[Hóa 12]Bài giảng kết hợp giữa phương pháp quy đổi- bảo toàn electron- bảo toàn nguyên tố

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là một bài giảng tổng hợp có sự kết hợp 3 phương pháp để giải các bài toán sắt phức tạp trong các đề thi đại học. Các em có thể xem bài giảng tại​
http://hocmai.vn/course/view.php?id=198
Thầy rất mong nhận được nhiều góp ý từ phía các em!​
 
Last edited by a moderator:
D

dth_287

ủa vào đó mở ra hok có học được j cả. làm sao ấy nhỉ********************************************************???có ai xem được ko vậy????
 
H

hocmai.hoahoc

Đây là bài giảng có thu phí nên em phải có tài khoản mới xem được :d
 
D

dth_287

ủa có khoản mà thầy ơi, trừ mất 20k của em liền nhưng có xem được j cả vào được rồi màn hình lại báo chữ error to đùng luôn ấy thầy. màn hình trên bài giảng ấy thầy. sao vậy thầy****************************??????/
 
L

loveyou123456

Vẫn xem được mà bạn !!!!!!!!!!!!!!!! Chỉ cần bỏ 20k ra mà !!!!!!!!
 
H

hocmai.hoahoc

Bài tập phương pháp quy đổi-bảo toàn electron-bảo toàn nguyên tố

Bài 1: A-2007: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.

Bài 2: A-2008
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch
HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.

Bài 3:B-2009
Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được
dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X,
thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

Bài 4: A-2008: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.

Bài 5:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.

Bài 6:
Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là:
a) 20,88 gam b) 46,4 gam c) 23,2 gam d) 16,24 gam

Bài 7:
Cho 37,6 gam hỗn hợp gỗm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Tính m
A. 121 gam B. 124 gam D. 242 gam D.Đáp án khác.

Bài 8:
Để hoà tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,8. D. 1,6.
Bài 9:
Cho 16,8 gam Fe tác dụng với O2 thu được 21,6 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A trong HNO3 dư thu được V lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít.
Bài 10:
Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 trong HNO3 loãng dư thu được V lít NO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 48,4 gam muối. Tính V
A.6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít.
Bài 11:
Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít (đktc) khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác nếu cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với CO dư thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là:
A. 1,40 B. 2,80 C. 5,60 D. 4,20

Từ bài 1 đến bài 5 thầy đã giải chi tiết trong bài giảng, các bài sau tương tự các em cố gắng làm hết nhé!
 
C

cuphuc13

Bài 1: A-2007: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.

m g Fe + O2 ----> 3 g CR + HNO3 ---> NO (sp khử duy nhất) +......

Qui đổi hh CR về : x mol Fe và y mol 0
---> pt (1) : 56 x + 16 y = 3
BT E :
Fe * ---> Fe +3 ---> n e cho = 3x mol
N +5 ----> N+2 ---> 3 n NO = 3.0,025 = 0,075 mol
O*---->O -2 ----> 2 n O = 2y ( dùng n 0* vì nếu dùng n 0-2 thì quá nhiều chất mang 02)
=> Tổng n e nhận = 0,075 + 2y
----> pt thứ 2 : 0,075 + 2y = 3x (2)
từ 1 và 2 ===> hệ và giải hệ được x= 0,045 và y = 0,03
==> m Fe = 0,045.56 = 2,52 gam =====> A
 
Last edited by a moderator:
C

cuphuc13

Bài 2: A-2008
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch
HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.

Tóm tắt :11,36 gam hh + HNO3 ---> 1,344 l NO (sp khử duy nhất)+.......

Qui đổi về : x mol Fe và y mol O
==> 11, 36 = 56x + 16y..........(1)
BT e ta được pt 2 như sau :
3 n Fe = 3 nNO + 2 n0
3x - 2y = 0,18 (2)

từ 1 và 2 ==> hệ và giải : => x = 0,16 mol và y = 0,15 mol
===> n Fe = n Fe(NO3)3 = 0,16 mol ---> m = 38,72 gam ===> A
 
C

cuphuc13

Bài 3:B-2009
Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được
dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X,
thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

Qui đổi về : Fe203 và Fe0 lần lượt là : x và y mol
vậy : 160x + 72y = 20,88
BT e : Fe+2 ---> Fe+3 (y)
S +6 -->S+4 (2.nSO2)
y = 0,29 mol
=>x = 0 mol
===> chỉ có ox Fe0 ( 0,29 mmol) ==> n Fe2(S04)3 = 0,29/2 = 58 gam
 
C

cuphuc13

Bài 4: A-2008: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.

Qui đổi về : Fe0 và Fe203 với x và x mol
2,32 = 72x + 160x
Với : x = 0,01 mol ==>Bảo toàn 0 ta được n H20 = 0,01.3 + 0,01 = 0,04 mol =>n HCl = 0,04.2 = 0,08 mol
V = 0,08 l => C
 
K

kimduong92

c2 :
ta quy đổi về Fevà Fe2O3
Tacó 56x+160y=11,36
nNO=nFe=0,06->x=0,06 =>y=0,05
bt e\sum_ nFe=0,05x2+0,06=0,16 ==>m=0,16x242=38,72g----------->A
 
C

cuphuc13

Bài 5:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.

QUi đổi về Fe0 và Fe203 với x và y mol
vậy : 72x + 160y = 9,12
n FeCl2 = 0,06 mol
Vì Fe0 mới tạo ra FeCl2 ==> n Fe0 = n FeCl2 = 0,06 mol
vậy y = 0,03 mol --> n FeCl3 = 0,03.2mol => m = 9,75 g=> A
 
C

cuphuc13

Bài 6:
Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là:
a) 20,88 gam b) 46,4 gam c) 23,2 gam d) 16,24 gam

m gam hh (n=nhau) + HNO3 ---> K(NO và NO2) +................

Qui đổi về :Fe0 và Fe203 ( số mol bằng nhau)
Vậy ta có 72x + 160x = m
THeo đường chéo ta có : n N02 = 0,03 mol và n NO = 0,02 mol

N+5 ----> N+4
n e nhận = 0,03
N+5 ---> N+2
n e nhận = 0,02.3 = 0,06 mol
Fe+2 ---> Fe+3
n e cho = x mol
Vậy x = 0,09 mol
m = 20,88 gam ==> A
 
C

cuphuc13

Bài 7:
Cho 37,6 gam hỗn hợp gỗm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Tính m
A. 121 gam B. 124 gam D. 242 gam D.Đáp án khác.

DÙng C3 nè :
=>Fe203 +CO---hh + HNO3 ---> NO2

C+2 -->C+4==>2x mol
N+5 ---> N+4 --->0,3 mol
x = 0,15 mol
Fe203 + CO --->hh + CO2

m Fe203 = m CO2 - mCO + 37,6 = 40 gam -> n Fe203 = 0,25 mol --> n muối = 0,5 mol => m = 121 gam =>A
 
Last edited by a moderator:
K

kimduong92

vi` nFeO=nFe2O3 ->quy đổi Fe2O3,FeO,Fe3O4 về Fe3O4
=>nFe3O4=11,6:232=0,05
ta có Fe3O4+ 4H2SO4 + --->Fe2+ + Fe3+ +...
..........0,05.......0,2..
=>V=0,2l
Bài 8:
Để hoà tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,8. D. 1,6.
 
K

kimduong92

quy đổi A về Fe,O
ta có nFe=0,3 =>nO=(21,6-16,8)/16=0,3
Fe------>Fe+3 +3e
.........................0,9
O +2e------>O2-
.....0,6.............
N+5----------->N+2 - 3e
...x.............................x.....
theo bt e =>x=(0,9-0,6)/3=0,1
=>V=2,24l=================>A
Bài 9:
Cho 16,8 gam Fe tác dụng với O2 thu được 21,6 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A trong HNO3 dư thu được V lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít.
 
K

kimduong92

Bài 10:
Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 trong HNO3 loãng dư ===>đặc nóng chứ thầy thu được V lít NO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 48,4 gam muối. Tính V
A.6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít.
.....................................................................................................
 
C

cuphuc13

Bài 10:
Hòa tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe,Fe2O3,FeO, Fe3O4 trong HNO3 loãng dư thu được V lít NO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 48,4 gam muối. Tính V
A.6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít.

Quy đổi hh về Fe203 và Fe ta được
160x + 56y = 13,6
m muối = 48,4 gam --> nFe(NO3)3 = 0,2 mol
Vậy Bảo toàn nguyên tố ta có : 2x + y = 0,2
Giải hệ :

x = 0,05 mol và y = 0,1 mol
Vì :
N +5---> N+4
Fe* ---> Fe+3 -----> Vậy n N02 = 3y = 0,3 mol
==> V = 6,72 l ==> A
* Nếu là : NO thì V = 2,24 l( o có đáp án )
===> Đề sai khi cho HNO3 loãng phải là đặc mới đúng !!!!

 
H

hieukakaka

Mấy cậu có vẻ khoái pp quy đổi nhỉ, mình thử cách này xem sao nghen.
Giải thử bài 10: Coi hh ban đầu chỉ có: Fe, O2.
Theo bài ra, NO2 là spk duy nhất---> Không có muối amoni---> số mol FE= số mol Fe3+=48.4/242=0.2mol.
Coi bđ chi có Fe, O2.
Fe - 3e----> Fe+3
.....0.6mol...0.2mol
O2+4e------> 2O2-. số mol O2-= (13.6-0.2x56)/16 = 0.15mol.
.......0.3mol....0.15mol
N+5 + 1e ----> N+4......Áp dung Bt e
.........0.3mol.....0.3mol
Suy ra V= 0.3x22.4= 6.72l
Nhìn thì có vẻ hơi dài, nhưng ai lam quen rồi thì chỉ cần 20s la xong bài này.
Bạn trên thắc mắc đề sai là không đúng. Trong Pư cua HNO3 với kim loại là rất phức tạp. Cần căn cứ theo giả thiét.
Ngay cả khi là axit loang cung co thể tạo ra NO2. Nếu đề cho là tạo ra muối amoni (N-3) hay N2 thi mới có thể sai đề.
 
Last edited by a moderator:
H

hieukakaka

Bài 9
Ta đâu cần phải quy đôi A làm gì. Chỉ cần quan tâm chất đầu chất cuối là đủ. Còn pp của bạn thi không có gì để nói.
Tuy nhiên ở : O +2e------>O2-...........Bạn viết như thế là sai về bản chất. Phải là O2 chứ sao có thể là O đươc. Vì không bảo toàn nguyên tố cho oxi mà viết như vậy là không hợp lý.
 
Top Bottom