Sử 12 [Game] Truy tìm kho báu

N

nhocphuc_pro

Ô 18: Nêu nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884 thất bại?
 
K

kool_boy_98

- Nguyên nhân thất bại:
+ Lực lượng chênh lệch: Lực lượng kháng chiến của ta chủ yếu là “dân ấp, dân lân” , quân lính ít luyện tập với những vũ khí thô sơ. Pháp là đội quân tinh nhuệ, vũ khí hiện đại.
+ Triều đình không quyết tâm chống Pháp, kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát.
+ Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với toàn dân (từ bỏ con đường vũ trang đi theo con đường thương lượng).

Nếu đúng cho anh mở tiếp ô trên đó!
 
N

nhocphuc_pro

N
A
M
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
Ư
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
K
%%-
I
Ô 17: Nêu những chính sách ngoại giao ở thời Hậu Lý
 
M

minhtuyb

Nhà Hậu Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã từng đem quân tấn công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế kỷ 8, thế kỷ 9 nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Hậu Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội Điển qui định các phép tắc chính trị.
Với Trung Quốc
Sứ giả Đại Việt sang Trung Hoa. Hiện vật bảo tàng Guimet, Paris.

Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống.
Với Chân Lạp

Quan hệ ngoại giao với Chân Lạp không có nhiều điểm nổi bật thời Hậu Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có chép sự kiện tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được.

Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên Lý Thần Tông đã không trả lời.

Tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp và Chiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.

Một sự kiện khác có liên quan đến Chân Lạp vào thời vua Lý Anh Tông. Chân Lạp dưới triều vua Suryavarman II đã trở thành đế chế hùng mạnh và rộng lớn nhất ở Đông Nam Á. Suryavarman II đã đánh chiếm, sát nhập và cai trị miền Bắc Champa (từ Quy Nhơn ra Quảng Bình) vào năm 1145 và nhân cơ hội đó tiến đánh xâm lược Đại Việt nhưng ông đã bị nhà Hậu Lý đánh bại và chết trận. Nhờ uy tín đó, nhà Tống đang lúc suy yếu vì đã mất miền Bắc cho nước Kim đã lấy lòng Đại Việt bằng cách phong cho Lý Anh Tông là An Nam Quốc Vương.
Với nước Kim

Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Kim Quốc từng cho sứ đến Đại Việt đề nghị với nhà Hậu Lý đừng có giúp gì cho Nam Tống khi Kim đánh Nam Tống. Nhà Lý rất khéo léo trong vấn đề ngoại giao với hai nước này, sử cũ có chép vào năm 1168 cả sứ nước Tống và Kim đến Đại Việt cùng lúc, triều đình phải bố trí cho hai vị sứ này ở hai nơi khác nhau và không cho họ biết người kia cũng đến Đại Việt.
Với Chiêm Thành

Trong triều đại nhà Hậu Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối. Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị)

Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống.
Với các bộ tộc thiểu số

Với các bộ lạc thiểu số, nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa triều đình và các châu huyện có các bộ lạc thiểu số, vốn có tính tự trị cao, nhà Lý có chính sách gả công chúa cho các châu mục (chức quan đứng đầu các châu). Ví dụ năm 1029, tháng 3 gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng (Lạng Sơn ngày nay) là Thân Thiệu Thái, nhưng khi cần thiết thì vua, con trai vua hay các quan cũng có thể đánh dẹp để đảm bảo khối thống nhất của đất nước. Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có rất nhiều đoạn nói về việc đánh dẹp của các vua đối với các châu (Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn Châu, châu Hoan v.v). Đỉnh cao là đánh dẹp cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên (1039-1053).
wikipedia
 
C

congchuaoritb98

number 4..........................................................................................
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Lê Hoàn sinh năm 941 trong một gia đình nghèo. Bố mẹ mất sớm, tuổi thơ của ông đầy gian nan, cực nhọc; rồi được một viên quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Nam Việt vương Đinh Liễn, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”. Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua, lập nên triều Tiền Lê.

Nguồn:http://**********/tulieulichsu/present/showprint/entry_id/1031080

cho anh mở ô 19 ( ô trên chữ i ấy)!
 
N

nhocphuc_pro

Lê Hoàn sinh năm 941 trong một gia đình nghèo. Bố mẹ mất sớm, tuổi thơ của ông đầy gian nan, cực nhọc; rồi được một viên quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Nam Việt vương Đinh Liễn, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”. Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua, lập nên triều Tiền Lê.

Nguồn:http://**********/tulieulichsu/present/showprint/entry_id/1031080

cho anh mở ô 19 ( ô trên chữ i ấy)!
Anh chỉ cần nêu lên : "Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua, lập nên triều Tiền Lê." là đủ
N
A
M
T
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
Ư
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
N
K
%%-
I
Ô 19: Nêu lên hoàn cảnh thành lập của nhà Trần và so sánh sự thành lập của nhà Trần và nhà Hồ có điểm gì khác nhau?

 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (7 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (8 tuổi; 1218 - 1277) thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225

Sự thành lập của nhà Trần và nhà Hồ có điểm gì khác nhau: Nhà Trần thì được nhà Lý truyền ngôi còn nhà Hồ thì cướp ngôi nhà Trần
 
N

nhocphuc_pro

n
a
m
t
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
ư
%%-
%%-
%%-
%%-
%%-
n
k
h
i
 
Last edited by a moderator:
N

nhocphuc_pro

Ô 5: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
 
N

nhocphuc_pro

Ô 2:
280px-Greatwall-SA3.jpg

Nhìn hình này hãy cho biết tên đây là gì, ở đâu và một số chi tiết về nó?
 
K

kool_boy_98

Đây là vạn lí trường thành ở Trung Quốc
Thông tin:
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Bức thành có chiều dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), chiều cao trung bình 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. [1]
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mở ô số 1 nha Phúc!
 
Top Bottom