Nguyên nhân:
Lê Chiêu Thống sau khi chạy khỏi Thăng Long bèn sai người sang Trung Quốc cầu xin quân Thanh sang cứu viện. Vua Càn Long vốn có dã tâm thôn tính nước ta, nên nhân cơ hội này bèn cử ngay Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy binh mã bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, tất cả 29 vạn quân tiến vào xâm chiếm nước ta. Ngày 28 tháng 10 năm Mậu Thân (1788), quân Tôn Sĩ Nghị từ Quảng Châu xuất phát và 20 tháng 11 thì đến Thăng Long.
Diễn biến:
- Quân Tây Sơn ở Bắc Hà, theo chủ trương của Ngô Thì Nhậm, đã tạm thời rút lui về Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình) để bảo toàn lực lượng và cấp báo cho Nguyễn Huệ.
- Quân Thanh kéo vào chiếm thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị sai bắc cầu phao qua sông Nhị Hà ở Bồ Đề, rồi cho quân lính đóng đồn ở những bãi cát ven sông. Lê Chiêu Thống mời Nghị vào trong điện Kính Thiên, nhưng Nghị e ngại bị bao vây nên đóng bản doanh ở Tây Long cung.
- Ngày 29 cùng tháng (tức 26-12-1788) đại quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, đóng ở đấy mươi ngày để tuyển thêm lính. Vài ngày sau, số quân của Quang Trung đã có đến hơn 10 vạn người. Sau đó, thẳng tiến ra Thanh Hóa. Ngày 20 tháng 12 Mậu Thân (15-01-1789), đại quân đến chân đèo Tam Điệp. Tại đây sau khi nghiên cứu rà soát lại tình hình, Quang Trung quyết định xong phương án tác chiến. Đại quân chia làm năm đạo tiến ra Bắc Hà.
- Đạo chủ lực do đích thân nhà vua chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự chủ yếu của giặc ở phía nam Thăng Long. Đạo thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy, đi theo đường Sơn Minh ra phục ở Đại Áng để phối hợp với đạo quân chủ lực. Đạo thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy đi theo đường Chương Đức, rẽ sang Nhân Mục để tiến công cánh quân Sầm Nghi Đống đóng ở vùng Khương Thượng. Còn hai đạo sau thì tiến theo đường biển. Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy có nhiệm vụ tiến vào Lục Đầu Giang tìm diệt đám quân của Lê Chiêu Thống hoạt động ở vùng Hải Dương, sau đó tiến thẳng về Thăng Long tiếp ứng cho đạo quân khác. Đạo thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy cũng vào Lục Đâu Giang nhưng triển khai lên vùng Phượng Nhỡn, Lạng Giang để chặn đường rút lui của quân Thanh. Vua Quang Trung cho tướng sĩ ăn Tết trước vào sáng ngày 30 rồi nửa đêm hôm đó, đúng lúc giao thừa, cả năm đạo quân lên đường vào chiến dịch.
- Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình), đánh tan quân của Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa
- Đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi bị hạ
- Tôn Sĩ Nghị sợ hãi đến tột đỉnh, đến nỗi giáp không mặc, ngựa không đóng yên, vội vàng vượt câu phao tháo chạy, quên cả ấn tín và các thứ chiếu chỉ thủ bút của vua Thanh. Quân lính Thanh thì như rắn mất đầu tranh nhau tìm lối thoát thân. Sợ bọn này quá đông gây khó khăn cản trở cho con đương rút chạy nên Tôn Sĩ Nghị nhẫn tâm ra lệnh chặt cầu phao. Thế là hàng vạn quân Thanh bị chủ tướng của chúng ném xuống lòng sâu sông Hồng.
Kết quả:
- Kháng chiến chống Thanh toàn thắng
+15