$\color{DarkOrange}{\fbox{Hóa 10}\text{Chuyên đề phương pháp bảo toàn electron}}$

K

kakashi_hatake

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thi đại học, kiến thức sẽ dàn trải từ lớp 10 đến 12, vì vậy, để thi tốt, chúng ta phải học tốt hóa từ năm lớp 10. Nhắc đến hóa 10, 1 trong những phần cơ bản hay được nhắc đến là hay và khó, đóng vai trò quan trọng trong việc giải nhiều bài toán đó chính là phương pháp bảo toàn electron

Chị mở pic này cho mọi người cùng thảo luận về phương pháp bảo toàn electron. Chúng ta sẽ thảo luận phương pháp bảo toàn electron trên 2 chủ đề :

+ Bảo toàn electron để cân bằng phương trình phản ứng

+ Giải các dạng bài tập liên quan đến phương pháp bảo toàn electron





Phần lý thuyết không có nhiều, mỗi tuần chị sẽ post từ 2-3 lần, nếu có thêm chị sẽ post sau. Còn bài tập, chúng ta không có lý thuyết (nếu có chỉ là 1 số phương pháp giải bài như đường chéo, quy đổi,.... sẽ thảo luận sau)


Nếu bạn nào có lý thuyết hay hoặc bài tập hay muốn post lên cho mọi người, đề nghị không post ở đây tránh tình trạng hỗn loạn, các bạn sẽ gửi những bài tập và lý thuyết đó về cho chị hoặc Vy000 để tổng hợp và post lên sao cho hệ thống




Đầu tiên, Chị sẽ post những lý thuyết cơ bản cho mọi người liên quan đến phương pháp bảo toàn electron



Để học tốt về phương pháp bảo toàn electron, chúng ta cần nắm vững 1 khái niệm là SỐ OXI HÓA
_ Số oxi hóa của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion (khái niệm này chúng ta chỉ tham khảo, không cần nhớ rõ ^^)
_ Số oxi hóa của nguyên tố là 1 giá trị đại số được gán cho nguyên tử của nguyên tố đó theo các quy tắc sau (các quy tắc này chúng ta cần nắm thật chắc )

+ Quy tắc 1 : Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố =0
+ Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố = 0
+ Quy tắc 3 : Trong các ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố =điện tích của ion đó. Trong các ion đa phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của tứng nguyên tố = điện tích của ion
+ Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của Hidro = +1, của Oxi = -2 (trừ trường hợp $OF_2$ Oxi = +2, và $H_2O_2$

Còn đây là 1 số bài tập về xác định số oxi hóa của các nguyên tố

Bài 1
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau : $CO_2, \ H_O, \ SO_3, \ NH_3, \ NO_2, \ Na^+, \ Fe^{2+}, \ Al^{3+}$

Bài 2
Xác định số oxi hóa của
a, Clo trong các hợp chất $HCl, \ HClO, \ HClO_2, \ HClO_3, \ HClO_4, \ KClO_4$
b, Lưu huỳnh trong các hợp chất : $H_2S, \ SO_2, \ SO_3, \ H_2SO_3, \ H_2SO_4, \ Na_2SO_4, \ Na_2SO_3, \ Na_2S_2O_3$
c, Nitơ trong các hợp chất: $N_2O, \ NO, \ NO_2, \ N_2O_3, \ N_2O_5, \ HNO_3, \ NaNO_3$
d, Crom trong các hợp chất : $Cr_2O_3, \ CrO_3, \ H_2CrO_4, \ H_2Cr_2O_7, \ K_2Cr_2O_7$
e, Mangan trong các hợp chất $MnO_2, \ Mn_2O_7, \ HMnO_4, \ KMnO_4, H_2MnO_4$
f, Cacbon trong các hợp chất sau $CH_4, \ C_2H_4, \ C_2H_2, \ HCHO, \ HCOOH, \ CH_2COOH$

Tạm thời buổi này kết thúc ở đây, buổi sau chúng ta sẽ học về các phương pháp cân bằng phương trình phản ứng

Chúc mọi người học tốt ^_^






Nghiêm cấm spam trong pic :)
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 1:

Xác định sô oxi hóa của các nguyên tố:

$CO_2$: C có số oxi hoá là +4

$SO_3$: S có số oxi hóa là +6

$NH_3$: N có số oxi hóa là -3

$NO_2$: N có số oxi hóa là +4

$Na^+$:Na có số oxi hóa là +1

$Fe^{2+}$:Fe có số oxi hóa là +2

$Al^{3+}$:Al có số oxi hóa là +3
 
S

sky_net115

Lưu ý thêm: Khi xác định số OXH của hợp chất hữu cơ có 2 cách xác định số OXH. Một cách xác định theo số OXH trung bình của 1 nguyên tốt cần xác định. 1 cách là xác định số OXH riêng biệt của nguyên tố đó theo CTCT.

VD: CH3COOH : SỐ OXH trung bình của C: = O
Nhưng khi xác định theo CTCT thì CH3 - COOH : Gốc CH3; C có số OXH = -3, và COOH: C có số OXH = 3. Nhưng vẫn đảm bảo SOXH trung bình bằng nhau :D


Dạng I: Xác định số OXH trong nguyên tử, phân tử, trong ion

3.Xác định số OXH của Cl
$ Cl_2 , HCL , FeCl_3 , HClO , ClO_3 , Cl_2O , Cl_2O_7 , CaCl_2 , CaOCl_2 , KClO_3 , HClO_4 $

4. Xác định số OXH:
$ Fe_3O_4 , H_2SO_4 , Al_2(SO_4)_3 , k_2(SO_4) , K_2MnO_4 , MnO_4^- , Ca^{+2} , Fe^{+3}, SO_3^-2 $

3. Xác định số OXH của N trong phân tử
$ NH_3 , NO, NO_2, N_2O , NH_4NO_3 , NH_4OH , HNO_3 $

5. Viết công thức tương ứng của S lần lượt với mức oxi hoá sau : -2 ; -1; 0; +2; +4; +6
 
Last edited by a moderator:
H

hellangel98

1.Xác định số OXH của Cl
$ Cl_2 , HCL , FeCl_3 , HClO , ClO_3 , Cl_2O , Cl_2O_7 , CaCl_2 , CaOCl_2 , KClO_3 , HClO_4 $

0 ; -1 ; -1 ; +1 ; +6 ; +1 ; +7 ; -1 ; +1-1 ; +5 ; +7

2. Xác định số OXH:
$ Fe_3O_4 , H_2SO_4 , Al_2(SO_4)_3 , k_2(SO_4) , K_2MnO_4 , MnO_4^- , Ca^{+2} , Fe^{+3}, SO_3^-2 $

câu 2 không rõ đề bài :p

3. Xác định số OXH của N trong phân tử
$ NH_3 , NO, NO_2, N_2O , NH_4NO_3 , NH_4OH , HNO_3 $

-3 ; + 2 ; + 4 ; +1 ; -3 +5 ; -3 ; +5

4. Viết công thức tương ứng của S lần lượt với mức oxi hoá sau : -2 ; -1; 0; +2; +4; +6
$H_2S ; FeS_2; S ; SCl_2 ; SO_2 ; H_2SO_4 $
 
V

vy000

Bài 2
Xác định số oxi hóa của
a, Clo trong các hợp chất $HCl, \ HClO, \ HClO_2, \ HClO_3, \ HClO_4, \ KClO_4$
b, Lưu huỳnh trong các hợp chất : $H_2S, \ SO_2, \ SO_3, \ H_2SO_3, \ H_2SO_4, \ Na_2SO_4, \ Na_2SO_3, \ Na_2S_2O_3$
c, Nitơ trong các hợp chất: $N_2O, \ NO, \ NO_2, \ N_2O_3, \ N_2O_5, \ HNO_3, \ NaNO_3$
d, Crom trong các hợp chất : $Cr_2O_3, \ CrO_3, \ H_2CrO_4, \ H_2Cr_2O_7, \ K_2Cr_2O_7$
e, Mangan trong các hợp chất $MnO_2, \ Mn_2O_7, \ HMnO_4, \ KMnO_4, H_2MnO_4$
f, Cacbon trong các hợp chất sau $CH_4, \ C_2H_4, \ C_2H_2, \ HCHO, \ HCOOH, \ CH_2COOH$



$a) HCl: -1\\HClO:+1\\HClO_2:=3\\HClO_3:+5\\HClO_4:+7\\KClO_4:+7$ $ \ \ \ \ \ $ $b)H_2S:-2 \\SO_2:+4\\SO_3:+6\\H_2SO_3:+4\\Na_2SO_4:+6\\Na_2SO_3:+4\\Na_2S_2O_3:+2$ $ \ \ \ $ $c)N_2O:+1\\NO:+2\\NO_2:+4\\N_2O_3:+3\\N_2O_5:+5\\HNO_3:+5\\NaNO_3:+5$ $ \ \ \ \ \ $ $d)Cr_2O_3:+3\\CrO_3:+6\\H_2CrO_4:+6\\H_2Cr_2O_7:+6$
 
K

kakashi_hatake

Xong bài trước, chúng ta đã nắm rõ được về khái niệm và cách tính số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất
Trong bài này chúng ta bắt đầu học về áp dụng phương pháp bảo toàn electron trong cân bằng phương trình phản ứng.


I.Phản ứng oxi hóa-khử


Trước đó, ta phải nắm vững 1 số kiến thức về phản ứng oxi- hóa khử
+ Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố
+ Chất khử là chất nhường electron hoặc có số oxi hóa tăng sau phản ứng
+ Chất oxi hóa là chất nhận electron hoặc có số oxi hóa giảm sau phản ứng
+ Quá trình oxi hóa là là làm cho 1 chất nhường e hay tăng số oxi hóa
+ Quá trình khử là làm cho 1 chất nhận e hay giảm số oxi hóa

Chú ý : Chất oxi hóa -> quá trình khử
Chất khử -> quá trình oxi hóa

Đây là phần khá rắc rối, dễ nhầm lẫn, các em phải nắm vững. Chị sẽ phân tích 1 ví dụ để các em hiểu rõ hơn
$Fe+2HCl -> FeCl_2+H_2$
Ở phản ứng trên ta thấy Fe và H có sự thay đổi số oxi hóa
$Fe $ lên $Fe^{+2}$, $H^{+1}$ xuống $H$
Vậy thì chất oxi hóa là H, chất khử là Fe, quá trình $Fe $ lên $Fe^{+2}$ gọi là quá trình oxi hóa Fe, còn quá trình $H^{+1}$ xuống $H$ là quá trình khử H




II.Cân bằng phản ứng


Có rất nhiều cách cân bằng phương trình. Nhưng thông dụng nhất vẫn là các cách sau:
1- Phương pháp thăng bằng electron
2- Phương pháp thăng bằng ion electron ( Cái này áp dụng rất nhiều vào các bài tập cho hỗn hợp A + hỗn hợp B)
3- Phương pháp nhẩm chéo đại số ( Áp dụng cho những ai cực thành thạo phân xác định số OXH, Cái này có ưu điểm là nhẩm tốt, không cần nháp, không cần viết nhiều bước như 2 phương pháp trên)
Ngoài ra ta còn nhiểu phương pháp khác như phương pháp cân bằng đại số, phương pháp cân bằng số oxh, phương pháp nguyên tử nguyên tố, phương pháp chẵn lẻ, phương pháp hoá trị tác dụng, v.... v..... Một số phương pháp đó chị sẽ thêm ^^!
Dạng phương pháp trên là phương pháp cân bằng Electron.
Quy tắc chung của phương pháp này:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số OXH thay đổi.
Bước 2: Viết quá trình cho nhận : - Khử ( Cho e) và Oxi Hoá ( Nhận e)
Bước 3: Cân bằng electron : Bằng cách nhân hệ số thích hợp để:
Tổng số mol e nhường = Tổng số mol e nhận
Bước 4: Cân bằng nguyên tố: Tuân theo thứ tự sau:
1 . Kim loại (ion dương)
2. Gốc axit ( ion âm)
3. Môi trường (ax, hay bz)
4. Nước ( thực ra là cân bằng Hidro)
5. Kiểm soát số nguyên tử Oxi hai vế ( Đây là bước cuối cùng sau khi cân bằng xong)

Chú ý:
1.Để dễ phân biệt được đâu là chất khử, đâu là chất oxi hoá. Ta chỉ cần nhớ câu sau :
KHỬ CHO - O NHẬN, KHỬ TĂNG - O GIẢM
2.Phân biệt rõ :
chất khử ứng với - quá trình oxi hoá - sự khử - cho e
chất oxhoá ứng với - quá trình khử - sự oxh hoá - nhận e



III.Một số ví dụ


Ví dụ 1
Có phương trình
$Fe+HCl -> FeCl_2+ H_2$

+ B1 : Ta thấy trong phản ứng có Fe và H thay đổi số oxi hóa Fe lên $Fe^{+2}$, $H^{+1} xuống H^0$
+B2 :
$Fe -> Fe^{+2}+2e$
$2H^{+1}+2e -> H_2$ (nhớ cân bằng)
Chú ý là hệ số của các nguyên tố trong hợp chất sẽ giữ nguyên (không ghi $H^{+1}+1e -> H^{+0}$ mà phải ghi sản phẩm là $H_2$ )
+ B3 : tìm hệ số sao cho tổng e cho = tổng e nhận
$Fe -> Fe^{+2}+2e$ | x1
$2H^{+1}+2e -> H_2$ | x1
+ B4 : Đặt hệ số vào phương trình
$Fe+2HCl -> FeCl_2+H_2$

Ví dụ 2 để hiểu rõ hơn nha
$Cu+HNO_3-> Cu(NO_3)_2+H_2O+NO$

Bước 1:
Số oxi hóa Cu tăng từ 0 lên +2, Nitơ giảm từ +5 xuống +2
Bước 2:
$Cu -> Cu^{+2}+2e$
$N^{+5} + 3e ->N^{+2} \ (NO) $
Bước 3 :
$Cu -> Cu^{+2}+2e$ x3
$N^{+5} + 3e ->N^{+2} \ (NO) $ x2
Bước 4
$3Cu+HNO_3-> 3Cu(NO_3)_2+H_2O+NO$ (nhân 3 vào Cu)
$3Cu+HNO_3-> 3Cu(NO_3)_2+H_2O+2NO$ ( nhân 2 vào NO)
$3Cu+8HNO_3-> 3Cu(NO_3)_2+H_2O+2NO$ (tính tổng số mol $HNO_3$ theo Nitơ)
$3Cu+8HNO_3-> 3Cu(NO_3)_2+4H_2O+2NO$ (cuối cùng là cân = nước, kiểm tra xem pt có đúng không = cách tính xem O có bảo toàn không)








IV.Bài tập

Chắc các em đã phần nào hiểu sơ sơ về cân bằng pt phản ứng theo phương pháp bảo toàn electron rồi nhỉ ^^, sau đây là 1 số bài tập áp dụng

Cân bằng các phương trình phản ứng sau

1. $Fe+HNO_3->Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$
2. $FeO+HNO_3-> Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$
3. $Fe_3O_4+HNO_3-> Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$
4. $Al+HNO_3 -> AL(NO_3)_3+N_2O+H_2O$
5. $MnO_2+HCl -> MnCl_2+Cl_2+H_2O$
6. $HI+H_2SO_4 {đặc, \ nóng} -> H_2S+I_2+H_2O$
7. $K_2Cr_2O_7+HCl_{đặc} -> KCl + CrCl_3+ Cl_2+H_2O$
8. $Fe(OH)_2+O_2+H_2O ->Fe(OH)_3$
9. $C+H_2SO_4{đặc, \ nóng} -> CO_2+SO_2+H_2O$
10. $FeCl_3+Fe ->FeCl_2$





Buổi học này kết thúc ở đây, buổi sau chị sẽ nói về các dạng cân bằng phương trình phản ứng phức tạp hơn, tổng có 9 dạng




Các em có gì không hiểu cứ gửi tin nhắn cho chị, sau đó chị sẽ post câu hỏi lên 1 cách hợp lý cho các bạn cùng thảo luận

Vậy nha, chúc mọi người học tốt ^^

Thắc mắc có thể liên hệ yh: inuyasha2296
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Câu 1:$Fe+HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

$Fe \rightarrow Fe^{3+}+3e \ \ |X1$
$N^{5+} +3e\rightarrow N^{2+} \ \ |X1$

$Fe+HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$ (nhân 1 vào Fe và 1 vào NO -vẫn thế :( )

$Fe+4HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$ (cân bằng N )

$Fe+4HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO +2H_2O$(Cân bằng H - O cũng bảo tàon)

PT đẹp lung linh ;));))
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25

4. $$8Al+30HNO_3 -> 8AL(NO_3)_3+3N_2O+15H_2O$$

$$Al^0 ---> Al^{+3} + 3e | X8$$
$$2N^{+5} + 8e ---> N_2^{+1} |X3$$


5. $$MnO_2+4HCl -> MnCl_2+Cl_2+2H_2O$$

$$Mn^{+4} +2e --->Mn^{+2} |X1$$
$$2Cl^{-1} ---->Cl_2^0 + 2e |X1$$


6. $$8HI+H_2SO_4 {đặc, \ nóng} -> H_2S+4I_2+4H_2O$$

$$2I^{-1} ----> I_2^0 + 2e|X4 $$
$$S^{+6} +8e ----> S^{-2}|X1$$


7. $$K_2Cr_2O_7+14HCl_{đặc} -> 2KCl + 2CrCl_3+ 3Cl_2+7H_2O$$

$$Cr_2^{+6} +6e ---> 2Cr^{+3}|X1$$
$$2Cl^{-1} ----> Cl_2^0 + 2e|X3$$


8. $$4Fe(OH)_2+O_2+2H_2O ->4Fe(OH)_3$$

$$Fe^{+2} ----> Fe^{+3} +1e|X4$$
$$0_2^0 +4e ----> 2O^{-2}|X1$$

9. $$C+2H_2SO_4{đặc, \ nóng} -> CO_2+2SO_2+2H_2O$$

$$C^0 ----> C^{+4} + 4e|X1$$
$$S^{+6} + 2e ---> S^{+4}|X2$$

10.$$2FeCl_3+Fe ->3FeCl_2$$

$$Fe^{+3} +1e ---> Fe^{+2}|X2e$$
$$Fe^0 ---> Fe^{+2} + 2e|X1$$




 
Last edited by a moderator:
V

vy000

4. $$8Al+30HNO_3 -> 8AL(NO_3)_3+3N_2O+15H_2O$$

5. $$MnO_2+4HCl -> MnCl_2+Cl_2+2H_2O --- cân = Cl_2$$

.....



Câu 2,3 nàng không làm ah;thoai ta bổ sung ^^

2.$3FeO+10HNO_3 \rightarrow 3Fe(NO_3)_3+NO+5H_2O$


3.$Fe_3O_4+HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

Câu này Fe có 2 số oxi hóa ;e làm bừa

$Fe^{2+}+Fe^{3+} \rightarrow 2Fe^{3+}+e \ \ |x3$
$N^{5+} +3e \rightarrow N^{2+}$

$3Fe_3O_4 + 28HNO_3 \rightarrow9 Fe(NO_3)_3 +NO +14H_2O$

Đúng ko z nhỉ??
 
N

nkok23ngokxit_baby25





Câu 2,3 nàng không làm ah;thoai ta bổ sung ^^

2.$3FeO+10HNO_3 \rightarrow 3Fe(NO_3)_3+NO+5H_2O$


3.$Fe_3O_4+HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

Câu này Fe có 2 số oxi hóa ;e làm bừa

$Fe^{2+}+Fe^{3+} \rightarrow 2Fe^{3+}+e \ \ |x3$
$N^{5+} +3e \rightarrow N^{2+}$

$3Fe_3O_4 + 28HNO_3 \rightarrow9 Fe(NO_3)_3 +NO +14H_2O$

Đúng ko z nhỉ??

oài ta tưởng chàng làm rùi

3.$$Fe_3O_4+HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$$

$$Fe_3^{+\frac{8}{3}} ----> 3Fe^{+3} +1e | X 3$$
$$N^{+5} + 3e---> N^{+2} | X1$$
;)
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Vài bài trong khi chờ kchị kaka post lý thuyết tiếp nhé các bạn;))

Cân bằng các phản ứng sau:

11.$$KMnO_4+KI+H_2SO_4 \rightarrow MnSO_4+I_2+K_2SO_4+H_2O$$

12.$$ FeSO_4 +KMnO_4 +H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+MnSO_4+K_2SO_4+H_2O$$

13.$$Cr_2O_3+KNO_3+KOH \rightarrow K_2CrO_4 +KNO_2 +H_2O$$

14.$$Na_2SO_3+KMnO_4+NaOH \rightarrow Na_2SO_4+K_2MNO_4+Na_2MnO_4+H_2O$$

15.$$Na_2SO_3+KMnO_4+H_2O \rightarrow Na_2SO_4+MnO_2+KOH$$
 
Last edited by a moderator:
S

sky_net115

TTa làm có được không vậy? Cân bằng nhẩm nhá ^^! Ta lưòi. Tí post bài tập khó xíu tí cho mà làn
:D
[FONT=MathJax_Math]2K
[FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]10K[/FONT][FONT=MathJax_Math]I[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT]8[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]2M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+5[/FONT][FONT=MathJax_Math]I[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT]6[FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+8[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]​
[/FONT]

[FONT=MathJax_Math]10F
[FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]2K[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT]8[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]5F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Main]([/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main])[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main]+2[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT]8[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]​
[/FONT]
[FONT=MathJax_Math]C
[FONT=MathJax_Math]r[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]J[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]C[/FONT][FONT=MathJax_Math]r[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]​
[/FONT]J ? Chất mới

Cho con cân bằng có môi trường vào đây đđánh đố mem h? Dạng này chưa post lý thuyết mà?
[FONT=MathJax_Math]N
[FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]2K[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]2N[/FONT][FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]​
[/FONT]

[FONT=MathJax_Math]N
[FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]a[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]S[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT]​
[/FONT]Sai đề bài rồi??? Có mỗi chất OXH, không có chất khử là sao???? Cái kia chắc là na2So3


Lão làm ok:)
Ta nhầm ,thanks
trình bày xấu quá>"<
kìa là Kali T^T
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Lão net làm kiểu gì cho bài nó đẹp lên tí nhá:(

Đáp án:


11.$KMnO_4+KI+H_2SO_4 \rightarrow MnSO_4+I_2+K_2SO_4+H_2O$

$Mn^{7+}+5e \rightarrow Mn^{2+} \ \ |$ x2
$2I^{-1} \rightarrow I_2 +2e \ \ |$ x5

$2KMnO_4+10KI +8H_2SO_4 \rightarrow 2MnSO_4 +5I_2 +6K_2SO_4+8H_2O$

Chú ý:Ở đây không xét đến K vì K không thay đổi số oxi hóa





12.$ FeSO_4 +KMnO_4 +H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+MnSO_4+K_2SO_4+H_2O$

$2Fe^{2+} \rightarrow 2Fe^{3+}+2e \ \ |$x5
$Mn^{7+}+5e \rightarrow Mn^{2+}$

$10FeSO_4 +2KMnO_4 +85H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+2MnSO_4+K_2SO_4+H_2O$

Ở đây cũng không xét K





13.$Cr_2O_3+KNO_3+KOH \rightarrow K_2CrO_4 +KNO_2 +H_2O$

$2Cr^{3+} \rightarrow 2Cr^{6+} +6e \ \ |$ x1
$N^{5+}+2e \rightarrow N^{3+} \ \ |$x3

$3Cr_2O_3+KNO_3+4KOH \rightarrow 2K_2CrO_4 +3KNO_2 +2H_2O$






14.$Na_2SO_3+KMnO_4+NaOH \rightarrow Na_2SO_4+K_2MNO_4+Na_2MnO_4+H_2O$



15.$Na_2SO_3+KMnO_4+H_2O \rightarrow Na_2SO_4+MnO_2+KOH$



Câu này kaka hay lão net làm cái :( Sao S lại nhường e với Mn lại nhận e vậy T^T









 
Last edited by a moderator:
S

sky_net115

15.3Na2SO3+2KMnO4+H2O→3Na2SO4+2MnO2+2KOH

Cái này là cân bằng có môi trường. Dạng này sẽ post lý thuyết sau nhé ^^! Dạng này cân bằng theo ion-e là thích hợp nhất

$ S^4 -2e => S^6 $

$ Mn^7 +3e => Mn+4$

BCNN của 2 và 3 là 6. Vậy nhân 2 vào Mn, 3 vào S


14.Na2SO3+2KMnO4+2NaOH→Na2SO4+K2MNO4+Na2MnO4+H2O

Cái này hiểm ở chỗ Mn+7 về 2 lần Mn+2. Khiến nhiều người cân bằng nhầm ở đây

$ S^{+4} -2e => S^{+6} $

$ 2Mn^{+7} + 2e => 2Mn^{+6} $

BCNN của 2, 2 là 2. => khỏi nhân.
Cân bằng Kim loại, Cation trước : x2 vào KMnO4
Tiếp đến cân bằng môi trường: x2 vào NaOH
Cân bằng nước.
 
S

sky_net115

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi sang phương pháp cân bằng phương trình thứ 2. Sau khi học xong phương pháp này, ta sẽ đi sâu vào các phương trình phản ứng khó của dạng thăng bằng electron và dạng thằng bằng ion- e. Sau khi thành thạo phần này, sẽ chuyển sang dạng thằng bằng e bằng phương pháp nhẩm đại số.



2 . Phương pháp cân bằng ion - electron
Ưu điểm:
+ Không đòi hỏi phải biết hết số oxh của nguyên tố, nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp các phản ứng oxh khử xảy ra trong dung dịch.
+ Cân bằng dễ dàng được các phương trình phản ứng có môi trường.
+ Giải quyết được tất cả các bài toán cho hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau
Nhược điểm:
+ Mới đầu cân bằng sẽ rất khó do chưa quen
+ Cách cân bằng rất dài
Khắc phục:
+ Sẽ khắc phục được khi học đến phương pháp thứ 3: D


1 vài điều cần chú ý: Vì phương pháp này có liên quan chút xíu đến vấn đề về điện ly lớp 11, mình xin trích một số phần lưu ý sau:
- Tất cả các chất rắn, chẩt không tan trong nước ta không được viết tách riêng chúng thành các Cation và anion ( hay nói là gốc kim loại và gốc axit)
- Các Axit yếu, bazo yếu không được viết tách riêng thành các cation và anion.
- Các trường hợp còn lại bắt buộc phải tách riêng.
VD: BaCO3: chất rắn, ko tan H2O : Viết là BaCO3 không được viết $ Ba^{+2} và CO_3^-
VD: H_2S : Cũng viết là H_2S vì là axit yếu
.



Các bước tiến hành:


Buớc 1: Tách ion, xác định các nguyên tố có số OXH thay đổi và viết nửa phản ứng oxh hoá khử


Buớc 2: Bước quan trọng nhất: Cân bằng các nửa phản ứng


+Quá trình 1: CÂN BẰNG SỐ NGUYÊN TỬ của MỖI NGUYÊN TỐ Ở 2 VẾ CỦA NỬA PHẢN ỨNG ( Ko cân bằng H, O)

-2 .Cân bằng oxi 2 vế bằng nhau bằng cách thêm H2O vào vế thiếu Oxi

-3a . Nếu môi trường Axít thì Thêm H+ vào vế nào thiếu hidro

-3b.. Nếu môi trương bazo thì thêm OH vào vế nào thiếu hidro


+Quá trình 2:
Tiến hành cân bằng điện tích: Thêm e vào mỗi nửa phản ứng để điện tích của 2 nửa phản ứng được cân bằng


Buớc 3:Cân bằng electron: Như là phương pháp electron

Bước 4: Cộng nửa phản ứng, ta được phương trình ion rút gọn

Buớc 5: Chuyển phương trình rút gọn về phương trình dạng đầy đủ




Lý thuyết là vậy, hơi khó hiểu. Nhưng nghiên cứu 1 ví dụ sau sẽ hiểu ra ngay vấn đề


VD: $ Al + HNO_3 => Al(NO_3)_3 + N_2O + H_2O $



Bước 1.
: Tách ion, xác định nguyên tố có số OXH thay đổi và viết các nửa phản ứng
$ Al + H^+ + NO_3^- => Al^{+3} + NO_3^- + N_2O + H_2O $ ( Tách các ion)

(Xác định số oxh thay đổi và đồng thời viết các nửa phản ứng)
$ Al => Al^{+3}$
$ NO_3^- => N_2O $ ( Nitơ +5 xuống +1)


Bước 2: Cân bằng các nửa phản ứng

Quá trình 1: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
$ Al => Al^{+3} $ ( Cân bằng Al)
$ 2NO_3^- => N_2O$ ( Cân bằng Nito)
$ 2NO_3^- => N2O + 5H_2O $( Cân bằng oxi bằng cách thêm H2O)
$ 2NO_3^- + 10H^+ => N_2O + 5H_2O $ ( Môi trường axit, cân bằng hidro bằng cách thêm H+)

Quá trình 2: Cân bằng điện tích
$ Al -3e => Al^{+3} $
$ 2NO^-3 + 10H^+ + 8e => N_2O + 5H_2O $
cách thêm e:
Vế phải : Tổng điện tích = O do N_2O , H_2O đều là phân tử.
Vế trái: $ 2NO_3^-$ : 2 điện tích âm, $ 10H^+$ 10 điện tích dương => Vế trái dư 8 điện tích dương
Để vế trái bằng vế phải, cần thêm 1 lượng e ( e là 1 điện tích âm) => Tức là thêm 8e



Bước 3: Cân bằng electron
$ Al -3e => Al^{+3} $ X8 (1)
$ 2NO_3^- + 10H^+ +8e => N_2O + 5H_2O $ x3 (2)

Bội chung nhỏ nhất ( BCNN) của 8 và 3 là 24. 24 :3 =8. nhân 8 vào (1) . 24:8 =3. Nhân 3 vào (2)

Ta sẽ được
$ 8Al -24e => 8Al^{+3} $
$ 6NO_3^- + 30H^+ +24e => 3N_2O + 15H_2O $


Bước 4: Cộng 2 nửa phản ứng trên lại với nhau ta được phương trình ion rút gọn:
$ 8Al + 6NO_3^- + 30H^+ => 8Al^{+3} + 3N_2O + 15H_2O $ (3)


Bước 5: Chuyển phương trình rút gọn về phương trình dạng đầy đủ bằng cách cộng vào 2 vế với lượng Cation hay anion để bù trừ điện tích
Xét (3) Ta thấy 8Al^{+3} tương ứng $8Al(NO3)_3$ => $ 24NO_3^-$
Vậy cộng 2 vế với $24NO_3^-$
Phương trình đầy đủ:
$ 8Al + 30HNO_3 => 8Al(NO_3)_3 + 3N_2O + 15H_2O $


Ngày hôm nay chỉ xét dạng phương trình đơn giản. Khi nào cân bằng thành thạo dạng này thì ta chuyển sang các phương trình nâng cao hơn :D


Bài tập: Cân bằng phương trình phản ứng sau theo 2 cách: Thăng bằng e, và thăng bằng ion-e

$1. Al + HNO_3 => Al(NO_3)_3 + NH_4NO_3 + H_2O $

$2, C + HNO_3 => CO2 + NO + H_2O $

$3. Mg + HNO_3 => NH_4NO_3 + Mg(NO_3)_2 + H_2O $

$4. Cu + H_2SO_4 => CuSO_4 + SO_2 + H_2O $

$5. Fe+HNO_3−>Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

$ 6.FeO+HNO_3−>Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

$7.Fe_3O_4+HNO_3−>Fe(NO_3)_3+NO+H_2O$

$ 8.Al+HNO_3−>Al(NO_3)_3+N_2O+H_2O$

$9.MnO_2+HCl−>MnCl_2+Cl_2+H_2O$
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: HNYN
T

tomandjerry789

Bài tập: Cân bằng phương trình phản ứng sau theo 2 cách: Thăng bằng e, và thăng bằng ion-e

$ Al + HNO_3 => Al(NO_3)_3 + NH_4NO_3 + H_2O $

$ C + HNO_3 => CO2 + NO + H_2O $

$ Mg + HNO_3 => NH_4NO_3 + Mg(NO_3)_2 + H_2O $

$ Cu + H_2SO_4 => CuSO_4 + SO_2 + H_2O $

1. Fe+HNO3−>Fe(NO3)3+NO+H2O
2. FeO+HNO3−>Fe(NO3)3+NO+H2O
3. Fe3O4+HNO3−>Fe(NO3)3+NO+H2O
4. Al+HNO3−>AL(NO3)3+N2O+H2O
5. MnO2+HCl−>MnCl2+Cl2+H2O

a) $ Al + HNO_3 \rightarrow Al(NO_3)_3 + NH_4NO_3 + H_2O (1)$

(1) \Leftrightarrow $Al + H^+ + NO_3^- \rightarrow Al^{3+} + NO_3^- + NH_4NO_3 + H_2O$

$Al - 3e \rightarrow Al^{3+}\ \ X8 \\ 2NO_3^- + 10H^+ + 8e \rightarrow NH_4NO_3 + 3H_2O \ \ X3$

$8Al + 6NO_3^- + 30H^+ \rightarrow 8Al^{3+} + 3NH_4NO_3 + 9H_2O \\ 8Al + 30HNO_3 \rightarrow 8Al(NO_3)_3 + 3NH_4NO_3 + 9H_2O$


Hic, sao khó nhai thế, để tui mò thêm đã. :|
 
V

vy000

Hix,mãi mới hiểu


$1.Al+HNO_3 \rightarrow AlNO_3+NH_4NO_3+H_2O$


Phương pháp thăng bằng ion
Phương pháp thăng bằng e

$Al+H^+ +NO_3^- \rightarrow Al^{3+}+NH_4NO_3+H_2O$​
$Al \rightarrow Al^{3+} +3e \ \ |$x8​

Các nửa phản ứng:
$2N^{5+} +8e \rightarrow 2N^+ \ \ |$x3​

$Al \rightarrow Al^{3+}+3e$​
$8Al+HNO_3 \rightarrow Al(NO_3)_3 + 3NH_4NO_3+H_2O$​

$NO_3- \rightarrow NH_4NO_3$(N từ +5 xuống +1)​
Cân bằng Al

Cân bằng các nửa phản ứng:
$8Al+HNO_3 \rightarrow 8Al(NO_3)_3 + 3NH_4NO_3+H_2O$​

1.Cân bằng số nguyên tử:​
Cân bằng N

$Al \rightarrow Al^{3+}$​
$8Al+30HNO_3 \rightarrow 8Al(NO_3)_3 + 3NH_4NO_3+H_2O$​

$2NO_3+10H^+ \rightarrow NH_4NO_3+3H_2O$​
Cân bằng H,O

2.Cân bằng e​
$8Al+30HNO_3 \rightarrow 8Al(NO_3)_3 + 3NH_4NO_3+9H_2O$​

$Al \rightarrow Al^{3+}+3e \ \ |$x8

$2NO_3+10H^+ +8e \rightarrow NH_4NO_3+3H_2O \ \ |$x3

Cộng 2 nửa phản ứng:

$8Al+30H^++6NO_3^- \rightarrow 8Al^{3+}+3NH_4NO_3+9H_2)$

Cộng thêm $24NO_3^-$

$8Al+30HNO_3 \rightarrow 8Al(NO_3)_3+3NH_4NO_3+9H_2O$
 
Last edited by a moderator:
N

note1996

Phương pháp thăng bằng e

2,3C+4HNO3=>3CO2+4NO+2H2O

$3 | C^0 -4e-> C^{+4}$
$4 |N^{+5} -+3e-> N^{+2}$

$3C^0 + 4N^{+5} -> 3C^{+4} + 4N^{+2}$

3.4Mg+10HNO3=>NH4NO3+4Mg(NO3)2+3H2O

$4 | Mg --2e-> Mg^{+2}$
$1 | N^{+5} -+8e-> N^{-3}$

$4 Mg + N^{+5} -> 4Mg^{+2} + N^{-3}$

4.Cu+2H2SO4=>CuSO4+SO2+2H2O

$1 | Cu -2e-> Cu^{+2}$
$1 | S^{+6} -+2e-> S^{+4}$

$Cu + S^{+6} -> Cu^{+2} + S^{+4}$

5.Fe+4HNO3−>Fe(NO3)3+NO+2H2O

$1 | Fe -3e-> Fe^{+3}$
$1 | N^{+5} -+3e-> N^{+2}$

6.3FeO+10HNO3−>3Fe(NO3)3+NO+5H2O

cái này nhẩm

7.3Fe3O4+28HNO3−>9Fe(NO3)3+NO+19H2O

$3 | Fe^{+8/3} -1e-> 3Fe^{+3}$
$1 | N^{+5} -+3e-> N^{+2}$

$3 Fe^{+8/3} + N^{+5} -> 3Fe^{+3} + N^{+2}$


8.8Al+30HNO3−>8Al(NO3)3+3N2O+15H2O

$8 | Al -3e-> Al^{+3}$
$3 | 2N^{+5} -+8-> N_2^{+1}$

$8 Al + 6 N^{+5} -> 8 Al^{+3} + 3N_2^{+1}$

9.MnO2+4HCl−>MnCl2+Cl2+2H2O
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Thêm 1 số bài tập về phản ứng oxi hóa khử để làm quen với dạng mới nha ^^


$1. Cu+ NaNO_3+HCl -> Cu(NO_3)_2+NO+NaCl+H_2O$

$2.K_2Cr_2O_7+HCl_{đặc} -> KCl+ + CrCl_3+Cl_2+H_2O $

$3. FeCl_3+KI -> FeCl_2+KCl+I_2$

$4.FeCl_3 + H_2S -> FeCl_2+S+HCl$

$5.SO_2+Cl_2+H_2O -> HCl+H_2SO_4$


Làm xong mấy bài này, nếu vẫn chưa hiểu thì chị post thêm vài bài, còn nếu hiểu rồi, chúng ta sang phần lý thuyết tiếp theo


Các em nên làm bài, dù có bạn khác làm rồi, post lên, nếu sai chị sẽ sửa và phân tích, các em nhớ lâu hơn và rút ra được kinh nghiệm, có thảo luận đào sâu vấn đề chỉ cần không lạc sang chém gió là được :D


Các em cho chị ý kiến về pic (qua tin nhắn khách hay tin nhắn riêng) để chị rút kinh nghiệm, pic thêm sôi nổi hơn nha ^^


Chúc các em học tốt ^^
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

$1. Cu+ NaNO_3+HCl -> Cu(NO_3)_2+NO+NaCl+H_2O$

E chia thành 2 pư thế này:

$NaNO_3 + HCl \rightarrow NaCl+HNO_3 \ \ (1)$

$Cu+HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2+H_2O+NO \ \ (2)$

$Cu+H^++NO_3^- \rightarrow Cu^{+2}+NO_3^-+H_2O+NO$

Phương trình (1) đã cân bằng

Phản ứng (2). Các nửa phản ứng

$Cu \rightarrow Cu^{+2}$

$NO_3^- \rightarrow NO$ (Từ +5 xuống +2)

Cân bằng số nguyên tử:

$Cu \rightarrow Cu^{+2}$

$NO_3^-+4H^+ \rightarrow NO+2H_2O$

Cân bằng e

$Cu \rightarrow Cu^{+2}+2e \ \ |$x3

$NO_3^-+4H^++3e \rightarrow NO+2H_2O \ \ |$x2

Cộng 2 nửa phản ứng

$3Cu+2NO_3^-+8H^+ \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O$

Thêm $6NO_3^-$

$3Cu + 8HNO_3 \rightarrow 3Cu(NO_3)_2+2NO+4H_2O$

Cộng với phương trình (1):

$3Cu + 8HNO_3 +8NaNO_3 + 8HCl \rightarrow 8NaCl+8HNO_3+3Cu(NO_3)_2+2NO+4H_2O$

Kết quả

$3Cu + 8HNO_3 + 8HCl \rightarrow 8NaCl+3Cu(NO_3)_2+2NO+4H_2O$
 
Top Bottom