Sử 10 $\color{Red}{\fbox{Sử 10}\bigstar\text{TỔNG HỢP KIẾN THỨC SỬ 10}\bigstar}$

  • Thread starter woonopro
  • Ngày gửi
  • Replies 1,286
  • Views 54,682

P

pro3182001

Triều nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A) Từ năm 939-944.
B) Từ năm 968-979 .
C) Từ năm 967-979.
D) Từ năm 968-1001.
 
P

pro3182001

Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương
xâm lược vào năm 545 là ai?
A) Lý Tự Tiên
B) Lý Phật Tử
C) Lý Thiên Bảo
D) Triệu Quang Phục
 
P

pro3182001

Năm 111 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nào ở Trung Quốc ?
A) Nhà Triệu.
B) Nhà Hán
C) Nhà Lương.
D) Nhà Ngô.
 
N

nhokdangyeu01

Trần Nguyên Đán (chữ Hán: 陳元旦, 1325 hay 1326? - 1390) hiệu Băng Hồ, là tôn thất nhà Trần, dòng dõi Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Làm quan tới Tư đồ dưới thời các vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và Trần Phế Đế, tước Chương Túc quốc thượng hầu. Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa.
 
N

nhokdangyeu01

ừ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nước ta trải qua các triều đại nào?
A) Lý, Trần, Hồ.
B) Đinh, Lê, Lý, Trần.
C) Đinh, Lê, Lý, Trần,Hồ.
D) Lý, Trần, Hồ, Lê .
 
N

nhokdangyeu01

Nhà Đinh (chữ Hán: 丁朝, Đinh Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.
 
N

nhokdangyeu01

Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
 
N

nhokdangyeu01

Âu Lạc (chữ Hán: 甌雒/甌駱) là nhà nước thứ hai của Việt Nam kế tiếp sau thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
 
S

satthuphucthu

Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu (?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú rất được lưu truyền...
Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.
Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.
Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.

 
S

satthuphucthu

Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 • 李朝, nhà Lý • Lý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (Hán-Nôm: 家後李 • 後李朝, nhà Hậu Lý • Lí Hậu triều) (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.
Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ của lịch sử Việt Nam: việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này; quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 và được duy trì đến đầu thế kỷ 19; Văn Miếu và Quốc tử giám, biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng; và việc thi cử cũng như hệ thống pháp luật bằng văn bản bắt đầu có dưới triều đại này.

 
N

nhokdangyeu01

[Sử 10] Tham gia ngay nhận liền tay điểm học tập

Ở nươc ta thời Bắc thuộc, đâu là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống
lại các triều phương bắc để giành độc lập dân tộc?
A) Thành thị
B) Rừng núi
C) Làng xóm ở nông thôn
D) Cả nông thôn và thành thị
 
S

satthuphucthu

Lý Thánh Tông (chữ Hán: 李聖宗; 1023 – 1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn (李日尊), sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Cũng như cha và ông, Lý Thánh Tông là người tài kiêm văn võ. Song, ông còn nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Ông tận tụy công việc, thương dân như con, được biết đến vì đã đối xử tốt với tù nhân.
Công lao của ông là đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060) và bình Chiêm (1069), lấy được ba châu của Chiêm Thành.
Lý Nhật Tôn là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Thái tử Nhật Tôn sớm tinh thông kinh truyện, rành âm luật, lại giỏi võ nghệ. Ông tỏ ra là người thông minh xuất chúng. Tháng 8 năm Quý Dậu (1033), ông được vua cha phong tước hiệu Khai Hoàng Vương, cho ở cung Long Đức để học tập. Cũng giống như vua cha, ông sớm được tiếp xúc với dân chúng nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc.
Năm 15 tuổi (1037), ông được Thái Tông phong làm Đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp bạo loạn ở Lâm Tây (Lai Châu) và lập được công.
Năm 1039, Lý Thái Tông đi đánh Nùng Tồn Phúc, Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.
Tháng 4, ngày mồng 1 năm Canh Thìn (1040), ông lại được vua cha giao cho việc xử các vụ kiện tụng trong nước, đặt điện Quảng Vũ cho ông phụ trách.
Tháng 10, ngày mồng 1 năm Nhâm Ngọ (1042), ông được vua cha phong làm Đô thống Đại nguyên soái đi đánh châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn). Năm sau, Tháng 3, ngày mồng 1 năm Quý Mùi (1043), ông lại được cử làm Đô thống Đại nguyên soái đi đánh châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá).
Ngày Quý Mão, tháng Giêng, năm 1044, Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, ông được giao làm Lưu thủ kinh sư.
Tháng 7 năm Giáp ngọ (1054), thấy mình già yếu, Thái Tông cho phép Thái tử Nhật Tôn ra coi chầu nghe chính sự. Hai tháng sau, vua cha băng hà, ông lên nối ngôi, tức là vua Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu đầu là Long Thụy Thái Bình (1054 - 1072)

 
N

nhokdangyeu01

[Sử 10] Tham gia ngay nhận liền tay điểm học tập

Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực
của nền văn hoá Trung Hoa thời nào?
A) Thời nhà Triệu
B) Thời nhà Hán
C) Thời nhà Hán, Đường
D) Thời nhà Tống, Đường
 
S

satthuphucthu

Ngụ binh ư nông (chữ Hán: 寓兵於農), theo nghĩa tiếng Việt là “gửi binh ở nông”, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Tiền Lê đến thời Lê sơ
Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam, phải gia nhập quân ngũ.
Lực lượng cấm quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh, còn lực lượng quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số quân trong bộ phận sương quân thành từng phiên, một số phiên thường trực, còn lại về quê làm sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng lượt luân phiên nhau. Số quân không có số nhất định mà cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ.
Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất vừa tập luyện. Việc để binh lính tại các địa phương làm nông nghiệp được gọi là gửi binh ở nông (ngụ binh ư nông). Từ tháng 10 năm 1790,
Nhà Trần kế thừa chính sách này của nhà Lý. Thời Lý, Trần triều đình chỉ cấp lương cho quân túc vệ, còn sương binh tự túc lương thực. Sang thời Hậu Lê, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là “binh điền”) nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được triều đaị nào áp dụng. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở khu vực Gia Định, miền cực nam Đại Việt, theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp. Họ vừa được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh.
 
S

satthuphucthu

Kiều Công Tiễn (chữ Hán: 矯公羨 hoặc 皎公羨; ?-938) là người Phong châu (Phú Thọ, Việt Nam), là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Tự chủ từ năm 937 đến năm 938.
Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều đã có chia rẽ. Con Công Tiễn là Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Công Chuẩn mang con nhỏ là Công Đĩnh về Phong châu, Công Hãn mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Chuẩn là Kiều Thuận theo giúp ông nội.
Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái châu để chống Hán.
Kiều Công Tiễn đến theo Dương Đình Nghệ và được Đình Nghệ dùng làm nha tướng. Một số tài liệu nói rằng Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm "con nuôi" (nghĩa tử) và Công Tiễn cũng ở trong số đó.
Năm 931, Kiều Công Tiễn theo Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán về nước. Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, Tiễn được sai giữ Phong châu.

 
N

nhokdangyeu01

[Sử 10] Tham gia ngay nhận liền tay điểm học tập

Các triều đại phương Bắc chia đất Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm
mục đích gì?
A) Đề bóc lột kinh tế được nhiều hơn
B) Để đồng hoá dân tộc ta
C) Để xoá bỏ nước ta
D) Để truyền bá nho giáo
 
N

nhokdangyeu01

[Sử 10] Tham gia ngay nhận liền tay điểm học tập

Quốc gia Phù Nam tồn tại trong thời gian nào?
A) Khoảng từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
B) Khoảng từ thế kỉ II đến thế kỉ V
C) Khoảng từ thế kỉ I đến thế kỉ V
D) Khoảng từ thế kỉ II đến thế kỉ IV
 
S

satthuphucthu

Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; trị vì: 905-907) là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ..

 
N

nhokdangyeu01

[Sử 10] Tham gia ngay nhận liền tay điểm học tập

Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào?
A) Văn hoá Sa Huỳnh
B) Văn hoá Đồng Nai
C) Văn hoá Óc-Eo
D) Văn hoá Đông Sơn
 
T

thienbinhgirl

đáp án câu chia thành nhiều quận huyện ......................b...........................................................................................................................................................................
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom