Sử $\color{Blue}{\fbox{Sử 9}\bigstar\text{Ôn luyện sử 9}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
M

manh550

Câu 2 : 1. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam gồm các giai cấp :
A. Địa chủ phong kiến, nông dân.

B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. Tư sản, công nhân.

D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.


2.Giai cấp nông dân sau CTTG thứ nhất :
A.Bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân,phong kiến,tư sản người Việt.

B.Bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của CM.

C.Câu kết chặt chẽ về chính trị với thực dân Pháp.

D.Tất cả đều sai.
 
T

thanhcong1594

Câu 2 : 1. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam gồm các giai cấp :
A. Địa chủ phong kiến, nông dân.

B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. Tư sản, công nhân.

D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

2.Giai cấp nông dân sau CTTG thứ nhất :
A.Bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân,phong kiến,tư sản người Việt.

B.Bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của CM.

C.Câu kết chặt chẽ về chính trị với thực dân Pháp.

D.Tất cả đều sai.
 
T

trannrinn

3.Ngành công nghiệp Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ 2 ở Việt Nam :
A.Khai mỏ
B.Điện Lực
C.Chế Biến
D.Cơ khí
4.Giai cấp nào ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp,bóc lột nông dân?
A. Địa chủ phong kiến.
B. Công dân.
C.Tư sản dân tộc.
D.Tư sản mại bản.
 
T

thanhcong1594

3.Ngành công nghiệp Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ 2 ở Việt Nam :
A.Khai mỏ
B.Điện Lực
C.Chế Biến
D.Cơ khí
4.Giai cấp nào ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp,bóc lột nông dân?
A. Địa chủ phong kiến.
B. Công dân.
C.Tư sản dân tộc.
D.Tư sản mại bản.
 
T

trannrinn

5.Trong công nghiệp tư bản Pháp đầu tư vốn chủ yếu trồng cây gì?
A.Lúa

B.Cao su

C.Chè,thuốc lá

D.Cà phê.

6.Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc?
A.Chính sách "chia đề trị"

B.Lợi dụng bộ máy cường hào ở nông thôn

C.Chuyên chế triệt để

D.Chính sách văn hóa nô dịch

7.Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước,tham gia các phong trào yêu nước?
A.Địa chủ lớn

B.Địa chủ nhỏ

C.Địa chủ vừa

D.Địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 8: Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp có gì mới?
 
M

manh550

5.Trong công nghiệp tư bản Pháp đầu tư vốn chủ yếu trồng cây gì?
A.Lúa

B.Cao su

C.Chè,thuốc lá

D.Cà phê.

6.Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc?
A.Chính sách "chia đề trị"

B.Lợi dụng bộ máy cường hào ở nông thôn

C.Chuyên chế triệt để

D.Chính sách văn hóa nô dịch

7.Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước,tham gia các phong trào yêu nước?
A.Địa chủ lớn

B.Địa chủ nhỏ

C.Địa chủ vừa

D.Địa chủ vừa và nhỏ.
 
M

manh550

8.Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than), vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm 1930. Nhiều công ti cao su lớn ra đời : Công ti Đất Đỏ, Công ti Mi-sơ-lanh, Công ti Cây nhiệt đới v.v... Tư bản Pháp cũng chú trọng đến khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời : Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Tuyên Quang, Công ti than Đông Triều...Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định ; các nhà máy rượu Hà Nội, Nam Đinh, Hà Đông ; các nhà máy diêm Hà Nội, Hàm Rồng (Thanh Hoá), Bến Thủy (Vinh) ; nhà máy đường Tuy Hoà (Phú Yên); nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn...
 
T

trannrinn

Câu 8: Điểm mới trong chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân pháp là tăng cường đầu tư vốn,mở rộng sản xuất nhằm thu nhiều lợi nhuận.
 
T

trannrinn

Chúng ta cùng sang bài 15 : Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 
T

trannrinn

Câu 1: Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam?(5 điểm)
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Vấn đề then chốt và trước hết của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy là phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo, vì như Người nói: “Cách mạng Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công - nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin”(4). Được trang bị bởi lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cách mạng Việt Nam dâng lên mạnh mẽ. Công nhân đấu tranh liên tục, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị; từ đấu tranh tự phát tiến tới đấu tranh tự giác. Trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản ra đời, đẩy phong trào cách mạng nước ta lên một bước mới. Tuy nhiên, sự phân tán về tổ chức dẫn đến không thống nhất về tư tưởng và hành động. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Sự ra đời của Đảng là kết quả của sự vận động, phát triển cách mạng trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngay từ lúc ra đời, Đảng đã đề ra được đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên sau gần 70 năm dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, dân tộc Việt Nam có một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin lãnh đạo, chuẩn bị cho những thắng lợi và những bước nhảy vọt trong lịch sử dân tộc. Đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: “Chúng ta không được quên rằng, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười”(5).
chưa đúng.
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Cố gắng suy nghĩ nào,chỉ cần nêu ngắn gọn những sự kiện nào của thế giới và Nga trong khoảng thời gian này mà chúng liên quan trực tiếp tới cm Việt Nam là được nhé!
 
T

trannrinn

- Sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga
- Sự ra đời của quốc tế cộng sản tháng 3 năm 1919
- Hàng loạt đảng cộng sản ra đời như : ĐCS Pháp (1920),Trung Quốc(1921)
=> Thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
=>Ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng VN.
 
T

thanhcong1594

Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước. Càng về sau, phong trào của tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ phân đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng tư sản, có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản.

– Hoạt động của tư sản:

+ Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

+ Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.

+ Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, nhằm tranh thủ quần chúng.

– Ngoài ra còn có nhóm Nam phong và nhóm Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc Kì, mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.
+ 5
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Câu 3: Nêu các phong trào ,hoạt động của các tầng lớp tiểu tư sản tri thức .(5 điểm)
 
M

manh550

- Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam;
- Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
- Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).

+5
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu), tuy không thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên yêu nước.

+ Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ; thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ, Người nhà quê, Chuông rè, báo bằng tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo…). Một số nhà xuất bản như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế)…đã phát hành nhiều sách tiến bộ.

+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước. Càng về sau, phong trào của tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ phân đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng tư sản, có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản.
+5.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom