[Hoá 12] Box Hoá Tổng Hợp

T

tobzo

Cái dòng màu xanh đó mình không hiểu. Có lẽ phải là nhận biết được MgSO4 vì không có kết tủa.

Bài tiếp:
Câu 8: Tách các chất sau ra bằng 1 hoá chất:
a. [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ra khỏi hh dạng bột gồm: [TEX]Al_2O_3, Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]SiO_2[/TEX]
b. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp dạng bột: Ag, Cu và Fe

Câu 9:
a. Phân biệt các oxit rắn [TEX]SiO_2, Al_2O_3[/TEX] và [TEX]MgO[/TEX] bằng dd axit - bazơ.
b. Phân biệt PbO, BaO và [TEX]P_2O_5[/TEX]
Câu 8:
a,dùng NaOH
b,dùng AgNO3
Câu 9:
a,dùng NaOH phân biệt đc MgO do ko tan; dùng HCl nhận biết đc SiO2 và Al2O3 vì SiO2 ko tan.
b,cho vào nc, chất ko tan là PbO; 2 chất kia phân biệt bằng H2SO4 ( dư); BaO tạo kết tủa.
 
A

anh2612

Câu 8:
a,dùng NaOH
b,dùng AgNO3
Câu 9:
a,dùng NaOH phân biệt đc MgO do ko tan; dùng HCl nhận biết đc SiO2 và Al2O3 vì SiO2 ko tan.
b,cho vào nc, chất ko tan là PbO; 2 chất kia phân biệt bằng H2SO4 ( dư); BaO tạo kết tủa.


tobzo ơi câu 8b dùng AgNO3 là tăng ........b-(khối lương Ag rồi nha (tách ko làm tăng khối lượng)
 
W

weareone_08

Harry có bài tập dạng kim loại tác dụng với HNO3 sinh ra khí và cả muối NH4NO3 ko post lên đi tớ làm dạng này chưa thạo >.<
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Có bài tập về HNO_3 đây

Harry có bài tập dạng kim loại tác dụng với HNO3 sinh ra khí và cả muối NH4NO3 ko post lên đi tớ làm dạng này chưa thạo >.<

Câu 10.
Cho 6,25 gam Al và [TEX]Al_2O_3[/TEX] tác dụng với dd [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 32,7 gam chất rắn( trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Mặt khác, cũng hỗn hợp trên khi cho phản ứng hết với dd HCl thấy tạo ra 20,025 gam muối. Tính giá trị của V.

Câu 11.
Hoà tan hết 7,8 gam Zn trong dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] thu được 0,56 lít khí X (đktc), dung dịch còn lại cho bay hơi hết thu được 23,08 gam chất rắn. Xác định tên khí X.
 
Z

zero_flyer

câu 11 em ra N2O, ^^, kiểm tra kq dùm nhá anh hai, anh post đề cho bạn kia nên em hok trình bày
câu 10 Al2O3 t/d với HNO3 em nghĩ hok có tạo khí đc, hizhiz, hok biết em ý kiến đúng hok nữa
 
T

thancuc_bg

Câu 10.
Cho 6,25 gam Al và [TEX]Al_2O_3[/TEX] tác dụng với dd [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 32,7 gam chất rắn( trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Mặt khác, cũng hỗn hợp trên khi cho phản ứng hết với dd HCl thấy tạo ra 20,025 gam muối. Tính giá trị của V.

Câu 11.
Hoà tan hết 7,8 gam Zn trong dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] thu được 0,56 lít khí X (đktc), dung dịch còn lại cho bay hơi hết thu được 23,08 gam chất rắn. Xác định tên khí X.

Câu 10:hiz ko biết là khí gì đề có thiếu ko?tớ cho là NO nhá
n[TEX]Al=a=>nAl(NO_3)_3=a[/TEX]
[TEX]nAl_2O_3=b=>nAl(NO_3)_3=2b[/TEX]
[TEX]nAl(NO_3)_3=nAlCl_3=\frac{20,025}{133,5}=0,15mol[/TEX]
ta có hệ:[TEX]\left{a+2b=0,15\\27a+102b=6,25[/TEX]
=>a=b=0,05 mol
m[TEX]Al(NO_3)_3=0,15.213=31,95 gam[/TEX]
vâỵ muối gồm cả muối [TEX]NH_4NO_3=32,7-31,95=0,7 gam[/TEX]
=>n[tex]NH_4NO_3=9,375.10^{-4}[/tex]
gọi nAl=x
=>[tex]9,375.10^{-4}.8=3x[/tex]
=>x=0,025
[TEX]NO_3^-+4H^++3e---->NO+H_2O[/TEX]
=>nNO=0,025 mol
=>V=0,025.22,4=0,56 lít
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Câu 10:
n[TEX]Al=a=>nAl(NO_3)_3=a[/TEX]
[TEX]nAl_2O_3=b=>nAl(NO_3)_3=2b[/TEX]
[TEX]nAl(NO_3)_3=nAlCl_3=\frac{20,025}{133,5}=0,15mol[/TEX]
ta có hệ:[TEX]\left{a+2b=0,15\\27a+102b=6,25[/TEX]
=>a=b=0,05 mol
m[TEX]Al(NO_3)_3=0,15.213=31,95 gam[/TEX]
vâỵ muối gồm cả muối [TEX]NH_4NO_3=32,7-31,95=0,7 gam[/TEX]
=>n[tex]NH_4NO_3=9,375.10^{-4}[/tex]
gọi nAl=x
=>[tex]9,375.10^{-4}.8=3x[/tex]
=>x=0,025
[TEX]NO_3^-+4H^++3e---->NO+H_2O[/TEX]
=>nNO=0,025 mol
=>V=0,025.22,4=0,56 lít
Bạn lầm 1 tẹo. NO không phải là sản phẩm khử duy nhất. Nó còn cả muối [TEX]NH_4NO_3[/TEX] nữa cơ mà. Bạn tính ra rồi sao không tính đến nó.
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

có nhiêu đó mà cứ sai hoài:
[tex]n_{NH4NO3}=0,00875[/tex]
[tex]N^+5+8e=>N^{-3}[/tex]
-----------0,07----0,0875
[tex]Al=>Al^{3+}+3e[/tex]
0,05---------------0,15
còn lại 0,08 mol e
[tex]N^{+5}+3e=>N^{+2}[/tex]
---------0,08--0,08/3
V=0,6l
hiz sai rồi
 
Y

yenngocthu

có mấy đề sưu tầm đê, thử làm xem^^_^^

Bài 12. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp hai khí NO và N2O có thể tích 1,12 lít ( 00C và 1 atm) có tỉ khối hỗn hợp đối với hiđrô là 19,2. Tính m và nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 ban đầu.
Bài 13. Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8.96 lít khí điều kiện tiêu chuẩn hỗn hợp khí A gồm ( NO và N2O) có tỉ khối so với H2 là 16.75. Tính m?
Bài 14.Cho 13.5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2.2 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp hai khí NO và N2 có tỉ khối so với Hiđrô là 14.75.
A, Tính thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đem dùng.
Dạng 3. Bài tập hỗn hợp.
Bài 15. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn Al, Al2O3 và Fe3O4 có khối lượng là: 8,78 gam chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong NaOH dư người ta thu được 672 ml khí ( đktc).
Phần 2: Hoà tan vừa đủ trong 460 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A.
Tính % khối lượng từng chất rắn trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A. Xem thể tích thay đổi không đáng kể.
Bài 16. Cho hỗn hợp gồm Al, Al2O3, Fe có khối lượng là 6,48 gam chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 Cho phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1.344 lít khí H2 và 500 ml dung dịch X.
Phần 2 phản ứng với V lít dung dịch NaOH 0.1M thu được 672ml khí.
( Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu và Tính % khối lượng.
b. Tính thể tích NaOH đã dùng biết dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng.
Bài 17. Hoà tan hỗn hợp gồm m gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn vào dung dịch V lít dung dịch HNO3 0.02M thì phản ứng vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và duy nhất một chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí có thể tích là 6.72 lít đktc. Mặc khác nếu cô cạn dung dịch A thì ta sẽ thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là 7.095 gam.
Hãy tính % khối lượng của các kim loai� trong hỗn hợp ban đầu.
Tính Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài 18. Hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl nồng độ 2M được dung dịch A. Mặc khác nếu cho hỗn hợp trên hoà tan trong lượng dư dung dịch NaOH thì còn lại chất rắn có khối lượng là 11,2 gam.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 600ml dung dịch NaOH CM = a? vào dung dịch A thì thu được kết tủa lớn nhất. Tính a?
Bài 19. Cho 46,8 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí H2 (dktc).
Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tính thể tích dung dịch NaOH 3M tham gia phản ứng.
Bài 20. Hoà tan hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lítkhí H2 dktc và a gam một chất rắn. Tính a?
Bài 21. Hoà tan hỗn hợp gồm 2 kim loại Na và Al có khối lượng là 18,25 gam hoàn toàn vào 500 H2O thấy tan hết và thu được 14 lít khí H2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch sau phản ứng.
Dạng 4. Phản ứng nhiệt nhôm.
Nhiệt nhôm hiệu suất 100%
Bài 22. Đun nóng hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 ( không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem tác dụng với KOH dư thấy có 6.72 lít khí H2 ( đktc). Nhưng nếu cho tác dụng với HCl dư sẽ thu được 13.44 lít khí H2 ở 0oC và 2 atm. Biết Hiệu suất phản ứng là 100%.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tìm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 23. Nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng đem tác dụng với lượng dư dung dịch HCl dư thấy 11,2 lít khí H2 ( đktc) thoát ra. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Bài 24: Tiến hành nhiệt nhôm với H= 100% hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ( không có không khí) và chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với NaOH dư ta thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 1.95 lít dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 5,88 lít khí H2 ( 0oC và 2 atm).
Hãy tính khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm ở trên.:)&gt;-
 
Z

zero_flyer

Bài 12. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp hai khí NO và N2O có thể tích 1,12 lít ( 00C và 1 atm) có tỉ khối hỗn hợp đối với hiđrô là 19,2. Tính m và nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 ban đầu.

từ số mol hỗn hợp khí và tỉ khối hidro ta có
[tex]n_{NO}=0,02[/tex]
[tex]n_{N_2O}=0,03[/tex]
[tex]n_{Al}=\frac{0,02.3+0,03.8}{3}=0,1[/tex]
m=2,7
[tex]n_{HNO_3}=3n_{Al}+n_{NO}+2n_{N_2O}=0,38[/tex]
Cm=0,475M
 
G

giangln.thanglong11a6

Bài 23. Nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng đem tác dụng với lượng dư dung dịch HCl dư thấy 11,2 lít khí H2 ( đktc) thoát ra. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 100%.

Xét 2TH:
-TH1: Al dư. Ta có các PT:

[TEX]2Al+Fe_2O_3 \rightarrow Al_2O_3+2Fe[/TEX]
---a------a/2---------------------a
[TEX]Fe+2HCl \rightarrow FeCl_2+H_2[/TEX]
--a------------------------------a
[TEX]Al+3HCl \rightarrow AlCl_3+\frac32 H_2[/TEX]
--b----------------------------3b/2

Ta có HPT [TEX]\left{27(a+b)+80a=26,8\\a+3b/2=0,5 [/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow a=b=0,2[/TEX]

[TEX]m_{Al}=10,8g[/TEX] và [TEX]m_{Fe_2O_3}=16g[/TEX]

-TH2: Al thiếu.

[TEX]2Al+Fe_2O_3 \rightarrow Al_2O3+2Fe[/TEX]
---a------a/2---------------------a
[TEX]n_{Fe_2O_3}[/TEX] dư =b.

[TEX]Fe+2HCl \rightarrow FeCl_2+H_2[/TEX]
--a------------------------------a

Ta thu được HPT [TEX]\left{107a+160b=26,8\\a=0,5 [/TEX] có nghiệm b<0 (loại).

Vậy [TEX]m_{Al}=10,8g[/TEX] và [TEX]m_{Fe_2O_3}=16g[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

peonimusha

Bài 13. Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8.96 lít khí điều kiện tiêu chuẩn hỗn hợp khí A gồm ( NO và N2O) có tỉ khối so với H2 là 16.75. Tính m?
Bài 14.Cho 13.5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2.2 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp hai khí NO và N2 có tỉ khối so với Hiđrô là 14.75.
A, Tính thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đem dùng.
Những bài này rất cơ bản, vấn đề chỉ là tìm số mol mỗi khí thì có thể dùng đường chéo hoặc công thức tính trị số trung bình.

Dạng 3. Bài tập hỗn hợp.
Bài 15. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn Al, Al2O3 và Fe3O4 có khối lượng là: 8,78 gam chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong NaOH dư người ta thu được 672 ml khí ( đktc).
Phần 2: Hoà tan vừa đủ trong 460 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A.
Tính % khối lượng từng chất rắn trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A. Xem thể tích thay đổi không đáng kể.
Dựa vào phần 1 tính được số mol Al. Sau đó đặt ẩn số mol 2 chất (Al đã biết), dựa vào dữ kiện khối lượng và số mol HCl phản ứng ta tính được số mol mỗi chất.
ĐS : nAl = 0,02mol ; nAl2O3 = 0,015mol ; nFe3O4 = 0,01mol.
Các bước còn lại không phải bàn :D

Bài 16. Cho hỗn hợp gồm Al, Al2O3, Fe có khối lượng là 6,48 gam chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 Cho phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1.344 lít khí H2 và 500 ml dung dịch X.
Phần 2 phản ứng với V lít dung dịch NaOH 0.1M thu được 672ml khí.
( Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu và Tính % khối lượng.
b. Tính thể tích NaOH đã dùng biết dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng.
Tương tự bài 15, ok?

Bài 17. Hoà tan hỗn hợp gồm m gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn vào dung dịch V lít dung dịch HNO3 0.02M thì phản ứng vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và duy nhất một chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí có thể tích là 6.72 lít đktc. Mặc khác nếu cô cạn dung dịch A thì ta sẽ thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là 7.095 gam.
Hãy tính % khối lượng của các kim loai� trong hỗn hợp ban đầu.
Tính Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Ta có [TEX]nNO3^[/TEX]- = 3nNO = 0,9mol > nHNO3 = 0,12mol.
Bài này có vấn đề vì khối lượng muối quá nhỏ (hoặc lượng khí là quá lớn :D)

Bài 18. Hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl nồng độ 2M được dung dịch A. Mặc khác nếu cho hỗn hợp trên hoà tan trong lượng dư dung dịch NaOH thì còn lại chất rắn có khối lượng là 11,2 gam.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 600ml dung dịch NaOH CM = a? vào dung dịch A thì thu được kết tủa lớn nhất. Tính a?
Dễ tính được số mol Fe > số mol Al.

Bài 19. Cho 46,8 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí H2 (dktc).
Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tính thể tích dung dịch NaOH 3M tham gia phản ứng.
Tính số mol Al dựa vào số mol khí.
Bài 20. Hoà tan hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lítkhí H2 dktc và a gam một chất rắn. Tính a?
Na phản ứng với nước tạo NaOH. Al phản ứng với dung dịch NaOH tạo khí. Dựa vào tỉ lệ, đặt ẩn > tính được số mol mỗi chất.
Bài 21. Hoà tan hỗn hợp gồm 2 kim loại Na và Al có khối lượng là 18,25 gam hoàn toàn vào 500 H2O thấy tan hết và thu được 14 lít khí H2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch sau phản ứng.
Tương tự bài 20 :(

Dạng 4. Phản ứng nhiệt nhôm.
Nhiệt nhôm hiệu suất 100%
Bài 22. Đun nóng hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 ( không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem tác dụng với KOH dư thấy có 6.72 lít khí H2 ( đktc). Nhưng nếu cho tác dụng với HCl dư sẽ thu được 13.44 lít khí H2 ở 0oC và 2 atm. Biết Hiệu suất phản ứng là 100%.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tìm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Phản ứng với KOH tạo khí > Al dư > Tính được số mol Al. Phản ứng với HCl tạo khí > Tính được số mol Fe tạo thành.
Bài 23. Nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng đem tác dụng với lượng dư dung dịch HCl dư thấy 11,2 lít khí H2 ( đktc) thoát ra. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Hiệu suất 100% không có nghĩa tất cả đều phản ứng hết. Đặt ẩn số mol 2 chất. Dựa vào số mol khí dễ thấy Fe phải hết và Al dư (nếu Al hết thì chỉ có KL là Fe > nFe = 0,5mol > mFe2O3 lớn hơn 26,8g. Xét trường hợp Al dư tính được nAl = 0,2mol và nFe2O3 = 0,1mol.
Bài 24: Tiến hành nhiệt nhôm với H= 100% hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ( không có không khí) và chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với NaOH dư ta thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 1.95 lít dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 5,88 lít khí H2 ( 0oC và 2 atm).
Hãy tính khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm ở trên.
Tương tự bài 22 :)|
 
T

thancuc_bg

Bài 13. Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8.96 lít khí điều kiện tiêu chuẩn hỗn hợp khí A gồm ( NO và N2O) có tỉ khối so với H2 là 16.75. Tính m?nNO=x
nNO2=y
=>[tex]\left{x+y=0,4\\{\frac{30x+44y}{x+y}=33,5}[/tex]
x=0,3
y=0,1
theo bảo toàn e:[tex]\frac{3m}{27}=0,3.3+0,1.8[/tex]
=>m=15,3 gam
bài 1 4.Cho 13.5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2.2 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp hai khí NO và N2 có tỉ khối so với Hiđrô là 14.75.
A, Tính thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đem dùng.

nNO=x
nN2=y
theo bảo toàn e
3x+10y=0,5.3
<=>3x+10y=1,5
có hệ[tex]\left{3x+10y=1,5\\{\frac{30x+28y}{x+y}=29,5}[/tex]
=>x=0,2
y=0,08 (lẻ quá)
Vx=0,2.22,4=4,48
Vy=0,08.22,4=1,792 lít
b,
[tex]4H^++NO_3^-+3e---->NO+H_2O[/tex]
[tex]12H^++2NO_3^-+10e--->N_2+H_2O[/tex]
=>[tex]nH^+=0,2.4+0,08.12=1,76mol[/tex]
=>CM=0,8M
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

chị ngọc post nhiều thế khó theo dõi quá, nhìn bài làm của các bạn em hok muốn đọc xíu nào hết hizhiz
 
H

harry18

Bài 14.Cho 13.5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2.2 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp hai khí NO và N2 có tỉ khối so với Hiđrô là 14.75.
A, Tính thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
B. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đem dùng.
Có lẽ bài này dễ nhất. Làm lun.

[TEX]n_{Al} = 0,5 mol[/TEX]

Gọi số mol [TEX]NO[/TEX] và [TEX]N_2[/TEX] lần lượt là x và y.

Theo bảo toàn số oxy hoá: [TEX]\Rightarrow 3x + 10y = 0,5.3 = 1,5[/TEX] (1)

Mặt khác: hh có tỉ khối với [TEX]H_2[/TEX] là 14,75

[TEX]\Rightarrow \frac{30x + 28y}{x + y} = 29,5[/TEX]

[TEX]\Rightarrow x = 3y[/TEX] (2)

Từ (1)(2)

[TEX]\Rightarrow x = \frac{3}{38}; y = \frac{1}{38}[/TEX].

a. [TEX]\Rightarrow V_{NO} = \frac{168}{95}lit; V_{N_2} = \frac{56}{95}lit[/TEX]

b. Số mol [TEX]HNO_3[/TEX] cần là:

[TEX] n_{HNO_3} = 1,5 + x + 2y = \frac{31}{19}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow C_M = \frac{\frac{31}{19}}{2,2} = \frac{155}{209} M[/TEX]

Làm tiếp hai bài này đi:

1,cho m (g) một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư) , nung nóng . Sau khi phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn trong bình giảm 0.32 g
Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H là 15,5. Giá trị của m là :
A.0,92g B 0,32g C 0,64g D.0,46 g

2, Dẫn V lit (dktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y .Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 g kết tủa .. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 g brom và còn laij khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lit khí CÒ (đktc) và 4,5 g nước. Giá trị của V bằng:
A.11,2 B. 13,44 C. 8,96 D. 5,60

Gợi ý Dùng Phương pháp bảo toàn nguyên tố nhá >>>
 
Last edited by a moderator:
S

scream9x

Làm tiếp hai bài này đi:

1,cho m (g) một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư) , nung nóng . Sau khi phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn trong bình giảm 0.32 g
Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H là 15,5. Giá trị của m là :
A.0,92g B 0,32g C 0,64g D.0,46 g

2, Dẫn V lit (dktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y .Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 g kết tủa .. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 g brom và còn laij khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lit khí CÒ (đktc) và 4,5 g nước. Giá trị của V bằng:
A.11,2 B. 13,44 C. 8,96 D. 5,60

Gợi ý Dùng Phương pháp bảo toàn nguyên tố nhá >>>
bài 1:
RCH_2OH + CuO -> R-CHO + H_2O
0,02.............0,02
khối lg chất rắn trong bình giảm là khối lg của oxi có trong CuO (CuO -> Cu)
-> [tex]n_ancol = n_CuO = 0,02[/tex]
tỉ khối của [tex]R-CHO & H_2O/ H_2[/tex] = 15.5 -> R: [tex]CH_3-[/tex]
-> CTPT ancol [tex]C_2H_5OH[/tex] -> m_ancol = 0,92 (Đáp án A)
bài 2:
Khí Y: [tex]C_2H_2; C_2H_4; C_2H_6; H_2[/tex]
dẫn Y qua [tex]AgNO_3[/tex] (hoặc [tex]Ag_2O[/tex]) trong dd [tex]NH_3[/tex] thu đc. 12g kết tủa
[tex]C_2H_2 + .... -> C_2Ag_2[/tex](kết tủa vàng) +....
0,05mol..............0,05 mol
tiếp tục qua bình brom: (còn lại [tex]C_2H_4 & C_2H_6;H_2[/tex])
[tex]C_2H_4 + Br_2 -> C_2H_4Br_2[/tex]
0,1mol......0,1mol
khí Z: [tex]C_2H_6; H_2[/tex]
[tex]C_2H_6 +...O_2 -> CO_2 + H_2O[/tex]
0,1mol.....................0,1mol...0,1mol
[tex]H_2 + 1/2O_2 -> H_2O[/tex]
0,15mol...............0,15mol
Vậy Y: 0,05mol [tex]C_2H_2[/tex]; 0,1mol [tex]C_2H_4[/tex]; 0,1 mol [tex]C_2H_6[/tex] & 0,15 mol [tex]H_2[/tex]
suy ra:
[tex]n_C_2H_2[/tex] (ban đầu) = 0,25 (mol)
[tex]n_H_2[/tex] (ban đầu) = 0,45 (mol)
=> V=15,68 (lít)
mình làm sai chỗ nào nhỉ =.=
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

a. Cho từ từ NH3 vào dd AlCl3 cho đến dư
b. Cho từ từ NaOH vào dd AlCl3 cho đến dư
c. Cho từ từ khí CO2 vào dd Na[Al(OH)4] cho đến dư
d. Cho từ từ HCl vào dd Na[Al(OH)4] cho đến dư

e. NaOH -> Na

f. Điều chế nhôm từ
- quặng boxit
- fèn chua
 
N

ntdunggiang

hoá học

@-)đốt cháy hoàn toàn 0.43g chất hữu cơ A.;)chứa H ;C; O rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng 35ml dung dịch KOH1M;) sau pu người ta nhận thấy khối lượng bình KOH tăng 1.5g đồng thời trong bình xuất hiện hai muối có khối lượng tổng cộng 2.57g.:-SS:-SStỉ khối hơi của A đối với hidro=43,tìm CTPT của A.b-(b-(
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom