Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hocmai.vukhacngoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em, hiện nay khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Hóa học http://hocmai.vn/course/view.php?id=257&cid=12 của thầy nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh và thầy cũng đã rất cố gắng đầu tư nhiều công sức vào việc xây dựng các bài giảng và bài tập, học liệu đi cùng bài giảng.

Tuy nhiên, trong quá trình học tập không thể tránh khỏi các thắc mắc phát sinh, đặc biệt là với số lượng bài tập khá lớn và nhiều bài tập hay như thế.

Bởi vậy, thầy lập topic này để các bạn tham gia khóa học có thể tham gia thảo luận, chia sẻ cho nhau cách làm các bài tập hay và khó trong khóa học của thầy. Hàng ngày thầy sẽ check và giúp các em một số gợi ý, nhận xét độc đáo (nếu có).

Chúc tất cả các em luôn vui vẻ và học tốt!
 
Last edited by a moderator:
Z

zuzu_angel246

thầy ơi cho em hỏi bài này :
hh X gồm 2 axit no,mạch hở:A đơn chức và B 2 chức. Đốt cháy hoàn toàn 5,6g hh X thu dược 0.175 mol CO2.Mặt khác ,cho 16,8g hh X tác dụng vừa đủ với dd có 0,3 mol KOH.xác định CTCT của A và B.
 
N

ngoxuanquilop10

hóa học

[TEX]CH_3[/TEX]COOH và [TEX]CH_2(COOH)_2[/TEX] giải hệ 3 phương trình là được,số mol của hỗn hợp khi phản ứng với KOH gấp 3 lần khi đốt cháy
 
V

vukhacngoc321

giúp em bài này với thầy ơi,
8, Cacbon có 2 đồng vị 12
6 C và 13
6 C. Oxi có 3 đồng vị 16
8 O ; 17
8 O ; 18
8 O. Số loại phân tử CO2 có phân tử khối trùng
nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
 
H

hocmai.vukhacngoc

giúp em bài này với thầy ơi,
8, Cacbon có 2 đồng vị 12
6 C và 13
6 C. Oxi có 3 đồng vị 16
8 O ; 17
8 O ; 18
8 O. Số loại phân tử CO2 có phân tử khối trùng
nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

ở đây các em cần chú ý là người ta hỏi số "loại phân tử" nhé, bài tập này thầy sẽ chữa trong video luyện tập chung về Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn
 
F

fav_tn94

thầy ơi cho em hỏi bài này:
2 chất hữu cơ A,B chứa C,H,O đều có 53,33% oxi theo khối lượng. khối lượng phân tử B gấp 1,5 lần M của A. để đốt cháy hết 0,04mol hỗn hợp A,
B cần 0,1 mol oxi. Mặt khác khi cho nA = nB tác dụng NaOH dư thì muối tạo ra từ B = 1,952 lần khối lượng muối tạo ra từ A. Biết các pứ xảy ra hoàn toàn, Tìm CTCT A,B???

Mong thầy sớm giải đáp giúp em..Em cảm ơn thầy nhiều:)
 
D

defhuong

thầy ơi sao phần gian đoạn một hữu cơ không có lời giải ạ... bài tập toàn khó ạ.
 
V

vukhacngoc321

thầy ơi sao phần gian đoạn một hữu cơ không có lời giải ạ... bài tập toàn khó ạ.

Đúng đó giai đoạn 1 hưu cơ là phần kiến thức tổng hợp không cụ thể vào vấn đề nào cả, bài tập thường liên quan đến nhiều kiến thức không được đề cập trong bài giảng.VD Đại cương hoá hữu cơ hay danh pháp, bài tập của phần này liên quan đến nhiều kiến thức chưa được học.Thì không thể giải được.Vây mà lại không có bài luyện tập, thì thật là khó.
 
N

nguyenvanut_73

thầy ơi cho em hỏi bài này:
2 chất hữu cơ A,B chứa C,H,O đều có 53,33% oxi theo khối lượng. khối lượng phân tử B gấp 1,5 lần M của A. để đốt cháy hết 0,04mol hỗn hợp A,
B cần 0,1 mol oxi. Mặt khác khi cho nA = nB tác dụng NaOH dư thì muối tạo ra từ B = 1,952 lần khối lượng muối tạo ra từ A. Biết các pứ xảy ra hoàn toàn, Tìm CTCT A,B???

Mong thầy sớm giải đáp giúp em..Em cảm ơn thầy nhiều:)


Xin mạn phép Thầy Ngọc cho hướng dẫn bài này.

Lưu ý: tỷ lệ giữa 2 muối là không hợp lý, mình xin lấy tỷ lệ 1,647 để giải, bạn xem qua rồi áp dụng nha.

Ta có: [TEX]\frac {16z}{53,33} = \frac {12x + y + 16z}{100} => 12x + y + 16z = 30z[/TEX]

=> [TEX]12x + y = 14z => x : y : z = 1 : 2 : 1[/TEX]

=> A, B cùng có CTĐG là: [TEX]CH_2O[/TEX] => A: [TEX](CH_2O)_n[/TEX] và B: [TEX](CH_2O)_m[/TEX]

Mà [TEX]M_B = 1,5M_A => m = 1,5n[/TEX]

Phản ứng cháy
[TEX](CH_2O)_{\bar {n}} + \bar {n}O_2 \to\ \bar {n}CO_2 + \bar {n}H_2O[/TEX]

[TEX]=> \bar {n} = \frac {0,1}{0,04} = 2,5 => 1,67 < n < 2,5 => n = 2[/TEX] ; [TEX]m = 3[/TEX]

=> A: [TEX]C_2H_4O_2[/TEX] và B: [TEX]C_3H_6O_3[/TEX]

Nhận xét: Nếu A, B đều là axit hoặc este thì khối lượng muối thu được từ B gấp 1,5 lần muối thu được từ A. Điều này không phù hợp yêu cầu đề bài.

+ A: [TEX]CH_3COOH => R_2 + 67 = 82*1,647 = 135 => R_2 = 68[/TEX] (loại)

+ A: [TEX]HCOOCH_3 => R_2 + 67 = 68*1,647 = 112 => R_2 = 45 (HO-CH_2-CH_2-)[/TEX]

Vậy CTCT của A: [TEX]HCOOCH_3[/TEX] và B: [TEX]HO-CH_2-CH_2-COOH[/TEX]
 
H

hocmai.vukhacngoc

Đúng đó giai đoạn 1 hưu cơ là phần kiến thức tổng hợp không cụ thể vào vấn đề nào cả, bài tập thường liên quan đến nhiều kiến thức không được đề cập trong bài giảng.VD Đại cương hoá hữu cơ hay danh pháp, bài tập của phần này liên quan đến nhiều kiến thức chưa được học.Thì không thể giải được.Vây mà lại không có bài luyện tập, thì thật là khó.

:) chào em, thầy đã rất nhiều lần giải thích với các em rằng: kiến thức đại cương là những kiến thức nền tảng mà từ đó các em có thể dùng để khảo sát với bất cứ nhóm nguyên tố hoặc hợp chất nào. Do đó, kiến thức đó liên quan tới tất cả nội dung học.

Ví dụ nếu các em nắm được các nguyên lý chung của phương pháp Trung bình hay các phương pháp Bảo toàn thì khi học bất cứ nhóm hợp chất nào, từ kim loại kiềm tới halogen, từ hiđrocacbon tới este, ... đều có thể làm bài tập được một cách dễ dàng mà không cần nhắc lại. Các em học về cấu hình electron, phản ứng oxh-kh, phản ứng trao đổi ion, liên kết hóa học ... là để áp dụng cho tất cả các nhóm nguyên tố từ IA tới VIIA, chứ không phải học để tới mỗi nhóm đó lại nhắc lại, dạy lại cách viết cấu hình electron. Cũng như vậy, nếu học được nguyên tắc chung về việc gọi tên các hợp chất hữu cơ thì khi học tới mỗi nhóm hợp chất không cần phải nhắc lại kiểu danh pháp của chúng nữa.

Cách học như vậy mới là học thực chất, sâu sắc và tới tận gốc rễ bản chất của vấn đề, nếu kiên trì theo đuổi thì việc học sẽ rất dễ dàng, đơn giản. Còn nếu cứ học kiến thức theo kiểu từng bài, từng bài trong SGK thì các em sẽ phải dành riêng lớp 12 này để học lại, ôn lại kiến thức của cả 3 năm cấp III đấy.

Kiến thức Hóa học có tính hệ thống rất cao và nếu biết hệ thống hóa, ta không chỉ thấy cái logic của vấn đề mà còn dễ dàng khắc sâu nó.

Trong quá trình dạy học và ra bài tập, thầy đã hết sức cân nhắc lựa chọn để thỏa mãn tối đa nhu cầu của tất cả các bạn học sinh. Giờ mới là đầu lớp 12 nhưng cũng có rất nhiều bạn đã học xong hết kiến thức của lớp 12 rồi nên cũng có 1 đôi chỗ (rất ít) thầy dùng các kiến thức đó để minh họa. Hơn nữa, đây là bài giảng để ôn thi ĐH, có thể bây giờ một số chi tiết nhỏ các em chưa học tới nhưng tới lúc thi các em vẫn cần lật lại để ôn tập, như thế mới có ý nghĩa.

Cùng 1 nội dung bài học nhưng dạy cho học sinh lớp 10 khác, cho học sinh lớp 12 khác. Ví dụ

- Khi viết cấu hình electron và sự phân bố trong các orbital, nếu là học sinh lớp 10 thì chưa cần biết ngay việc vận dụng vào giải thích các hiện tượng như: trạng thái kích thích và số oxh S+6, S+4, Cl+7, Cl+5, .... vì cuối lớp 10 mới học nhóm VIA và VIIA nhưng học sinh lớp 12 thì phải giải thích được.

- Khi học về sự biến thiên tuần hoàn các tính chất của các hợp chất trong Bảng hệ thống tuần hoàn, nếu là học sinh lớp 10 thì chưa cần biết HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 và HF<<HCl<HBr<HI về tính axit vì cuối lớp 10 mới học Halogen nhưng học sinh lớp 12 phải giải thích được.

- Khi học về nhóm IVA ở SGK lớp 11 chỉ dạy Cacbon - Silic nhưng nếu dạy cho lớp 12 thầy sẽ giới thiệu cả Sn và Pb. Rất nhiều bạn khi đi thi cứ ngỡ Sn và Pb là kim loại chuyển tiếp mà không biết rằng nó cùng nhóm với C và Si cũng chỉ vì không hệ thống hóa được kiến thức.

.........

có rất nhiều ví dụ kiểu như thế.

Cho nên, theo thầy thì các em cứ yên tâm theo học và nắm bắt kỹ các nội dung mà thầy truyền đạt. Nếu có nhiều bài tập mà em chưa làm được thì hãy nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân để nghĩ ra cách làm bài tập đó thay vì lên đây than vãn. Để xây dựng 1 khóa học cho các em là hết sức kỳ công. Các em cứ nhìn vào số lượng và chất lượng các bài tập mà thầy đưa lên là biết, chỉ riêng việc soạn thảo (gõ ra) thôi đã mất cả ngày trời.

Khi đi thi, các em chỉ có 2 lựa chọn: làm được hay không làm được chứ không kêu ca được với ai đâu. Có một số bạn kêu ca phàn nàn rất nhiều về khóa học của thầy mà thầy chưa nhìn thấy sự cố gắng, nỗ lực nào của bạn hết. Học như vậy thì làm sao mà hiệu quả?
 
D

defhuong

đại cương hóa hữu cơ

thầy giúp e bài này ạ
câu 12
A là một hỗn hợp thuộc 2 dãy đồng đẳng của stiren có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvc. đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng [TEX]O_2[/TEX] dư. cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 300ml dung dịch NaOH 2M. khối lượng bình đựng dung dịch tăng 22,44g và thu được dung dịch D thu được 35,46g kết tủa. các phản ứng xảy ra hoàn toàn. tìm CTPT của 2 hidrocacbon trong A
 
N

nguyendung576900

Cảm ơn thầy đã lập ra một top rất hay và bổ, nơi mà người học có thể tương tác với thầy nhiều hơn.
 
T

thuckechsu

thầy giúp e bài này ạ
câu 12
A là một hỗn hợp thuộc 2 dãy đồng đẳng của stiren có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvc. đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng [TEX]O_2[/TEX] dư. cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 300ml dung dịch NaOH 2M. khối lượng bình đựng dung dịch tăng 22,44g và thu được dung dịch D thu được 35,46g kết tủa. các phản ứng xảy ra hoàn toàn. tìm CTPT của 2 hidrocacbon trong A

uh, mình cũng muốn hỏi thầy bài này, tính mãi mã chẳng ra, cứ như số liệu bị sai ý. hix
 
V

vukhacngoc321

Thây ơi giúp em 1 xíu.
Ở bài Độ bất bão hoà, vd1 và vd3 phần xác định CTPT n=<2 thì n=2 vì sao thế thầy, em tại sao n không bằng 1 và 2.tóm lại là n có băng 1 được hôk thầy.
 
N

nguyenvanut_73

thầy giúp e bài này ạ
câu 12
A là một hỗn hợp thuộc 2 dãy đồng đẳng của stiren có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvc. đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng [TEX]O_2[/TEX] dư. cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 300ml dung dịch NaOH 2M. khối lượng bình đựng dung dịch tăng 22,44g và thu được dung dịch D thu được 35,46g kết tủa. các phản ứng xảy ra hoàn toàn. tìm CTPT của 2 hidrocacbon trong A

Đọc đề bài là có vấn đề rồi.

1. A là hỗn hợp thuộc 2 dãy đồng đẳng của stiren là như thế nào?

2. Sản phảm cháy vào dung dịch NaOH lại tạo 35,46 gam kết tủa. Kết tủa gì đây????
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Đừng trông mong nhiều quá ở người khác.
=))=))=))=))=))=))=))=))=))
 
F

fav_tn94

Xin mạn phép Thầy Ngọc cho hướng dẫn bài này.

Lưu ý: tỷ lệ giữa 2 muối là không hợp lý, mình xin lấy tỷ lệ 1,647 để giải, bạn xem qua rồi áp dụng nha.

Ta có: [TEX]\frac {16z}{53,33} = \frac {12x + y + 16z}{100} => 12x + y + 16z = 30z[/TEX]

=> [TEX]12x + y = 14z => x : y : z = 1 : 2 : 1[/TEX]

=> A, B cùng có CTĐG là: [TEX]CH_2O[/TEX] => A: [TEX](CH_2O)_n[/TEX] và B: [TEX](CH_2O)_m[/TEX]

Mà [TEX]M_B = 1,5M_A => m = 1,5n[/TEX]

Phản ứng cháy
[TEX](CH_2O)_{\bar {n}} + \bar {n}O_2 \to\ \bar {n}CO_2 + \bar {n}H_2O[/TEX]

[TEX]=> \bar {n} = \frac {0,1}{0,04} = 2,5 => 1,67 < n < 2,5 => n = 2[/TEX] ; [TEX]m = 3[/TEX]

=> A: [TEX]C_2H_4O_2[/TEX] và B: [TEX]C_3H_6O_3[/TEX]

Nhận xét: Nếu A, B đều là axit hoặc este thì khối lượng muối thu được từ B gấp 1,5 lần muối thu được từ A. Điều này không phù hợp yêu cầu đề bài.

+ A: [TEX]CH_3COOH => R_2 + 67 = 82*1,647 = 135 => R_2 = 68[/TEX] (loại)

+ A: [TEX]HCOOCH_3 => R_2 + 67 = 68*1,647 = 112 => R_2 = 45 (HO-CH_2-CH_2-)[/TEX]

Vậy CTCT của A: [TEX]HCOOCH_3[/TEX] và B: [TEX]HO-CH_2-CH_2-COOH[/TEX]


Mình cảm ơn, bài này chắc tại thầy mình đọc đề sai, hì, mình cũng làm như bạn mà. Nhưng đối với tỉ lệ khối lượng trong bài thầy mình ra thì mình ko làm ra đáp án nạ, hì. Lần này thì chắc khẳng định thầy đọc đề sai thật ùi^^
 
F

fav_tn94

:) chào em, thầy đã rất nhiều lần giải thích với các em rằng: kiến thức đại cương là những kiến thức nền tảng mà từ đó các em có thể dùng để khảo sát với bất cứ nhóm nguyên tố hoặc hợp chất nào. Do đó, kiến thức đó liên quan tới tất cả nội dung học.

Ví dụ nếu các em nắm được các nguyên lý chung của phương pháp Trung bình hay các phương pháp Bảo toàn thì khi học bất cứ nhóm hợp chất nào, từ kim loại kiềm tới halogen, từ hiđrocacbon tới este, ... đều có thể làm bài tập được một cách dễ dàng mà không cần nhắc lại. Các em học về cấu hình electron, phản ứng oxh-kh, phản ứng trao đổi ion, liên kết hóa học ... là để áp dụng cho tất cả các nhóm nguyên tố từ IA tới VIIA, chứ không phải học để tới mỗi nhóm đó lại nhắc lại, dạy lại cách viết cấu hình electron. Cũng như vậy, nếu học được nguyên tắc chung về việc gọi tên các hợp chất hữu cơ thì khi học tới mỗi nhóm hợp chất không cần phải nhắc lại kiểu danh pháp của chúng nữa.

Cách học như vậy mới là học thực chất, sâu sắc và tới tận gốc rễ bản chất của vấn đề, nếu kiên trì theo đuổi thì việc học sẽ rất dễ dàng, đơn giản. Còn nếu cứ học kiến thức theo kiểu từng bài, từng bài trong SGK thì các em sẽ phải dành riêng lớp 12 này để học lại, ôn lại kiến thức của cả 3 năm cấp III đấy.

Kiến thức Hóa học có tính hệ thống rất cao và nếu biết hệ thống hóa, ta không chỉ thấy cái logic của vấn đề mà còn dễ dàng khắc sâu nó.

Trong quá trình dạy học và ra bài tập, thầy đã hết sức cân nhắc lựa chọn để thỏa mãn tối đa nhu cầu của tất cả các bạn học sinh. Giờ mới là đầu lớp 12 nhưng cũng có rất nhiều bạn đã học xong hết kiến thức của lớp 12 rồi nên cũng có 1 đôi chỗ (rất ít) thầy dùng các kiến thức đó để minh họa. Hơn nữa, đây là bài giảng để ôn thi ĐH, có thể bây giờ một số chi tiết nhỏ các em chưa học tới nhưng tới lúc thi các em vẫn cần lật lại để ôn tập, như thế mới có ý nghĩa.

Cùng 1 nội dung bài học nhưng dạy cho học sinh lớp 10 khác, cho học sinh lớp 12 khác. Ví dụ

- Khi viết cấu hình electron và sự phân bố trong các orbital, nếu là học sinh lớp 10 thì chưa cần biết ngay việc vận dụng vào giải thích các hiện tượng như: trạng thái kích thích và số oxh S+6, S+4, Cl+7, Cl+5, .... vì cuối lớp 10 mới học nhóm VIA và VIIA nhưng học sinh lớp 12 thì phải giải thích được.

- Khi học về sự biến thiên tuần hoàn các tính chất của các hợp chất trong Bảng hệ thống tuần hoàn, nếu là học sinh lớp 10 thì chưa cần biết HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 và HF<<HCl<HBr<HI về tính axit vì cuối lớp 10 mới học Halogen nhưng học sinh lớp 12 phải giải thích được.

- Khi học về nhóm IVA ở SGK lớp 11 chỉ dạy Cacbon - Silic nhưng nếu dạy cho lớp 12 thầy sẽ giới thiệu cả Sn và Pb. Rất nhiều bạn khi đi thi cứ ngỡ Sn và Pb là kim loại chuyển tiếp mà không biết rằng nó cùng nhóm với C và Si cũng chỉ vì không hệ thống hóa được kiến thức.

.........

có rất nhiều ví dụ kiểu như thế.

Cho nên, theo thầy thì các em cứ yên tâm theo học và nắm bắt kỹ các nội dung mà thầy truyền đạt. Nếu có nhiều bài tập mà em chưa làm được thì hãy nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân để nghĩ ra cách làm bài tập đó thay vì lên đây than vãn. Để xây dựng 1 khóa học cho các em là hết sức kỳ công. Các em cứ nhìn vào số lượng và chất lượng các bài tập mà thầy đưa lên là biết, chỉ riêng việc soạn thảo (gõ ra) thôi đã mất cả ngày trời.

Khi đi thi, các em chỉ có 2 lựa chọn: làm được hay không làm được chứ không kêu ca được với ai đâu. Có một số bạn kêu ca phàn nàn rất nhiều về khóa học của thầy mà thầy chưa nhìn thấy sự cố gắng, nỗ lực nào của bạn hết. Học như vậy thì làm sao mà hiệu quả?
&lt;:pđồng ý 2 tay với thầy, hì, muốn thành công thì mình phải tự thân vận động thui, kiến thức tự mình rút ra được mới quý, thầy cô chỉ là người chỉ đường cho mình chạy nhanh hơn thui, cố gắng lên các cậu :)
 
P

prince_tony

Thầy Ngọc giúp em mấy bài này với ạ.
Bài 1. Đun nóng 7,2 g A ( là Este của Glixerin ) với dung dịch NaOH dư,phản ứng kết thúc thu được 7,9 gam hỗn hợp muối của 3 axit hữu cơ no , đơn chức mạch hở D,E,F.trong đó E,F là đồng phân của nhau.E là đồng đẳng kế tiếp của D.
a,A có số lượng đồng phân là
b,tên gọi của axit có khối lượng phân tử nhỏ nhất

Bài 2. cho 0,1 mol một Este X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ mạch hở Y,Z đều đơn chức và 6,2 gam một Rượu T. Axit Y no, không tham gia phản ứng tráng gương.Z là axit ko no chỉ chứa một liên kết đôi,có mạch cacbon phân nhánh.đốt cháy hết hỗn hợp 2 muối thu dc ở trên tạo H2O,m gam Na2CO3 và 0,5 mol CO2.
a,Tên của T là
b,giá trị m là
c,tên gọi Y là.
 
D

defhuong

thầy ơi cho e hỏi ạ... các bài tập đính kèm ấy ạ. nếu các bài tập đó có liên quan phần bọn e chưa biết (chưa học) thì có phải bọn e lên để đó và đợi khi nào được học đến bài giảng đó thì lôi ra làm không ạ. như vậy được không hả thầy. có phải bây giờ bọn e nên cố gắng lắm bắt những lí thuyết và những kinh ngiệm mà thầy truyền đạt lại cho chúng e qua các bài giảng của thầy không ạ. học như vậy được không ạ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom