Vật lí $\color{DarkGreen}{\fbox{Vật lí 8} \text{ CƠ HỌC}}$

S

shippou12345

Bài 22 :

3 phút = 180 giây ; 2 phút = 120 giây​
Vì khoảng cách từ quầy này đến quầy kia là không đổi nên ta gọi là s.
Vận tốc của thang cuốn: v1 = s/180 (m/giây)
Vận tốc của người đó: v2 = s/120 (m/giây)
TH1 :
Tổng vận tốc của người và thang cuốn : v = v1 + v2=s/72 (m/giây)
Thời gian để người đó đi từ quầy này đến quầy kia : t = s/v = s/(s/72) = (72*s)/s = 72 (giây)
TH2 :
Hiệu vận tốc của người và thang cuốn : v' = v2 - v1 = s/360 (m/giây)
Thời gian để người đó đi từ quầy hàng này đến quầy hàng kia : t' = s/v' = s/(s/360) = (360*s)/s = 360 (giây).
 
Last edited by a moderator:
T

tathivanchung

Bài 23

a/Khi cano xuôi dòng:
Từ lúc gặp nhau đến khi canô quay lại:
Canô đi được: [tex]S_1=(v_1+v_2).t_1(km)[/tex](1)
Bè trôi được: [tex]S_2=v_2.t_1(km)[/tex](2)
Từ lúc canô quay lại đến khi gặp nhau lần thứ hai:
Cano đi được: [tex]S_3=(v_1-v_2).t_2(km)[/tex](3)
Bè trôi đước: [tex]S_4=v_2.t_2(km)[/tex](4)
Ta có:
[tex]S_2+S_4=S_1-S_3[/tex](5)
Thay(1),(2),(3) và (4) vào (5) ta được:
[tex]v_2.t_1+v_2.t_2=(v_1+v_2).t_1-(v_1-v_2).t_2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_2.t_1+v_2.t_2=v_1.t_1+v_2.t_1-v_1.t_2+v_2.t_2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_1(t_1-t_2)=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t_1-t_2=0[/tex] (Vì [tex]v_1>0[/tex])
[tex]\Leftrightarrow t_1=t_2[/tex]
Vậy thời gian t1 từ lúc gặp lần 1 đến lúc ca nô quay lại bằng thời gian t2 từ lúc quay lại đến lúc gặp lần 2.
b/Khi cano ngược dòng:
Từ lúc gặp nhau đến khi canô quay lại:
Canô đi được: [tex]S_1=(v_1-v_2).t_1(km)[/tex](1)
Bè trôi được: [tex]S_2=v_2.t_1(km)[/tex](2)
Từ lúc canô quay lại đến khi gặp nhau lần thứ hai:
Cano đi được: [tex]S_3=(v_1+v_2).t_2(km)[/tex](3)
Bè trôi đước: [tex]S_4=v_2.t_2(km)[/tex](4)
Ta có:
[tex]S_2+S_4=S_3-S_1[/tex](5)
Thay(1),(2),(3) và (4) vào (5) ta được:
[tex]v_2.t_1+v_2.t_2=(v_1+v_2).t_2-(v_1-v_2).t_1[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_2.t_1+v_2.t_2=v_1.t_2+v_2.t_2-v_1.t_1+v_2.t_1[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_1(t_2-t_1)=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t_2-t_1=0[/tex] (Vì [tex]v_1>0[/tex])
[tex]\Leftrightarrow t_2=t_1[/tex]
Vậy thời gian t1 từ lúc gặp lần 1 đến lúc ca nô quay lại bằng thời gian t2 từ lúc quay lại đến lúc gặp lần 2.
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 24}$. Có 2 xe chuyển động đều. Xe thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Xe 2 đi quãng đường 18km hết 0,5giờ.
1. Xe nào đi nhanh hơn?
2. Nếu 2 xe cùng khởi hành 1 lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 54km và đi ngược chiều thì sau bao nhiêu phút 2 xe cách nhau 13,5km?

$\fbox{Bai 25}$.
Có 2 ô tô cùng xuất phát từ A và chuyển động đều. Xe 1 chuyển động theo hướng ABCD (hình vẽ) với vận tốc 40km/h, tại mỗi điểm B và C xe đều nghỉ 15phút. Hỏi:
1. Xe 2 chuyển động theo hướng ACD phải đi với vận tốc $v_2$ bằng bao nhiêu để có thể gặp xe 1 tại C.
2. Nếu xe 2 nghỉ tại C 30 phút thì phải đi với vận tốc bao nhiêu để về D cùng xe 1? Biết hình chữ nhật ABCD có cạnh AB=30km, BC=40km.
Hình vẽ:





 
Last edited by a moderator:
N

nhuquynhdat

Bài 24

a) 300m= 0,3 km

1 phút= $\dfrac{1}{60}$h

Vận tốc xe thứ nhất là

$V=\dfrac{S}{t}=\dfrac{0,3}{\dfrac{1}{60}}=18 (km/h)$

Vận tốc xe thứ 2 là:

$V=\dfrac{S}{t}=\dfrac{18}{0,5}=36 (km/h)$

=> Xe hai đi nhanh hơn

b) Gọi $S_1$ là quãng đường xe 1 đi trong t(h)

$S_2$ là quãng đường xe 2 đi trong t(h)

TH1: 2 xe chưa gặp nhau

Ta có: $S_{AB}=S_1+S_2+13,5$

$\to S_1+S_2=40,5$

$\to 18t+36t=40,5$

$\to t=0,75h$

TH2: 2 xe đã gặp nhau

Ta có: $S_1+S_2=13,5+S_{AB}$

$\to 18t+36t=58,5$

$\to t=1,083 h$

mấy tính hỏng nên tính nhẩm, có gì sai sửa hộ nhá :D
 
Last edited by a moderator:
T

tathivanchung

Bài 25:
1. Thời gian xe 1 đi cho đến khi xe 2 gặp xe 1 tại C là:
[tex]t=t_{AB}+t_n+t_{BC}+t_n=\frac{AB}{v_1}+t_n+\frac{BC}{v_1}+t_n=\frac{30}{40}+\frac{1}{4}+\frac{40}{40}+\frac{1}{4}=2,25(h)[/tex]
Ta có: [tex]AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=\sqrt{30^2+40^2}=50km[/tex]
Vậy vận tốc xe 2 cần đạt là: [tex]v_2=\frac{AC}{t}=\frac{50}{2,25}=22,22(km/h)[/tex]
2. Thời gian xe 1 đi hết quãng đường CD là: [tex]t_1=\frac{CD}{v_1}=\frac{30}{40}=0,75(h)[/tex]
Thời gian xe 2 di chuyển hết quãng đường CD( ko tính thời gian nghỉ) là:
[tex]t_2=t_1-t_n'=0,75-0,5=0,25(h)[/tex]
Vậy vận tốc xe 2 cần đạt để về D cùng xe 1 là: [tex]v_2'=\frac{CD}{t_2}=\frac{30}{0,25}=120(km/h)[/tex]
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Bai 26}$. Một thuyền đánh cá chuyển động ngược dòng nước làm rớt 1 cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 30phút nữa thì mới quay lại và gặp phao tại nơi cách chỗ làm rớt 5km. Tìm vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.

$\fbox{Bai 27}$. Một chiếc bè bằng gỗ trôi trên sông. Khi cách 1 bến phà 15km thì bị 1 ca nô chạy cùng chiều vượt qua. Sau khi vượt qua bè được 45phút thì canô quay lại và gặp bè ở nơi chỉ còn cách bến phà 6km. Tìm vận tốc nước chảy.

$\fbox{Bai 28}$. Ca nô đang ngược dòng qua điểm A thì gặp 1 bè trôi xuôi. Canô đi tiếp 40 phút, do hỏng máy nên bị trôi theo dòng nước. Sau 10phút sửa xong máy, ca nô quay lại đuổi theo bè và gặp bè tại B. Cho biết AB=4,5km, công suất của ca nô không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Tính vận tốc dòng nước.
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 29}$. 3 người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng 1 lúc với các vận tốc tương ứng là $v_10km/h$ và $v_2=12km/h$. Người thứ 3 xuất phát sau 2 người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa 2 lần gặp của người thứ 3 với 2 người đi trước là $denta t=1h$. Tìm vận tốc của người thứ 3.


$\fbox{Bai 30}$. Cùng 1 lúc có 2 người cùng khởi hành từ A để đi trên quãng đường ABC( với AB=2BC). Người thứ nhất đi quãng đường AB với vận tốc 12km/h, quãng đường BC với vận tốc 4km/h. Người thứ 1 đi quãg đường AB với vận tốc 4km/h, quãng BC với vận tốc 12km/h. Người nọ đến trước người kia 30ph. Ai đến nơi sớm hơn? Tính chiều dài quãng đường ABC.
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Bài 26
Trong thời gian [TEX]t_1[/TEX]=30' thuyền đi được quãng đường:
[TEX]S_1=(v_1-v_2)t_1[/TEX], trong đó :
+[TEX]v_1[/TEX]là vận tốc của thuyền đối với nước
+[TEX]v_2[/TEX] là vận tốc của nước đối với bờ
Thời gian đó phao trôi được [TEX]S_2=v_2t_1 [/TEX]
Sau đó trong cùng một thời gian t, thuyền đi được [TEX]S'_1=(v_1+v_2)t[/TEX], phao đi được [TEX]S'_2=v_2t [/TEX]
Ta có [TEX]S_2+S'_2=5 [/TEX]
hay [TEX]v_2t_1 +v_2t =5 [/TEX]
và ta có [TEX]S'_1-S_1=5[/TEX]
\Rightarrow ([TEX]v_1+v_2)t-(v_1-v_2)t_1=5 [/TEX]
\Rightarrow [TEX]t_1=t[/TEX]
\Rightarrow [TEX]v_2= \frac{5}{2t_1} =5[/TEX]km/h
 
T

tathivanchung

Bài 28:
Giả sử cano đi từ A đến C hết [tex]t_1=40ph=\frac{2}{3}h[/tex] rồi bị hỏng máy và trong thời gian sửa máy thì trôi đến D hết [tex]t_2=10ph=\frac{1}{6}h[/tex]. Thuyền đi từ D đến B hết [tex]t_3[/tex]. Gọi [tex]v_1, v_2[/tex] lần lượt là vận tốc thực của cano và dòng nước.
Ta có: [tex]AB=v_2.(t_1+t_2+t_3)=v_2.t_1+v_2.t_2+v_2.t_3[/tex] (1)
[tex]AB=BD+DC-AB=v_12.t_3+v_2.t_2-v_21.t_1=v_1.t_3+v_2.t_3+v_2.t_2-v_1.t_1+v_2.t_1[/tex](2)
Từ (1) và (2) ta được:[tex]v_1(t_3-t_1)=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t_3=t_1=\frac{2}{3}h.[/tex]
Vậy vận tốc của dòng nước là: [tex]v_2=\frac{AB}{t_1+t_2+t_3}=\frac{4,5}{\frac{2}{3}+\frac{1}{6}+\frac{2}{3}}=3 km/h[/tex]
 
Last edited by a moderator:
T

tathivanchung

Bài 29:
Gọi [tex]v_3[/tex] là vận tốc của người thứ ba.
Gọi [tex]t_1,t_2[/tex] lần lượt là thời gian người thứ ba gặp người thứ nhất và người thứ hai.
Người thứ ba gặp người thứ nhất khi người thứ nhất đi được [tex]S_1=v_1(t_1+t)[/tex]{t là thời gian người thứ nhất và người thứ hai đi trước người thứ ba}
Khi đó, người thứ ba đi được: [tex]S_3=v_3.t_1[/tex]
Ta có [tex]S_1=S_3[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_1(t_1+t)=v_3.t_1[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (v_3-v_1).t_1=v_1.t[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t_1=\frac{v_1.t}{v_3-v_1}=\frac{10.0,5}{v_3-10}=\frac{5}{v_3-10}(1)[/tex]
Người thứ ba gặp người thứ hai khi người thứ hai đi được [tex]S_2=v_2(t_2+t)[/tex]
Khi đó, người thứ ba đi được: [tex]S_3'=v_3.t_2[/tex]
Ta có [tex]S_2=S_3'[/tex]
[tex]\Leftrightarrow v_2(t_2+t)=v_3.t_2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (v_3-v_2).t_2=v_2.t[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t_2=\frac{v_2.t}{v_3-v_2}=\frac{12.0,5}{v_3-12}=\frac{6}{v_3-12}(2)[/tex]
Ta có: [tex]t_1-t_2=\delta t[/tex](3)
Từ (1),(2) và (3) [tex]\Rightarrow \frac{6}{v_3-12}-\frac{5}{v_3-10}=1[/tex]
[tex] \Leftrightarrow v_3=8 km/h, v_3=15 km/h[/tex]
Mà [tex]v_3>v_2>v_1[/tex]
Vậy vận tốc của người thứ ba là 15km/h.
 
T

thaolovely1412

Bài 30
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường AB là :[TEX] t_{11} = \frac{AB}{12} = \frac{2BC}{12} = \frac{BC}{6} .[/TEX]
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường BC là : [TEX]t_{12} = \frac{BC}{4} [/TEX].
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường ABC là :[TEX] t_1 = t_{11} + t_{12} = \frac{BC}{6} + \frac{BC}{4} = \frac{5BC}{12} . [/TEX]
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường AB là :[TEX] t_{21} = \frac{AB}{4} = \frac{2BC}{4} = \frac{BC}{2} .[/TEX]
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường BC là : [TEX]t_{22}= \frac{BC}{12}[/TEX] .
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường ABC là :[TEX]t_2 = t_{21} + t_{22}=\frac{BC}{2}+ \frac{BC}{12} =\frac{7BC}{12} .[/TEX]
Ta thấy [TEX]t_1 < t_2[/TEX] nên người thứ nhất đến C trước người thứ hai 30 phút=0,5h
\Rightarrow [TEX] t_2 - t_1 = 0,5[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]\frac{7BC}{12}-\frac{BC}{12} = 0,5 [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX] \frac{2BC}{12} = 0,5 [/TEX]\Leftrightarrow BC = 3 (km)
\Leftrightarrow AB = 2BC = 6 (km)
Vậy chiều dài quãng đường ABC là AB + BC = 9 (km)
 
P

phuong_july


ĐÁP ÁN $\fbox{Bai 27}. 6km/h$.

$\fbox{Bai 31}$. 3 người cùng khở hành từ A lúc 8h để đến B ($AB=s=8km$). Do chỉ có 1 xe đạp nên người thứ nhất chở người thứ 2 đến B với $v_1=16km/h$, rồi quay lại đón người thứ 3. Trong lúc đó người thứ 3 đi bộ đến B với vận tốc $v_2=4km/h$.
a. Người thứ 3 đến B lúc mấy giờ? Quãng đường phải đi bộ là bao nhiêu km??
b. Để đến B chậm nhất lúc 9h, người thứ nhất bỏ người thứ 2 tại điểm nào đó rồi quay lại đón người thứ 3. Tìm quãng đường đi bộ của người 3 và người 2. ( vận tốc đi bộ của người thứ 2 vẫn bằng người thứ 3). Người thứ 2 đến B lúc mấy giờ?

$\fbox{Bai 32}$. Người thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc 8km/h. Cùng lúc đó người thứ 2 và thứ 3 cùng khởi hành từ B về A với vận tốc lần lượt là 4km/h và 15km/h. Khi người thứ 3 gặp người 1 thì lập tức quay chuyển động về phía người 2. Khi gặp người 2 cũng lập tức quay chuyển động về phía người 1 và quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi thì người 3 đã đi quãng đường bằng bao nhiêu? Biết chiều dài quãng AB=48km.

 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11


$\fbox{Bai 32}$. Người thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc 8km/h. Cùng lúc đó người thứ 2 và thứ 3 cùng khởi hành từ B về A với vận tốc lần lượt là 4km/h và 15km/h. Khi người thứ 3 gặp người 1 thì lập tức quay chuyển động về phía người 2. Khi gặp người 2 cũng lập tức quay chuyển động về phía người 1 và quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi thì người 3 đã đi quãng đường bằng bao nhiêu? Biết chiều dài quãng AB=48km.

Để người thứ nhất và người thứ hai gặp nhau thì cần 1 khoảng thời gian $ t$, sao cho:

$8t+4t=48 \rightarrow t=4 \ \ (h)$

Như vậy, người thứ 3 cũng đi trong $t=4 \ \ h$

Vậy, quãng đường mà người này đi được là:

$S=15.t=15.4=60 \ \ (km)$

Đáp số: $60 \ \ km$
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 31}$ Đáp án:
a. $9h6ph;3,2km$
b. $8h45ph$

$\fbox{Bai 33}$. Một cái kích thuỷ lực (con đội) có tiết diện pittông lớn gấp 80 lần tiết diện pittong nhỏ.
a. Biết mỗi lần nén, pittong nhỏ đi xuống 1 đoạn 8cm. Tìm khoảng di chuyển của pittong lớn. Bỏ qua ma sát.
b. Để nâng 1 vật có trọng lượng $P=10000N$ lên cáo 20cm thì phải tác dụng lực vào pittong nhỏ bao nhiêu? Và phải nén bao nhiêu lần?

$\fbox{Bai 34}$.Người ta dùng 1 kích thuỷ lực để nâng 1 vật có trọng lượng 20000N. Lực tác dụng lên pittong nhỏ là $f=40N$ và mỗi lần nén xuống nó di chuyển được 1 đoạn $h=10cm$.
Hỏi sau $n=100$ lần nén thì vật được nâng lên 1 độ cao là bao nhiêu, bỏ qua các loại ma sát?

$\fbox{Bai 35}$ Máy nén thuỷ lực được đổ đầy dàu, tiết diện các pittong là $S_1=100cm^2$, $S_2=40cm^2$. Một người có khối lượng 55kg đứng trên pittong lớn thì pittong nhỏ nâng lên 1 đoạn bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng các pittong. Cho khối lượng riêng của dầu $D=0,9g/cm^3$
 
Y

yoyo2345

$\fbox{Bai 33}$
a)Ta có S = 80s
Mỗi lần nén, pit tông nhỏ đi xuống một đoạn h= 8 cm thì pittông lớn đi lên
một đoạn là H, ta có:
[TEX]\frac{H}{h} = \frac{S}{s} \Rightarrow H = \frac{s}{S} . h = \frac{s}{80s} . 8 = \frac{8}{80} = 0,1 (cm)[/TEX]
b)Để nâng một vật nặng có trong j lượng P = 10000N lên cao thì lực tác dụng lên pittông lớn là F ít nhất phải bằng P (F=P).
Lực tác dụng lên pittông nhỏ là f
Vì [TEX]\frac{F}{f} = \frac{S}{s} = \frac{80s}{s} = 80 \Rightarrow f = \frac{F}{80} = \frac{P}{80} = \frac{10000}{80} = 125 (N)[/TEX]
Gọi n là số lần nén pittông nhỏ, do mỗi lần nén pittông nhỏ, pittông lớn đi lên được một đoạn H = 0,1 cm nên để pittông lớn lên cao 20 cm thì số lần nén pittông nhỏ là: [TEX]n = \frac{20}{0,1} = 200 [/TEX] (lần)
sry mod nhé em chỉ muốn viết lại bài bằng cách ấn vào lời giải hay hơn để kiếm điểm học tập thôi ạ, nếu cần thì mod xoá hộ em post ở trên[/FONT][/COLOR][/SIZE]

Phuong: $\frac{20}{0,1} = 200$ nhé bạn. Lần sau trước khi gửi câu trả lời hãy check lại nhé!
 
Last edited by a moderator:
Y

yoyo2345

Bài 30
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường AB là :[TEX] t_{11} = \frac{AB}{12} = \frac{2BC}{12} = \frac{BC}{6} .[/TEX]
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường BC là : [TEX]t_{12} = \frac{BC}{4} [/TEX].
Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường ABC là :[TEX] t_1 = t_{11} + t_{12} = \frac{BC}{6} + \frac{BC}{4} = \frac{5BC}{12} . [/TEX]
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường AB là :[TEX] t_{21} = \frac{AB}{4} = \frac{2BC}{4} = \frac{BC}{2} .[/TEX]
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường BC là : [TEX]t_{22}= \frac{BC}{12}[/TEX] .
Thời gian người thứ hai đi hết quãng đường ABC là :[TEX]t_2 = t_{21} + t_{22}=\frac{BC}{2}+ \frac{BC}{12} =\frac{7BC}{12} .[/TEX]
Ta thấy [TEX]t_1 < t_2[/TEX] nên người thứ nhất đến C trước người thứ hai 30 phút=0,5h
\Rightarrow [TEX] t_2 - t_1 = 0,5[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]\frac{7BC}{12}-\frac{BC}{12} = 0,5 [/TEX]
\Leftrightarrow[TEX] \frac{2BC}{12} = 0,5 [/TEX]\Leftrightarrow BC = 3 (km)
\Leftrightarrow AB = 2BC = 6 (km)
Vậy chiều dài quãng đường ABC là AB + BC = 9 (km)
Bài 34
Lực tác dụng lên pittông lớn để nâng vật lên: F = P
Ta có: [TEX]\frac{F}{f} = \frac{S}{s} \Rightarrow \frac{S}{s} = \frac{P}{f} = \frac{20000}{40} = 500[/TEX]
Mà: [TEX]\frac{S}{s} = \frac{h}{H} \Rightarrow H = \frac{s}{S}.h = \frac{h}{500} = \frac{10}{500} = 0,02 (cm)[/TEX]
Mỗi lần nén pittông nhỏ pittông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,02 cm. Vậy sau 100 lần nén pỉttông nhỏ thì vật được nâng lên một đoạn là : 100. 0,02 = 2 cm.
Em chỉ muốn kiếm điểm học tập = cách ấn vào "lời giải hay hơn" thôi ạ, không cố ý spam. Nếu cần mod xoá bài trc hộ em
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 35}$

Áp suất do người tác dụng lên pittong lớn gây ra độ chênh 2 mực chất lỏng:
$P=d.H=\frac{10M}{S_1}$
Mặt khác, khi pittong lớn đi xuống $h_1$ thì pittong nhỏ đi lên $h_2$. Do thể tích không đổi:
$\frac{h_2}{h_1}=\frac{S_1}{S_2}=2,5$ \Rightarrow $h_2=2,5h_1$
Từ đó: $H=h_1+h_2=3,5h_2$
$\frac{10M}{S_1}=d.3,5h_2=10.D.3,5h_2$
\Rightarrow $h_2=\frac{M}{3,5.D.S_1}=1,75cm$
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 36}$
Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100cm. Người ta đổ thuỷ ngân vào ống sao cho mặt thuỷ ngân cách miệng ống 94cm.
a. Tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy ống biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là $136.000N/m^3$.
b. Nếu thay thuỷ ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất như trên không, biết rằng trọng lượng riêng của nước là $10000N/m^3$?
c. Nếu thay thuỷ ngân bằng rượu thì có thể tạo được áp suất như trên không, biết $d_{rượu}=8000N/m^3$

$\fbox{Bai 37}$

Một cốc hình trị chứa 1 lượng nước và 1 lượng thuỷ ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là $H=20cm$. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc, biết KLR của nước là $D_1=1g/cm^3$ và của thuỷ ngân là $D_2=13,6g/cm^3$.

$\fbox{Bai 38}$
Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của 1 vật rắn biết rằng khi thả nó vào 1 bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm $m_1=75g$, còn khi thả nó vào 1 bình đầy dầu thì khối lượng cả bình tăng thêm $m_2=105kg$. ( Trong cả 2 TH, vật đều chìm hoàn toàn).
Cho KLR của nước là $D_1=1g/cm^3$, dầu: $D_2=0,9g/cm^3$
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 36}$
a. $P_1=8160N/m^2$
b. Muốn tạo ra áp suất như trên thì chiều cao cột nước $h_n$ phải thoả mãn biểu thức: $h_n=P_1/d_n=0,816m$
Chiều cao của cột nước này chưa vượt quá chiều cao của ống dựng, vậy có thể tạo được áp suất trên bằng nước.
c. Lập luận và tính toán tương tự, ta có chiều cao cột rươu để tạo áp suất như trên: $h_r=\frac{8160}{8000}=1,02m$
Chiều cao này lớn hơn chiều cao ống dựng. Vậy không thể tạo ra áp suất trên bằng rượu.
 
P

phuong_july

$\fbox{Bai 37}$
Gọi $h_1$ và $h_2$ là đ cao của cột nước và cột thuỷ ngân thì: $H=h_1+h_2$ (1)
Khối lượng nước và thuỷ ngân:
$D_1h_1s=D_2h_2s$ \Rightarrow $D_1h_1=D_2h_2$ (2)
Áp suất của nước và thuỷ ngân lên đáy:
$p=10(D_1h_1+D_2h_2)=20D_1.h_1$ (3)
Giải hpt (1), (2), (3) ta được:
$p=\frac{20D_1D_2H}{D_1+D_2}=3726N/m^2$
 
Top Bottom