Vật lí $\color{Green}{\fbox{Vật Lý 9}\bigstar\text{Hỏi đáp điện học}\bigstar}$

B

beconvaolop

[Lý 9]Bài tập lý

1 số bài tập lý phần điện học về tính điện trở tương đương:
534639_162254263916320_656004564_n.jpg

Ở bài 2,coi số điện trở là vô hạn
 
Last edited by a moderator:
T

tuann598

Mình không biết vẽ hình,nhưng mình làm như sau:
Vì đoạn mạch vô hạn nên ta có cái đoạn mà trừ bỏ R1 nt R2 đó cũng coi là
có Rtđ = R AB
Nên ta có đoạm mạch gồm (R1 nt R2) // R AB có đtrở tương đương bằng RAB
Lại có R12 = R1 + R2 = 3
\Rightarrow \frac{R12 x R AB}{R12 + RAB} = R AB
giải pt ta được R AB.
Ai muốn rõ hơn thì dạy mình cách vẽ hình mình vẽ cho mà nhìn
 
T

tuann598

Câu c mình không biết làm ,mình chỉ xđ cấu tạo mạch thui nha tính RAB bạn tự làm nha
a,R1 nt R2 nt R3
b,(R1 nt R2 nt R3) // R4
d, R1// R4
 
T

touyen_touyen84

đề ôn tập kiểm tra 1 tiết

giúp mình làm bài này nha, ngay` mai minh` kt 1tiét oy` :((
bài 1:ấm điện có ghi 220V, 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước. Từ nhiệt độ ban đầu là 20 độ C thì mất 12 phút 21 giây. Tính:
a) điện trở của ấm
b) cường độ dòng diện qua ấm
c) hiệu suất của ấm
d) tiền phải trat trong việc đun nước trong 20 ngày, giá 1200 đồng/kWh
bài 2: đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế 96V thì cường độ dòng điện qua dây là 3.2A. Tính chiều dài của dây, biết dây làm bằng nikelin và đường kính tiết diện là 0.2cm
 
Last edited by a moderator:
B

beconvaolop

Bài 1:
Nhiệt độ sôi:[TEX]100^o[/TEX]C
V=2l-->m=2kg
Do U=U_bếp=>Bếp hoạt động bt=>P=P_bếp
Bạn viết nhầm rùi R_bếp = U^2 : P
chứ ko phải U^2 : R:D

R_bếp=[TEX]\frac{U^2}{P}[/TEX](thay số vào và tính)
b,I_bếp=[TEX]\frac{P}{U}[/TEX](thay số và tính)
c,Q_toàn phần:Q=P.t=741.P(thay số và tính)
Q_có ích:m.c.(100-20)=2.4200.80=672000
Hiệu suất:[TEX]\frac{Qci}{Qtp}.100%[/TEX]
e,20 đun hết: (tính Q_toàn phần 20 ngày)(J)
=[TEX]\frac{Qtp20ngay}{3600000}[/TEX](kWh)
=[TEX]\frac{Qtp20ngay}{3600000}.1200[/TEX](đồng)

Thay số và tính

Bài 2:
Tính R_dây dẫn=[TEX]\frac{U}{I}[/TEX]
Áp dụng công thức R=p.[TEX]\frac{l}{S}[/TEX](p là điện trở suất,l là chiều dài,S là tiết diện dẫy dẫn)

Thay số và tính,nhớ cho về đúng đơn vị quy định
 
Last edited by a moderator:
P

ps.iloveu

cho R1 mac noi tiep R2 A.------/ R1 /-------/R2/--------.B
, cho R1 = 10om ,Uab = 80V
a)tim R2 de cong suat tieu thu o R2 cuc dai.
b) Tinh cong suat cuc di o R2 khi do???
*goi y:
(ap dung bat dang thuc Cosi \frac{A+B}{2} \geq \sqrt[2]{A.B})
 
M

mua_sao_bang_98

các tiền bối chỉ giúp e bài này vs ak!

Có hai bóng 110V-100W và 110V-25w được mắc vào hiệu điện thế U=220V
* Liệu có thể ghép hai bóng 110V trên vào hiệu điện thế 220V không? Tại sao
* Có thể dùng 1 hoặc hai điện trở phụ ghép thêm vào bộ bóng để chúng sáng bình thường
Hãy đề xuất sơ đồ và tính các điện trở phụ
Chọn cách ghép nào cso hiệu suất cao hơn

thanks!! ;)
 
S

songsaobang

Nếu chỉ ghép 2 bóng với nhau rồi nối vào mạch điện thì không được rồi.

Điện trở của đèn 1 là 121 ôm, của đèn 2 là 484 ôm, như vậy khi mắc vào thì dòng điện qua mạch sẽ là 0,3636 A, lớn hơn định mức của đèn 2.

Để mắc vào an toàn, ta có 2 cách mắc sau.

1. Mắc r song song với 1 điện trở, rồi nối tiếp với điện trở còn lại.

Các cường độ định mức của đèn: I1 = 0,91 A, I2 = 0,227 A.

Cường độ trong mạch chính phải là 0,91A để đèn 1 sáng bình thường. Nhưng với cường độ này, đèn 2 sẽ cháy. Như vậy, ta phải mắc r song song với đèn 2 để nó lấy bớt đi một phần dòng điện. Phần dòng điện nó lấy đi sẽ là Ir = I1 - I2 = 0,68A.

Khi đó đèn 2 sáng bình thường.

Vì r mắc song song với đèn 2, nên hiệu điện thế của nó bằng hiệu điện thế của đèn 2. Đèn 2 sáng bình thường nên Ur = U2 = 110V.

Lấy Ur/Ir là ra giá trị điện trở cần phải mắc vào.

2. Mắc hai bóng này song song nhau, nối tiếp với một điện trở R.

Khi đó hiệu điện thế trên điện trở R này phải bằng 220 - 110 = 110 V. Và cường độ chạy qua nó bằng tổng cường độ định mức của 2 đèn.

Ta cũng dễ dàng tính được R.

Muốn biết cách mắc nào có hiệu suất cao hơn thì đi tính hiệu suất thôi.

H = công có ích / công toàn phần = công suất có ích/ công suất toàn phần.

Công suất toàn phần = công suất có ích + công suất hao phí.

Công suất có ích ở đây là tổng công suất 2 đèn.

Công suất hao phí thì là công suất tỏa nhiệt trên cái điện trở mà ta mắc vào.
 
T

thongoc_97977

+cấu tạo trong: bộ phận chính là dây điện trở. Dây này có nhiệm vụ tạo ra nhiệt từ dòng điện.
+cấu tạo ngoài: chủ yếu là mặt bàn ủi, làm bằng kim loại, phẳng, láng. Có tác dụng chuyển nhiệt độ từ dây điện trở ra ngoài, lên quần áo.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như cán cầm, dây điện, bóng đèn báo điện, biến trở để chỉnh độ nóng, các ốc vít để gắn các bộ phận...
 
R

rua.khoc

Cho Mình hỏi cái bài này ạ ....mình thích lý nhưng muk ko giỏi
Một bếp điện loại 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25 độ C
hiệu suất của quá trình đun sôi là 85%
a) Tính thời gian đun sôi nước , biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/Kg.K
b)Mỗi ngày đun sôi 4l nước bằng bếp điện trên dây với cùng điều kiện đã cho , thì trong 1 tháng ( 30 ngày ) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này ? Cho rằng giá điện là 700 đồng mỗi kW.h
c)Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu điện suất như trên là bao nhiêu ?
Giải giùm ạ ....đó là bài 19 tr.56 lý 9
 
Q

quang_19980207

Cho Mình hỏi cái bài này ạ ....mình thích lý nhưng muk ko giỏi
Một bếp điện loại 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25 độ C
hiệu suất của quá trình đun sôi là 85%
a) Tính thời gian đun sôi nước , biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/Kg.K
b)Mỗi ngày đun sôi 4l nước bằng bếp điện trên dây với cùng điều kiện đã cho , thì trong 1 tháng ( 30 ngày ) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này ? Cho rằng giá điện là 700 đồng mỗi kW.h
c)Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu điện suất như trên là bao nhiêu ?
Giải giùm ạ ....đó là bài 19 tr.56 lý 9
Giải
Do U nguồn = Uđm = 220V =>bếp hoạt động bình thường
a, 2l thì tương ứng với 2kg nước
Nhiệt lượng cần đun sôi nước là :
Q = m.c.[tex]\large\Delta[/tex]t = 2.4200.(100-25)=630000(J)
Điện năng mà bếp sử dụng là
A=Q/H=630000/85%=741176,5(J)
Thời gian đun sôi nước là:
t=A/P=741176,5/1000=741,1765(s)=12,35(phút)
b, Điện năng bếp tiêu thụ trong 1 ngày là:
A1 = (2.74176,5)/(3,6.10^6)=0,41(kWh)
Số tiền điện phải trả trong 30 ngyaf là
T=A1.30.t=0,41.30.1300=15990(đồng)
c, Do gập đôi dây lại nên điện trở dây giảm 4 lần
Mà P=U^2/R, do R giảm 4 lần, P không đổi nên P tăng 4 lần
P'=4P=4.1000=4000(W)
Thời gian để đun sôi nước lúc đó
t'=A/P=741176,5/4000=185(s)=3(phút)
;););)
 
N

nhatvy2606

[Vật lý 9 - Điện học] BT Ôn kiểm tra 1 tiết

Cho 2 bóng đèn. Đèn 1 ghi: 6V - 4.5W, đèn 2: 3V - 1.5W.
a) Có thể mắc 2 bóng đèn này vào hiệu điện thế U = 9V để chúng sáng bình thường được không? Tại sao?
b) Mắc 2 bóng đèn theo sơ đồ: Biết U = 9V
- Tính R mỗi đèn.
- Điều chỉnh biến trở có R bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

<GẤP>
 
N

nhoxken_cucumber

a/
[TEX]I_{1dm} = \frac{P_{1dm}}{U_{1dm}} = \frac {4,5}{6}= 0,75[/TEX]
[TEX]I_{2dm} = \frac{P_{2dm}}{U_{2dm}} = \frac {3}{1,5}= 2[/TEX]
Khi mắc nt :[TEX]I_{1dm} < I_{2dm}[/TEX] \Rightarrow k thể mắc 2 đèn nt vs nhau để chúg ság bt`.
Khi mắc // :[TEX]U_{1dm} > U_{2dm}[/TEX] \Rightarrow k thể mắc 2 đèn // vs nhau để chúg sáng bt`.

b/ k thấy hình bạn à @@
 
Last edited by a moderator:
C

conluantv123

Điện học lớp 9!

Ch%25C6%25B0a+c%25C3%25B3+t%25C3%25AAn.jpg
4 đoạn dây dẫn cùng chất, cùng chiều dài có tiết diện 1mm², 2mm², 3mm², 4mm². Tìm U giữa 2 đầu mỗi R?
 
P

pe_lun_hp

S: tiết diện điện trở R1

2S : tiết diện điện trở R2

3S...

4S...

Ta có :
$\left\{\begin{matrix}R_1 = \rho.\dfrac{l_1}{S}\\ R_2 = \rho.\dfrac{l_1}{2S} = \dfrac{R_1}{2}\\ R_3 = \dfrac{R_1}{3}\\R_4 = \dfrac{R_1}{4} \end{matrix}\right.$

Tính Rtd của đm:

$R_{tđ} = R_1 + \dfrac{R_1}{2} + \dfrac{R_1}{3} + \dfrac{R_1}{4} = \dfrac{25R_1}{12}$

Cđdd trong mạch nt:

$I = \dfrac{U}{R_{tđ}} = \dfrac{12U}{25R_1} = \dfrac{48}{R_1}$

Vậy ta có:

$\left\{\begin{matrix}U_1 =I.R_1 = \dfrac{48}{R_1}.R_1 = 48\\ U_2 = 24\\ U_3 = 16\\U_4 = 12 \end{matrix}\right. \ \ \ \ (V)$

 
C

conluantv123

S: tiết diện điện trở R1

2S : tiết diện điện trở R2

3S...

4S...

Ta có :
$\left\{\begin{matrix}R_1 = \rho.\dfrac{l_1}{S}\\ R_2 = \rho.\dfrac{l_1}{2S} = \dfrac{R_1}{2}\\ R_3 = \dfrac{R_1}{3}\\R_4 = \dfrac{R_1}{4} \end{matrix}\right.$

Tính Rtd của đm:

$R_{tđ} = R_1 + \dfrac{R_1}{2} + \dfrac{R_1}{3} + \dfrac{R_1}{4} = \dfrac{25R_1}{12}$

Cđdd trong mạch nt:

$I = \dfrac{U}{R_{tđ}} = \dfrac{12U}{25R_1} = \dfrac{48}{R_1}$

Vậy ta có:

$\left\{\begin{matrix}U_1 =I.R_1 = \dfrac{48}{R_1}.R_1 = 48\\ U_2 = 24\\ U_3 = 16\\U_4 = 12 \end{matrix}\right. \ \ \ \ (V)$


e chưa hiểu cách giải này của a, khó quá!!
 
L

lamlopbs

bạn lấy R1 làm ẩn để quy những điện trỏ còn lại về chỉ còn 1 ẩn còn lại.
Ta thấy các điện trở khác có tiết diện lần lượt hơn R1 2;3;4 lần mà điện trỏ tỉ lệ nghịch với tiết diện nên R1=2R2=3R3=4R4.Lúc này bạn dễ dàng tính đc R tương đương của đoạn mạch gồm 4 điện trở này theo R1 rồi.
TIếp tục tính cường độ dòng điện của toàn mạch theo R1 rồi thì dung định luật ôm tính R1 theo I toàn mạch và R1.R1 ở cả tử và mẫu nên ta loại đc còn giá trị là 1 số tự nhiên.Có R1 rồi thay vào các giá trị tìm đc bên trên thì tìm đc các R khác
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom