Sử $\color{Blue}{\fbox{Sử 9}\bigstar\text{Ôn luyện sử 9}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huutuanbc1234

+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu

+ Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ; thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ, Người nhà quê, Chuông rè, báo bằng tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo…).

+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926).
+5
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Nếu có nhiều người trả lời : người nộp sau sẽ bị trừ một điểm so với người nộp trước nếu câu trả lời của mỗi bạn giống nhau.
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

– 1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:

+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công thương tư nhân ở Bắc Kì và công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.

+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế.

+ Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng lập ở Sài Gòn.
– 1926 – 1929

+ Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. Thông qua những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh.

+ Trong hai năm 1926 – 1927, nổ ra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất là phong trào công nhân đồn điền.

+ Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.

+ Về tổ chức: Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở rộng. Công hội Nam Kì đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với phong trào công nhân Việt Nam.

+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy, nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế.

+5
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập.
Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê
(Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày
4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc
và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận
động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son.
Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm
việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1 1-1925 mới xong.
Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo.
Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị
thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba
Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt
đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

không rõ ràng và chưa đúng.:v
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập.
Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê
(Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày
4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc
và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận
động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son.
Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm
việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1 1-1925 mới xong.
Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo.
Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị
thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba
Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt
đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
 
T

thanhcong1594

- Tăng lương cho tất cả công nhân lên 20%.
- Phải gọi lại số thợ bị đuổi việc trong các cuộc đình công trước đây làm việc lại.
- Ngày lĩnh lương phải cho nghỉ trước nửa giờ như thường lệ.______________________________________________
 
T

trannrinn

Chưa có ai trả lời đúng câu này nên không ai có điểm.Câu trả lời đúng là:
-Các cuộc bãi công trước đó vì mục đích kinh tế,đòi quyền lợi trước mắt.
- Cuộc bãi công của cn Ba Son vì mục đích chính trị,ngăn cản tàu chiến Pháp trở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc,thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
 
T

trannrinn

Câu 1:
Lập niên biếu hoạt động của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1919-1925. (20 điểm)
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

1911:Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.

1919:Đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc Xai.

1920:Lần đầu đọc luận cương của Lê Nin, tham gia quốc tế 3, Đảng công sản Pháp.

1921:Sáng lập ra “hội liên hiệp thuộc địa”

1922: Chủ nhiệm (Kiêm chủ bút) tờ báo Người cùng khổ.

1923:Rời Pháp sang Liên Xô.

1924:Từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc)

1925:Thành lập “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”

+20
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Ngày 5-6-1911:Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.
1919:Đưa bản yêu sách đến hội nghị Vexsai của nhân dân An Nam
1920:, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
1921:Sáng lập ra “hội liên hiệp thuộc địa”
1922: Chủ nhiệm tờ báo ''Người cùng khổ.''
1923:Rời Pháp sang Liên Xô
1924:Từ Liên Xô về Trung Quốc
1925:Thành lập “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”

+19
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Bài 17:
Câu 1: Tên lúc mới thành lập của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?
A.Hội Phục Việt
B.Đảng thanh niên
C.Việt Nam nghĩa đoàn
D.Hội Hưng Nam
Câu 2 : Tên Tân Việt Cách mạng đảng có từ khỉ nào?
A.Năm 1922
B.Năm 1928
C.Năm 1925
D.Năm 1927
Câu 3: Khuynh hướng chính trị của Việt Nam quốc dân đảng là :
A.Quân chủ chuyên chế
B.Quân chủ lập hiến
C.Cách mạng dân chủ tư sản
D.Vô sản
Câu 4:Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu:
A.Hương Cảng
B.Quảng Châu (Trung Quốc)
C.Sài Gòn
D.Hà Nội.
CÂU 5: Ngày 25-12-1927 có sự kiện gì xảy ra?
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào khoảng thời gian nào?
(23 điểm)
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

Bài 17:
Câu 1: Tên lúc mới thành lập của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?
A.Hội Phục Việt
B.Đảng thanh niên
C.Việt Nam nghĩa đoàn
D.Hội Hưng Nam
Câu 2 : Tên Tân Việt Cách mạng đảng có từ khỉ nào?
A.Năm 1922
B.Năm 1928
C.Năm 1925
D.Năm 1927
Câu 3: Khuynh hướng chính trị của Việt Nam quốc dân đảng là :
A.Quân chủ chuyên chế
B.Quân chủ lập hiến
C.Cách mạng dân chủ tư sản
D.Vô sản
Câu 4::Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu:
A.Hương Cảng
B.Quảng Châu (Trung Quốc)
C.Sài Gòn
D.Hà Nội.
CÂU 5: Ngày 25-12-1927 có sự kiện gì xảy ra?
25-12-1927 :Việt Nam Quốc dân đảng ra đời tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội).
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào ngày 9-2-1930 và thất bại vào sáng 10 tháng 2 năm 1930.
+23
 
Last edited by a moderator:
H

huutuanbc1234

1:A
2 :B
3 :B
4 : D
5: Ngày 25-12-1927 có sự kiện gì xảy ra?
25-12-1927 :Việt Nam Quốc dân đảng ra đời tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội).
6: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào ngày 9-2-1930 và thất bại vào sáng 10 tháng 2 năm 1930.
+20
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

1.A
2.B
3.B
4.D
5. Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927)
6.Diễn ra vào 9-2-1930
+19
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Bài 18:
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến thành lập đảng CS VN?(10 điểm)
Câu 2: Nội dung,ý nghĩa của hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản? (10 điểm)
 
T

thanhcong1594

Câu 1:
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

+ Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

+ Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.

+ Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành việc Ðảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III.

- Quá trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam thông qua những bài viết đăng trên các báo Người cùng khổ (le Paria), Nhân đạo (L’Humanite), Đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”. Từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

+ Từ năm 1925 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam.

+ Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh

- Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng diễn ra rất sớm. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của 2500 công nhân nhà máy sợi Nam Định (30/2/1925) đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giãn đuổi thợ…

Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919 - 1925 đã có những bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.

- Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

+ Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyêt định thành lập Đông Dương cộng sản đảng.

+ Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng.

+ Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 2
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ
- Hội nghị thảo luận và nhất trí việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN
- Ban Chấp hành trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 ủy viên
- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, tổ chức này gia nhập Đảng CSVN
Sau này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
c, Ý nghĩa:
Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng
+5,quá nhiều ý k cần thiết,cần đọc kĩ đề.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom