Đọc sách trực tuyến: Quốc văn giáo khoa thư (Nguồn: e-thuvien.com)

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hiensau99

TIẾNG ĐỘNG BAN ĐÊM​




Một đêm nằm mãi không ngủ được, tôi lắng tai nghe những tiếng động ở nhà.

Ở dưới giường, con mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa võng. Ở đầu giường, cạnh cái tủ, chuột chạy sột soạt (rọt rẹt) bên cạnh mình, muỗi kêu vo ve. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng những con mối (thằn lằn) bắt mồi. Con nắc nẻ hay xè xè bên vách.

Không những ở trong nhà, mà ở ngoài đường cũng có tiếng động. Cạnh nhà, gió thổi vào những tàu lá chuối, nghe như mưa; ngoài vườn, tiếng dế kêu ri rỉ. Trời mới mưa các chỗ trũng (hũm) đầu nước cả. nên cóc và ếch, nhái, đều kêu inh ỏi (vang). Xa xa, thì nghe tiếng có sủa trăng.

Giải nghĩa. - Lắng tai = cố hết sức nghe. - Con mọt = con sâu ăn gỗ. - Dế = một thứ côn trùng có cánh, có càng hay ở lỗ, ở bãi cỏ. - Nắc nẻ = một thứ côn trùng về loài bướm, cánh nhỏ, mình to và có lắm phấn.


Đêm tháng năm chưa nằm đã dậy​




CỐI GIÃ GẠO​



Gạo xay ra, phải giã cho trắng, thì mới ăn được. Giã gạo đã có một thứ cối lớn bằng đá, chôn xuống đất. Trên có cái cần lớn và dài, bằng gỗ. Một đầu cần, thì có cái chày, gọi là mỏ, bỏ xuống vừa vào giữa lòng cối. Chia ba một phần cần. về đàng đầu kia, thì có cái trục suốt qua cái cần, và gối đầu vào hai súc gỗ có đục lỗ sẵn. hai bên có hai tấm ván, gọi là bàn cối.

Gạo đã đổ vào cối, một người đứng, hai tay níu vào hai cái dây treo trên mái nhà. Một chân dứng lên bàn cối, một chân đạp vào cái cần mà giẫm xuống, thì đầu chày dơ lên. Khi nhấc chân lên, thì đầu chày rơi vào cối. Cứ giã như thế độ một chốc, gạo xát hột nọ với hột kia, gióc (tróc) hết vỏ mà trắng dần ra. Gạo giã xong, người ta đem giần: cám thì cho lợn ăn, tấm thì để nấu ăn cũng như cơm.


Giải nghĩa. - Trục = then gỗ chốt ngang một cái gì đó. Có nơi gọi là cốt. - Níu = tay nắm lấy mà vịn vào. - Gióc = tuột vỏ ra. - Giần = để vào một thứ sàng mau mắt, rồi lắc cho cám và tấm rơi xuống.

rơi = rớt. - dần = lần


Giã gạo bằng cái cối đá to​
 
H

hiensau99

CHUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH​




Tục truyền rằng vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái rất đẹp. Sơn TinhThủy Tinh đều muốn hỏi làm vợ.

Hùng Vương hẹn ai đem đồ lễ đến trước, thì gả cho. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ đem lên núi.

Thủy Tinh đến sau, tức giận lắm, bèn làm mưa to gió lớn, rồi dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

Sơn Tinh ở trên núi, hễ nước lên cao bao nhiêu thì lại làm núi cao bấy nhiêu. Thủy Tinh đánh mãi không được, phải rút về. Nhưng từ đó về sau, năm nào Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng đánh nhau một lần. Khi hai bên đánh nhau thì trời mưa, nước sông lên mênh mông làm hại cả đồng điền.


Đại ý. Nhân vì ở nước ta năm nào cũng có nước lũ xuống, ngập cả đồng bằng, và lại hay có mưa gió, người ta không hiểu tại lẽ gì, cho nên bịa đặt ra chuyện này.


Giải nghĩa. - Sơn Tinh = thần trên núi. - Thủy Tinh = thần dưới nước. - Mênh mông = lai láng khắp cả mọi nơi.


Trời nắng thì trời lại mưa​
 
H

hiensau99

KHÔNG ĐÁNH ĐÁO​




- Đi đánh đáo đi.

- Không, không đánh đáo.

Cậu Phái rủ cậu Tư không được, mới bảo rằng:

- Sao lại không đánh? Mày không có tiền à? Có muốn vay, tao cho vay.

Tư đáp:

- Tao không có tiền thật, mà tao cũng không muốn vay. Tao đã bảo tao không đánh đáo mà.

- Ừ, thế tại làm sao?

- Tại đánh đáo không hay. Thua thì mất tiền của mẹ cha, mà được thì cái tiền ấy cũng vào kẹo bánh hết. Mày có đá cầu chuyền (đá kiện) chơi, thì tao đá với mày thôi. Tao sẵn có quả cầu đây.

Phái nghe, bằng lòng đá cầu chơi với Tư, thôi không đánh đáo nữa.


Giải nghĩa. - Vào kẹo bánh = ý nói đem tiền đi mua kẹo bánh cả. - Đá cầu chuyền = lấy chân hay tay đá quả cầu sang để cho người khác đỡ mà đánh lại.


Cờ bạc là bác thằng bần​




NGHỈ HÈ​




Trời nóng nực khó chịu. Học nhiều, nghĩ lắm, sợ đuối sức và mệt trí, nên vào khoảng mấy tháng hè, từ trung tuần tháng sáu đến đầu tháng chín tây, thì các tràng học đâu đấy đóng cửa.

Tuy vậy, người học trò tốt, không lấy nê rằng nghỉ mà sao nhãng hẳn sự học. Mỗi ngày cũng phải ôn tập lại các bài trong một vài giờ, thì mới không quên được những điều đã học. Có thế thì năm sau vào tràng mới hòng có đủ sức mà ganh (tranh) đua với chúng bạn.


Giải nghĩa. - Trung tuần = khoảng mười ngày vào giữa tháng. - Lấy nê = nhắm một việc gì mà làm một việc khác. - Ôn tập = học tập lại những bài cũ. - Hòng = mong đợi.

= ta.


Học hành không nên xao lãng bao giờ​
 
H

hiensau99

THÀNH PHỐ SÀI GÒN​



Sài Gòn là hải cảng to nhất ở xứ Đông Dương. Thành phố ấy ở trên bờ sông Sài Gòn, có hai cái lạch chảy hai bên, có đường sắt, đường bộ và nhất là đường thủy, tức các nhánh sông Cửu Long (Mékong), sông Đồng Nai và nhiều những kênh, ngòi, làm giao thông với các tỉnh khác và xứ Cao Mên nữa. Có rất nhiều những tàu, sà lan và các thuyền chở thóc lúa ở khắp xứ Nam Việt về Chợ Lớn, mang lên các nhà máy gạo để xay, giã, rồi lại chở sang bến Sài Gòn để xuất cảng. Ở ngoài bến thì có tàu biển chạy ra Bắc Việt, sang Tàu, Nhật, Xiêm, Phi Luật Tân, Nam Dương quần đảo, sang Pháp và các nước khác bên Âu Châu.


Giải nghĩa. - Hải cảng = chỗ cửa bể người ta sửa sang cho tàu bè có chỗ đậu. - Kênh = sông người đào ra. - Xuất cảng = từ trong nước chở đi nước khác.


Sài Gòn là hải cảng to nhất ở Đông Dương​




TRƯỜNG ĐẠI HỌC​



Ngày nay, Nhà nước đã mở ra nhiều trường để dạy cho ta nhiều điều thường thức, mà ở đời này ai cũng cần phải biết. Năm 1917 thì mở ra một trường dạy về bậc cao đẳng: đó là trường Đại học Đông Pháp. Trường Đại học nay có cả thảy 7 trường, mỗi năm sinh viên thi đỗ ra, làm y sĩ, như những y sĩ ta thường thấy ở các bệnh viện Đông Pháp - làm thú ý chữa bệnh cho gia súc - làm tham tá công chánh như những viên tham ta ta thường gặp ở ngoài đốc thúc việc xây cầu cống hay là họa đường - làm giáo sư bậc Cao đẳng tiểu học, dạy ở trường Trung học Pháp Việt và những trường Cao đẳng Tiểu học Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, bắc Ninh, Lạng Sơn. Lại còn có nhiều sinh viên đang học ở trường Đại học nữa để sau này ra, nhờ Nhà nước chỉ bảo cho, mà làm công kia việc nọ, cốt sao cho ta được phong lưu sung sướng, giỏi giang, nên người vậy.


Giải nghĩa. - Thường thức = điều thông thường cần phải biết. - Y sĩ = thầy thuốc chữa bệnh người. - Bệnh viện = nhà thương, nhà để chữa người ốm. - Gia súc = vật nuôi trong nhà. - Đốc thúc = trông nom bảo ban cho người ta làm. - Phong lưu = không thiếu thốn gì, nhàn thân không phải lo lắng gì về đường sinh hoạt.


Có nhiều sinh viên học ở trường Đại học​
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom