$\color{blue}{\fbox{Những câu truyện cảm động}\bigstar\text{về tình mẹ cha}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hobaoanh123

Túi gạo của mẹ

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

- Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

- Nhận vào.

Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

~*~

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

~*~

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

T%C3%BAi-g%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-m%E1%BA%B9-300x300.jpg
gười mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

T%C3%BAi-g%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-m%E1%BA%B9-2-300x200.jpg


Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi ! Mẹ của con…

Webcamdong.com sưu tầm
 
H

hobaoanh123

Một lần con hiểu mẹ

Từ bao giờ, như một thói quen ăn sâu tận trong tâm thức, Nó rất ghét, ghét cay ghét đắng bà mẹ kế, người đàn bà tật nguyền suốt đời phải ngồi trên chiếc xe lăng, đã thế bà ta lại bị bỏng nặng, khuôn mặt đỏ ửng hằn những vết sẹo loang lỗ hệt như 1 cương thi, chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ sợ mất hồn.
Vì ghét bà ấy, nó ghét lây sang Ba nó, nó nghĩ hoài, nghĩ mãi. Không hiểu bà ta bỏ bùa mê thuốc lú gì mà ba nó lại rước gánh nặng ấy về. Thà nuôi 1 con Chó giữ nhà còn có ích hơn. Đời này thiếu gì đàn bà để Ba nó phải làm như vậy, khiến nó xấu hổ đến nỗi chưa bao giờ dám dẫn bạn về nhà.
Thế nhưng cuộc đời đúng là tréo nghoe, trêu ngươi con người, Nó càng ghét Bà ấy chừng nào thì bà ấy càng thương nó chừng ấy, bà ấy càng thương Nó thì Ba Nó càng thương bà ta nhiều hơn. Hài không tả nỗi vì gia đình nhà nó.
Hồi còn nhỏ tính nó đã tinh nghịch, phá phách, lại háu thắng, 1 lần đánh nhau với thằng nhóc con nhà hàng xóm tơi bời hoa lá cải, nguyên do chỉ vì thằng kia trêu Nó có bà mẹ dễ thương, xinh đẹp. Nỗi uất ức bao ngày qua cố kìm nén nay được nhỏ kia khơi dậy. Nó bươm thằng kia tăm tối mặt mày, sứt đầu mẽ trán đến nỗi cha mẹ nhận không ra, ông hàng xóm dẫn con sang tận nhà mắng vốn luôn cả Ba nó, bảo rằng ông không biết dạy con. Kết quả là nó bị ba ” dạy” cho trận đòn thừa sống thiếu chết. Lúc ấy Mẹ kế còn đi được nhưng khó khăn lắm, phải lê lết, chống nạn. Thấy ông giận dữ ước chừng có thể vồ lấy nó ăn tươi nuốt sống, bà nhoài người đưa thân ôm nó đỡ trận đòn roi. Nào ngờ không những không chút cảm kích biết ơn, nó dùng chút sức lực yếu ớt còn lại vùng vẫy, xô bà lăn nhoài xuống đất.
” Bà khỏi giả nhân giả nghĩa trước mặt Ba tôi đi, thấy tôi bị vậy bà vui lắm chứ gì. Bà cướp ba khỏi tay Mẹ tôi, khiến mẹ tôi chết, khiến gia đình tôi tan cửa nát nhà. Vậy chưa đủ sao. Bà còn muốn gì nữa, nhìn lại bà coi, người không ra người, ma chẳng ra ma, bà đi chết đi”. Nó nói không chớp mắt như lập trình sẵn, đôi mắt đỏ ngầu hằn sâu tia lửa hận. Suy nghĩ của 1 thằng nhóc con mấy lớn khiến Ba nó và bà vô cùng ngạc nhiên. Bà hoàn toàn nín lặng.
Đồ trời đánh… Ba nó thét lên
Anh đừng nói con như vậy mà, Nó còn nhỏ chưa hiểu gì đâu ….bà đỡ lời, nước mắt rơi hối hả.
Ông càng đánh nó càng im lặng, mặt cứ nhơn nhơn như thể trêu ngươi, chọc tức 2 người.
Thời gian trôi nhanh, nó ngày càng lớn dần theo năm tháng, tiếp nối nỗi hận thù với bà cũng tăng dần đều theo tỉ lệ thuận.
Về phần bà, bị hoại tử đến nỗi liệt cả 2 chân, không thể đi được. Người người thấy Bà ai cũng đau lòng, thương xót. Nó thì cười, cho đó là điều tất nhiên, là quả báo.
Rồi Nó học đại học, họa hoằn lắm tết nhất mới miễn cưỡng mò về nhà, vì gặp bà, thấy mặt bà nó lại chướng tai gai mắt, khó ưa.
Giữa kỳ 1 năm 2.
Đang cắm bút ôn bài thi giữa học kỳ, gần 12h đêm nó nhận được điện thoại của Ba nó.
Alo?
Con hả? Đến bệnh viện với Ba gấp, Mẹ con bệnh nặng lắm, phải chuyển tuyến lên thành phố… Ba nó nói trong gấp gáp.
Dạ, Ba thông cảm, giờ con bận học thi rồi Ba ơi, không đi được đâu.. Nó nói chống chế nhưng trong lòng mừng rơn, Bà đâu phải Mẹ tôi đâu, đáng lắm.
Không đi được hả con?
Dạ….
Cứu người hơn cứu hoả, biết Nó chẳng giúp được gì nên Ba nó đành tặc lưỡi cúp máy.
3 ngày sau…
Con nghe Ba…?
Mẹ con mất rồi. Ba đang làm thủ tục với bệnh viện đưa Mẹ về quê an nghỉ. Con về nhà ngay nhé.
Ngày mai con thi Ba ơi, lý do quá chính đáng mà. Nó lại đưa ra lý do, có lẽ lương tâm nó bị quỷ cướp mất rồi, nếu còn là con người, nó có thể xin nghĩ rồi mai mốt thi lại cũng được, chí ít cũng một lời chua xót với người đã khuất chứ.
Cuối cùng cũng thi xong, lần này Nó bỗng háo hức muốn về nhà kì lạ.
Trái với vẻ âu sầu, buồn bã qua từng lời của Ba nó mỗi lần nói chuyện với Nó qua điện thoại là sự tươi cười vui vẻ, yêu đời của Nó hiện giờ.
Bắt xe đò về nhà, nhìn lên bàn thờ Nó thập phần ngạc nhiên, kế bên tấm ảnh mẹ ruột nó là bức chân dung một người phụ nữ, so với Mẹ nó thì người kia nhìn trẻ, đẹp hơn gấp bội phần.
Chứ ảnh Mẹ kế đâu mà Ba chưng tấm hình này? Nó hỏi
Đó… Mẹ con đó
Hả? Nó há hốc mồm, mắt trợn tròn.
Chuyện dài lắm, con thắp nhan cho Mẹ rồi đi tắm rửa…
Để con tắm rửa rồi thắp sau cũng được mà Ba… Nó chống chế, vẫn còn hận bà ấy nhiều đến vậy, ngay cả 1 nén nhan với người đã khuất cũng nỡ lòng tính toán.
Thôi được rồi, con ngồi xuống đây Ba kể con nghe chuyện này, đừng bắt Ba phải nói., Ba chỉ Nó ngồi xuống ghế đối diện với vẻ mặt nghiêm nghị.
Chuyện gì vậy Ba?
Thì con cứ ngồi xuống đi..
Dạ, con nghe nè… Nó nói sau khi đã ngồi hẳn xuống ghế.
Con hận Mẹ lắm phải không?
Dạ không, sao Ba nghĩ vậy? Mẹ nào ở đây, Nó thầm nghĩ.
Đừng dấu diếm làm gì. Dối lòng cũng chẳng được chi. Thà con cứ nói ra hết những gì mình nghĩ đôi khi lại hay hơn. Mình đều là đàn ông mà.
???? Nó ngơ ngác.
Từ đầu tới cuối đừng nghĩ con làm vậy là con đúng. Nhầm rồi, nhầm to rồi con ạ. Tất cả chỉ con có lỗi, con sai, sai hoàn toàn và người con suốt đời phải mang ơn chính là người đang ngồi trên bàn thờ kia đang nhìn con mà không phải mẹ ruột con.
Con không hiểu ý Ba muốn nói gì ?
Con nghe Ba kể nè..
Dạ….??? Nó bắt đầu thấy hồi hộp lẫn tò mò về điều Ba nó sắp nói ra. Ba nó từ từ, chậm rãi kể.
Ngôi nhà mình đang sống thực ra là nhà của Mẹ kế con, mạng sống của con là do bà ấy cứu..
Là sao Ba?
Ngày xưa Ba với Mẹ ruột con yêu nhau thắm thiết, cưới nhau tuy nghèo nhưng vô cùng hạnh phúc. Khi con hơn 1 tuổi bỗng Mẹ con thay lòng đổi dạ, không chịu nỗi cuộc sống cơ cực nên bỏ mặc Ba con mình theo người đàn ông khác, một lần Mẹ con đi với người kia thì cả 2 cùng bị tai nạn rồi qua đời. Ba vẫn mang danh nghĩa là chồng của Mẹ con nên phải làm tròn trách nhiệm của 1 người chồng, người cha lo phần hương hoả.
Ngày Mẹ con mất Ba sống tưởng như đã chết, dẫu rằng Mẹ không còn thương nhưng Ba vẫn yêu mẹ con nhiều lắm, đầu óc lúc nào cũng bần thần, vô định. Cảm giác đó con chưa nhắm nên chưa hiểu được đâu.
Quãng thời gian ấy, để tìm quên nỗi nhớ của người chồng mất vợ, nỗi đau vì bị vợ cắm sừng cùng những lời bàn tán, dị nghị của người đời, lúc Mẹ bỏ Ba con mình, con cứ khóc hoài khi đêm khuya khát sữa giật mình tỉnh giấc lần tìm hơi mẹ, Ba chỉ biết ngập trong cơn say của rượu.
Một ngày nọ con lên cơn sốt phải nằm viện cả tháng trời, Mẹ kế con lúc ấy là một y tá xinh đẹp mặn mà, nhiều người thầm thương trộm nhớ muốn kết tóc xe duyên nhưng Bà chưa chịu. Thấy con thông minh, dễ thương, nhìn Ba cực khổ bỏ công bỏ việc chăm lo cho con nên Bà đem lòng thương cảm. Ngày ngày Bà ấy giúp Ba săn sóc Con, tới khi con về nhà điều trị, hôm nào Bà cũng qua thăm hỏi, thuốc men.
Rồi Ba và Bà ấy có cảm tình với nhau, yêu nhau lúc nào không hay.
Khi gia đình bên ấy biết chuyện thì ra sức cấm cản, thứ nhất do gia đình mình nghèo, thứ 2 Ba đã qua 1 đời vợ, thứ 3 nữa là vợ chết, họ sợ Bà ấy quen Ba rồi sẽ nhận lại kết cục của Mẹ con.
Ba cũng suy nghĩ nhiều lắm. Sợ đi thêm bước nữa sau này con riêng con chung con chồng con vợ về sau con sẽ chịu khổ, Ba đã nhiều lần buông tay, nhưng Bà không chịu, vẫn 1 lòng với Ba, nhìn cách Bà ấy yêu thương Con như con ruột ba tin tưởng, không thể kìm lòng.
Một lần con hiểu
Một lần con hiểu
Mẹ với Ba cưới nhau mà không hoa không đèn, không mâm cao cổ đầy. Không bạn bè, bà con hai họ. Thiệt thòi lắm.
Nói đến đây mắt ông chớm đỏ, giọng ông khuất nghẹn như khựng lại.
Thế thì có liên quan gì tới con hả Ba?
Mẹ chấp nhận từ bỏ công việc về ở với Ba Con mình trong ngôi nhà ván đơn sơ lụp xụp ngày trước Ba với Mẹ con từng sống. Từ một tiểu thư đài cát, danh gia vọng tộc, ngập trong nhung lụa gấm vàng, nay phải thay đổi bản thân sống cùng Ba Con mình trong cơn cơ cùng bĩ cực.
Hôm ấy Ba có việc ra ngoài, Con nghịch ngợm, mãi chơi làm đổ cây đèn dầu, gặp tiết trời mùa hè hanh khô, cộng thêm nhà ván dễ bắt lữa, lúc Ba về tới nơi thì hoảng hồn nghe mọi người hô hoán, tìm cách dập lữa. Trong nhà lúc ấy chỉ có 2 Mẹ con. Mẹ vừa thoát ra ngoài sân đã hỏi …
Con mình đâu?
Chỉ kịp nghe Con còn ở trong Bà đã chạy ngược vào.
Khi Mẹ bế con ra khỏi nhà lúc ấy con đã bất tỉnh vì ngạt khói, nhờ Mẹ dùng trọn thân mình che chở con mới thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, mặc cho người Mẹ lúc ấy bắt lữa phừng phực như một ngọn đuốc sống.
Nhờ đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời nên giữ được tính mạng nhưng khuôn mặt, hai chân Mẹ bỏng hoàn toàn.
Trong cơn mê sản Bà ấy vẫn cứ gọi tên con thống thiết.
Anh ơi, con sao rồi,…con sao rồi… Anh ơi? Lửa to lắm, nóng lắm… cứu… Cứu… Con ơi… Con đâu rồi con ơi, nghe tiếng Mẹ không con, con ở đâu sau không nói gì hết vậy… Hic… Cứu con Tôi với… Làm ơn đi mà… Đừng để con Tôi chết.. Tôi quỳ, tôi vang, tôi lạy mọi người.. Dập lửa nhanh dùm đi….dập lửa nhanh đi mà… Con ơi… Chết con Tôi rồi… Con ơi… Con… Làm ơn đi mà… Cứu dùm con Tôi đi mà… Con ơi… Con… Con…
Lúc tỉnh dậy câu đầu tiên bà ấy hỏi..
Con sao rồi anh?
Khi biết con không sao, vẫn an toàn Mẹ mới thở hắt thật nhẹ mĩm cười..
Vậy là con mình không sao rồi, tốt rồi, tốt rồi, khồn sao cả là tốt rồi.
Cảm giác 2 chân không cử động được, đông cứng như tê liệt, khuôn mặt đau đớn vì vết bỏng chưa khô còn loang lỗ máu, ran rát vì những vết khâu chằn chịt. Giọt nước mắt khẽ lăn nhưng sau đó là nụ cười trìu mến. Mẹ cũng vừa biết bà đã mất đi em con, hình hài nhỏ bé trong bụng nhưng vẫn thản nhiên.
Em ổn chứ??? Ba hỏi
Dù có chết thêm một lần nữa vì con em vẫn vui anh à.
Ngày ra viện, gia đình Bà ấy hận Ba Con mình lắm, nhưng vì thương Mẹ nên đã tạo điều kiện, cho nhà để Ba, Con, Mẹ con về sống. Hi vọng Cha con mình chăm lo bà ấy như chuộc lại lỗi lầm. Nhưng con trước giờ thì?
Sao Ba Mẹ không nói cho con Biết? Từ Mẹ lần đầu được phát âm rõ chữ tròn vầng đúng ngữ điệu ngữ âm mấp máy trên môi Nó.
Mẹ bắt Ba hứa không nói cho Con biết.
Sao Mẹ lại làm thế với Con hả Ba…?. Nước mắt Nó đã rơi.
Nhãn quan của 1 người Mẹ mách bảo cho Bà ấy biết, con là 1 thằng yêu rất đậm mà hận ai đó cũng rất sâu. Thà cứ để con hiểu lầm còn hơi để con biết sự thật, chắc chắn hình tượng Mẹ ruột trong lòng con sẽ phôi phai, và trọn suốt đời Con sẽ hối hận, cảm thấy có lỗi vì những gì Con gây ra khiến Bà phải hứng chịu. Lúc nào Bà ấy cũng hi sinh bản thân mình vì Con.
Ba hối hận vì từ đầu đã không đủ dũng cảm nói ra sự thật. Để đến khi Bà ấy nằm viện, sắp sửa lìa đời cứ muốn gặp con 1 lần nói lời xin lỗi vì những hiểu lầm, khuất mắt trong lòng con, để sự thật mãi mang theo chốn mồ sâu đất lạnh rồi nhắm mắt quên hết mọi khổ đau.
Ông từ từ đi lại tủ quần áo lấy ra 1 chiếc áo len.
Cái áo này lúc gần mất Mẹ đã tự tay đan cho Con, còn dặn dò Ba nhắn với Con là trời chuẩn bị vào đông lạnh lắm, chỉ mang áo khoác ngoài sẽ không đủ ấm, Con sức khoẻ yếu rất dễ cảm lạnh. Ra đường phải mặc vào. Ông đưa tận tay Nó rồi đập vào ngực Nó thì thầm
Ba đã không muốn nói, sao con bắt Ba phải vậy…
Nó đứng yên bất động, từng giọt nước mắt lại tuôn trào hối hả. Trong cơn nghẹn đắng, lần đâu tiên sau nhiều năm Nó gào to thật to.
… Mẹ…. Con xin lỗi.
(nguồn: Namttc – Internet)
 
H

hobaoanh123

Chút sức lực cuối cùng của người mẹ

Triệu Xảo Vân đã bắt đầu bước vào cái tuổi nhớ nhớ quên quên. Vừa cầm cái quạt nan trong tay, rồi đi thu vội cái chăn đang phơi trong sân thế mà lại không thể nhớ nổi để quạt ở đâu. Thậm chí bà chẳng thể nhớ hết tên 10 đứa con mình. Năm nay bà đã 87 tuổi, đã bước vào chặng đường của cuộc đời, bắt đầu “lẫn rồi, già rồi”.
Nhưng có một suy nghĩ vẫn luôn rõ nét trong tâm trí bà - bà luôn nhớ con trai mình

Tháng 6, bà nhận được một bức thư từ trại giam Chu Khẩu. Hàng xóm phải hét đúng 10 lần vào tai bà lão không biết chữ lại ngễnh ngãng mới làm bà hiểu rằng, người con trai lớn năm nay 65 tuổi của bà bị bắt vào tù vì tội trộm cắp.
Đây là lần thứ ba người con trai lớn của bà bị đi tù nên bà cũng không quá ngạc nhiên. Thằng Bửu (tên gọi ở nhà của người con trai lớn) từ bé đã không chịu học hành. "Nhưng con ngoan hay con hư thì đều là con của tôi”. Bà nói chuyện với người trong làng.

Vì không biết con trai ở trong tù ăn ở như thế nào, có được ăn no, mặc ấm không nên bà quyết định vào thăm “thằng Bưu”. Bà cũng không hề biết quãng đường từ nhà mà đến trại giam Chu Khẩu là bao xa, phải đi qua mấy con cầu, đi qua mấy ngôi làng, bao nhiêu huyện. Bà chỉ biết là bà phải đi thăm ““thằng Bưu”.
Đợi khi con gà mái đẻ được 8 quả trứng, bà quyết định lên đường. Bà không nói cho bất kỳ ai là bà sẽ đi xa, kể cả người con út đang sống ở gần đấy. Trước khi đi một ngày, bà đã đích thân làm mấy cái bánh bao, đổi thóc lấy 2 quả dưa hấu, còn gói thêm 4 cái bánh, bà cho tất vào một cái túi tự đan.
Ngày 10 tháng 7, trời vừa tờ mờ sáng, Triệu Xảo Vân đã chuẩn bị xuất phát. Bà đem theo gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm được, tổng cộng là 85 đồng. Vắt túi sau lưng, bà bắt đầu khởi hành. Bà định sẽ đi bộ đến trại giam vì chẳng nỡ vừa ra khỏi nhà đã phải đến tiêu tiền, “Già rồi, chẳng kiếm ra tiền, một đồng cũng to như cái cối xay.” Bà cứ tự lầm bầm như vậy

Chu vi quanh vùng mấy chục dặm bà rõ lắm. Hồi còn trẻ, bà đã đi ăn xin khắp vùng này. Nhưng sau khi ra khỏi mảnh đất này, bà đã bị lạc đường, chỉ còn cách cầm bức thư của trại giam đi hỏi khắp nơi, hỏi người mở quán bên đường, hỏi bác nông dân trồng đậu trên ruộng, thỉnh thoảng lại chặn đầu anh thanh niên đang đi xe đạp. Bà cứ thế đi, đi mãi, đến lúc đói thì lấy bánh bao trong túi vừa đi vừa gặm. Khát thì xin ít nước của người đi đường. Bà cứ vần mãi hai quả dưa hấu mà chẳng nỡ ăn, “Đây là để phần con”.
Trời ngày một nóng, áo bà đã ướt đẫm mồ hồi, ướt hết cả gấu quần đang xắn lên gần đầu gối, làm bà mấy lần suýt bị ngã. Chân không đi tất bị ướt hết cả giày, vừa bước đi lại có tiếng “lép nhép”. Chiếc túi như tấm vải che mưa dính chặt trên lưng bà, nó ngày càng trở lên nặng hơn. Bà phải tìm gốc cây nào ngồi tựa vào đó, tháo giày ra rồi đặt người xuống cho vững mà nghỉ hết lần này đến lần khác. Nhưng bà rất biết cách kiềm chế bản thân, nghỉ chưa được bao lâu lại đứng lên vì bà sợ “ngồi lâu quá, chân mềm ta chẳng đứng dậy được”. Mồ hôi ra đầy người làm toàn thân ngứa ngáy, bà phải cọ cọ người vào thân cây cho đỡ ngứa.
Bà muốn đi thăm “thằng Bửu”, đây là một trong 4 người con còn sống của bà trong số tất cả 10 người, cũng là người chưa từng bị bà đánh bao giờ. Ở trong làng có thể nhìn thấy môt bà mẹ hơn 80 tuổi cầm gậy trên tay đuổi đánh con trai 60 tuổi. Mấy năm trước con trai lớn của bà thường xuyên không về nhà. Anh ta có về một lần đưa tiền, đưa quà cho mẹ. Nhưng người làm mẹ đã vứt ngay số tiền ấy xuống đất, bà nói tiền ấy không trong sạch. “Mẹ chẳng cần gì cả, mẹ chỉ muốn con là người tốt!” Người mẹ ấy đã khuyên con hết nước hết cái.
Bà lại tiếp tục lên đường. Đi bộ cũng được thời gian dài. Bắp chân cứ cứng hết cả lên, “nó cứ đau nhói”. Bà lê đừng bước đến Tây Hoa Doanh. Bà bắt đầu cảm thấy không gắng gượng được nữa. Nhìn chặng đường dài từ Tây Hóa Doanh đến huyện thành Tây Hoa trước mắt, bà do dự một lúc, cuối cùng đã lên một chiếc xe. Bà phải tiêu 5 đồng vì thế.
5 đồng này giúp bà rút ngắn được 40 dặm đi bộ. Nhưng may là từ huyện Tây Hoa đến trại giam chỉ còn một đoạn đường nữa, xe ôm ra giá 10 đồng. “Đắt như dọa người”. Bà lẩm bẩm, lại bắt đầu cố gắng đi về phía trước.
Cuối cùng cách trại giam không xa có hai cô gái tốt bụng đèo xe máy đưa bà đến nơi cần đến. Từ nhà bà đến trại giam khoảng 110 dặm thì bà đi bộ đến 70 dặm.

Khi Triệu Xảo Vân vất vả mãi mới đến được trại giam thì thời gian thăm phạm nhân vào buổi chiều chưa tới. Bà ngồi đợi ở cửa. Dường như cả đời này bà đều phải chờ đợi người con trai này. Anh ta lúc nào cũng phiêu bạt bên ngoài, rất ít khi về nhà. Cứ khi mùa xuân về, bà lại đau khổ chờ anh ta. Bà vẫn còn nhớ bữa thịt cuối cùng là vào ngày 30 tết năm ngoái, hồi ấy bà cùng làm bánh chẻo với người con trai cả.
Lần này bà lại phải đợi con trai. Khi bà được dẫn vào nơi thăm tù, bị ngăn cách bởi hai lớp kính bà đã nhìn thấy “thằng Bửu” của bà.
Chưa kịp mở lời, nước mắt đã rơi từ hai gò má hằn đầy nếp nhăn của người mẹ. Người thân và phạm nhân chỉ được nói chuyện qua điện thoại qua lớp cửa kính. Tai bà ngễnh ngãng, không nghe rõ trong điện thoại nói gì, chỉ gọi được mỗi câu “Bửu con”, vừa gọi vừa ra hiệu, cuống quít đến khóc ra tiếng.
Người con trai biết mẹ đi bộ gần trăm dặm đến thăm, khóc gào thảm thiết . Anh chạm mặt và tay lên tấm cửa kính, Triệu Xảo Vân bị ngăn cách bởi tấm kính ấy, ra sức vuốt ve con trai.
Nhưng thời gian trôi qua quá nhanh. Theo quy định, thời gian người nhà thăm phạm nhân không được quá 30 phút, trong trại không được phép nhận đồ mang từ ngoài vào. Thế rồi Triệu Xảo Vân đưa hết tất cả số tiền của mình cho con trai, còn mình lại vác cái túi có 2 quả dưa, mấy cái bánh bao và đôi quả trứng gà lên đường về nhà.
8 năm trước, một cơn mưa lớn đã làm hỏng căn nhà bằng đất bà đã ở trong đó 30 năm, ba gian nhà thì bị đánh sập mất hơn nửa. Bà chỉ có thể ở trong căn bếp không cửa sổ ám đầy khói đen . Bức tường nứt như một trái dưa già chín nẫu, cứ mưa là lại dột.
Bà dùng lõi ngô nhét chặt vào gầm giường vì đó là chỗ duy nhất trong nhà không bị dột khi trời mưa, lại có thể dùng làm củi đốt khi nấu cơm. Nơi đáng nhẽ ra để mắc đèn thì lại treo cái làn trúc, trong làn có đựng bánh bao. Đây là nơi duy nhất không có dấu chân chuột.
Bà đã quen trong bóng tối. 8 năm trời bà không dùng đến bóng đèn. Một cây nến to hơn chiếc bút bi một chút có thể thắp sáng đến nửa tháng. Đồ đáng giá nhất trong nhà phải kể tới một thùng dầu đậu nành 5 lít ở đầu giường. Bà đã dùng thùng dầu đó đến tận 8 tháng, vẫn còn đến non nửa thùng. Bà không có kem đánh răng, xà phòng tắm, không có ngăn kéo, cũng không có lấy một bộ quần áo mới. Nhà có khách đến thậm chí bà còn chẳng đem ra nổi chiếc ghế con thứ hai, chỉ có thể mang ra một viên gạch để mời khách ngồi.
Vì cảm động nên trại giam Chu Khẩu đã đặc cách cho Triệu Xảo Vân một cơ hội, để bà không còn bị ngăn cách bởi tấm cửa kính lạnh lẽo, bà sẽ được nhìn đối mặt con trai.
Lần này, họ ngồi sát bên nhau. Nhưng vì xấu hổ nên con trai dùng tay che mặt khóc. Còn người mẹ nghẹn lời nói: “Vì con mà mẹ đã khóc cạn cả nước mặt, con phải cố gắng cải tạo tốt, không được làm chuyện này nữa. Bửu, mẹ về đây, mẹ sẽ đổi tên cho con, để cả làng sẽ gọi con là “Cải Tịnh”(nghĩa là hoàn lương)”. Người mẹ gần đất xa trời nói như thề thốt: “Nếu con không hoàn lương, đến khi chết mẹ cũng sẽ không bao giờ quay lại thăm con.”
Nhưng thực ra bà biết, có lẽ lần sau bà vẫn sẽ đi bộ đến trăm dặm đến thăm con, chỉ cần bà còn sức lực, chỉ cần ngày lên thiên đường mãi mãi không bao giờ đến thì bà vẫn sẽ tiếp tục đi.
 
H

hobaoanh123

Mẹ đã lạnh hơn con lúc này phải không mẹ?
Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dầy đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhó xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày Lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhin sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
- Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả, bà mẹ nuôi nghĩ, cậu sẽ lạnh cóng!
Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đang run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?"
Và cậu bé òa lên nức nở...
 
H

hobaoanh123

Một câu chuyện cảm động về mẹ khiến bao người phải rơi nước mắt. Hãy biết quý trọng thời gian, vì nó chẳng chờ đợi ai cả, và mẹ vẫn đang chờ bạn đến, chờ bạn về bên cạnh trong từng phút từng giây của cuộc đời.
Con Gái vuốt thẳng những nếp áo, tô lên môi một chút son dưỡng, xoay một vòng tròn trước gương, Mẹ cười bảo :
- Đẹp đấy, nhưng cổ khoét sâu thế con?
Con Gái cười bảo Mẹ:
- Thời nào rồi mà còn kín cổng cao tường nữa mẹ à!
***
Mẹ không nói gì, Mẹ vào bếp chuẩn bị bữa trưa. Con Gái vào theo, mở tủ lạnh lôi ra đĩa dưa hấu mẹ vừa gọt sẵn, lấy một miếng đưa lên môi. Mẹ bảo:
“Ơ ! không sợ trôi mất son à”
Con Gái cười:
- Thỏi son người ta tặng bên Thái ý , trôi thế nào được “lão bà” ơi.
Mẹ giật mình:
- Thế à?
Con Gái hôn chụt lên má mẹ một cái:
- Con mà mẹ. À! Mà thôi con đi đây.
Con Gái càng lớn càng giống Mẹ, nhưng xinh hơn Mẹ, vì con gái biết trưng diện. Con Gái có phước, được bác xì nhiều tiền mỗi tháng, tháng nào cũng đi shopping, gà rán mỗi lần đi về mang theo một đống quần áo mĩ phẩm thời trang đủ kiểu, thỉnh thoảng chợt nhớ ra, Con Gái lại mua cho Mẹ khi thì một bộ quần áo, lúc lại vài mảnh vải để Mẹ may bộ đồ, quần áo thì Mẹ chẳng mặc mấy, vì Mẹ ít đi đâu, hơn nữa chẳng mấy khi Con Gái mua vừa người Mẹ, còn vải thì Mẹ mang ra hàng chị thợ may đầu ngõ để may cho rẻ.
Nhìn con gái dắt xe ra khỏi cửa, nước hoa thơm phức, quần áo tung tăng, Mẹ gọi theo:
- Chiều có về ăn cơm không con?
Con Gái nghĩ ngợi:
- Cũng chưa biết được mẹ ạ, có gì con gọi điện sau.
Mẹ vớt lại mấy câu:
- Thế mẹ cứ để cho mày phần cơm với thức ăn nhé!
Con Gái cau mày:
- Thôi để con gọi điện sau, chứ con ăn rồi lại cứ để phần cơm, rồi bắt con ăn lại béo ra!
Nói xong Con Gái phóng xe đi mất, Mẹ đứng nhìn theo Con Gái một lúc rồi lại trở vào nhà.
Nhà có bốn người, đứa em nhỏ, bố hay đưa đi học rồi ghé vào cơ quan ăn tiện thể ít khi ở nhà, chỉ có Mẹ và con Gái quây quần. Mẹ đã quen với những bữa cơm chỉ có Mẹ và Con Gái. Nhưng khi Con Gái đi học, Con Gái cũng vắng nhà. Con Gái thường về nhà khi tối muộn. Lúc ấy cơm canh Mẹ để dành Con Gái thường đã nguội ngắt. Mẹ thương Con Gái cả ngày cơm hàng cháo chợ , Mẹ thường hâm lại cơm canh cho nóng. Những lúc ấy Con Gái ăn cơm như hoàn thành nghĩa vụ cực nhọc, vì thường là Con Gái đã ăn ở đâu đó rồi mới về nhà.
Mẹ ở nhà một mình, lúc nào cũng mong cho chóng đến ngày chủ nhật, vì khi đó Con Gái được nghỉ, Con Gái sẽ ở nhà với Mẹ. Nhưng những ngày đó Con Gái lại thường tận dụng để mua sắm, để chơi bời với bạn, hoặc có khi Con Gái nhận lời đi ăn, đi câu cá, cắm trại với chúng bạn. Đôi khi mẹ khuyên, Con Gái cười hi hí và bỏ ngoài tai.
Con Gái thích ăn bún riêu cua , ăn cá rán, những Chủ Nhật Con Gái ở nhà, Mẹ mừng. Mẹ sẽ đi chợ từ sáng sớm, Mẹ lựa cua, chọn thịt rồi gọi Con Gái vào chỉ dạy. Con Gái chỉ muốn Mẹ bảo cho nhanh rồi lại tót vào nhà tám điện thoại với bạn, hoặc bật máy tính lên và lướt net.
Mẹ nấu nướng xong xuôi, Mẹ mặc lên người bộ đồ mới lấy từ nhà may về, Mẹ vào phòng con gái và hỏi Con Gái bộ này có đẹp không. Con Gái đang dán mắt vào màn hình máy tính, bàn tay mải mê rà chuột, trả lời bâng quơ:
- Cũng đẹp, sáng da đấy mẹ ạ.
Mặt Mẹ nhíu lại, bảo:
- Mày đi rồi , ở nhà mẹ mới hay may mặc cho vui, chứ mấy năm trước có mỗi vài bộ mặc đi mặc lại.
Con Gái xịu mặt :
- Giời ạ mẹ cứ hay ôn nghèo kể khổ!
Mẹ rất thích những giây phút êm đềm như thế này bên Con Gái. Mẹ sai Con Gái nhổ tóc sâu cho mẹ. Con Gái mới đầu chối lắm, Mẹ nói mãi mới chịu vạch tóc Mẹ ra. Đến lúc ấy Con Gái mới giật mình xa xót. Tóc Mẹ đã bạc quá nửa rồi. Nước mắt Con Gái ứa ra, Con Gái cố nuốt nước mắt, nhưng nước mắt cứ theo nhau chảy không gì ngăn nổi. Đến khi Mẹ thấy vai Mẹ ươn ướt. Mẹ mới hỏi :
- Sao mày khóc thế con?
Con Gái sợ nói ra sẽ càng khóc thêm, Mẹ lại bảo:
- Cái đồ mít ướt!
Con Gái chạy đi lấy khăn lau sạch mặt rồi vào ôm lấy Mẹ. Con Gái bảo Mẹ cho con nằm một tí nhé, rồi lát mẹ con mình ăn cơm. Mẹ thương lắm, hỏi đi học mệt lắm hả con, Con Gái không nói gì, bảo Mẹ cùng nằm xuống rồi con gái nằm đầu lên tay Mẹ. Mẹ gầy đi nhiều, Con Gái ôm lấy Mẹ dư vòng tay, Con Gái đưa bàn tay Mẹ lên môi cắn nhẹ một cái, vết cắn hiện ra mờ mờ rồi mau chóng biến mất, Con Gái lại tự an ủi mình rằng da Mẹ vẫn căng, như thế là Mẹ vẫn đang còn trẻ. Con gái nghe ngoại bảo thế!
Con sẽ sống tốt mẹ à...nhất định thế!
Con Gái thích uống nước gừng nóng. Mẹ đã ngâm gừng từ hôm trước lấy nước cho Con Gái đi học về uống mỗi ngày. Hết nước, gừng vẫn còn đầy trong ly, Mẹ tiếc, đem ngào với đường làm thành mứt. Lúc Mẹ đổ mứt ra rổ cho bớt nóng, con gái vào bếp lấy tay bốc như con trẻ. Vừa ăn vừa nhai nhòm nhoàm, Con Gái vừa triết lí:
- Ngon he mẹ, cay cay ngọt ngọt đăng đắng như đời!
Mẹ đang đảo gừng cho ráo nước, bảo:
- Ai dạy mày nói thế hả con, mới mấy tuổi đầu.
Con Gái trề môi:
- Mẹ cứ làm như Con Gái mẹ trẻ con lắm ý.
Tính Mẹ hay chắt mót, cái áo cũ Con Gái vứt đi, Mẹ lấy hết nút ra cất vào hộp, Mẹ bảo để khi nào cần thì đơm cho khỏi phí. Con Gái bảo Mẹ già rồi lẩm cẩm, Mẹ chỉ bảo:
- Phung phí quá phải tội đấy con ơi!
Con Gái cười bảo nói như mẹ thì khối đứa phải tội chết lâu rồi. Mắt Mẹ thảng thốt:
- Sao mày lại ăn nói thế con?
Con Gái chẳng nói gì, vì lúc đấy Con Gái đang nghĩ đến những kẻ tham ô lấy tiền nhà nước đi bao gái phủ phê như vua chúa ngày xưa ấy thế mà sao mãi trời chưa phạt chúng ???
Mẹ có một cái hộp gỗ nhỏ, đã lên nước màu sáng bóng. Cái hòm được khoá cẩn thận, Con Gái thấy nó từ khi Con Gái còn bé tí. Mỗi khi Con Gái len lén đến gần cái hộp, Mẹ lại bảo:
- Đừng động vào đấy, khi nào thích hợp thì tao cho.
Mấy lần như vậy, Con Gái nản, không động đến cái hộp ấy nữa.
***
Sáng hôm ấy khi Con Gái dắt xe ra khỏi cửa, Mẹ hỏi, vẫn câu hỏi của mọi ngày:
- Hôm nay có về ăn không con?
Có những khi Con Gái bực bội vì đi học muộn, Con Gái xẵn giọng bảo
- Con chưa biết được.
Nhưng hôm ấy Con Gái đọc trong ánh mắt mẹ một điều gì đó như cầu khẩn, Con Gái thở dài bảo:
- Con sẽ về, mẹ nhớ nấu canh cà chua dồn thịt nhé. Con thèm!
Mẹ mừng rỡ bảo:
- Ừ mẹ nấu, để mẹ quấn bánh mì mẹ làm sẵn cho mày ăn nữa, đừng ăn cơm hàng cháo chợ nhiều, vừa đắt vừa mất vệ sinh.
Mắt Con Gái rưng rưng, Con Gái vội nổ máy phóng xe đi. Không hiểu sao cả ngày hôm ấy Con Gái cứ thấy nóng ruột, Con Gái nhìn đồng hồ chăm chăm mong hết giờ . Hôm ấy lại là ngày ôn tập cuối kì. Mãi 6h, bài chưa xong nhưng Con Gái vẫn xin về, xuống nhà xe để lấy xe về. Ra đến cổng, một người bán hoa ế mời Con Gái mấy chục bông hồng còn tươi. Con Gái mua lấy, định bụng mang về nhà tặng Mẹ.
Con Gái mở cửa vào nhà, không thấy Mẹ ra đón như mọi khi. Con Gái xót dạ chạy vào bếp, đã thấy cơm Mẹ dọn sẵn sang. Nồi cơm chín đã được Mẹ đậy kĩ, nồi cà dồn thịt trên bếp vẫn nóng cho thấy Mẹ vừa tắt lửa. Trên bàn ăn là một ly nước gừng nóng và cả đĩa gừng cay Mẹ đã để sẵn. Nhưng Mẹ đâu rồi ? Con gái gọi:
- Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi
Con Gái chạy vào phòng, thì thấy Mẹ nằm trên giường, Con Gái lay gọi Mẹ thì thấy hình như Mẹ không tỉnh. Bàn tay Mẹ mới đầu âm ấm, sau đó lạnh rồi cứng dần. Con Gái gào lên hoảng loạn, gọi cấp cứu. Xe cấp cứu đưa Mẹ đến bệnh viện, bác sĩ xem một lúc rồi bảo Mẹ bị tăng huyết áp đột ngột, nhưng Con Gái đưa Mẹ đến muộn quá, không cứu kịp nữa rồi. Con Gái lả người ngất đi. Con Gái chưa bao giờ nghĩ ngày này lại đến, Mẹ vẫn còn khoẻ mà, Mẹ vừa nấu cơm cho Con Gái đấy thôi…
Bố và nhỏ em đưa Con Gái về, Con Gái không lê bước nổi.
Con Gái vào phòng Mẹ thì thấy cái hộp gỗ ngày nào. Con Gái đờ đi tay cầm lấy cái hộp của Mẹ, không cho ai động vào. Mẹ bình thường là thế, vậy mà giờ đây cái hộp lại nằm trong tay Con Gái. Con Gái tìm chìa khoá cái hộp. Ba rưng rưng bảo:
- Mẹ để dưới chiếu phía đầu giường.
Con Gái lấy mở ra. Bên trên hòm là một chiếc khăn len màu hồng mấy năm trước Mẹ đan nhưng Con Gái không quàng, Con Gái chê nhà quê một cục. Dưới chiếc khăn là một chiếc áo len trẻ con, áo của con gái đã mặc ngày xưa, chiếc áo được Mẹ gấp ngay ngắn, chiếc áo len thêu tên Con gái, rồi Con Gái lại thấy một quyển vở có những nét chữ của Con Gái ngày Con Gái mới vào lớp 1, những nét chữ nguệch ngoạc ấu thơ, Con gái lắp bắp :
- A, cái ca, quả cà….
Con Gái thấy một vật gì đó cồm cộm, Con Gái lôi lên, một chiếc kiềng vàng, bên cạnh là một tờ giấy Mẹ viết ngay ngắn: ” Của hồi môn cho Con Gái mẹ.
Thì ra đấy là tất cả gia tài của Mẹ, thế mà Con Gái có lần đã cười nhạo cái hộp gỗ ấy, cái hộp gỗ lưu trữ cả một thời khó nhọc của gia đình, cái hòm gỗ lưu trữ tuổi thơ Con Gái, nuốt nước mắt vào trong, Con Gái thì thầm với Mẹ: “Con sẽ sống tốt mẹ ạ, nhất định thế”.
 
K

kobato_2509

“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”

“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”​




Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinhthần dũng cảm của người Nhật.

***​

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.

Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con
Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:

“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.
 
Last edited by a moderator:
K

kobato_2509

Mẹ ơi, đừng bao giờ gục ngã

Bố qua đời khi năm nó lên sáu. Mẹ lôi theo 3 chị em nó đi trên đường. Nó cứ túm lấy áo mẹ, trốn vào trong lòng mẹ. Mẹ một tay dắt em gái, một tay ôm em trai, nó thì đứng ở phía trên, tiếng gió thổi qua tai. Cứ như vậy, gia đình nó đã đi ăn xin được 3 năm.
Vào một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy nó phát hiện ra có thứ gì đó khác thường. Nhìn qua tấm chăn rách, nó không nhìn thấy thằng em đâu cả! Mẹ nói em đã được đem cho người khác. Nó khóc, quỳ trước mặt mẹ, xin mẹ hãy tìm em về. Mẹ nước mắt lưng tròng, mặc cho nó cứ lôi, cứ kéo, mẹ chẳng nói lời nào. Từ đó trở đi, nó bắt đầu có tâm sự, lại thêm vết chó cắn, nó lúc nào cũng nhặt đá dưới đất, cầm chặt trong tay.

Năm nó lên cấp 2, một buổi tối thức dậy đi vệ sinh, nó thấy có người nói chuyện ở căn nhà chất cỏ. Nó chầm chậm đi tới, nhìn thấy bên trong là một người đàn ông. Nó đã hiểu ra biết bao việc trên đời này. Nó nghiến răng làm môi bật cả máu.
Mẹ hỏi: “Con làm sao thế?”
“Con không cần mẹ phải quan tâm!” Nó gằn giọng đáp lại
Sau này khi lên cấp 3, rồi thi đại học xong, nó bỗng nghe mẹ nói em gái lấy chồng. Em gái nó được gả cho một người cùng làng vốn có tiếng tăm chẳng tốt đẹp gì. Thế rồi, nó theo người trong làng đi nhặt phế liệu, một tuần không về nhà.
Bốn năm học đại học, nó luôn là sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng khi về nhà nó chưa từng gọi một tiếng mẹ. Có vẻ như mẹ cũng biết mình đã làm sai chuyện gì, lúc nào nhìn nó cũng với dáng vẻ bảo sao nghe vậy. Nó càng khinh thường mẹ hơn. Đến tận khi có gia đình, có một tổ ấm bé nhỏ ở thành phố, nó vẫn không muốn gặp mẹ một lần.

Có lần mẹ từ quê lên mang theo một bao tải bông vải, mẹ nói mang lên để vợ chồng nó làm chăn bông. Nó bắt đầu thấy động lòng. Ở quê đâu có làm bông vải. Chắc là mẹ lại đến nơi rất xa để nhặt từng bông vải một. Nó bảo mẹ ở lại một đêm. Mẹ xoa tay nói: “Sao thế được, nhà con nhỏ thế này, thôi để mẹ về.”, ánh mắt mẹ thăm dò nhìn nó.
Nó đã có chỗ đứng ổn định ở thành phố, đã tìm được em trai bị thất lạc và em gái nay đã thành người phụ nữ làm nghề nông. Nó đã ổn định cuộc sống cho các em. Mấy anh nó đều không thích mẹ, đều có biết bao điều tủi thân, không công bằng muốn kể. Cuối cùng, khi mẹ nằm trên giường bệnh, chẳng thể ăn nổi hạt cơm nào. Mấy anh em nó túc trực bên mẹ, nhưng cũng chẳng ai tỏ ra đau lòng. Lúc sắp lâm trung, mẹ nói: “Mẹ biết các con rất hận mẹ, nhưng mẹ biết mẹ đang làm gì. Mẹ muốn chu cấp cho anh trai các con, để anh con thay đổi vận mệnh cho gia đình chúng ta, đây là con đường duy nhất cho chúng ta, vì thế có khổ thế nào đi nữa mẹ cũng không kêu than nửa lời.” Mẹ cười, rồi mẹ lại khóc: “Điều đáng tiếc nhất của mẹ là mẹ không được chụp ảnh với cháu, để tất cả những kẻ ức hiếp chúng ta thấy rằng, mẹ, một người phụ nữ nông thôn sống đến tận bây giờ nhưng chưa bao giờ gục ngã.”
Ba anh em nó ôm mẹ khóc: “Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.” Vào khoảnh khắc này, anh em nó đã hiểu sự chu đáo và dũng cảm của mẹ. Đó là tài sản lớn nhất mẹ để lại cho 3 người.



****
 
G

girl_thuy_kute

HAI BAO TẢI CỦA MỘT NGƯỜI MẸ KHIẾN CẢ TRẠI GIAM BẬT KHÓC



Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.
Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.
Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “ nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa?’
cau-chuyen-cam-dong-ve-me01
Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”
cau-chuyen-cam-dong-ve-me02

Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”
Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”
Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”
Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”
Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”
Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”
Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”
Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh……
 
Last edited by a moderator:
K

kobato_2509

Khi mắt mẹ dính bụi...

Mảnh đất nghèo miền Trung có hai thứ đặc sản đã hoá thành thương hiệu, nắng gắt và gió Lào. Nắng có mặt khắp nơi. Rải đều như một tấm thảm dày, luồn lách vào mọi ngóc ngách, kẽ hở. Từ sáng sớm tới chiều muộn, ông mặt trời làm việc không ngừng nghỉ. Cho đến khi màn đêm buông xuống, ông mới chịu đi ngủ, nắng mới chịu tắt.

Gió Lào vốn mang nhiều hơi ẩm, nhưng sau khi nhọc nhằn vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ, đành phải trút bỏ hết, chỉ giữ lại sự khô khan, nóng bức.

Gió lào một khi đã phối hợp nhuần nhuyễn với nắng, sự vật ai nấy không chịu nổi. Chú Mực vốn thường ngày ham chơi cũng phải kiếm chỗ núp mình, đứng le lưỡi, nom rõ tội. Cô Nái sề ục ịch chỉ biết nằm yên trong chuồng, thi thoảng chỉ tốn sức cựa quậy để đuổi lũ ruồi nhặng bám đầy trên lưng. Bác Trống choai cũng không hùng dũng ò ó o nữa. Cây cối vốn xanh tươi mơn mởn giờ đây cũng thay áo. Một màu vàng rụa, héo úa chỉ bởi hít quá nhiều bụi, tắm quá nhiều nắng.

Ngoài đường bây giờ chỉ có hai nhân vật làm việc chăm chỉ, các cô bác nông dân và ông mặt trời.

Bà Dần mệt mỏi ngồi thụp xuống hiên nhà, tay nặng nhọc phe phẩy chiếc nón lá, những giọt mồ hôi nhễ nhại chảy dày trên má, thấm ướt cả tấm áo đầy những mảnh vá chằng chịt. Từ khi người chồng bội bạc bỏ đi biệt xứ, bà phải một mình làm lụng vất vả để nuôi hai con, cái Lan năm nay đã lên lớp mười, thằng Tí mới học lớp ba. Dù phải khó khăn cỡ nào bà cũng không để con mình phải chịu thua thiệt chúng bạn. Bà đang nghĩ ngợi, chợt có tiếng bé Lan con gái bà nói vọng ra

- Mẹ ơi, tí nữa cho con một triệu đóng tiền học thêm nhé. Hôm nay không có tiền, thầy giáo không cho vào lớp.

- Sao đợt này nhiều vậy con? Mẹ nhớ tháng trước đóng có năm trăm thôi mà.

- Mẹ không biết gì cả. Xăng tăng nên cái gì cũng phải tăng hết. Mẹ chuẩn bị tiền đi nhé.

- Mẹ mới đóng tiền cho em Tí, giờ chỉ còn ba trăm nghìn. Con cầm đỡ, mai mẹ bán lứa heo rồi đưa thêm.

- Ứ, không được đâu. Mà thôi, để con lên năn nỉ thầy. Mẹ phải hứa mai có tiền cho con đấy nhé. Không con ở nhà luôn.

Vừa dứt lời, cái Lan nhanh nhẩu chộp lấy xấp tiền được gói ghém cẩn thận, không quên nói với lại, tối nay con đi học về trễ, mẹ và em đừng đợi cơm con nhé.

Bà Dần chưa kịp dặn dò, bóng con bé đã mất hút sau rặng dâm bụt già.

Ngoài ngõ, đám bạn đã chờ sẵn. Lan nhảy phóc lên sau xe bạn, mặt xụ xị.

- Tụi bây, hôm nay tao chỉ còn ba trăm, mình nhậu sơ rồi đi hát. Mai bà già phát thêm tiền lương, tao bao tụi bây xả láng. Tiến lên thôi anh em!

Đứng nép trong cửa nhà, mắt bà Dần nhoà đi, có lẽ do bụi.

Ngoài kia, gió Lào vẫn thổi không ngừng…

Có lẽ trong mắt những đứa trẻ, phút giây vui chơi bên bạn bè thật đáng quý. Đâu biết răng, mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, chỉ vì con. Mãi sau này, khi con trưởng thành, liệu lúc ấy, hối hận đã là quá muộn…
 
N

nhanbuithanh

Người Mẹ Điên (P1)

--------------------------------- NGƯỜI MẸ ĐIÊN---------------------------------------
Ðây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.

Đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng. Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.
nguoimedien-1.jpg


Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói:

- Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!.

Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con. Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên:

- Ðưa, đưa tôi...

Bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi:

- Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao biêt được mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!.

Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm. Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Ðặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo:

- Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?.

Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán:

- Ðừng... đừng....

Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét:

- Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?

Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại. Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài.

Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói:

- Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!

Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi:

- Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!

Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí. Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa. Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới biết được, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi:

- Mẹ của màylà một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi.

Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống.

Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang. Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo:

- Thụ, mau đi xem, mẹ của mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!

Còn nữa ...​



Chú ý viết bài đừng để bị ***** nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Người Mẹ Điên (P2)

Phần 2 : NGƯỜI MẸ ĐIÊN


Tôi mừng quá, *** nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Ðây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.

Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám chúng tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo:

- Thụ... bóng... bóng....

Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to:

- Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ của mày như thế này đấy!

Tôi tức tối đáp lại nó:

- Nó là mẹ của mày ấy! Mẹ của mày mới là con điên ấy, mẹ của mày mới là thế này!

Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa:

- Con mẹ điên, lúa và cỏ mà không phân biệt được..."

Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi:

- Ðánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà...

Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Ðừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo:

- Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...

Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo:

- Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!

Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật. Là bà… Bà trừng mắt bảo tôi:

- Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Ðấy là mẹ của mày đấy!

Tôi vùng vằng bĩu môi:

- Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!

- A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!

Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt:

- Ðánh tôi, đánh tôi!

Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm:

- Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!…

Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa. Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...".

Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.

Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.

Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn.

Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về.

Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Ðây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói:

- Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra.

Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.

Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Ðám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết.

- Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!

Cha lại nhìn tôi nói:

- Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!

Tôi gật đầu, tôi hiểu…

Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.

Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ:

- Ngọt quá, ở đâu ra?

Mẹ nói:

- Tôi... tôi hái...

không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ:

- Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!.

Mẹ cười hì hì.

Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói:

- Không, mẹ của mày đến giờ vẫn chưa về nhà!

Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi:

- Mẹ của mày có nói gì không?

Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:

- Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!

Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Ðường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói:

- Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!

Tôi nói:

- Thím, thím đừng doạ cháu....

Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi:

- Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào...

Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Ðại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.

Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ:

"MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".



Chú ý viết bài ko để bị ****** nhé!
 
Last edited by a moderator:
V

vuonghao159357

câu chuyện có thật ko bạn........................................................................................................................
 
N

nhanbuithanh

Câu Chuyện này chỉ dựa theo đời sống của Tác Giả mà thôi, hơn nữa có 1 số chi tiết có thật nhưng có 1 số là tác giả tưởng tượng ra. Mình chỉ sưu tầm mà thôi !
 
Last edited by a moderator:
N

nhimcon_online

Truyện thứ nhất
Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nỗi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn.Lúc đó học sinh ở trường trung học ỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khã năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường,nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò tráng suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem , hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình.Bà xem gạo nè,có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà.Người mẹ lại móc trong túi gở ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cở đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng ,bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẻ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận,nhưng làm ơn để rịêng ra,cho dù thế nào cũng không được để chung,như vậy chúng tôi không thể nào nấu được,nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả ,phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “ một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì,lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba,bà lại vất vã vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó,bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông,gạo này là …tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đở bà dậy nói: “thật là ngừơi mẹ tốt,tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”.Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khểnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo ,trường sẽ miễng học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau , đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài?Lại càng làm mọi ngừời ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin,trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy ngừời phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ…mẹ của con…” trãi qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.
 
T

thannonggirl

Câu chuyện thứ 1 :CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ…..MẸ
Trong 1 gia đình đông con:
– “Mẹ ơi ! Con muốn mua xe máy, mẹ mua cho con nhé !” -“Con muốn học anh văn !” -“Con muốn 1 cái váy mới !” -“Con cần 1 cái laptop mẹ à !”
– “Ừ, để mẹ lo”
20 năm sau:
– “Mẹ ơi! Con muốn làm chính trị gia, mẹ ủng hộ con nhé !” -“Con muốn học thạc sĩ, mẹ lo cho con nhé !” -“Con muốn làm ca sĩ !” -“Con muốn mở công ty điện tử !”
– “Ừ, để mẹ lo”
30 năm sau:
– “Mấy đứa có khỏe không ?” – “Con chuẩn bị đi họp rồi, mẹ sang nhà chú Ba chơi nha !” -“Con sắp đi làm đồ án, mẹ sang nhà em Tư nha” -“Con đi lưu diễn, mẹ sang nhà chú Út nha !” -“Con bận rộn rối trí lắm mẹ à ! Híc ..”

- “Ừ, để mẹ tự lo…”

P/S:MK đóng góp chút
 
K

kobato_2509

Câu chuyện cảm động khiến hàng triệu người rơi nước mắt

RỐT CUỘC MẸ LÀ AI TRONG CUỘC ĐỜI CỦA CON???




Con yêu của mẹ, hôm nay con chào mẹ, xin mẹ cho con được lên trường sớm hơn để cùng đón sinh nhật với bạn trai, để dành thời gian chọn món quà thích hợp nhất cho người ấy. Mẹ đặt câu hỏi:” Vì sao từ trước tới nay con chưa từng nhớ mua quà sinh nhật tặng mẹ?”. Con liền tức giận và nói, những bà mẹ khác đều không chủ động đòi quà sinh nhật của con, họ dành tình tình thương cho con cái còn không hết, chẳng ai giống mẹ, chỉ biết than phiền, oán trách? Hơn nữa, tình yêu không thể đem ra so sánh với tình thân.
cau-chuyen-cam-dong-ve-me015Con yêu, có lẽ bây giờ con không hiểu được rằng , một người mẹ khi cảm thấy uất ức trong lòng cũng chẳng bao giờ nói cho con cái biết, mẹ thà một mình lặng lẽ chịu đựng còn hơn thấy khuôn mặt hồn nhiên của con vướng chút lo âu, phiền muộn. Hoặc là mẹ giống như lời con nói, không phóng khoáng vô tư, những việc ấy mẹ thực sự làm không được. Ông trời cho con được gọi mẹ là mẹ không phải lúc nào cũng bắt mẹ phải dũng cảm, phải kiên cường, phải biết nhẫn nhịn chịu đựng làm một người vĩ đại. Ông trời còn cho mẹ sự yếu đuối, nhạy cảm thậm chí là ham hư danh, ích kỉ của một người phụ nữ. Vì thế, con không có quyền trách mẹ, không có quyền đòi hỏi khi con chưa phải người con tốt.
Mỗi kì nghỉ, con đều vội vàng về nhà rồi lại vội vàng ra đi, dường như tình yêu đã chiếm trọn cuộc sống của con. Khi muốn nói chuyện với bạn trai con đều phải suy nghĩ rất kĩ, sợ làm mất lòng người ta rồi lại vô cớ tức giận với mẹ. Con nhạy cảm mà rất nhanh quên, nhưng những lời nói vô tình ấy lại khiến mẹ đau lòng biết bao nhiêu. Con có thể bỏ học đi chơi với bạn trai, tâm sự, cùng người ấy đi dạo, chen chúc nhau trên phố. Con có từng nghĩ đến, những kì nghỉ ngày càng ngắn đi, mẹ của con không có ai bầu bạn. Con ngoài việc lên mạng, buôn chuyện thì còn lại bao nhiêu thời gian dành cho mẹ? Con trách mẹ, mỗi tháng con tiêu hết 200 đồng tiền điện thoại vậy mẹ muốn hỏi, trong 200 đồng đó, con dành mấy đồng cho mẹ? Con viết tin nhắn ngộ nghĩnh, đáng yêu chọc bạn trai cười vậy con có từng nghĩ, khi một người mẹ nhớ con mà nhận được một tin nhắn vui vẻ sẽ được an ủi rất nhiều hay không?
Vốn dĩ từ nhỏ con đã là một đứa trẻ rất ích kỉ. Con bắt mẹ dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, món ăn không vừa miệng thì con giận dỗi bỏ bữa. Tan học con gọi mẹ đến đón, đã vậy còn không nói một lời cùng bạn bè đi chơi đến tối chưa về, khiến mẹ lo lắng vừa khóc vừa đi qua từng con phố gọi tên con. Trước khi đi ngủ mẹ đều mang cho con ly sữa nóng, lúc con uống con không thầm cảm ơn mẹ, đến khi vì bận việc mẹ quên mất thì còn lại tức giận không nhìn mặt mẹ. Trước mỗi kì thi, còn đều vô ý quên nói với mẹ, lần này con sợ thi không đỗ sẽ phụ sự kì vọng của mẹ. Nhưng, con à, con lúc nào cũng muốn mẹ hết lòng yêu thương con vậy sao khi con đạt thành tích tốt, con không tặng mẹ món quà đó? Con đi khoe với bạn trai. Tình yêu khi cho đi cũng đòi hỏi người kia đáp lại. Vậy thì, tình mẹ con cả đời không thể cắt đứt lại không được con trân trọng bằng cả tấm lòng?
– Không phải mẹ đố kị với tình yêu con dành cho bạn trai. Suy cho cùng, tình yêu vẫn là một con đường đầy chông gai trắc trở. Mẹ chỉ hi vọng khi con hết lòng vun đắp cho tình yêu thì hãy nghĩ đến những khó khăn vất vả mẹ vì con mà chịu đựng 22 năm nay, chỉ mong con đem tình yêu dành cho bạn trai cả một đời dành cho mẹ 1 năm. Có thể lấy 1 năm ấy tặng cho người mẹ hết lòng yêu con được không? Yêu cầu ấy so với những gì mẹ bỏ ra chỉ là hạt cát, nhưng mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Sinh nhật mẹ, con không cần tặng quà, mẹ chỉ cần con gọi điện để mẹ nghe lời chúc phúc của con. Vào mỗi kì nghĩ, con khi du lịch khắp nơi thì hãy nhớ đến nơi nào đó cũng báo cho mẹ biết con vẫn bình an để mẹ yên tâm, không vì lo lắng mà mất ngủ cả đêm. Cho dù thành tích học tập không tốt, con phải thi lại cũng chỉ cần con nói với mẹ một câu xin lỗi thôi. Hay con đi làm kiếm được tiền, con mua quần áo đắt tiền tặng bạn trai thì hãy nhớ gửi cho mẹ một tin nhắn, để nói cho mẹ biết, vốn dĩ kiếm được một đồng tiền phải bỏ biết bao mồ hôi công sức.
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

----------------------------------------------------------------YÊU THƯƠNG KHÔNG LỜI ---------------------------------------------------------------------
Hôm nay là ngày họp phụ huynh cho Tí, mẹ tất tưởi chạy sang nhà hàng xóm mượn đôi dép lành lặn để mang, tự nhiên Tí thấy xấu hổ quá. Dép mẹ cũ lắm rồi, đứt cả rồi , thế mà chẳng bao giờ mẹ nghĩ đến việc sẽ mua một đôi dép mới, thời buổi này còn đi mượn dép, Tí thấy nhà mình nghèo đến thế là cùng.
***

yeu-thuong-khong-loi.jpg


Tí học lớp tám, cái tuổi bắt đầu cảm thấy ngượng ngùng với chúng bạn. Biết nhà mình nghèo, Tí cũng giản dị lắm, đâu có đua đòi gì. Tí chỉ sợ bọn bạn nhìn thấy mẹ, mẹ chẳng bao giờ biết chăm chút cho bản thân, tối ngày đầu tắt mặt tối. Mẹ đạp chiếc xe đạp cà tàng đến trường, chiếc xe lạc lõng giữa những hàng xe máy sang trọng. Mẹ cũng lạc lõng giữa các bà mẹ khác của các bạn cùng lớp, mẹ không tô son, mẹ mặc chiếc áo sơ mi cũ bạc màu, và mẹ đi đôi dép mượn...Giữa muôn cái tên đẹp đẽ mĩ miều, nào Thanh Hương, nào Mĩ Ly, Lệ Hằng...tên Tí quê mùa đến vô cùng, Nguyễn Thị Tí, mẹ nghĩ làm sao mà đặt tên xấu đến thế, bà ngoại bảo lúc nhỏ Tí ốm yếu, nghe người ta bảo đặt tên xấu sẽ dễ nuôi nên mẹ mới đặt như vậy để hi vọng Tí mạnh khỏe hơn, thế nhưng Tí vẫn không chấp nhận vì cái tên nghe xấu quá. Là con gái, tên đẹp cũng quan trọng lắm chứ, mẹ thật chẳng biết gì cả. Cô giáo nói về công nghệ thông tin mà mẹ cũng chẳng biết là gì, mẹ lạc hậu dữ! Tí xấu hổ, rồi đâm ra trách mẹ,Tí chán mẹ lắm, Tí ước ao có một người mẹ khác trí thức, giàu có và sang trọng.

Tí ngã xe đạp bị trầy xước tay chân, mẹ nhìn thấy liền bật khóc, mẹ chỉ hỏi bị làm sao rồi nước mắt ngắn dài, mẹ không nói được một câu an ủi, Tí cáu với mẹ

- Con bị đau không khóc thì thôi, mẹ có đau đâu mà khóc dữ rứa, mẹ nín đi, khóc lóc thấy mệt!

Mẹ không nói, cái tính ít nói của mẹ cứ làm Tí thấy bực, mẹ lẳng lặng đi lấy dầu xoa cho Tí.

Tí thầm trách ông trời thật bất công, Tí cũng xinh xắn dễ thương đó chứ, học hành thì có thua ai đâu, vậy mà sinh ra nhằm gia đình nghèo rớt mồng tơi, mẹ thì lem lút , lam lũ, chẳng bao giờ nói được một lời ngọt ngào rằng " mẹ yêu con" hay biết con đạt học sinh giỏi cũng không khen một tiếng, chỉ dặn thằng út noi gương chị mà học thôi. Mẹ con Na thưởng ngay cho nó một chuyến đi biển, Tí thấy mà thèm. Tại nhà Tí nghèo, Tí cũng biết thế, nhưng vẫn buồn và trách mẹ , ước gì mẹ giàu hơn thì Tí cũng sướng hơn rồi, thế là với Tí, nghèo là cái sai của mẹ.

Trưa, gà le te gáy, Tí cuộn mình trong chiếc chăn mỏng nghĩ ngợi, Tí chẳng thích ngủ trưa, thế mà ngày nào mẹ cũng bắt phải ngủ cho được ba mươi phút, Tí chui vào mền, bật đèn pin đọc truyện, mãi rồi mẹ đưa đi khám, mắt Tí cận đến một độ rưỡi, phải đeo đôi kính chần ngần. Phải chi nghe lời mẹ ngủ đi thì đâu ra nông nỗi này, Tí thấy mình cũng lì lợm quá, gà lại gáy le te, Tí ngủ thiếp đi...

Xình ...xịch...chiếc ô tô trắng bóng loáng dừng nơi cổng làng, người đàn bà bước xuống, đôi giày cao gót màu đen, đôi chân trắng ngà thon thả trong chiếc váy bó màu đen, áo vest cũng màu đen và mái tóc búi cao gọn gàng sang trọng. Bà mang cái tuí xách cùng tông với màu xe, cũng láng bóng. Bà bước đi, mùi giàu sang thoảng trong làn gió. Cả làng nhìn theo, bà đi đâu thế? Bà qua bờ kênh, vào nhà Tí, ai đấy nhỉ? Mắt thằng út tròn xoe, mắt Tí cũng tròn xoe.

- Đây có phải nhà bà Hoa không?

Mẹ đang làm bếp liền vội vả chạy ra đón khách, mẹ mang đôi dép nhựa cột đầy dây thép, quần mẹ vẫn còn xăn tới gối, áo cánh mẹ mặc thấm mùi mồ hôi mặn chát, tóc mẹ đầy tro bếp. Một khoảng sân, hai con người đối lập nhau đến đau lòng! Tí thấy thương mẹ quá, cả đời mẹ chưa bao giờ được mặc vest, chưa bao giờ mẹ có giày cao gót để đi...

Mẹ mời khách vô nhà, bà khách giàu nói gì đó với mẹ rất nhỏ, rồi mẹ gọi

- Tí! Ra đồng cắt cho mẹ mấy gùi rau lang!

Tự nhiên mẹ sai đi cắt rau lang, Tí chẳng thích, Tí còn chưa biết bà nhà giàu là ai, đến nhà Tí làm gì cơ mà, mẹ lại dục:

- Tí! Nhanh đi con!

Tí ngúc ngoắc mang giỏ ra ruộng, hình ảnh bà khách giàu vẫn mông lung trong đầu

Thoắt cái, Tí quay về với một giỏ rau đầy, chiếc ô tô trắng vẫn còn trước cổng làng, Tí đặt giỏ rau xuống, lại sờ soạn, ngắm nghía chiếc xe, từ nhỏ đến giờ Tí chưa được đi ô tô, chắc là sướng lắm, ghế kia chắc là êm lắm, bao giờ nhà Tí mới có một chiếc như thế? Chắc chẳng bao giờ, Tí nghĩ ngợi, Chắc ông Ba Bành giàu nhất làng còn chưa đủ tiền mua nỗi, huống chi nhà Tí ăn ba bữa cũng chẳng đủ no.

- Chị Tiiii..í! chị Tí ơi!

Thằng cu út chạy như ma đuổi ra đồng, giọng như năn nỉ

- Chị Tí đừng đi, ở lại với út, với má nghe chị!

- Ơ cái thằng ni, hâm vừa thôi, đi mô mà đi?

Tí chẳng hiểu gì cả, cũng chẳng nghĩ ra điều gì,

- Về thôi! Khiêng rau giúp Tí !

Hai chị em khiêng giỏ rau qua bờ kênh trước nhà, thằng út thút thít, méo oẹt

- Bà kia, hức...bà kia nói đem chị ..hức.. đi ...hức...!

Tí không đáp, kéo em đi thật nhanh, về nhà để xem chuyện gì đang xảy ra. Tí vừa về thì mẹ gọi vào, Tí vòng tay lễ phép đứng bên mẹ, mẹ nghẹn ngào:

- Tí! Đây là mẹ ruột của con!

Tí ngẫn người, như chưa nghe rõ những điều mẹ nói, bà nhà giàu mắt đỏ hoe nhìn Tí làm thân, Tí nhìn bà rồi nhìn mẹ, mẹ không nhìn Tí, mẹ vẫn lau nước mắt, bà khách ngọt ngào:

- Ta về đây xin mẹ con cho ta đón con đi, về phố với ta con sẽ có điều kiện học hành hơn, ta sinh ra con mà chưa nuôi con được lấy một ngày, ta muốn bù đắp...

Mắt Tí hiện ra một khung cảnh thành phố phồn hoa, Tí được ở trong một ngôi nhà cao tầng sang trọng, có đầy đủ mọi thứ, Tí được đưa đến trường bằng chiếc ô tô trắng , Tí có một người mẹ giàu sang...rồi Tí nhìn lại ngôi nhà mình đang ở, mái tôn đã rỉ rét lợp trên giàn cột kèo sắp mục, mưa thì dột mà nắng thì nóng bức, vách gỗ mối mọt lỗ chỗ trông đến thảm. Chiếc xe đạp cà tàng mẹ thường đi bán rau lang nằm bên góc, chiếc xe ấy Tí cũng dùng để đi học...Nơi Tí đến sẽ làm thay đổi cuộc đời Tí, người phụ nữ xưng là mẹ ruột kia sẽ làm thay đổi cuộc đời Tí. Tí tự hỏi rằng mình có tham không? Có tham phú phụ bần? Rồi tự trấn an mình, bà kia là mẹ ruột Tí cơ mà, đó là những gì đúng ra Tí được hưởng, và chẳng phải đó là điều Tí mơ ước từ lâu sao? Nhưng mà sao Tí lại đau thế này? Nước mắt Tí chảy xuống, Tí không khóc nấc lên như mọi khi, Tí thấy nghẹn cứng nơi cuốn cổ, rồi Tí nói với bà khách:

- Giá mà mẹ con và cu út cũng được đi!

Bà khách sững sờ, mẹ cũng sững sờ, thằng cu út đứng nép bên vách nảy giờ cũng hiểu rằng chị Tí của nó không hề muốn xa mẹ và nó, không hề muốn hưởng hạnh phúc một mình. Chiều buồn như chưa bao giờ buồn như thế.

- Hãy đi với mẹ của con, bà ấy là người sinh ra con, bà ấy có quyền mang con đi, và bà ấy sẽ cho con một cuộc sống tốt đẹp – mẹ sụt sùi.

- Không! Mẹ là người nuôi con lớn, mẹ mới có quyền quyết định cuộc đời con – tí cứng đầu cãi lại.

- Mẹ chỉ nuôi giúp mẹ con thôi, vốn dĩ con không thuộc về nơi này!con đi đi!

- Mẹ đuổi con đó sao?

- Ừ, mẹ không cần con nữa!

Mẹ quay mặt đi, không dám nhìn vào mắt Tí, vì mẹ đang nói dối, Tí biết mẹ rất đau đớn trong lòng, như cái ngày cha đi, mẹ đã cứng rắn, dứt khoác để cha đi theo người đàn bà khác mà không hề níu kéo, để rồi sau đó mẹ bị sốc và ốm, phải nằm viện gần một tháng trời, rồi mỗi lần nhớ cha, mẹ lại đóng cửa khóc một mình, Tí biết hết, biết tất cả.

Mẹ tự tay xếp áo quần cho Tí rồi lôi Tí ra đầu làng, chiếc ô tô trắng và người đàn bà giàu có đã đợi ở đấy, chiếc xe nổ máy xình xịch, thằng út chạy theo khóc thảm thiết, Tí khóc đến nỗi không còn sức để kháng cự, tay mẹ mạnh đến vô cùng. Mẹ đẩy Tí vào xe, xe đóng cửa rồi chuyển bánh, nhìn lui, Tí thấy mẹ ngồi ôm mặt khóc giữa đường, mẹ gầy hanh hao, tóc mẹ búi rối, mẹ mang đôi dép nhựa cột đầy dây thép.

Tí hét toán lên, đập vào cửa xe ầm ầm:

- Không! Con không muốn! Mẹ ơi!

Tất cả những gì giàu sang chỉ là xa hoa vô nghĩa, Tí chẳng còn mơ đến nữa, Tí chỉ muốn mẹ, người đã nhịn ăn để Tí được ăn no, nhịn mặc để Tí có quần áo mới đi học, người đã khóc nức nở khi Tí bị ngã trầy hết tay chân, người đã lam lụng quên cả bản thân mình vì chị em Tí. Tí thương mẹ, Tí chỉ muốn mẹ thôi!

- Mẹ ! mẹ ơi!con không muốn một người mẹ nào khác nữa! Cho con về với mẹ! Mẹ ơi!

Tí hét thất thanh khi chiếc ô tô xa dần con đường làng đầy sỏi đá, bóng mẹ nhỏ dần giữa bóng chiều mênh mông đổ.

Chị Tí! Chị Tí ơi! Thằng út nắm tay Tí lay lay, Tí choàng tỉnh giấc, vẻ sợ hãi vẫn còn trên mặt. Mồ hôi rịn ra trên tráng, tóc rối lơ thơ, Tí nhảy khỏi giường chạy đi tìm mẹ.

- Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?

Mẹ đang nhổ cỏ cho vườn cải, mẹ ngẫn lên đáp lại

- Đây! Chuyện chi mà oang oang lên rứa nà?

Tí cười ngượng ngịu, buộc lại mái tóc còn rối tung

- Không có chi mô mẹ, để con nhổ cỏ với!

Mẹ mắng:

- Con gái con lứa, ngủ chừ mới chịu dậy, lười đến thế là cùng!

Mẹ mắng sao mà yêu đến thế, bây giờ Tí chỉ sợ không được nghe mẹ mắng nữa, ở bên mẹ ấm áp và hạnh phúc quá mà sao giờ Tí mới nhận ra. Tí lén nhìn mẹ, mắt mẹ sâu trũng, nhăn nheo in hằng bao lo toan vất vả, dáng mẹ gầy, tóc mẹ búi rối...mà sao Tí thấy mẹ đẹp vô cùng, đẹp hơn cả người đàn bà giàu sang lúc nảy. Tí muốn ôm chầm lấy mẹ, hôn lên má rồi thì thầm với mẹ rằng " con thật mang tội lỗi vì đã từng ao ước có một người mẹ khác, con đã không biết rằng mẹ đã yêu thương con đến nhường nào, con xin lỗi, thật lòng xin lỗi mẹ, con không bao giờ muốn đổi mẹ để lấy bất kì một ai khác trên cõi đời này, con yêu mẹ nhiều lắm!"

- Mẹ!

Tí bất giác kêu lên, muốn nói mà chẳng thốt nên những lời yêu thương từ sâu trái tim mình.

- Chi nữa hử?- Mẹ đáp như mọi khi vẫn đáp.

Tí sợ một cái gì đó mơ hồ, hỏi như để dò la:

- Hồi mẹ sinh con, đau lắm phải không mẹ?

- Ừ! Khi mô sinh con rồi cô sẽ biết!

Tí thấy trong lòng vui quá! Mây chiều sà sà ôm lấy núi, vườn hoa cải vàng ươm, mấy chú gà con quấn quanh chân gà mẹ, Tí ước mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho mẹ, ước mẹ cũng được mặc áo vest, được ở nhà xây, và được đi giày cao gót. Tí thì thầm:

- Con đã mơ, một cơn ác mộng, mẹ ạ!
 
K

kobato_2509

CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA BỐ MẸ TÔI



Lúc nào mẹ cũng nói là nếu không vì tôi thì mẹ chẳng bao giờ sống được với bố. Vì bố chẳng biết lãng mạn là gì. Mẹ bảo hồi trẻ bố răng trắng, môi đỏ, bố có nước da mà mẹ rất ngưỡng mộ. Vì bố rất ki bo, chẳng bao giờ mua đồ ăn gì cho mẹ.
Lúc nào mẹ nói thế, bố cũng đều ngồi cạnh mẹ, nở một nụ cười ngốc nghếch nhìn mẹ. Lúc thì bố giả vờ làm bộ mặt hung dữ xoay xoay mẹ mặt, lúc thì bố lại nói rất tự hào: “Con gái anh không cần ăn nhãn mắt cũng đã to lắm rồi, sao phải phí tiền làm gì chứ?” Mẹ nói bố chẳng biết thể hiện tình cảm. Mỗi lần mẹ mua áo mới hỏi bố áo có đẹp không, lúc nào bố cũng bảo “Áo nào cũng đẹp”. Nhưng hồi xưa bố mặ kệ sự phản đối của người ngoài, kiên quyết lấy mẹ vì bố nói mẹ là người phụ nữ đẹp nhất bố từng gặp. Mẹ nói có bác chiến hữu ngày xưa của bố thường nói bố có hai cô con gái: một cô gái lớn và một cô gái nhỏ.
Mẹ kể rằng thực ra ngày xưa người gương mặt tuấn tú rất nhiều nhưng bố rất tốt với mẹ. Nên mẹ đã chọn bố, người có thể chăm sóc, bảo vệ cả gia đình bé nhỏ sau này.
Hồi nhỏ tôi cũng đã từng ngốc nghếch nghĩ rằng giữa bố mẹ chẳng có tình yêu, chỉ vì tôi nên bố mẹ mới gắn kết với nhau. Vì thế tôi luôn nghĩ sau này mình phải tìm một người mình yêu và cũng yêu mình. Nếu sống với nhau mà không có tình yêu thì thật buồn.

Nhưng hồi nhỏ tôi cũng hay nghi ngờ tại sao mẹ toàn nói là không thích bố, nhưng khi bố đi công tác xa, mẹ luôn cảm thấy trống trải và bất an. Hồi đó tôi nghĩ là có lẽ vì mẹ quá quen dựa vào bố nên không có bố ở nhà mới thấy nhớ, chứ không phải là tình yêu.
Hồi bé tôi luôn nghĩ rằng chỉ có bố mới thương yêu mẹ, vì trong ngăn kéo có từng xấp thư bố viết cho mẹ. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng thể nào trong thư bố cũng nói bố nhớ mẹ lắm.
Hồi bé nghe mẹ kể lại chuyện hồi mẹ ngoài 20 tuổi, một mình mẹ phải chăm sóc ông nội và tôi. Tôi chỉ nghĩ rằng đó là những năm tháng vất vả, khó khăn. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mẹ oán thán nửa lời, nên tôi cho rằng đó là việc rất bình thường.

Hồi bé nghe mẹ kể những lúc đi thăm bố ở bộ đội phải đứng bể tôi ở trên tàu mấy ngày mấy đêm mới đến được chỗ bố. Khi lớn lên tôi từng nghĩ rằng cuộc đời mẹ không được vẹn toàn vì không có tình yêu. Dù tôi biết đó không phải là lỗi của bố. Tôi thỉnh thoảng mua vài bông hoa tặng mẹ để bù đắp sự thiếu hụt về tình cảm cho mẹ. Tôi nghĩ rằng tôi thay bố để làm những điều lãng mạn cho mẹ.
Thế nhưng hôm nay tôi bỗng phát hiện ra mình đã hoàn toàn sai. Tôi bỗng hiểu ra rằng mẹ có một tình yêu tuyệt vời nhất. Sự lãng mạn bố giành cho mẹ còn nhiều hơn những tình cảm ấm áp của tôi đối với mẹ
Tối nay mẹ ra ngoài ăn cơm với bạn. Bố nói: “Trưa nay mẹ con không ngủ được, chắc hôm nay lại bị bạn kéo đi chơi mạt chược. Bạn bè mẹ có sức khỏe, thức khuya 2 hôm liền cũng không tiều tụy, nhưng mẹ con không được như thế, mẹ mà thức thế thì trông người mệt mỏi gầy dộc đi ngay”. Bố còn nói: “Khi mẹ đang đi chơi ở ngoài đừng gọi điện cho mẹ để mẹ không phải lo ở nhà có chuyện gì.”. Đã 10 giờ rồi, bố có thói quen đi ngủ trước 11 giờ vì bố nói đêm hôm khuya khoắt nếu không đi ngủ thì con người ta sẽ cảm thấy cô đơn. Nhưng hôm nay bố vẫn chưa đi ngủ. Bố nói: “Hôm nay quên không dặn mẹ con trước khi ăn gọi điện về nhà”. Tôi biết bây giờ bố không dám gọi điện cho mẹ vì bố lo mẹ đang đi đường mà nghe điện thoại sẽ bị phân tâm. 11 giờ 40 phút, bố bỗng lao ra ban công. Vì bố nghe thấy tiếng xe của mẹ từ đằng xa….Ra đến ban công, bố mới thở phào nhẹ nhõm, bố nói là mẹ con đã về.

Tôi bỗng nhớ mẹ từng nói những đêm đông mẹ thường bị cóng chân. Vì thế bố thường nằm tráo đầu với mẹ. Bố thường lấy áo len ghi-lê của mình để quấn vào chân mẹ. Nửa đêm mẹ dạy đi vệ sinh, mẹ thường nhìn thấy bố đang mơ mơ màng màng cầm chiếc áo len đợi mẹ đi vào để ủ ấm chân cho mẹ.

Lúc mẹ về tôi nói mẹ: “Mẹ ơi, bố siêu lắm, bố nghe được cả tiếng xe mẹ tắt máy từ xa”. Mẹ mỉm cười hạnh phúc.
Lúc ấy, tôi mới chợt hiểu rằng mẹ cũng rất yêu bố. Nếu đó không phải là tình yêu thì khi lấy bố, mẹ vẫn là một cô gái còn ít tuổi, vậy mà đã phải gánh vác trọng trách của cả một gia đình, vậy tại sao mẹ không hề kêu ca nửa lời?

Nếu đó không phải là tình yêu thì khi mẹ còn chân ướt chân ráo bước vào nhà chồng, mẹ có thể kiên trì trong suốt 2 năm bế tôi băng qua bao nhiêu núi cao, đèo sâu, đứng trên tàu hỏa ba, bốn đêm để tới doanh trại thăm bố?

Nếu đó không phải là tình yêu thì tại sao đến bây giờ mẹ vẫn còn cất giữ từng bức thư bố viết cho mẹ?

Nếu đó không phải là tình yêu thì tại sao mẹ vẫn mua giầy dép, quần áo mới cho bố cho dù trong tủ còn rất nhiều giầy dép, quần áo bố chưa dùng tới.

Nếu đó không phải là tình yêu thì điểm tựa tinh thần ở đâu mà có?

Nếu đó không phải là tình yêu thì những dấu chân của tình thân đến từ đâu đến?

Nếu đó không phải là tình yêu thì năm xưa tôi làm bố đau lòng, tại sao mẹ cũng cảm thấy xót xa?

Tôi còn nhớ từ khi tôi bắt đầu hiểu biết, bố đã nói với tôi rằng bố từng gặp một ông lão. Ông lão nói với bố rằng chưa từng gặp mẹ nhưng hình như rất hiểu mẹ. Ông lão nói tính mẹ rất dễ nổi nóng và ương ngạnh. Nếu không đối tốt với mẹ thì mẹ rất hay tức giận. Nếu không yêu mẹ, mẹ sẽ làm những chuyện ngốc nghếch. Vì câu nói ấy của ông lão mà bố vẫn luôn quan tâm, che chở cho mẹ

Tôi vẫn còn ngốc nghếch nghĩ rằng mẹ không có tình yêu, bố không biết lãng mạn…Hóa ra trong cuộc sống hàng ngày, tình yêu của bố giành cho mẹ là tình yêu đẹp đẽ nhất. Sự lãng mạn bố giành cho mẹ là sự lãng mạnh dịu dàng, ấm áp nhất.
 
Last edited by a moderator:
K

kobato_2509

MẸ YÊU ƠI, CON XIN LỖI…
Những ký ức của một đời người, cát bụi chẳng thế lấp đầy quá khứ. Những việc đã qua như khói như sương, những điều hư ảo khiến người ta chẳng thể cảm thấy được sự chân thành, lật giở từng trang sách đã ố vàng mà chân thực biết bao, chân thực đến nỗi khó mà quên được
“Sắp đi mũi chỉ kỹ càng
Sợ con đi đó xa nhà quá lâu
Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
Bóng ba xuân đáp ơn sâu mẹ hiền”

Trên thế giới này có một giọng nói tuyệt với nhất, đó chính là tiếng gọi của mẹ yêu, mẹ dệt nên những giấc mơ cho con gái, thắp lên ngọn đèn sáng trong lòng con, bình dị mà vĩ đại. Tiếng chuông treo cổ lạc đà từ xa vọng lại, từng âm thanh lọt vào tai, làm lay động tiếng lòng nhạy cảm. Con xin gửi tới mẹ đã ở nơi xa ba từ “con xin lỗi”, ba từ này là ba từ sâu thẳm trái tim con gửi đến mẹ trong đêm vắng lặng.
Yến oanh đến lại đi, xuân qua thu tới, ai rồi cũng phải tới lúc già, đầu bạc như tuyết. Con gái khôn lớn từng ngày, mẹ lại càng ngày ngày già đi! Tình yêu của mẹ giành cho con đã có lúc con chẳng thể hiểu hết, xin mẹ hãy tha lỗi cho đứa con ngốc nghếch này, “Mẹ ơi, con yêu mẹ!!!”

Ánh trăng soi rọi khung cửa sổ ký túc, ngắm màn đêm dịu nhẹ, êm ả, từng cánh cửa cất giữ ký ức của Hiểu Lệ dần được mở ra, tiếng kéo cắt tóc vang lên, chẳng thể cắt được mái tóc đang rối bời, từng sợi tóc rơi xuống lả tả, từng sợi tóc chạm vào lưỡi kéo là đã mất đi sinh mệnh, gió thổi lất phất, tìm về nơi được gọi là gia đình. Gia đình ư? Gia đình tôi ở đâu? Gia đình tôi…..
“Hiểu Lệ, con thu xếp đồ đạc xong chưa con?’
Dưới ánh sáng mờ nhạt của ngọn đèn dầu, gương mặt mẹ cũng lờ mờ như vậy, dấu vết của thời gian vô tình khắc lên gương mặt mẹ, gánh nặng học phí đè nặng lên đôi vai gày mỏng manh của mẹ, tôi….
“Hiểu Lệ, Hiểu Lệ, có nghe thấy mẹ hỏi gì không đấy? Sao con cứ như người mất hồn thế? Hiểu Lệ à, Đông Hoản là nơi rất tốt, dù mẹ chưa được tới đó, nhưng nghe cậu con nói Đông Hoản là nơi dễ kiếm tiền, con phải cố gắng học hành nhé, gia đình ta có người đỗ đại học là tin vui đó con ạ!”
Nụ cười của mẹ như một đóa hoa, còn lòng tôi thì thật chua xót, kéo ba lô xuống mà thấy nặng trịnh, buông nhẹ con tim thầm lặng để bắt đầu một sự khởi hành mới mẻ. “Tạm biệt nhé, quê hương, tạm biệt mẹ, mẹ của con…..”
“Mẹ ơi, con đến Đông Hoản rồi, con đã đến học viện thành phố, đến khoa kinh tế-tài chính. Con nhất định sẽ học hành xuất sắc để mẹ được tự hào về con, con sẽ cố gắng! Mẹ ơi, mẹ hãy tự chăm sóc bản thân nhé, mẹ ơi….con nhớ mẹ…..” Hiểu Lệ thầm nghĩ.
Sương khói ẩn hiện, gió lạnh đìu hiu. Từng dòng ký ức chẳng chịu ngơi nghỉ, cứ không ngừng tuôn trào giữa không trung, không biết phải dùng icon khóc lóc hay mặt cười để viết vào nhật ký ngày hôm nay…

Trời mưa rồi, lại là những giọt nước của ngày hôm qua, chẳng gặp được người bạn cũ ấm áp, ở nơi xa xôi chắc hẳn đang có tiếng khóc nấc nghẹn ngào, là tiếng khóc từ con tim….
Một nơi phồn hoa, sầm uất như Đông Hoản, đường ngay dưới chân ta, đâu sẽ nơi cho ta dung thân đây, khoa kinh tế-tài chính của học viện thành phố có chỗ nào giành cho ta không?
Người đón tôi là một chị học khóa trên, chị giới thiệu một cách cởi mở đến say sưa về tình hình gần đây của khoa kinh tế-tài chính. Từ lúc đó, lòng tôi tràn đầy mơ ước về con đường tương lại ở học viện thành phố, tôi coi khoa kinh tế-tài chính là cái nôi để bắt đầu phát triển con đường đầy cơ hội mới đang ở trước mắt!
“Tuần sau lớp mình sẽ đi giao lưu với khoa cơ điện ở Đại Hoàng Châu, mỗi người đóng 50 đồng, đây là hoạt động tập thể đầu tiên của lớp, nếu không có việc gì đặc biệt tớ mong là mọi người sẽ có mặt đầy đủ”. Lớp trưởng vừa nói dứt lời, cả lớp reo lên vui sướng, vui đến thế cơ à? 50 đồng là một khái niệm như thế nào, tiền ăn nửa tuần của mình đổ cả vào một buổi tối sao? Không đi thì sẽ mất mặt lắm! Làm thế nào bây giờ?….Mẹ ơi!
“A lô, mẹ à?”
“Hiểu Lệ à con? Hiểu Lệ, thế nào rồi con, học hành vất vả không con? Hòa đồng với các bạn chứ? Con khỏe không? Phải…”
“Tuần sau con phải đóng 50 đồng, mẹ gửi cho con 100 đồng mẹ nhé.” (Điện thoại cúp máy)
“Tút….tút….tút” âm thanh khiến người ta nghẹt thở, thật khiến người ta cảm thấy vắng vẻ, sau tiếng điện thoại là nỗi đau của mẹ.

“Chắc Hiểu Lệ lại phải mua sách hay tài liệu học đây mà, mình phải đi gom tiền mới được.” Sau khi lấy lại tinh thần, mẹ dùng tay sửa qua đầu tóc một chút, rồi cầm cuốc đi ra đồng.
Ánh hoàng hôn ấm áp vuốt ve thế giới với bao vết thương và sự buồn bã, khiến con người ta cảm thấy vẫn còn lại một hơi ấm. Quên đi những sự vật tĩnh lặng xung quanh ta có vẻ như khô khan, buồn tẻ, có vẻ như lạnh lùng, hờ hững. May là vẫn còn lại đôi mắt để nhìn trộm những thứ đã bị lãng quên, làn khói nhẹ bao phủ lấy làng quê yên ả. Mẹ bận rộn cuốc nốt thửa ruộng, mẹ đang tính mang hết số khoai lang này lên thành phố bán, mẹ biết đây không phải mùa thu hoạch khoai lang, kiếm chút tiền, khó thật đó! Ánh chiều tà dịu dàng vỗ về bóng hình nhỏ bé của mẹ…
Màn đêm từ từ kéo tấm màn che. “Mình sẽ đưa tiền tận tay cho Hiểu Lệ, lâu lắm rồi không gặp con bé, mình sẽ mang cả khoai lang và trứng gà cho nó nữa, chắc nó thích lắm.” Khuôn mặt mẹ rạng rỡ vì hạnh phúc.
***
Sáng hôm sau, mẹ xách theo một túi khoai lang và mấy quả trứng gà đã luộc sẵn lên đường đi Đông Hoản, đến trước cửa học viện thành phố.
“Cháu chào cô, cháu thấy cô đứng đợi ở đây cả buổi sáng rồi. Cháu có giúp gì được cô không ạ?” Anh bảo vệ cất tiếng hỏi
“Ừ, cô đến tìm con gái, nó cũng học ở trong trường này, cô đã hỏi trước rồi, học viện thành phố là ở đây mà, không nhầm được. Trường này có danh tiếng từ lâu, trường tốt lắm, hi hi! Cháu có quen con gái cô không, nó tên là Hiểu Lệ là học sinh mới của trường, nó ý à, cái gì cũng giỏi, thi đỗ để học được ở Đông Hoản này quả là có bản lĩnh. Cháu xem này, cô còn mang cả khoai lang lên cho nó nữa.”
“Vâng, vâng, phiền cô đứng sang bên cho cháu, ở đây có nhiều xe cộ đi lại!”
“Ừ, được rồi, được rồi, cảm ơn cháu nhé!”
Sự chất phác của mẹ và hơi thở chủ nghĩa cá nhân ở Đông Hoản này hoàn toàn chẳng ăn khớp với nhau. Trước kia, Đông Hoản cũng từng là vùng nông thôn, sau cải cách ai cũng hân hoan với thành quả cải cách nên quên luôn cội gốc của mình từ đâu mà có, quên cả mùi đất badan mới mẻ ở nơi đây.
***
Mẹ cầm túi quà nặng trĩu, lặng lẽ chờ đợi mong sớm được gặp con gái, đợi mãi, đợi mãi….bóng mẹ được ánh mặt trời cất giữ lại để trở thành vĩnh hằng.
“Reng…reng…reng” tiếng chuông tan lớp vang lên, Hiểu Lệ bước ra khỏi lớp học, nhìn về phía đằng xa có bóng ai rất quen, gần hơn nữa, tim cô như bị níu chặt lại, “Mẹ phải không nhỉ? Mẹ!…..Sao mẹ lại ở đây, mình phải xuống đó nhanh thôi.”
Hiểu Lệ cẩn thận lén nhìn những ánh mắt kỳ lạ xung quanh, dường như cô quên luôn mùi đất badan trên người mình
“Hiểu Lệ à, 100 đồng của con này, còn nữa, nhìn này, mẹ mang khoai lang và trứng gà cho con nữa, đều là của nhà mình làm ra đấy.”
“Đủ rồi!” Hiểu Lệ hét lên
“Mẹ, nghe con nói này, mẹ cứ về đi, ở nhà còn nhiều việc đang chờ mẹ, mẹ lang thang trên Đông Hoản làm gì?”
“Mẹ…..mẹ…..” Nước mắt đang long lanh những giọt nước mắt, mẹ chẳng nào gì!
“Mẹ mau về đi, về đi mẹ……! Con sắp ra ngoài ăn cơm rồi, con sắp phải vào lớp rồi”

“Thế….khoai lang này…..”
“Không cần đâu! Muốn ăn thì đâu mà chẳng có chứ, sao mẹ phải lặn lội xa xôi đén đây chứ? Mẹ mau về đi!”

Trên trời bỗng xuất hiện vài đám mây đen, bắt đầu có những giọt mưa nhỏ, dường như muốn tâm sự điều gì. Mẹ lê bước từng bước chân nặng nề, kéo theo cả con tim chất chứa lên đường về nhà, chẳng phâ biệt được nước mưa hay nước mắt, thế giới đang đảo lộn ngày đêm, con tim mẹ đang tan nát như có vật gì nặng cứ đè lên tâm can mẹ. Những áng mây kẽ trôi, chẳng còn chút màu sắc nào, trong lòng mẹ cũng bắt đầu u ám.
“Hay là nó không thích ăn khoai lang của nhà nữa rồi”, lòng mẹ đang tự cười, mẹ vẫn thương con gái của mẹ lắm
Giơ tay ra tìm kiếm sự yên tĩnh xung quanh, vẫn còn sờ thấy một chút ấm áp còn lại, từng chút từng chút xâm nhập vào cõi lòng sâu thẳm nhất, con tim đã bắt đầu rung động
“Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con, con đã không hiểu tình yêu mẹ giành cho con! Con xin lỗi mẹ!”
Đêm hôm ấy, Hiểu Lệ khó ngủ, trằn trọc cả đêm. Đứng dậy, dưới ánh đèn vàng vàng, mở cuốn sổ nhật ký, viết vào đó bao điều hối hận: mẹ thật bình dị. Tình yêu của mẹ đối với mình cũng thật bình dị. Mình đã từng không hiểu tình yêu mẹ giành cho mình, mình muốn nói với mọi người rằng, tình yêu bình dị này của mẹ thật vĩ đại. Mẹ thường gọi điện dặn dò mình ở trường phải tự chăm sóc bản thân, ở nơi đây con cũng muốn nói với mẹ rằng, mẹ phải giữ gìn sức khỏe mẹ nhé. Cuối cùng, mình muốn nói với mẹ một câu mà mình luôn giữ trong lòng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ, yêu mẹ mãi mãi!”
“Mẹ cũng yêu con! Mãi mãi….mãi mãi….!”
 
K

kobato_2509

Câu chuyện của người lái taxi
Đường phố giờ tan tầm đông như mắc cửi. Có chiếc taxi cứ cố tạt sát vào lề đường, nơi chỗ ngồi của một bà lão ăn xin.

Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.

Người khách ngồi ghế không hết ngạc nhiên về hành động hiếm gặp ấy trong cuộc sống xô bồ mà dường như ai cũng có ít thời gian hơn để quan tâm đến những điều nhỏ nhoi xung quanh.

- Anh vẫn thường làm thế khi gặp bất cứ người ăn xin nào à?
- Cũng không hẳn. Chỉ những lúc tôi có sẵn tiền lẻ và không vội.
- Tôi thấy tò mò vì trong xã hội này, người giàu rất nhiều, nhưng người ta…

Vị khách không nói tiếp vì nghĩ rằng người thanh niên có thể hiểu được mình định nói gì. Đáp lại thắc mắc đó là nụ cười hiền hậu của người thanh niên qua gương chiếu hậu.

- Anh có thể giải thích cho tôi được không? Tôi rất tò mò. Dù sao thì đoạn đường chúng ta đi cũng khá dài.

Ra khỏi nút giao thông, người thanh niên bắt đầu kể chuyện mình với giọng trầm ấm, cảm giác như của một người từng trải và điềm đạm.

Tôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi, không có gia đình, cũng không biết bố mẹ mình là ai. Chỉ biết cho tới khi lớn lên, tôi đã gọi một người đàn bà bị tâm thần là mẹ. Nghe hàng xóm kể rằng, ngày đó, khi mẹ nhặt tôi về nuôi, tôi gầy guộc đen đúa như con mèo hen. Mẹ nhặt được tôi ở đâu thì không ai biết. Sau ngày đưa tôi về, đi đâu bà cũng mang tôi theo. Cũng nhờ cái nghề xin ăn thiên hạ của mẹ mà tôi được như ngày hôm nay. Cho đến giờ tôi vẫn không lí giải nổi tại sao một người đàn bà tâm thần, xin ăn ngày đó đã quyết định đèo bòng thêm một đứa trẻ không biết từ đâu ra.

Tôi sống với mẹ gần 16 năm như sống với người thân ruột thịt duy nhất trong đời mình. Tôi đã có thể kiếm tiền nuôi mẹ và không cho mẹ đi xin ăn nữa. Nhưng bệnh của mẹ tôi ngày càng nặng. Bà thường trốn nhà đi, có khi 3 ngày mới về. Một hôm khi đi làm về, tôi không thấy mẹ ở nhà. Tôi tìm mọi cách nhưng không sao tìm thấy mẹ. Bao nhiêu năm qua, tôi không chuyển chỗ ở, hi vọng một ngày nào đó mẹ lại trở về…

Câu chuyện người thanh niên kể vừa dứt thì trời bắt đầu mưa. Cả hai người ngồi trong chiếc taxi đều lặng im không ai nói lời nào. Bên ngoài, bóng dáng những bà mẹ đang đội mưa trở về với những đứa con.



8ad650f780d066834img.jpg
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom