Vật lí $\color{Blue}{\fbox{Vật Lý 8}\text{Chuyên đề nâng cao - Giỏi hơn từng ngày}}$

P

phuong_july


cùng làm đi các bạn ơi!!!
1.Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 300 000N/m2. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200cm2 khi lặn sâu 25m.

Nay vừa mới học đến bài này chém luôn. ^^
a.Áp dụng công thức $ p=d.h$. Ta có:

$h=\frac{p}{d}=\frac{300000}{10000}=30 m$

Vậy người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là 30 mét.

b. $200cm^2=0,02m^2$

Áp dụng công thức $ p=\frac{F}{S}$. ta có:

$F=p.s=30.0,02=0,6N$

Vậy áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn là $0,6N$
 
0

011121

Bài 1: Cùng một vật, nổi lên 2 chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
(bài này các bạn có thể chỉ cho mình cách giải cũng được, có thể xem hình trong SBT Vật lí 8, trang 17, bài 12.2)
Bài 2: Hai vật giống nhau về hình dạng và kích thước nổi trên nước. Một làm bằng li-e (khối lượng riêng 200kg/m3) và một làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng 600kg/m3). Vật nào là li-e? Vật nào là gỗ khô? Giải thích. (bài 12.4 SBT)
Bài 3: Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên mặt nước của một miếng gỗ. Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu nằn trong nước thì mực nước có thay đổi không? Tại sao? (bài 12.5 SBT)
 
A

ankhanh192

sao mới chuyên đề 2 vậy, bạn thêm các chuyên đề nữa đi.Mình thấy nó bổ ích đấy<:p<:p:)):-j:-j:-j:-j:-j:-j:-j:-j:-j
 
N

ngocnganchau

Giải giúp mình bài này nhé :
Tại một đầu của thanh đồng chất khối lượng m = 4g có treo một quả cầu nhôm đặc bằng một sợi chỉ nhẹ. Bán kính quả cầu là R=0,5cm. Thanh tỳ trên miệng cốc nước và nó nằm cân bằng theo phương ngang khi quả cầu ngập một nửa trong nước. Xác định tỷ số chiều dài hai đoạn của thanh đồng chất nằm phía trong và phía ngoài cốc. Biết khối lượng riêng của nhôm và nước lần lượt là 2700kh/cm3 và 1000kg/cm3
 
T

tathivanchung


2.Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m3 .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?

Mình chưa được học nâng cao về phần này ở trường nên còn kém mong mọi người chỉ bảo
-------------------------------------------
Ở đktc áp suất khí quyển là cột thủy ngân cao 76cmHg.
P=d.h=136000.0,76=103360(N/m2)
Áp lực của khí quyển lên người đó là:
F=P.s=103360.1,6=165376(N)
Người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này do bên trong cơ thể cũng tồn tại không khí nên áp lực từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau.

-------------------------------------------
 
T

tathivanchung

12.2: [tex]F_{A1} = d_1.V_1 , F_{A2}= d_2.V_2 . Do F_{A1} = F_{A2} và V_1 > V_2 => d_­1 < d_2[/tex].
12.4: Vật nổi trên chất lỏng khi trọng lượng của vật cân bằng với lực đầy Ac-si-met. Nhưng. [tex]F_A[/tex] bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khối lượng riêng của vật càng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của chất lỏng thì vật chìm trong chất lỏng sẽ càng nhỏ. Theo bài ra thì mẫu thứ nhất là li-e, mẫu thứ hai là gỗ khô.
12.5: [tex]F_A = P[/tex] không đổi nên thể tích nước bị chiếm chỗ không đổi và mực nước trong bình không đổi
 
T

tuanbc1

ai giup minh bài nay với
Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng tại hai vị trí A và B cách nhau một quãng S. Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 20 giây khoảng cách giữa hai vật giảm 5m. Nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây khoảng cách giữa hai vật giảm đi 1m.
a/ Tìm vận tốc của mỗi vật.
b/ Tính khoảng cách AB giữa hai vật. Biết rằng nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 50 giây hai vật cách nhau 30m.
 
K

kienduc_vatli

ai giup minh bài nay với
Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng tại hai vị trí A và B cách nhau một quãng S. Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 20 giây khoảng cách giữa hai vật giảm 5m. Nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây khoảng cách giữa hai vật giảm đi 1m.
a/ Tìm vận tốc của mỗi vật.
b/ Tính khoảng cách AB giữa hai vật. Biết rằng nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 50 giây hai vật cách nhau 30m.

Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 20 giây khoảng cách giữa hai vật giảm 5m có nghĩa tổng vận tốc là 5/20=1/4 m/s

Nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây khoảng cách giữa hai vật giảm đi 1m.

Có nghĩa hiệu vận tốc là 1/10 m/s

Nên vận tốc xe lớn là (1/4+1/10):2=7/40 m/s

Vận tốc xe nhỏ hơn là: 1/4 – 7/40=3/40 m/s

Câu b thì chi hai trường hợp

Trường hợp 1 hai xe còn cách nhau 30 m

Trường hợp 2 hai xe đã gặp nhau và vượt qua nhau 30 m[
 
K

kienduc_vatli

Các bạn thông cảm nha, vì thời gian qua mình bị tai nạn giao thông nên không update cho topic.. Bây giờ topic này hoạt động trở lại... Sẽ thường xuyên cung cấp các chuyên đê vật lí 8 để các bạn ôn tập và học hỏi nhé!!! ủng hộ nha!!

Áp suất
1. Áp lực (F)
_ Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
2. Áp suất(p)
_Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
*Công thức
[tex]p=\frac{F}{s}[/tex]
+F: áp lực (N)
+s: điện tích bị ép ( mét vuông)
+p: áp suất (N/m vuông)

[tex]F=p.S[/tex]
[tex]S=\frac{F}{p}[/tex]

Đơn vị: Paxcan(Pa)
1Pa=1N/m vuông

*Tăng p
+giảm S tăng F
+Giữ nguyên F tăng S
+giữ nguyên S tăng F

*Giảm F
+Tăng S giảm F
+giữ nguyên F tăng S
+giữ nguyên S tăng F

3. Chú ý ( có thể áp dụng cả những bài tập về sau)
_Đổi đơn vị
a [tex] dm^2[/tex] = a.[tex] 10^{-2}[/tex][tex] m^2[/tex]
b [tex] cm^2[/tex] = b.[tex] 10^{-4}[/tex][tex]m^2[/tex]
c[tex] mm^2[/tex] = c.[tex] 10^{-6}[/tex][tex] m^2[/tex]

a [tex] dm^3[/tex] = a.[tex] 10^{-3}[/tex][tex] m^3[/tex]
b [tex] cm^3[/tex] = b.[tex] 10^{-6}[/tex][tex]m^2[/tex]
c[tex mm^3[/tex] = c.[tex] 10^{-9}[/tex][tex] m^2[/tex]

_Công thức tính diện tích hình chữ nhật
S = a.b (a: chiều dài; b: chiều rộng)
_Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
V = a.b.h (a: chiều dài; b: chiều rộng; h: chiều cao)
_P=10m
_P = d.V (d: trong lượng riêng của vật N/[tex] m^3[/tex]; V là thể tích của vật [tex]m^3[/tex])
_m=D.V ( D: khối lượng riêng kg/[tex] m^3[/tex])
_d=10.D
*Khi vật đặt trên mặt sàn nằm ngang thì áp lực mà vật tác dụng lên mặt sàn chính là trọng lượng của vật (F=P)




 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

ta cùng làm bài tập nhé!!!
Bài 1:Tính áp suất do ngón tay gây ra ấn lên cái kim, nếu sức ép bằng 3N và diện tích của mũi kim là [TEX]0,0003cm^2[/TEX]

Bài 2:Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 [TEX]cm^2[/TEX]. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

Bài 3:Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là [TEX]100 000 N/m^2.[/TEX] Tính diện tích tối thiểu của móng.
 
P

phuong_july


Bài 2:Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 [TEX]cm^2[/TEX]. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Áp suất của ghế tác dụng lên mặt đất:
$P=\frac{F}{S}=800000N/m^2$
\Rightarrow áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: $200000N/m^2$ ( do ghế có 4 chân)
Thêm bài đi Đức. :)
 
K

kienduc_vatli

thêm bài nữa nè
Bài 4.: Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là $1,6m^2$ hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là $136 000 N/m^3$ .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
bài 5:
Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là $200cm^2 $ ?
 
N

nom1

cách xác định độ đặc hay rỗng của 1 quả cầu khi biết khối lượng, thể tích và khối lượng riêng là làm như thế nào vậy
 
P

phuong_july

thêm bài nữa nè
bài 5:
Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là $200cm^2 $ ?
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang: $P_{xt}=\frac{F_{xt}}{S_{xt}}=226667(N/m^2$
Áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang:$P_{oto}=\frac{F_{oto}}{S_{oto}}=800000(N/m^2)$
\Rightarrow $P_{xt}<P_{oto}$
 
P

phuong_july

thêm bài nữa nè
Bài 4.: Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là $1,6m^2$ hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là $136 000 N/m^3$ .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là $76 cmHg$
$P = d.h = 136 000. 0,76 = 103 360 N/m^2$
Ta có $P = \frac{F}{S}$\Rightarrow $F$ $=P.S=165 376(N)$
Người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau.



 
K

kienduc_vatli

làm tiếp nha
1. Một cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thuỷ ngân có cùng khối lượng. Chiều cao tổng cọng của cột chất lỏng trong cốc là H = 20cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc. Biết KLR của nước; thuỷ ngân: D1 = 1g/cm3; D2 = 13,6g/cm3.
2.Một thỏi sáp có gắn một miếng sắt nhỏ. Ở trong không khí chúng có trọng lượng 1,5N, nếu nhúng hoàn toàn trong nước chúng có trọng lượng 0,4N. Tìm khối lượng miếng kim loại? Biết KLR của sắt; sáp; nước là: 9g/cm3 ; 0,9g/cm3 ; 1g/cm3.
 
T

thaolovely1412

làm tiếp nha
1. Một cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thuỷ ngân có cùng khối lượng. Chiều cao tổng cọng của cột chất lỏng trong cốc là H = 20cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc. Biết KLR của nước; thuỷ ngân: D1 = 1g/cm3; D2 = 13,6g/cm3.

Gọi[TEX] h_1[/TEX] và [TEX]h_2[/TEX] là độ cao của cột nước và cột thủy ngân trong ống
\Rightarrow [TEX]H = h_1+ h_2[/TEX] (1)
Vì khối lượng nước và thủy ngân bằng nhau
\Rightarrow[TEX] D_1h_1S= D_2h_2S [/TEX]
\Rightarrow [TEX]D_1h_1=D_2h_2[/TEX](2)
áp suất nước và thủy ngân lên đáy :
[TEX]P= 10(D_1h_1+D_2h_2) = 20 D_1h_1[/TEX](3)
Từ (1),(2), (3) \Rightarrow [TEX]P= \frac{20.1.13,6.10^6}{(1+13,6).10^3}.0,2=3726 N/m^2[/TEX]
 
Top Bottom