Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn dưới thời văn hoá nào?
A) Dưới thời văn hoá Phùng Nguyên
B) Dưới thời văn hoá Đông Sơn
C) Dưới thời văn hoá Hoa Lộc
D) Dưới thời văn hoá Sa Huỳnh
Sự phân công lao động giữ nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện
vào thời kì nào?
A) Thời văn hoá Phùng Nguyên
B) Thời văn hoá Sa Huỳnh
C) Thời văn hoá Đông Sơn
D) Không phải các thời kì trên
Văn hoá Đông Sơn
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan...
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.