Sử $\color{Blue}{\fbox{Sử 9}\bigstar\text{Ôn luyện sử 9}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trannrinn

Chủ đề 2: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
từ năm 1945 đến những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 1: Tại sao có thế nói : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ”?(5 điểm)
 
Last edited by a moderator:
P

phamvananh9

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ Như thế :

* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

+3 ,vẫn thiếu nhé.=))
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á
là vì:
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở
rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ
chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ
chức thống nhất.
Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông
Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà
bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
 
T

trannrinn

Câu 2: Nêu sự khác nhau trong mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á và châu Phi với Mỹ La-tinh (10 điểm)
 
T

thanhcong1594

-Nhân dân châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.
-Khu vực Mỹ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
+10
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Kiến thức bổ sung : Nguyên nhân của sự khác nhau này là :
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á, châu Phi vẫn là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
của CNĐQ thực dân, mất độc lập, vì vậy mục tiêu đấu tranh là đánh đổ đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Còn các nước châu Mỹ La-tinh, ngay sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha thì lại dơi vào vòng lệ thuộc của đế quốc Mĩ, bị Mĩ biến thành "sân sau" và lệ thuộc vào các thế lực
đế quốc. Vì vậy mục tiêu đấu tranh là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và các thế lực đế quốc.
 
T

trannrinn

Câu 3: Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập vào thời gian nào? Việt Nam gia nhập tổ chức
này khi nào? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ? (10 điểm)
 
M

manh550

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967,Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995.
thời cơ
- thu hut vốn đầu tư nước ngoài
- tao công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trương mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế

Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt
- sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với 1 số nước trong khu vực như singapo, thái lan
- sự khác nhau về thể chế chính trị

+8
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Chú ý phần thách thức :
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước
trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt
nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc(vậy nên quan điểm hợp tác quốc tế hiện nay của nước ta là hòa nhập chứ không hòa tan)
 
T

trannrinn

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển của tổ
chức ASEAN? (5 điểm)
 
T

thanhcong1594

1/ Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:
Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
2/ Mục tiêu họat động :
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
3/ Nguyên tắc hoạt động:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
4/ Quá trình phát triển:
+ Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
+ Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
+ 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
+5
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Sự phát triển kinh tế Mĩ:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của
toàn thế giới:
+ Công nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật
cộng lại.
+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại,
độc quyền về vũ khí hạt nhân.
 
T

trannrinn

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến Mỹ phát triển được như vậy?(5 điểm)
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Do sau khi chiến tranh TG thứ 2 kết thúc Mĩ là nước nằm ở xa khu vực chiến tranh nên ko bị chiến tranh tàn phá và buôn bán vũ khí giúp Mĩ kiếm thêm tiền để có thể phát triển kt đất nước
P.s: đoán đại
 
T

thanhcong1594

Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm; 2 - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao ( các công ti độc quyền Mĩ là những công ti khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới); 3 - Nhờ quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí (thu được trên 50% tổng lợi nhuận hàng năm). Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá… cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác.
+4,5 cả 2 bài nhé.
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Chốt đáp án:
- Nguyên nhân:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng đông
sáng tạo.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời…
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đay là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển
kinh tế Mĩ.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao
động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi...
 
T

trannrinn

Thành tựu của Nhật Bản:
- Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách
"thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới
tư bản chủ nghĩa:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968
đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân
đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD)
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn hằng
năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%.
+ Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu
lương thực trong nước...
- Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế -
tài chính của thế giới.
 
T

trannrinn

Câu 2: Nêu nguyên nhân sự phát triển trên của Nhật.(5 điểm) .
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom