*Đánh Bắc Kỳ lần 1
Diễn biến: Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi.
Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiến Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.
-Thái độ nhân dân: nhân dân ta anh dũng đứng lên kháng chiến.
+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
+ Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình).
+ Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định)
+ Chiến thắng cầu giấy lần thứ nhất (21-12-1873)
-Thái độ triều đình: Ngày 15-3-1874, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
*ĐÁnh Bắc kỳ lần 2
Diễn biến Ngày 25-4-1882, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứhai, Hoàng Diệu thất thủ tuẫn tiết
sau đó nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.
-Thái độ nhân dân: +Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc
+Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề...
+Nhân dânkhông bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh đào hào, đắp luỹ, lập các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình
+Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy...
+Ngày 19-5-1883, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
-Thái độ triều đình: Ngày 25-8-1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (Hiệp ước quí Mùi)
Trìều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ -Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.
Qua đó cho chúng ta thấy ND ta liên tục đấu tranh nổi dậy để bảo vệ dất nước
Còn triều đình Huế nhu nhược liên tiếp nhượng bộ Pháp để rồi cho ko pháp toàn bộ đất nước