[Hoá 11] Hoá vô cơ - Starloves

S

socviolet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết về môn Hoá, cũng như thái độ ham học hỏi của mem STALOVES, hôm nay Sóc lập pic này tặng các bạn :D.

Nội quy topic:
- Chỉ mem STALOVES được comment.
- Tuân thủ nghiêm túc Quy định Diendan.hocmai.vn
- Tuân thủ nghiêm túc Nội quy box Hoá.
- Nghiêm cấm Spam!
- Viết chữ màu dễ nhìn, không viết chữ đỏ.
- Không post quá 7 bài/lần!

_Chúc nhóm ta học tốt_

Truyện vui (cái này em sao chép tí của chị Acid =)))
acidnitric_hno3 said:
Một thí sinh con thương binh vừa đi xem điểm thi đại học về, mặt buồn so.
Bố cậu liền hỏi: " Được bao nhiêu điểm con?"
Cậu con trai trả lời: "20 điểm bố ạ, Hóa con được có 5 điểm, thiếu 0,5 điểm, con trượt rồi" :((
Bố:" Thế đã cộng điểm thương binh chưa???"
Con: " Dạ rồi, giá mà bố là liệt sĩ thì con đã đỗ"
Đó, câu chuyện chỉ có thế thôi. Bạn nên cười hay nên buồn đây, Tại sao cậu con trai đó không nói: " Giá mà mình cố làm thêm được vài câu hóa học nữa nhỉ...
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

Bài tập phần dung dịch

- Thứ nhất: Đề tớ post theo cấp độ từ dễ đến khó. Bài 1 sẽ là bài dễ nhất và bài 7 thì là bài khó để nâng cao kiến thức.
- Thứ hai: Nếu có gì thắc mắc cứ hỏi nhé! :)

Bài 1: Viết phương trình điện li trong dung dịch nước của các chất sau (nếu có), chú ý phân biệt giữa dấu "$\rightarrow $" và dấu "$\rightleftharpoons $" (nhớ cân bằng điện tích): Ba(OH)2, HCl, C2H5OH, AgNO3, CH3COOH, CH3COONa, C6H12O6, H2S, MgCO3.
Bài 2: a) Biết rằng HCl tan trong benzen tạo ra dung dịch không dẫn được điện. Hãy giải thích.
b) Ở thể lỏng (nóng chảy), NaCl dẫn được điện. Giải thích.
Bài 3: Theo thuyết Bronsted, hãy phân loại các chất sau (axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính): $NH_3$, $Cl^-$, $Al^{3+}$, $SO_3^{2-}$, $NH_4^+$, $(NH_4)_2CO_3$, $HS^-$, $HSO_4^-$, $HPO_3^{2-}$, $K^+$. Giải thích.
Bài 4: Cho 500ml dung dịch H3PO3 x M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M dư. Biết dung dịch sau phản ứng có thể trung hoà được 0,1mol HCl. Tính x.
Bài 5: Một dung dịch X có chứa 0,01mol $Ba^{2+}$; 0,01mol $NO_3^-$; a mol $OH^-$ và b mol $Na^+$. Để trung hoà 1/2 dung dịch X, người ta cần dùng 200ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là bao nhiêu?
Bài 6: Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là?
Bài 7: Đánh giá nồng độ của CH3COOH phải có trong dung dịch sao cho pH=3. Cho $K_a=10^{-4,76}$; $K_w=10^{-14}$.

_Sóc Tồ_
(Hì hục đánh máy)
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

b) Ở thể lỏng (nóng chảy), NaCl dẫn được điện. Giải thích.
Ở thể lỏng ( nóng chảy ) NaCl điện li tạo $ Na^{+} $ và $ Cl ^{-} $ nên dung dịch có tính dẫn điện


Bài 4: Cho 500ml dung dịch H3PO3 x M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M dư. Biết dung dịch sau phản ứng có thể trung hoà được 0,1mol HCl. Tính x.
solution :
phương trình ion lượng dư dùng để trung hòa
$ H^{+} + OH ^{-} ->H2O $
số mol $ OH^{-} $ dư là 0,1 mol
số mol $ OH^{-} $ phản ứng (1) là $ 0,4 - 0,1 = 0,3 = n H^{+}
=> đáp án : $ 0,3 :3 : 0,5 = 0,6 M $


socviolet said:
Bài 4 ông nhầm rồi nhé! Nhớ: H3PO3 đó ;))
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101


Bài 1:Viết phương trình điện li trong dung dịch nước của các chất sau (nếu có), chú ý phân biệt giữa dấu "$\rightarrow $" và dấu "$\rightleftharpoons $" (nhớ cân bằng điện tích): Ba(OH)2, HCl, C2H5OH, AgNO3, CH3COOH, CH3COONa, C6H12O6, H2S, MgCO3.

[TEX]Ba(OH)2 --> Ba^{2+} + 2OH^-[/TEX]
[TEX]HCl --> H^+ + Cl^-[/TEX]
[TEX]AgNO3 --> Ag^+ + NO3^-[/TEX]
[TEX]CH3COOH <=> CH3COO^- + H^+[/TEX]
[TEX]CH3COONa --> CH3COO^- + Na^+[/TEX]
[TEX]H2S <=> HS^- + H^+ ; HS^- <=> H^+ + S^-[/TEX]
[TEX]MgCO3 --> Mg^{2+} + CO3 ^{2-}[/TEX]

socviolet said:
MgCO3 là chất không tan nhé nàng! ;))
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1




Bài 2: a) Biết rằng HCl tan trong benzen tạo ra dung dịch không dẫn được điện. Hãy giải thích.

Bài 3: Theo thuyết Bronsted, hãy phân loại các chất sau (axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính): $NH_3$, $Cl^-$, $Al^{3+}$, $SO_3^{2-}$, $NH_4^+$, $(NH_4)_2CO_3$, $HS^-$, $HSO_4^-$, $HPO_3^{2-}$, $K^+$.

Bài 2 :

$HCl + C_6H_6 \rightarrow C_6H_7Cl$

cái này nó không phân li cho nên ko dẫn điện .

bài 3 : đỏ là có tính axit , xanh là tính bazo , đen là lưỡng tính màu cam trung tính

$NH_3$, $Cl^-$, $Al^{3+}$, $SO_3^{2-}$, $NH_4^+$, $(NH_4)_2CO_3$, $HS^-$, $HSO_4^-$, $HPO_3^{2-}$, $K^+$.

Mi làm chưa chuẩn cả 2 bài luôn :(
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

Bài 2 :


bài 3 : đỏ là có tính axit , xanh là tính bazo , đen là lưỡng tính màu cam trung tính

$NH_3$, $Cl^-$, $Al^{3+}$, $SO_3^{2-}$, $NH_4^+$, $(NH_4)_2CO_3$, $HS^-$, $HSO_4^-$, $HPO_3^{2-}$, $K^+$.

ủa... theo tớ thì [TEX]HSO4^- [/TEX]là ion có vai trò axit
[TEX]HSO4^- + H2O --> SO4^{2-} + H3O^+[/TEX]
 
W

wagashi.13


Bài 5: Một dung dịch X có chứa 0,01mol $Ba^{2+}$; 0,01mol $NO_3^-$; a mol $OH^-$ và b mol $Na^+$. Để trung hoà 1/2 dung dịch X, người ta cần dùng 200ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là bao nhiêu?

[TEX]n_{OH^-}=n_{H^+} \Rightarrow a=0,04[/TEX]

[TEX]BTDT \Rightarrow b=0,01+0,04-0,01.2=0,03 [/TEX]

[TEX]m_{ran}=137.0,01+63.0,01+0,04.17+0,03.23=3,37[/TEX]

socviolet said:
Cách làm thế là ổn đấy!

Bài 2 :

bài 3 : đỏ là có tính axit , xanh là tính bazo , đen là lưỡng tính màu cam trung tính

$NH_3$

[TEX]NH_3 [/TEX] là bazo chứ

@socviolet : muối ít tan cũng là chất điện li mạnh mà :-s

socviolet said:
Muối không tan, nó không tan thì làm sao điện li mạnh được cậu!
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

@ thanhtruc : nhầm , hehe :p
@ wagashi.13 : Nói chính xác $NH_3$ là bazo yếu cho nên có tính axit

Còn MgCO3 không tan cho nên ko điện li đâu :p
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

$ NH_3 $ là bazo yếu bạn à ! cái này bạn có thể học trong chương Nito bài amoniac
các chất không tan không thể điện li !
định nghĩa điện li đã nói rõ là tan và dẫn điện !
 
L

ljnhchj_5v

* [TEX] NH_3 + H_2O \rightleftharpoons NH_4^+ + OH^-[/TEX]
\Rightarrow bazơ do sau phân li tạo ion [TEX]OH^-[/TEX]

*[tex]Cl^-[/tex] là ion của axit mạnh nên không tương tác với nước
\Rightarrow trung tính

* [TEX]Al^{3+}.H_2O + H_2O \rightleftharpoons Al^{2+}(OH) + H_3^+O[/TEX]
\Rightarrow axit do sau phân li tạo ion [TEX]H^+[/TEX]

* [TEX] SO_3^{2-} + H_2O \rightleftharpoons SO_4^{2-} + OH^-[/TEX]
\Rightarrow bazơ

* [TEX]NH_4^+ + H_2O \rightleftharpoons NH_3 + H_3O[/TEX]
\Rightarrow axit

* [TEX](NH_4)_2CO_3 ---> 2NH_4^+ + CO_3^-[/TEX]
axit yếu + bazơ yếu \Rightarrow trung tính

* Tương tự:
- [TEX]HS^-[/TEX] : axit
- [TEX]HSO_4^-[/TEX] : axit
- [TEX]HPO_3^{2-}[/TEX] : axit
- [TEX]K^+[/TEX] : trung tính


socviolet said:
$(NH_4)_2CO_3$ là lưỡng tính nhé!
Tớ giải bài này ở dưới rùi đó :D
 
Last edited by a moderator:
M

manuyuhee

Bái 7:
Từ khối lượng của hỗn hợp đề bài cho và số mol của [TEX]H_2[/TEX] , ta có
[TEX]Al + NaOH +H_2O ---> NaAlO_2 + \frac{3}{2}H_2[/TEX]
[TEX]AlCl_3 + 4NaOH ---> NaAlO_2 + 3NaCl + 2H_2O[/TEX]
=> [TEX]n_Al=0,2 => n_AlCl_3=0,25[/TEX]
Dd A là [TEX]NaAlO_2[/TEX]
Có [TEX]n_NaAlO_2= 0,25 + 0,2=0,45 (mol)[/TEX]
Khi cho dd A tác dụng với HCl có các pt xảy ra:
[TEX]H_2O+ NaAlO_2 + HCl ---> NaCl + Al(OH)_3[/TEX] (1)
[TEX]2Al(OH)_3 + 6HCl ---> 2AlCl_3 + 3H_2O[/TEX] (2)
TH1: Chỉ có (!) xảy ra
=> [TEX]n_Al(OH)_3 = 0,28 (mol)[/TEX]
Theo 1 => [TEX]n_HCl= 0,28 (mol[/TEX]
=> [TEX]C_M[/TEX]
TH2: Có cả hai pứ:
(1) => [TEX]n_{HCl}=nNaAlO_2=0,45=n_{Al(OH)_3}[/TEX]
(2) => [TEX]n_{HCl} = n_{Al(OH)_3} = o,45 - 0,28 = 0,17[/TEX]
=> [TEX]C_M[/TEX]
Chả biết tớ làm đúng không!
Mọi người nhận xét giùm nhé

socviolet said:
Trường hợp 1 đúng.
Trường hợp 2 hình như nhầm nhé! Kết quả trường hợp 2 là 3,84M!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmaitlh

Bài 6: Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là?
tớ góp vui nha :

theo đề ta có : n H2=0,3 mol

Áp dụng bte : \Rightarrow nAl =0,2 mol \Rightarrow n AlCl3=0,25 mol

Áp dụng bảo toàn N tố \Rightarrow n NaAlO2=0.45 mol

nAl(OH)3=0,28 mol \Rightarrow nNaAlO2 dư

\Rightarrow nNaAlO2 pư=0,28 mol \Rightarrow n Nacl= 0,28 mol

\Rightarrow n HCl=0,28 mol \Rightarrow CM = 1,12 M

socviolet said:
Thiếu 1 trường hợp HCl dư nhé!

TH 2 : [TEX]OH^-+H^+ ---> H_2O[/TEX] ( của NaOH đó nha ko phải của Al(OH)3 đâu nha )

...........hihihi đúng ko..........
 
Last edited by a moderator:
M

manuyuhee

tớ góp vui nha :

theo đề ta có : n H2=0,3 mol

Áp dụng bte : \Rightarrow nAl =0,2 mol \Rightarrow n AlCl3=0,25 mol

Áp dụng bảo toàn N tố \Rightarrow n NaAlO2=0.45 mol

nAl(OH)3=0,28 mol \Rightarrow nNaAlO2 dư

\Rightarrow nNaAlO2 pư=0,28 mol \Rightarrow n Nacl= 0,28 mol

\Rightarrow n HCl=0,28 mol \Rightarrow CM = 1,12 M
Cậu ơi! Từ [TEX]n_Al(OH)_3 = 0,28[/TEX]
[TEX]n_NaAlO_2 = 0,45[/TEX]
Làm sao suy ra được là [TEX]NaAlO_2[/TEX] dư và [TEX]Al_(OH)_3 [/TEX] hết được?
Nếu nó xảy ra trường hợp như trường hợp 2 của tớ thì sao?
Cậu xem lại nhé
 
A

anhtraj_no1

Cái dạng này hình như có ct giải nhanh đó .

TH1 :

nH+ = n kết tủa

TH2 :

nH+ = 4nAlO2- - 3 n kết tủa + nOH-

Sóc xem hộ ta xem có được hông @-)

socviolet said:
Công thức của An chưa đúng nhé!
- TH1: H+ không dư thì $n_{H^+}=3n_{Al(OH)_3}$
- TH2: H+ dư thì $n_{H^+}=4n_{AlO_2^-}-3n_{Al(OH)_3}$
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

Chốt 2 bài này!

Bài 2: a) Biết rằng HCl tan trong benzen tạo ra dung dịch không dẫn được điện. Hãy giải thích.
b) Ở thể lỏng (nóng chảy), NaCl dẫn được điện. Giải thích.
a) Benzen là dung môi không phân cực, không có tác dụng kéo proton ra. Trong dung dịch không có ion mà chỉ là các phân tử HCl
@No10: không có cái phản ứng củ chuối đó đâu nhé! ;))
b) Do tác dụng của nhiệt, các ion Na+ và Cl- dao động mạnh và có thể di chuyển tự do.
socviolet said:
Bài 3: Theo thuyết Bronsted, hãy phân loại các chất sau (axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính): $NH_3$, $Cl^-$, $Al^{3+}$, $SO_3^{2-}$, $NH_4^+$, $(NH_4)_2CO_3$, $HS^-$, $HSO_4^-$, $HPO_3^{2-}$, $K^+$. Giải thích.
- NH3: Bazơ: $NH_3 + H_2O \rightleftharpoons NH_4^+ + OH^-$
- Cl-: Trung tính.
- Al3+: Axit: $Al^{3+} + H_2O \rightleftharpoons AlOH^{2+} + H^+$
- (SO3)2-: Bazơ: $SO_3^{2-}+H_2O \rightleftharpoons HSO_3^- + OH^-$
- NH4+: Axit: $NH_4^+ + H_2O \rightleftharpoons NH_3 + H_3O^+$
- (NH4)2CO3: Lưỡng tính (Trường hợp đặc biệt: muối tạo thành từ 1 axit yếu và 1 bazơ yếu thì lưỡng tính nhé!).
$(NH_4)_2CO_3 \to NH_4^+ + CO_3^{2-}$
$NH_4 + H_2O \rightleftharpoons NH_3 + H_3O^+$

$CO_3^{2-} + H_2O \rightleftharpoons HCO_3^- + OH^-$
- HS-: Lưỡng tính:
$HS^- + H_2O \rightleftharpoons S^{2-} + H_3O^+$
$HS^- + H_2O \rightleftharpoons H_2S + OH^-$
- HSO4-: Axit: $HSO_4^- + H_2O \rightleftharpoons SO_4^{2-} + H_3O^+$ (Trường hợp đặc biệt nhé!)
- (HPO3)2-: Bazơ nhé! Cái này lừa tí ý mà :D. Nhớ: H3PO3 là axit bậc 2 nhé!
$HPO_3^{2-} + H_2O \rightleftharpoons H_2PO_3^- + OH^-$

- K+: Trung tính.

 
Last edited by a moderator:
H

hocmaitlh

Bái 7:
Từ khối lượng của hỗn hợp đề bài cho và số mol của [TEX]H_2[/TEX] , ta có
[TEX]Al + NaOH +H_2O ---> NaAlO_2 + \frac{3}{2}H_2[/TEX]
[TEX]AlCl_3 + 4NaOH ---> NaAlO_2 + 3NaCl + 2H_2O[/TEX]
=> [TEX]n_Al=0,2 => n_AlCl_3=0,25[/TEX]
Dd A là [TEX]NaAlO_2[/TEX]
Có [TEX]n_NaAlO_2= 0,25 + 0,2=0,45 (mol)[/TEX]
Khi cho dd A tác dụng với HCl có các pt xảy ra:
[TEX]H_2O+ NaAlO_2 + HCl ---> NaCl + Al(OH)_3[/TEX] (1)
[TEX]2Al(OH)_3 + 6HCl ---> 2AlCl_3 + 3H_2O[/TEX] (2)
TH1: Chỉ có (!) xảy ra
=> [TEX]n_Al(OH)_3 = 0,28 (mol)[/TEX]
Theo 1 => [TEX]n_HCl= 0,28 (mol[/TEX]
=> [TEX]C_M[/TEX]
TH2: Có cả hai pứ:
(1) => [TEX]n_{HCl}=nNaAlO_2=0,45=n_{Al(OH)_3}[/TEX]
(2) => [TEX]n_{HCl} = n_{Al(OH)_3} = o,45 - 0,28 = 0,17[/TEX]
=> [TEX]C_M[/TEX]
Chả biết tớ làm đúng không!
Mọi người nhận xét giùm nhé


cái này theo tớ thì : cái pư (2) của cậu ko phải là thế đậu

nó là :[TEX] OH^-+H^+----> H_2O[/TEX] mới đúng đó là của NaOH đó nha không phải của Al(OH)3 đâu nha

còn cái p ư 2 mà xảy ra thì đó là p ư 3 : sau khi phản ứng với [TEX]OH^-[/TEX] thì [TEX] H^+[/TEX] vẫn còn dư..

nhưng ko dư đâu cậu ới

hihi.................
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet


Bài 4: Cho 500ml dung dịch H3PO3 x M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M dư. Biết dung dịch sau phản ứng có thể trung hoà được 0,1mol HCl. Tính x.
Bài này làm như bình thường nhé, chỉ có 1 chú ý đó là H3PO3 là axit bậc 2 thôi nhé!
Ta có: $n_{OH^-}$ dư=$n_{HCl}=0,1mol$ => $n_{OH^-}$ pư=0,4-0,1=0,3mol=$n_{H^+}$ trong H3PO3.
H3PO3 ---> 2H+ + $HPO_3^{2-}$
0,15<---....0,3mol
=> x=0,3M :D.
socviolet said:
Bài 6: Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là?
$n_{Al}=\frac{2}{3}n_{H_2}=0,2mol$ => $m_{AlCl_3}=33,375g=>n_{AlCl_3}=0,25mol$
=> Dd A gồm AlO2- 0,45mol
$n_{kt}=0,28mol$
- TH1: HCl không dư:
AlO2- + H+ + H2O ---> Al(OH)3
...........0,28<--...............0,28mol => $n_{H+}=0,28=>C_M=1,12M$
- TH2: HCl dư:
AlO2- + H+ + H2O ---> Al(OH)3
0,45-->0,45------------>0,45mol
Al(OH)3 + 3H+ ---> Al3+ + H2O
0,17----->0,51mol => $\Sigma n_{H+}=0,96=>C_M=3,84M$
socviolet said:
Bài 7: Đánh giá nồng độ của CH3COOH phải có trong dung dịch sao cho pH=3. Cho $K_a=10^{-4,76}$; $K_w=10^{-14}$.
pH=3 << 7, vậy sự phân li của nước là không đáng kể => Ta bỏ qua cân bằng phân li của nước.
$[H^+]=10^{-pH}=10^{-3}$
.......CH3COOH $\rightleftharpoons$ CH3COO- + H+; $K_a=10^{-4,76}$
C:..........C.....................0............0 (M)
[ ]:.....C-$10^{-3}$.............$10^{-3}$........$10^{-3}$ (M)
Theo định luật tác dụng khối lượng: $K_a=\frac{[H^+][CH_3COO^-]}{[CH_3COOH]}=\frac{(10^{-3})^2}{C-10^{-3}}=10^{-4,76}$
Giải ra $C=5,58.10^{-2} M$
* Lưu ý: Trong trường hợp $K_w\approx C.K_a$ thì phải kể đến cân bằng phân li của nước. Việc tính gần đúng được thực hiện theo phương trình ĐKP (Điều kiện proton). Nhưng mà dạng bài như thế thì khó quá nhé! :D

socviolet said:
Có gì thắc mắc cứ hỏi!
 
A

anhtraj_no1

1 số công thức và lí thuyết

1 . Tính PH của dung dịch axit
- Dùng công thức $ pH = -lg[H^+]$
2. Tính pH của dung dịch bazo
- Dùng tích số $ [H^+].[OH^-] = 10^{-14}$ suy ra $ [H^+] $



Bài tập

Bài 1 . Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400 ml .

Bài 2 . Tính pH của dung dịch tạo thành khi trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375M

Bài 3 . Một dung dịch chưa $ Fe^{2+}$ 0,1 mol ;$ Al^{3+}$ 0,2 mol ; $ Cl^-$ x mol ; $ SO_4^{2-}$ y mol . Cô cạn dung dịch được 46,9 g chất rắn . Tìm x ; y

Bài 4 . Dung dịch A chưa a mol $ Na^+$ , B mol $ NH4^+$ , C mol $ HCO3^-$ , d mol $ CO_3^{2-}$ , e mol $ SO4^{2-}$ ( không kể ion $ H^+$ và $ OH^-$ của $ H_2O$ ) . Thêm ( c +d+e) mol $ Ba(OH)_2$ vào dung dịch A đun nóng thu được kết tủa B , dung dịch X và khí Y . Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B , khí Y duy nhất có mùi khai và mỗi ion trong dung dịch X theo a,b,c,d,e .

Bài 5 . Trộn 200 m dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch $ $ $ Ba(OH)_2$ a mol/l thu được kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 13 . Tìm a và m

Bài 6 . cho hỗn hợp A gồm Al , Al2O3 , CuO tan hết trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5 M được dung dịch B và 6,72 lít H2 (đktc) . Để cho dung dịch B bắt đầu có kết tủa , tối thiểu phải dùng 0,4 lít dung dịch NaOH 0,5 M ; còn để cho kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì phải dùng 4,8 lít dung dịch NaOH 0,5M . Tìm khối lượng mỗi chất trong Hỗn hợp A .

Bài 7 . X là dung dịch AlCl3 , Y là dung dịch NaOH 1M . Thêm 240 ml dung dịch B vào cốc đựng 100 ml dung dịch A , khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 6,24 gam kết tủa , thêm tiếp 100 ml dung dịch B vào cốc , khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 4,68 gam kết tủa . Tính nồng độ mol của dung dịch A



Chú ý : Bây giờ chỉ đọc thui , tối mới được làm :p
 
Top Bottom