m là:
A.161,535 g B.154,45 g C.146,4 g D.172,6 g
Đáp án của mih đây đúng ko bạn.......................................................;)
 
H

hocmai.hoahoc

Bài này có thể dùng Phương pháp quy đổi : Thầy sẽ post trong 5 tuần nữa
Cụ thể là Coi hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO rồi giải bt
 
H

hocmai.hoahoc

Phương pháp và cách làm thì có nhiều. Mỗi người đều có những cách làm hay.
Nếu em biết thì viết hẳn thành một bài để mọi người cùng học...Dẫn chứng bằng các bài trong đề thi đại học như thầy là ok
 
H

hocmai.hoahoc

Nhắc nhở missqn: Khi em viết bài cần lưu ý : Trong diễn đàn không chấp nhận các tiêu đề có nội dung vô nghĩa, không phản ánh chủ đề như: "Help me", "giúp em với", “hehe” v.v...hoặc các chủ đề có biểu cảm (!!!, ???). Các tiêu đề thể loại trên sẽ bị delete hoặc chỉnh sửa mà không cần thông báo trước.
Lần sau em viết bài nhớ chú ý nhé
 
J

jojokute92

Bài này giải dễ thôi các cậu hì hì
như thầy hocmai.hoahoc đã nói, mình sẽ dùng pp quy đổi, cụ thể là như sau:
* phân tích đề bài : ở đây, hh ban đầu chứa khá nhiều oxit Fe, tuy nhiên, phải nhớ là Fe2O3 không tham gia phản ứng oxh khử với HNO3 nha. ta sẽ chọn 2oxit trong số hh đó, sao cho số chất tham gia phản ứng oxh khử là ít nhất, tớ chọn FeO và Fe2O3. bây giờ cùng giải quyết:
* BT e: FeO ----> NO
0.15<----------0.15
=> mFeO trong hh = 10.8g
=> mFe2O3 = 52.2 - 10.8 = 41.4g ~ 0.25875mol Fe2O3
=> tổng m muối = (0.15 + 0.25875*2)*242=161.353g
* Sau này , khi đã giải quen bài tập loại này, các bạn chỉ cần nhẩm và bấm máy 10s là ra đáp số thôi, hì hì khỏi cần giấy bút gì cả ^^
tham khảo và đóng góp thêm nhé !Chúc thầy hocmai.hoahoc có thêm nhiều bài giảng hay nữa nha ^^
 
N

ngoc_ftu

Cách giải bài 5 của tui nè..........
S chiếm 22% về khối lượng -->m S=11(g) --->mol S =0,34375... mol
từ công thức FeSO4,Fe2(SO4)3-->mol O=4mol s=1,375 --->m O=22(g)
--->m Fe =50-22-11=17(g)
---->n Fe=0,30357...mol
---->n Fe2O3=0,15178...mol
----->m=24.286(g)
tui thấy cách này mới hợp với bài giảng của thầy chứ
mọi người thấy thế nào.........
 
I

ifboydata

Bài 2:

Gọi công thức amin là [tex]C_xH_yN[/tex]
[tex] 2n_N_2=n_N=0,05 \Rightarrow \ n_X=0,05 ; n_C=n_{CO_2}=0,15[/tex]
Áp dụng định luât bảo toàn ta có: [tex]n_C=0.05_\bar x \ = 0.15[/tex]
\Leftrightarrow [tex]x=3[/tex]

\Rightarrow \ Đ/á:A (có 3 nguyên tử C)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom