$\color{Olive}{\fbox{Hóa 10}\text{Chuyên đề oxi hóa khử}}$

N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Snack sắt giòn ngon ngất ngây

+)đặt nNO=a;nNO2=b
$ \begin{cases} a + b = 0,54 \\ 30a +46b = 4.10,167.0,54 \end{cases}$
$\begin{cases} a = 0,18 \\ b=0,36 \end{cases}$
ADCT kinh nghiệm:$m_(Fe)=0,7.m_(oxit) + 5,6t$ = 0,7.104,8 + 5,6.(3.0,18+0,36)=78,4 g

(làm kiểu trắc nghiệm thôi, giờ mà hơi đâu gõ canh cách làm tự luận)

OKEE rồi, đi ngủ thôi, trước khi đi ngủ hãy đánh răng, trước khi đánh răng hãy dùng nam châm điện thế hệ mới hiệu con Ó để hút phần sắt dư dính ở răng nha các bạn, sau đó cho phần sắt này vào $HNO_3$ thiếu. Hỏi sản phẩm "chính" tạo ra, giả sử phản ứng không tạo ra khí nào hết.
:khi::khi (194):
 
V

vuthienthien

OKEE rồi, đi ngủ thôi, trước khi đi ngủ hãy đánh răng, trước khi đánh răng hãy dùng nam châm điện thế hệ mới hiệu con Ó để hút phần sắt dư dính ở răng nha các bạn, sau đó cho phần sắt này vào $HNO_3$ thiếu. Hỏi sản phẩm "chính" tạo ra, giả sử phản ứng không tạo ra khí nào hết.
:khi::khi (194):
lãng.................................................................(đọc xong là hết buồn ngủ luôn)
 
C

cam25101998

Tiếp nối về OXI HÓA KHỬ mình tính chuyển tiếp qua các bài tập vận dụng pư oxh khử và cách bấm nhanh ra đáp án nhe

cách 2 ngày mình sẽ đưa ra 10 câu hỏi (trong đó có câu 10 là gài tí) về oxh khử và ngày sau sẽ post đáp án, lưu ý là chỉ tóm tắt thôi nhá :)) hoặc nếu thấy thiếu câu hỏi hay thắc mắc thì post lên cho mn cùng làm, mong mn ủng hộ
Thanks!
 
Last edited by a moderator:
V

vuonghao159357

hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (FeS2 và CuS2 ) trong H2So4 đac nóng dư thu được 4.48 lit S02 (dktc).Nếu hòa tan m gam hỗn hợp X trên trong HNO3 đac nóng dư thu đuoc dung dịch Y. Lấy 1/2 dung dịch Y cho tác dụng Bacl2 →5.825 g ket tủa .m= ??
Giải
nFeS2=a mol
nCu2S =b mol
→ tổng mol S(X)=nBaSo4 =0.05 =2a+b
→nSo2(do S+6 tạo ra) =0.2-0.05=0.15
FeS2→Fe+3 + 2S+4 +11 e ////// S+6+2e→S+4
a
Cu2S→2Cu+ S+4 + +8e
b
→11a+8b=0.3

→a-0.02,b=0.01 →m=4g
S ở tren sao về S+4 thế ,nếu về S+4 thì ko cân bang dc .ai giải thích dc ko
 
C

cam25101998

Bài tập kì 1

1/
Cho phản ứng: KMnO4 + SO2 + H2O ---> MnSO4 + K2SO4 + H2SO4.
Cho 5,6l khí SO2 (ở đktc) tác dụng với dd KMnO4 2M. Tính thể tích dd KMnO4 cần cho phản ứng trên.

2/
Hòa tan hoàn toàn 18g hỗn hợp gồm Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3, thi V lít hỗn hợp khí (NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit). DX/H2 = 19. Xác định V.


3/
Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, tính khối lượng muối khan thu được.

4/
Cho 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O (không có sản phẩm khử khác). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu.

5/
Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Tính khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau phản ứng.

6/
Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit (đktc) khí N2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng.

7/
Hòa tan 5,6 gam Fe trong dd HNO3 6,3% vừa đủ thu được V lit NO ở đktc. Tính khối lượng HNO3 cần dùng và thể tích khí thu được.

8/
Cho 14,93g hỗn hợp bột A gồm Al,Zn tác dụng với dung dịch HNO3thu được dung dịch X và 3,584 lít (đktc) khí B gồm NO, N2O và còn lại 3,25g kim loại không tan. Biết dB/H2 = 18,5. Tính khối lương muối thu được sau phản ứng.

9/
Cho 6,96g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 thu 1,12 lít NO tính nHNO3 đã phản ứng.

10*/
Thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu tạo khí NO


Đưa ra đáp số thôi cũng được ..............................................................
 
Last edited by a moderator:
C

cam25101998

hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (FeS2 và CuS2 ) trong H2So4 đac nóng dư thu được 4.48 lit S02 (dktc).Nếu hòa tan m gam hỗn hợp X trên trong HNO3 đac nóng dư thu đuoc dung dịch Y. Lấy 1/2 dung dịch Y cho tác dụng Bacl2 →5.825 g ket tủa .m= ??
Giải
nFeS2=a mol
nCu2S =b mol
→ tổng mol S(X)=nBaSo4 =0.05 =2a+b
→nSo2(do S+6 tạo ra) =0.2-0.05=0.15
FeS2→Fe+3 + 2S+4 +11 e ////// S+6+2e→S+4
a
Cu2S→2Cu+ S+4 + +8e
b
→11a+8b=0.3

→a-0.02,b=0.01 →m=4g
S ở tren sao về S+4 thế ,nếu về S+4 thì ko cân bang dc .ai giải thích dc ko

Đây là phương pháp ion mà không dùng để cân bằng đâu, nếu bạn muốn cân thì đây:
2FeS2 + 14H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + 14H2O + 15SO2

FeS2 ---> Fe+3 + 2S+4 + 15e (nhân 2)
S+6 + 2e ---> S+4 (nhân 15)

Cu2S làm tương tự :D
 
M

my_nguyen070

Hoa

10/
Fe+4 HNO3=> Fe(NO3)3+ NO+2H2O
0,15__0,6
3Cu+8 HNO3=>3 Cu(NO3)2+ 2NO+4H2O
0,15__0,4
nHNO3=1 mol
V=1 (l)
 
M

my_nguyen070

Hoa

7/
nFe=0,1 mol
Fe+4 HNO3=> Fe(NO3)3+ NO+ 2H2O
0,1_0,4______________0,1
mHNO3=25,2 g
\Rightarrowmdd HNO3=400 g
VNO=2,24 (l)
 
C

cam25101998

Đáp án kì 1

1/
Cho phản ứng: KMnO4 + SO2 + H2O ---> MnSO4 + K2SO4 + H2SO4.
Cho 5,6l khí SO2 (ở đktc) tác dụng với dd KMnO4 2M. Tính thể tích dd KMnO4 cần cho phản ứng trên.

chỉ số cân bằng: 2;5;2;2;1;2
nKMNO4 = 0,25.2/5 = 0,1 => VddKMnO4 = 50 ml

2/
Hòa tan hoàn toàn 18g hỗn hợp gồm Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3, thi V lít hỗn hợp khí (NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit). DX/H2 = 19. Xác định V.

giải ra nFe = nCu = 0,15
=> n e cho = 0,15.3 + 0,15.2 = 0,75 = n e nhận
có tỉ lệ 2 khí là 1:1 và 3nNO + nNO2 = 0,75
=> nNO = nNO2 = 0,1875 => V = 8,4 lít

3/
Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, tính khối lượng muối khan thu được.

n e nhận = 0,15.3 + 0,05.8 = 0,85
mmuối = 58 + 0,85.62 = 110,7 g

4/
Cho 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O (không có sản phẩm khử khác). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu.

n e nhận = 0,1.2 + 0,1.3 + 0,1.8 = 1,3 = n e cho
=> 2nMg + 3nAl = 1,3
mà 24nMg + 27nAl = 12,9
=> nAl = 0,3 => %mAl = 62,79 %

5/
Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Tính khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau phản ứng.

n e nhận = 0,1.3 + 0,2.1 = 0,5
mmuối = 8 + 0,5.62 = 39 g

6/
Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit (đktc) khí N2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng.

n e nhận = 0,05.10 = 0,5
mmuối = 5,1 + 0,5.62 = 36,1 g

7/
Hòa tan 5,6 gam Fe trong dd HNO3 6,3% vừa đủ thu được V lit NO ở đktc. Tính khối lượng HNO3 cần dùng và thể tích khí thu được.

nFe = 0,1 => n e cho = 0,1.3 = 0,3 = n e nhận
=> 3nNO = 0,3 => VNO = 2,24
nHNO3 = 0,3 + 0,1 = 0,4 => mddHNO3 = 0,4.63.100/6,3 = 400 g

8/
Cho 14,93g hỗn hợp bột A gồm Al,Zn tác dụng với dung dịch HNO3thu được dung dịch X và 3,584 lít (đktc) khí B gồm NO, N2O và còn lại 3,25g kim loại không tan. Biết dB/H2 = 18,5. Tính khối lương muối thu được sau phản ứng.

dB/H2 = 18,5 => nNO/nN2O = 1:1 => nNO = nN2O = 0,08
mkl pư = 14,93 - 3,25 = 11,68
n e cho = 0,08.3 + 0,08.8 = 0,88
mmuối = 11,68 + 0,88.62 = 66,24 g

9/
Cho 6,96g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 thu 1,12 lít NO tính nHNO3 đã phản ứng.

Quy hh thành Fe và O
=> 56.nFe + 16.nO = 6,96
n e nhận = 0,05.3 = 0,15 = n e cho
=> 3nFe - 2nO = 0,15
=> nFe = 0,102
nHNO3 pư = 0,102.3 + 0,05 = 0,356 mol

10*/
Thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu tạo khí NO

vì cần lượng ít nhất tức chỉ cần tạo ra Fe(NO3)3 đủ để hòa tan Cu thôi => Fe ---> Fe2+
n e cho = 0,15.2 + 0,15.2 = 0,6
nHNO3 = 0,6 + 0,6/3 = 0,8 => VddHNO3 = 0,8 lít

Đây chỉ là đáp án gõ tay nên có sai xót gì nhớ góp ý tks! Mai ra tiếp kì 2 nhá
 
Last edited by a moderator:
C

cam25101998

sorry mn topic sẽ bị ngừng lại sớm do mình sẽ phải nghỉ mod và giành thời gian cho ôn tập :)
 
L

ltvien

Nhân rãnh rỗi, mình bổ sung thêm 1 vài thứ mà bạn Cầm còn thiếu nha. Thêm cách cân bằng các phản ứng oxi hoá khủ hữu cơ. :)

Về các dạng cân bằng ấy, thì chủ yếu là ta sử dụng độ âm điện của các nguyên tố có trong hợp chất ấy để tìm ra được số oxi hoá của chúng.

Vd: $CH_4$ thì ta sẽ thấy Độ âm điện của C lớn hơn của H nên nó sẽ dễ dàng bị kéo lệch về C từ đó làm cho C sẽ có số oxi hoá là +4


Vd 1 chất có 2 C trở lên: $C_2H_2$ thì giữa C-C có độ âm điện của 2 C là cân bằng nhau nên nó sẽ không bị kéo lệch về bên nào cả. Còn giữa C-H thì tương tự vd của $CH_4$ thì ta sẽ có được mỗi C có số oxi hoá là +1.
Kết thúc quá trình tính số oxi hoá của từng C thì ta sẽ tính số oxi hoá của C trong toàn hợp chất bằng cách ta tính trung bình cộng số oxi hoá của C :)

Qua 2 vd trên thì sẽ giúp cho mấy bạn biết thêm về số oxi hoá của 1 số hợp chất hữu cơ đơn giản. Nó có thể áp dụng tương tự cho các chất khác như $C_6H_12O_6$, $C_3H6$,....
:):)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom