Sự chuẩn bị kĩ càng sẽ là bước đệm tốt để mỗi học sinh hoàn thành bài thi vượt vũ môn một cách trọn vẹn nhất. Kì thi THPTQG năm 2017 đã lùi về quá khứ rồi. Chỉ còn 1 năm nữa thôi là lên thớt đấy mấy tình yêu 2k của tôi ơi =)))
Thôi mình vô chủ đề chính luôn
Bài dành cho 2k về 3 mảng kiến thức lớp 12: Hàm số, Hình học ko gian và logarit ^^
1/ Cho phương trình [tex]4^x+2^{x+1}-3=0[/tex]. Khi đặt [tex]t=2^x[/tex] ta được phương trình nào dưới đây:
A. [tex]2t^2-3=0[/tex]
B. [tex]t^2+t-3=0[/tex]
C. [tex]4t-3=0[/tex]
D. [tex]t^2+2t-3=0[/tex]
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
2/ Cho hàm số [tex]y=f(x)[/tex] có bảng biến thiên sau:
View attachment 12315
Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Hàm số có 3 điểm cực trị
B. Hàm số có giá trị cực đại bằng 3
C. Hàm số có giá trị cực đại bằng 0
D. Hàm số có 2 điểm cực tiểu
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
3/ Tính thể tích V của khối trụ có bán kính đáy [tex]r=4[/tex] và [tex]h=4\sqrt{2}[/tex].
A. V= [tex]128\pi[/tex]
B. V= [tex]64\sqrt{2}\pi[/tex]
C. V= [tex]32\pi[/tex]
D. V= [tex]32\sqrt{2}\pi[/tex]
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
4/ Với a, b là các số thực dương tùy ý và [tex]a\neq 1[/tex]. Đặt [tex]P=log_ab^3+log_{a^2}b^6[/tex]. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. [tex]9log_ab[/tex]
B. [tex]27log_ab[/tex]
C. [tex]15log_ab[/tex]
D. [tex]6log_ab[/tex]
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
5/ Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a. Cạnh bên gấp 2 lần cạnh đáy. Tính thể tích V của khối chóp đã cho
A. V = [tex]\frac{\sqrt{2}a^3}{2}[/tex]
B. V = [tex]\frac{\sqrt{2}a^3}{6}[/tex]
C. V = [tex]\frac{\sqrt{14}a^3}{2}[/tex]
D. V = [tex]\frac{\sqrt{14}a^3}{6}[/tex]
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
6/ Cho hàm số [tex]y=-x^3-mx^2+(4m+9)x+5[/tex] với m là tham số có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên khoảng [tex](-\infty ;+\infty )[/tex]
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
7/ Tìm giá trị thực của tham số m để phương trình: [tex]log_3^2-m.log_3x+2m-7=0[/tex] có 2 nghiệm thực [tex]x_1; x_2[/tex] thỏa mãn [tex]x_1.x_2=81[/tex]
A. m = -4
B. m = 4
C. m = 81
D. m = 44
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
8/ Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. SA vuông góc với đáy và SC tạo với mặt phẳng (SAB) 1 góc $30^0$. Tính V của khối chóp.
A. V = [tex]\frac{\sqrt{6}a^3}{3}[/tex]
B. V = [tex]\frac{\sqrt{2}a^3}{3}[/tex]
C. V = [tex]\frac{2a^3}{3}[/tex]
D. V = [tex]a^3\sqrt{2}[/tex]
(Trích đề thi THPTQG năm 2017 - BGD - mã 101)
9/ Cho mặt cầu (S) có R = [tex]a\sqrt{3}[/tex]. Gọi (T) là hình trụ có 2 đường tròn đáy nằm trên S và diện tích thiết diện qua trục của (T) là lớn nhất. Tính diện tích toàn phần của (T)
A. [tex]S_{tp}=9\pi a^2[/tex]
B. [tex]S_{tp}=9\pi a^2\sqrt{3}[/tex]
C. [tex]S_{tp}=6\pi a^2\sqrt{3}[/tex]
D. [tex]S_{tp}=6\pi a^2[/tex]
(Trích đề thi thử THPTQG năm 2017 - sở giáo dục Phú Thọ lần 2)
10/ Cho x,y,z là các số thực dương tùy ý hác 1 và xyz khác 1. Đặt [tex]a=log_xy[/tex], [tex]b=log_zy[/tex]. Mệnh đề nào đúng?
A. [tex]log_{xyz}(y^3x^2)=\frac{3ab+2a}{a+b+1}[/tex]
B. [tex]log_{xyz}(y^3x^2)=\frac{3ab+2b}{ab+a+b}[/tex]
C. [tex]log_{xyz}(y^3x^2)=\frac{3ab+2a}{ab+a+b}[/tex]
D. [tex]log_{xyz}(y^3x^2)=\frac{3ab+2b}{a+b+1}[/tex]
( Trích đề thi thử THPTQG năm 2017 - sở giáo dục Phú Thọ lần 2)
Mời 2k vào thử sức
@LN V @huutoan00 @batman1907 @Khởi Đầu Mới @Thiên trường địa cửu @naive_ichi @Trọng Thảo
Và tiếp đó là bài cho 2k1:
11/ Giải hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} x-3y+\sqrt{x^2+3y^2}=0\\ \sqrt{2y-1}+2x^2-y^2-3x+1=0 \end{matrix}\right.[/tex]
12/ Giải hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} y^2+8x^2=3-(1+3\sqrt[3]{y^2-1})\sqrt[3]{y^2-1}\\ 4-3\sqrt[3]{(y^2-1)^2}-2\sqrt[3]{y^2-1}=12x^2+y^2-\sqrt{1-4x^2} \end{matrix}\right.[/tex]
13/ Giải hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} \sqrt{x-1}(1-2y)-y+2=0\\ y(y+\sqrt{x-1}+x-4=0) \end{matrix}\right.[/tex]
14/ Giải hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} (53-5x)\sqrt{10-x}+(5y-48)\sqrt{9-y}=0\\ \sqrt{2x-y+6}+x^2=\sqrt{-2x+y+11}+2x+66 \end{matrix}\right.[/tex]
15/ Giải hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} (y-2)\sqrt{x+2}-x\sqrt{y}=0\\ \sqrt{x+1}(\sqrt{y}+1)=(y-3)(1+\sqrt{x^2+y-3x}) \end{matrix}\right.[/tex]
16/ Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính AD, M(3;-1) là trung điểm cạnh BC. Đường cao kẻ từ B của tam giác ABC đi qua điểm E(-1;-3), điểm F(1;3) nằm trên đường thẳng AC. Tìm tọa độ đỉnh A và viết phương trình cạnh BC biết D(4;-2)
17/ Cho tam giác ABC nội tiếp đường trong tâm I(1;2); R=5. Chân đường cao kẻ từ B, C lần lượt là H(3;3); K(0;-1). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tứ giác BCHK biết A có tung độ dương.
18/ Cho tam giác ABC có đỉnh A(1;5) Tâm đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt là I(2;2); K(5/2;3) Tìm tọa độ B, C.
19/ Giải phương trình:
[tex]2sin^2(x-\frac{\pi }{4})-sin(2x+\frac{2017\pi }{2})=1-tanx[/tex]
20/ Giải phương trình:
[tex]\frac{(1-cosx)cosx}{(1+cosx)(1-2cosx)}=\frac{1}{tanx}(x\epsilon R)[/tex]
Rồi, mấy đứa 2k1 bay hết vô cho chị. Đứa nào còn nợ mấy bài dạo trước thì triển luôn đi =)))
@zzh0td0gzz @Trafalgar D Law @Hy Nhiên @toilatot @boyfriend905 @vuhoangnam2001