Vật lí $\color{Blue}{\fbox{Vật Lý 8}\text{Chuyên đề nâng cao - Giỏi hơn từng ngày}}$

K

kienduc_vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa: XIN MỜI MỌI NGƯỜI VÀO
*mục đích
topic này giúp máy bạn vận dụng những kiến thức cơ bản vào các bài tập nâng cao để tăng khả năng tư duy sáng tạo , giỏi vật lí hơn và tự tin khi làm bài khó. :khi (34):
*tham gia:
các bạn có thể tham gia mà không cần đăng ký :khi (175):
*nội dung:
mình sẽ cung cấp kiến thức cơ bản trước, sau đó mình đăng một số bài tập nâng cao theo chuyên đề. các bạn cùng giải và đưa đáp án lên. sau đó, mình sẽ đưa đáp án đúng lên để các bạn tự đánh giá mấy bạn... :khi (70):
BẠN NÀO TRẢ LỜI ĐÚNG SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 'THANK' :khi (86):

------------------RẤT MONG SỰ ỦNG HỘ CỦA MẤY BẠN-----------------------​
HỌC NGAY - LÀM NGAY- GIỎI HƠN MỖI NGÀY

GO ON....GO ON....... START.........
 
K

kienduc_vatli

Khởi động

:khi (69):
CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC​
A. KIẾN THỨC
- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. Chuyển động của một vật mang tính tương đối
- Chuyển động đều là chuyển động được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
- Công thức : v = S/ t
- Vận tốc trung bình: vtb = $ \frac{S_1+S_2+...+S_n}{t_1+t_2+...+t_n}$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Dạng 1: Bài toán cho nửa quãng đường đầu nửa quãng đường sau:

$S_1=S_2=\frac{S}{2}$

Bước 1: Thời gian vật đi nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường lần lượt là:

$ t1=\frac{S_1}{v_1}=\frac{S}{2.v_1}$

$t2=\frac{S_2}{v_2}=\frac{S}{2.v_2}$

$ t=\frac{S}{v}$ *

Bước 2:
Mặt khác:
$ t=t1+t2 =\frac{S}{2.v1}+\frac{S}{2.v2}= S(\frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2})$**

Từ * và ** \Rightarrow $\frac{S}{v}=S(\frac{1}{2.v1}=\frac{1}{2.v2})$

\Rightarrow $ \frac{1}{v}= \frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2}$

\Leftrightarrow $ \frac{1}{v}=\frac{v2}{2.v1.v2}+\frac{v1}{2.v1.v2}= \frac{v1+v2}{2.v1.v2}$

\Rightarrow $v=\frac{2.v1.v2}{v1+v2}$


2. Dạng 2: Bài toán cho biết nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau:

$ t1=t2=\frac{t}{2}$

Bước 1: Quãng đường đi trong nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau và cả quãng đường lần lượt là:

$S1=v1.t1=\frac{v1.t}{2}$

$S2=v2.t2=\frac{v2.t}{2}$

$ S=v.t$ #

Bước 2:

Mặt khác:

$ S=S1+S2=\frac{v1.t}{2}+\frac{v2.t}{2}=t(\frac{v1+v1}{2})$ ##

Từ # và ## \Rightarrow $ v.t=t(\frac{v1+v2}{2})$

\Rightarrow $ v=\frac{v1+v1}{2}$

3. Chú ý

$S=S_1+S_2+S_3+....+S_n$

$t=t_1+t_2+t_3+.....+t_n$

*P/s: Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài để tính.
1. Dạng 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau

Gọi khoảng cách giữa hai vật là AB

Bước 1: Quãng đường vật thứ nhất đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

Bước 2: Quãng đường vật thứ hai đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S2=v2.t2[/tex]

Bước 3: Vì hai vật chuyển động ngước chiều và gặp nhau, nên

[tex]S1+S2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1+v2.t2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1+v2)=AB[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{AB}{v1+v2}[/tex]

*Tổng quãng đường mỗi vật được bằng khoảng cách ban đầu
.

2. Dạng 2: Hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau


Gọi khoảng cách giữa hai vật là MN

Bước 1: Quãng đường mỗi vật đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

[tex]S2=v2.t[/tex]

Bước 2: Vì hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau:

\Leftrightarrow [tex]S1-S2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1-v2.t2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1-v2)=MN[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{MN}{v1-v2}[/tex]

*Hiệu quãng đường mỗi vật đi được bằng khoảng cách ban đầu.


3. Chú ý


_Bài toán yêu cầu đi tìm thời điểm gặp nhau, ta đi tìm t.

_t là khoảng thời gian mà mỗi vật đi được.

_Bài toán yêu cầu tìm vị trí gặp nhau, ta đi tìm S1 hoặc S2.


:khi (176)::khi (176):
 
K

kienduc_vatli

Bài tập chuyên đề 1

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 1:
1/ :Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B vận tốc 4 km/h. lúc 9 giờ một người đi xe đạp từ A đuổi theo vận tốc 12 km/h.
a) Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau?
b) Lúc mấy giờ họ cách nhau 2 km?

2/:Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8 km/h. Hãy tính vận tốc v2.

3/Lúc 7h một người đi xe đạp vận tốc 10km/h xuất phát từ A. đến 8h một người đi xe máy vận tốc 30km/h xuất phát từ A. đến 9 h một ô tô đi vận tốc 40 km/h xuất phát từ A. Tìm thời điểm và vị trí để 3 xe cách đều nhau ( họ đi cùng chiều)



CÁC BẠN GIẢI RỒI ĐĂNG LÊN ĐÂY. NẾU ĐÚNG THÌ ĐƯỢC THANK 'THANK'
 
Last edited by a moderator:
N

ngocbich74

Mình tham gia ủng hộ cho bạn nha !
1.Thời gian để người thứ 2 đuổi kịp người thứ nhất là :
2.4: (12-8)=2(h)
Thời điểm gặp nhau cách A :
2.12=24(km)
Thời điểm gặp nhau là :
2+9=11(h)
 
L

ly_252

Chào bạn!

Bài 1:
a. Khi hai người gặp nhau, ta có:
s1 = s2
\Leftrightarrow v1. t1 = v2.t2
\Leftrightarrow 4.t1 = 12.(t1-2)
........................\Rightarrow t1 = 3(h)
Thời điểm họ gặp nhau kể từ lúc người đi bộ xuất phát là: 7h + 3h = 10 (h)
Vị trí gặp nhau cách A là:
s1 = v1.t1 = 4.3 = 12(km)
b.
- TH1: khi hai người chưa gặp nhau:
s1' = s2' +2
\Leftrightarrow v1.t1' = v2.(t1'-2) + 2
\Leftrightarrow 4.t1' = 12.(t1'-2) + 2
.......\Rightarrow t1' = 2,75(h) = 2h 45 phút
Thời điểm họ còn cách nhau 2km là: 7h + 2h45' = 9h45'
- TH2: Người đi xe đạp đã vượt và cách người đi bộ 2km:
s2" = s1" +2
\Leftrightarrow v2. (t1"-2) = v1.t1" + 2
\Leftrightarrow 12.(t1"-2) = 4.t1" + 2
.............\Rightarrow t1" = 3,25 (h) = 3h 15 phút
Thời điểm họ đã cách nhau 2km là: 7h + 3h 15' = 10h 15'
Bài 2:
Ta có:
- t1 = s/2v1
- t2 = s/2v2
- vtb = s/(t1 + t2) = s/(s/2v1 + s/2v2)
\Leftrightarrow .................
\Leftrightarrow 8 = 2/(1/v1 +1/v2)
\Leftrightarrow1/4 = 1/v1 + 1/v2 = 1/12 +1/v2
\Rightarrow v2 = 6(km/h)
 
K

kienduc_vatli

vận động

:khi (188)::khi (188):
còn bạn giải nữa không?
ngày 20-10 mình sẽ đưa đáp án!!!!
 
K

kienduc_vatli

đáp án bt chuyên đề 1

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 1:
1/ :Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B vận tốc 4 km/h. lúc 9 giờ một người đi xe đạp từ A đuổi theo vận tốc 12 km/h.
a) Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau?
b) Lúc mấy giờ họ cách nhau 2 km?

2/:Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8 km/h. Hãy tính vận tốc v2.

3/Lúc 7h một người đi xe đạp vận tốc 10km/h xuất phát từ A. đến 8h một người đi xe máy vận tốc 30km/h xuất phát từ A. đến 9 h một ô tô đi vận tốc 40 km/h xuất phát từ A. Tìm thời điểm và vị trí để 3 xe cách đều nhau ( họ đi cùng chiều)



CÁC BẠN GIẢI RỒI ĐĂNG LÊN ĐÂY. NẾU ĐÚNG THÌ ĐƯỢC THANK 'THANK'

ĐÁP ÁN:
1/
.A_____M______B
a) Gọi thời gian gặp nhau là t (h) (t > 0)
ta có MB = 4t AB = 12t
Phương trình: 12t = 4t + 8 => t = 1 (h)
- Vị trí gặp nhau cách A là 12 (km)
b) * Khi chưa gặp người đi bộ.
Gọi thời gian lúc đó là t1 (h) ta có :
$ (v_1.t_1 + 8) - v_2.t_1 = 2 $
=> $ t_1 = 45 ph $
* Sau khi gặp nhau.
Gọi thời gian gặp nhau là t2 (h)
Ta có : $v_2.t_2 - ( v_1.t_2 + 8) = 2$
=> $ t_2 = 1h 15ph$
2/
$t_1= \frac{\frac{1}{2}S}{v_1}=\frac{S}{24}$
$t_2=\frac{\frac{1}{2}S}{v_2}=\frac{S}{2v_2}$
$v_{tb}=\frac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\frac{S}{\frac{S}{24}+\frac{S}{2v_2}}=8$
$=> v_2= 6 km/h$
3/
Gọi thời gian tính từ lúc ô tô đi là t (h)
Ta có PT : 30t + 30 - (10t + 20) = (10t + 20) - 40t => t = 1/5 (h) = 12 phút
- Khi đó : Xe máy cách A là 36 km
Xe đạp cách A là 22 km
Ô tô cách A là 8 km
(CÁC BẠN tự tìm thêm một đáp số nữa khi ôtô ở giữa xe đạp và xe máy)

:)>-:)>-:)>-:)>-


KHÔNG CÓ BẠN NÀO ĐÚNG CẢ. NÊN KO NHẬN ĐƯỢC 'THANK' CỦA MÌNH
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

Tiếp tục

Chuyên đề 2: Tính tương đối của chuyển động- công thức cộng vận tốc

I. Phương pháp giải

*Do chuyển động có tính tương đối-> vận tốc cũng có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc

1. Bài toán về vật chuyển động trên dòng sông.

A, Ca nô đi xuôi dòng

vx= v1+v2

+v1: vận tốc thực ca nô( vận tốc ca nô trong nước yên lặng, vận tốc ca nô đối với dòng
nước coi dòng nước đứng yên)

+v2: vận tốc dòng nước đối với bờ sông

+vx: vận tốc ca nô khi đi xuôi

b, CA nô đi ngược dòng

vc= v1-v2

+v1: như trên

+v2: như trên

+vc: vận tốc ca nô khi đi ngược dòng.

*Chú ý:

[tex] vx=\frac{S}{tx}[/tex]

[tex] vc=\frac{S}{tc}[/tex]

2. Bài toán về hai vật chuyển động đối với nhau

A, Hai vật chuyển động ngược chiều

_ v12= v1+v2

+v1: vận tốc xe 1 đối với mặt đường

+v2: vận tốc xe 2 đối với mặt đường

+v12: vận tốc xe 1 đối với xe2 (lấy xe 2 làm mốc, coi xe 2 đứng yên)

_v21=v2+v1

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: vận tốc xe 2 đối với xe 1( lấy xe 1 làm mốc)

b, Hai vật chuyển động cùng chiều

_v12= |v1-v2|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v12: như trên

_v21=|v2-v1|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: như trên

* Chú ý:

[tex] v12=\frac{S}{t12}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

Bài tập chuyên để 2

ủng hộ giùm mình đi, sao vắng thế!!!
:khi (15)::khi (15):
1/Một xuồng máy xuôi dòng từ A - B rồi ngược dòng từ B - A hết 2h 30ph
a) Tính khoảng cách AB biết vận tốc xuôi dòng là 18 km/h vận tốc ngược dòng là 12 km/h
b) Trước khi thuyền khởi hành 30ph có một chiếc bè trôi từ A. Tìm thời điểm và vị trí những lần thuyền gặp bè?
2/ Một cano chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2h và khi chạy ngược dòng từ B về A mất 3h. Nếu ca nô tắt máy để trôi theo dòng nước thì phải mất bao nhiêu thời gian để trôi từ A đến B ?
 
Last edited by a moderator:
H

hoamattroi_3520725127

1/Một xuồng máy xuôi dòng từ A - B rồi ngược dòng từ B - A hết 2h 30ph
a) Tính khoảng cách AB biết vận tốc xuôi dòng là 18 km/h vận tốc ngược dòng là 12 km/h
b) Trước khi thuyền khởi hành 30ph có một chiếc bè trôi từ A. Tìm thời điểm và vị trí những lần thuyền gặp bè?

a) Gọi độ dài A-->B là : S km (S > 0)

Theo đề ra, ta có phương trình :

$\dfrac{S}{18} + \dfrac{S}{12} = 2,5$

$\rightarrow S = 18$
 
K

kienduc_vatli

1.a) gọi thời gian xuôi dòng là t1 ngược dòng là t2 ( t1 ; t2 > 0)
ta có: $ \frac{AB}{v_1}+\frac{AB}{v_2}=2,5=> AB(\frac{1}{v_1}+\frac{1}{v_2})=2,5 => AB=18km$
v2 = v - vn ( ngược dòng )
 vn = 3 km
* Gặp nhau khi chuyển động cùng chiều ( Cách giải giống bài 1.1)
ĐS : Thuyền gặp bè sau 0,1 (h) tại điểm cách A là 1,8 (km)
* Gặp nhau khi chuyển động ngược chiều: (các bạn tự làm)
2.
ĐS: 1h 42 ph
 
M

maicarem1509

a) Ta có \[s= v.t => t=\frac{s}{v}\]\[\frac{s}{18} + \frac{s}{12} = 2,5\]\[=> \frac{2s}{36}+\frac{3s}{36}=2,5=>\frac{5s}{36}=2,5 => 5s=90=>s=18 km\]
b) Ta có \[v_{xuôi} = v + v_{nước} v_{ngược}=v- v_{nước} v_{xuôi} + v_{ngược}=(v + v_{nước}) + (v- v_{nước})= 30 => 2v=30 =>v=15 => v_{nước} = 3 km/h\]
Đi cùng chiều: Gọi thời gian gặp nhau là t.
Ta có AB là quãng đường s
M là điểm gặp nhau
Ta có \[MB=3t; AB= 18t\]
Ta có AB=MB+AM
=> \[18t= 3t+ (0.5*3)=>18t=3t+1,5=> 1,5= 18t - 3t=>t=0,1\]
Vị trí hai thuyền gặp nhau cách A: 18.0,1= 1,8km
Ngược chiều: Cách giải tương tự cùng chiều
Thời gian hai thuyền gặp nhau là \[\frac{1}{6} giờ\] và vị trí 2 thuyền gặp nhau cách B : \[12. \frac{1}{6} = 2 km\]
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

chuyên đề 3

CHỦ ĐỀ III : ÁP SUẤT, ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, ÁP SUẤT CHẤT KHÍ
BÌNH THÔNG NHAU. BÀI TẬP
I - Một số kiến thức cần nhớ.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức:
- Càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng lớn.
Công thức: $P = d.h$
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12 m thì cột thủy ngân giảm xuống 1mm Hg.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
- Trong máy ép dùng chất lỏng ta có công thức: $\frac{F}{f} =\frac{S}{s}$
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_vatli

Bài tập chuyên để 3

1.Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 300 000N/m2. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200cm2 khi lặn sâu 25m.
2.Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m3 .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
3.:Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2
 
M

maicarem1509

a) Độ sâu sâu nhất mà người đó có thể lặn:
\[p_{max}=d.h_{max}\]=>\[h_{max}=\frac{p_{max}}{d}=\frac{30000}{10000}=30m\]
b)Áp suất chất lọng khi lặn ở độ sâu 25m
\[p_{1}=d.h_{1}=10000.25=250000 N/m^{2}\]
Áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát :
\[p_{1}=\frac{F}{S}=> F= p_{1}.S=250000.0,02=5000N\]

 
K

kienduc_vatli


cùng làm đi các bạn ơi!!!
1.Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 300 000N/m2. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200cm2 khi lặn sâu 25m.
2.Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m3 .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
3.:Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2
 
Last edited by a moderator:
L

long307

mấy bạn giúp mình chút: bình thông nhau có 3 ống. bên trái đổ 20 cm dầu, bên phải đổ 10 cm nước, hỏi ống giữa mực dầu cao bao nhiêu khi mở van
 
P

phuong_july

câu 3 nhé



3.:Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2
Áp dụng công thức : $p=\frac{F}{S}$

Ta có: $p_{xt}= \frac{F{xt}}{S{xt}}=\frac{26000}{1,3}=20000$ (Pa)

$200cm^2=0,02m^2$

\Rightarrow $p_{ng}= \frac{F{ng}}{S{ng}}=\frac{450}{0,02}=22,500$ (Pa)

\Rightarrow $p_{ng}> p_{xt}$
cho tớ hỏi làm mấy bài này có phải tóm tắt đề bài ko
 
K

kienduc_vatli

Áp dụng công thức : $p=\frac{F}{S}$

Ta có: $p_{xt}= \frac{F{xt}}{S{xt}}=\frac{26000}{1,3}=20000$ (Pa)

$200cm^2=0,02m^2$

\Rightarrow $p_{ng}= \frac{F{ng}}{S{ng}}=\frac{450}{0,02}=22,500$ (Pa)

\Rightarrow $p_{ng}> p_{xt}$
cho tớ hỏi làm mấy bài này có phải tóm tắt đề bài ko
đối với các bài tập lí khi làm trên lớp thì phải tóm tắt ,chiếm 0,5->1đ
còn thi học sinh giỏi thì không cần
 
Top Bottom