$\color{blue}{\fbox{Những câu truyện cảm động}\bigstar\text{về tình mẹ cha}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nhimcon_online

Có 1 tình yêu không thể nghi ngờ

Khỏi phải nói, đây là đồ bà đã ăn qua khi đi đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng cực độ, hai tay cứ túm chặt lấy gấu áo, lẩm bẩm nói: "Con yêu, đừng buồn mẹ làm vậy, quả thực trong nhà không còn gì để mang ...

Khỏi phải nói, đây là đồ bà đã ăn qua khi đi đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng cực độ, hai tay cứ túm chặt lấy gấu áo, lẩm bẩm nói: "Con yêu, đừng buồn mẹ làm vậy, quả thực trong nhà không còn gì để mang đi...".
***
Lưu Cương là một tội phạm cướp giật, vào tù 1 năm rồi nhưng chưa ai đến thăm anh ta cả. Nhìn thấy những bạn tù khác thường được người nhà đến thăm nuôi, mang rất nhiều đồ ăn ngon, mắt anh lộ rõ vẻ thèm muốn, bèn viết thư cho cha mẹ để họ đến thăm mình, không phải vì đồ ăn ngon mà vì nhớ họ.
Sau vô số lá thư biệt tăm không vết tích, anh ta hiểu rằng, cha mẹ đã vứt bỏ anh rồi. Trong lúc đau khổ và tuyệt vọng, anh lại viết một lá thư, nói rằng nếu cha mẹ không đến, cha mẹ sẽ mãi mãi mất đi đứa con này.
Đây chẳng phải là nói cho có vì mấy bạn tù trọng hình đã rủ rê anh ta vượt ngục, không phải chỉ một hai ngày, nhưng cái chính là anh không hạ quyết tâm được, bây giờ dù sao cha không thương mẹ không xót, chẳng vướng bận nữa, còn gì để lo lắng chứ?

Hôm đó trời rất lạnh. Lưu Cương đang cùng mấy người bạn "trọc đầu" (chỉ tù nhân) tính kế đào tẩu thì đột nhiên có người gọi lớn: "Lưu Cương, có người đến thăm anh!". Là ai?
Vào phòng thăm tù nhìn thoáng qua, Lưu Cương đờ người, là Mẹ! Một năm không gặp, Mẹ thay đổi đến mức không nhận ra nữa. Chỉ mới ngoài 50 tuổi thôi mà tóc đã bạc trắng cả, lưng còng hẳn xuống, thân hình gầy guộc tiều tụy, quần áo rách tả rách tơi, đôi chân đầy cáu bẩn và vết máu loang lổ, bên vai còn đeo hai cái túi vải rách nữa.
Mẹ nhìn Lưu Cương, chưa đợi anh mở miệng, đôi mắt đục ngầu đã rơi lệ, vừa lau nước mắt vừa nói: "Tiểu Cương, mẹ đã nhận được thư con, đừng trách cha mẹ nhẫn tâm, quả thực mẹ không dứt ra nổi để đi nữa, cha con... lại bệnh rồi, mẹ phải chăm sóc, hơn nữa đường lại xa..." .
Lúc này, chính trị viên bưng 1 bát mì trứng gà nóng nghi ngút đến, nhiệt tình nói: "Bác ơi, ăn mì đã rồi hẵng hay!" . Mẹ Lưu luống cuống đứng dậy, ra sức chà xát tay vào áo nói "Không tiện, không tiện đâu!". Chính trị viên đặt bát mì nóng vào tay bà, cười rằng: "Mẹ cháu cũng lớn tuổi như bác, ăn bát mì của con trai không được sao?". Mẹ Lưu không nói nữa, cúi thấp đầu húp xì xụp, ăn vừa nhanh vừa ngon lành, giống như đã rất lâu rồi không được ăn vậy.
Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn đôi mắt bà đỏ hoe sưng húp, đôi chân nứt nẻ những máu, nhịn không nổi hỏi: "Mẹ, chân của mẹ sao vậy? Giày đâu?". Không đợi bà mẹ trả lời, chính trị viên lạnh lùng nói tiếp: "Đi bộ đến đây, giày đã rách từ lâu rồi!". Đi bộ? Từ nhà đến đây ba bốn trăm dặm đường, hơn nữa còn có một đoạn đường núi rất dài!
Lưu Cương từ từ ngồi xổm xuống, nhè nhẹ xoa lên đôi chân rách bươm của Mẹ, nói: "Mẹ, sao mẹ không ngồi xe? Sao mẹ không mua giày?"
Bà co chân lại, làm ra vẻ không để ý nói: "Ngồi xe à, đi bộ tốt hơn nhiều, hầy, năm nay gặp bệnh heo truyền nhiễm, mấy đầu heo trong nhà chết cả rồi, trời gặp hạn, hoa màu cũng không thu được bao nhiêu, lại còn cha con... xem bệnh thì... tốn không ít tiền... Nếu cha con khỏe thì đã sớm đến thăm con rồi. Đừng phiền trách cha mẹ con nhé!".
Chính trị viên dụi dụi đôi mắt, lặng lẽ lui ra ngoài. Lưu Cương cúi thấp đầu hỏi: "Cha con đã khỏe hơn chưa?". Đợi rất lâu chẳng thấy mẹ trả lời, anh ngẩng đầu lên, thấy mẹ đang quệt nước mắt, nhưng miệng lại nói: "Bụi bay vào mắt rồi, con hỏi cha con à? Cũng sắp khỏe rồi, cha con nói là đừng bận tâm đến cha, cố gắng cải tạo cho tốt!".
Thời gian thăm nuôi đã hết. Chính trị viên bước vào, tay cầm một tờ tiền giấy mệnh giá lớn, nói: "Bác ạ, đây là chút lòng thành của quản giáo chúng cháu, bác không thể cứ đi bộ mà về nhà được, nếu không thì Lưu Cương sẽ đau lòng đến chết đó!" .
Mẹ Lưu cứ đung đưa hai tay, nói: "Sao thế được, con tôi ở chỗ các anh đã đủ làm các anh nhọc lòng rồi, tôi còn lấy tiền các anh thì sẽ tổn thọ mất!".
Chính trị viên run giọng nói: "Làm con mà không thể để bác sống hạnh phúc vui sướng mà còn khiến bác hoảng hốt lo sợ thế, để bác đi bộ suốt mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác cứ thế này mà về thì đứa con đó có còn được xem là người không?".

Lưu Cương không kiềm chế được nữa, khàn giọng gào lên: "Mẹ!" nhưng không ra tiếng, lúc này ngoài cửa sổ vang lên tiếng khóc thút thít, đó là tiếng khóc của các chính trị viên đứng quan sát từ nãy giờ. Khi đó, một viên quản giáo đi vào phòng, cố nói một cách vui tươi: "Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui rồi, nên cười mới phải chứ. Để cháu xem bác mang đến món ngon nào nào" rồi vừa nói vừa dốc ngược túi xuống. Mẹ Lưu Cương ngăn không kịp, toàn bộ đồ đạc đều rơi ra cả, ngay tức khắc, mọi người đều sững sờ...
Túi thứ nhất mở ra, tất cả đều là màn thầu, mì, bánh các loại, cái nào cái nấy đều tã tượi, cứng như đá, hơn nữa từng cái từng cái cũng khác nhau. Khỏi phải nói, đây là đồ bà đã ăn qua khi đi đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng cực độ, hai tay cứ túm chặt lấy gấu áo, lẩm bẩm nói: "Con yêu, đừng buồn mẹ làm vậy, quả thực trong nhà không còn gì để mang đi...".
Lưu Cương dường như không nghe thấy, chỉ chăm chăm nhìn vào đồ trong túi thứ 2, đó là một hũ tro cốt! Anh ngơ ngẩn hỏi: "Mẹ, đây là gì thế?" Mẹ Lưu Cương sắc mặt hoảng hốt, chìa tay ôm lấy hũ tro: "Không... không có gì...". Lưu Cương phát điên lên giành lại, toàn thân run rẩy: "Mẹ, đây là gì?".
Mẹ Lưu Cương ngồi phịch xuống đờ đẫn, mái tóc hoa râm co giật dữ dội. Rất lâu sau bà mới cố gắng nói: "Đó là... cha con! Để kiếm tiền đi thăm con, cha con đã cật lực làm ngày làm đêm, toàn thân suy sụp cả. Trước khi chết, cha con nói không được nhìn thấy con nên trong lòng rất buồn, dặn mẹ sau khi chết nhất định phải đem cha đến chỗ con, nhìn con một lần cuối cùng..."
Lưu Cương bật ra tiếng khóc xé nát tâm can: "Cha... con sửa..." tiếp theo "phịch" một tiếng phủ phục xuống, đập đầu xuống đất "bình bình", chỉ thấy bên ngoài phòng thăm nuôi dần dần tối đen, tiếng khóc đau thương thấu tận trời xanh...
 
N

nhanbuithanh

Hai bao tải của một người mẹ khiến cả trại giam bật khóc


Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.
Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “ nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.

Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”

Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”

hai-bao-tai-cua-nguoi-me-khien-ca-trai-giam-bat-khoc-300x238.jpg


Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh……

( Sưu Tầm )
 
N

nhanbuithanh

Người mẹ một mắt​

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.
Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, ****** chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy…

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời ***** đến Bắc Kinh.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.



Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” – tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó – một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

( Sưu tầm )
 
N

nhanbuithanh

Người mẹ một mắt​

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.
Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, ****** chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy…

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời ***** đến Bắc Kinh.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.



Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” – tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó – một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

( Sưu tầm )

Các bạn thân mến, đề tài về mẹ là một đề tài không bao giờ cũ cho các nhà văn, và cũng là đề tài ai cũng có chuyện để nói về người mẹ thân yêu của mình. lần đâu tiên tôi đọc bài trên tôi đã khóc và tôi nghĩ về mẹ của tôi rất nhiều, tuy tôi không giống nhân vật trong truyện kia, nhưng tôi cũng cảm thấy có lỗi với mẹ của mình.
 
N

nhanbuithanh

( Cho mình gửi thêm mấy bài nữa~ Sao hum này mình yêu mẹ quá! )

Chiếc xe đạp của mẹ


Năm tôi 12 tuổi, mẹ tôi “ đem” về nhà một chiếc xe đạp. Tôi nói là “ đem” vì lúc nhỏ tôi nghĩ, khi mua một thứ gì thì hiển nhiên thứ đó phải mới coóng, và ở trong tình trạng tốt nhất.

Còn chiếc xe đạp ấy thì cũ nát đến mức lớp sơn bong tróc gần hết, trơ ra một màu kim loại gỉ sét xấu xí. Nhìn chiếc xe đạp, tôi thầm nghĩ: “ Mẹ đem về nhà làm gì cái khối sắt hoen gỉ ấy!”.
Thế nhưng, ý nghĩ đó biến thành cảm giác có lỗi khi mẹ cười hồ hởi: “Mẹ mua lại nó ở chỗ bán phế liệu, chỉ cần bỏ ra ít tiền sửa lại là có thể chở rau đi bán được rồi.”. Tôi nhận ra mẹ cần một chiếc xe đạp đến thế nào.

Bố tôi mất khi tôi 8 tuổi, em gái tôi khi ấy mới 5 tuổi. Một mình mẹ tảo tần nuôi hai anh em tôi ăn học. Mẹ tôi là một người rất kiệm lời, làm nhiều hơn là nói. Mẹ thức dậy lúc 4 giờ sáng, gánh rau đến chợ để bán. Đó là chợ ở thị trấn, cách nhà tôi tận 5 cây số. Gần nơi tôi ở cũng có một cái chơ nhỏ. Nhưng mẹ nói bán ở đấy chẳng được bao nhiêu, rau ở chợ thị trấn có giá hơn nhiều. Ngày nào cũng vậy, mẹ đi từ lúc sáng sớm, trở về lúc giữa trưa, và lần nào mồ hôi cũng rịn ướt lưng áo.
Từ khi có chiếc xe đạp, mẹ không phải thức dậy quá sớm, không phải đi bộ một quãng đường xa với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai. Mẹ chỉ sửa lại những gì cần thiết, chiếc xe đạp vẫn giữ nguyên màu nâu gỉ sét. Nhưng giờ với tôi, nó không còn là chiếc xe đạp xấu xí nữa.

Năm tôi chuẩn bị lên lớp 10, một hôm mẹ nói sẽ mua cho tôi một chiếc xe đạp. “Một chiếc xe đạp mới hả mẹ?”. Tôi cố tình nhấn mạnh từ “ mới”. Và khi mẹ cười xác nhận: “ Ừ, mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe đạp mới.”. Tôi muốn hét toáng lên vì vui sướng. Thật là tuyệt! Một chiếc xe đạp mới chứ không phải là chiếc xe đạp cũ kĩ, hoen gỉ được sửa lại, như chiếc xe đạp của mẹ. Những ngày sau đó, tôi không ngừng tưởng tượng ra cảnh mình vi vu cưỡi trên chiếc xe đạp màu bạc sáng bóng.

Nhưng năm đó, tôi bị sốt xuất huyết. Số tiền mà mẹ dành dụm để mua xe đạp cho tôi đã chi hết vào tiền viện phí và thuốc men. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được đôi mắt mẹ đêm hôm đó. Đôi mắt nhòe nước, đau đớn, dằn vặt. Mẹ nói không thể mua xe đạp mới cho tôi, và rằng mẹ chỉ có thể sửa lại chiếc xe đạp của mẹ cho tôi đi học. Đó là lần đầu tiên tôi thấy mẹ khóc kể từ ngày bố mất. Có lẽ, mẹ cảm thấy mình là một người mẹ tồi tệ và thất bại vì không làm được như đã hứa, không thể mua cho con mình thứ mà nó ao ước.

Không đâu mẹ, con không cần xe đạp mới nữa đâu mẹ!”. Tôi nói bằng giọng kiên quyết, để mẹ biết rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn thứ gì khi tôi đã có mẹ. Cuộc sống của anh em tôi đã được mẹ lắp đầy bằng tình yêu thương rồi.

Tôi đi học bằng chiếc xe đạp của mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là mẹ phải thức dậy sớm hơn, gánh rau đến chợ bằng đôi vai gầy. Tôi tin rằng, dù bầu trời có sụp xuống, mẹ cũng sẵn sàng dùng đôi vai ấy để nâng đỡ, che chở cho những đứa con của mẹ.

Học kỳ II của năm lớp 10, tôi được mẹ mua cho chiếc xe đạp mới. Chiếc xe đạp màu bạc đúng như tôi mong ước. Dĩ nhiên là nó mới cóong và đẹp hơn chiếc xe đạp của mẹ rất nhiều. Không chỉ đơn giản là phương tiện đi lại, chiếc xe đạp là động lực để tôi cố gắng học thật tốt. Những ngày đến trường trên chiếc xe đạp mới, guồng chân theo những vòng quay. Tôi chở đi khát vọng về một cuộc sống sung túc cho mẹ và em gái, ước mơ về cổng trường đại học, chở theo cả tình yêu bao la của mẹ.

Tôi thi đậu vào trường đại học đúng như mơ ước. Rời quê, xa mẹ. Tôi mang theo chiếc xe đạp vào Sài Gòn. Rong ruổi qua những đường phố tấp nập, hành trình thực hiện khát vọng của tôi chỉ mới bắt đầu. Con đường phía trước sẽ có những gập ghềnh, khó khăn.

Nhớ về mẹ. Nhớ đến hình ảnh đã in sâu trong tâm trí tôi. Mẹ guồng chân trên chiếc xe đạp hoen gỉ chở những giỏ rau trĩu nặng. Tôi có thêm sức mạnh để tiến bước. Trong cuộc hành trình này, tôi không bao giờ đơn độc. Bạn biết mà, bạn sẽ không để khó khăn nào cản trở bước chân của mình, khi bạn có tình yêu vô bờ của mẹ. Tình yêu ấy lớn hơn bất cứ điều gì trên thế giới này.
 
N

nhanbuithanh

Đôi bàn tay mẹ​

ban-tay-cua-me.jpg


Có một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào một vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân ông Giám đốc phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Ông Giám đốc phát hiện ra một điều từ CV của chàng trai trẻ rằng trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc. Từ trường Trung học cho đến khi vào Đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào mà chàng trai này không đạt được danh hiệu xuất sắc.

Ông Giám đốc hỏi, “Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không”. “Không bao giờ”, chàng trai trả lời.

Ông Giám đốc bèn hỏi tiếp,”Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”. Chàng trai trẻ trả lời:” Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.

“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?” Ông Giám đốc hỏi. Chàng trai trẻ bèn trả lời, “Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo”.

Ông Giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại.

Ông Giám đốc hỏi:” Vậy trước đây có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?”. “Chưa bao giờ”, chàng trai trẻ trả lời, “Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi.”

Ông Giám đốc nghe thấy vậy bèn nói: “ Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.

Chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình vào công ty này rất cao. Anh ta liền vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bà bèn đưa hai bàn tay mình ra cho chàng trai.

Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình.Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ mình thật là nhăn nheo, hơn nữa hai bàn tay còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được bà mẹ khẽ rùng mình mỗi khi chàng trai rửa chúng trong nước.

Đôi bàn tay của Mẹ !Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta ở trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh ta.

Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của bà mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày.

Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.

Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại công ty phỏng vấn.

Ông Giám đốc nhận thấy nước mắt còn đọng trên khóe mắt của chàng trai trẻ bèn hỏi:” Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”

Chàng trai trả lời:” Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại.”

Vậy anh hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?” Ông Giám đốc hỏi.

Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:

Thứ nhất: Tôi hiểu được nhờ có mẹ mà tôi có được ngày hôm nay.

Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.

Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.

Ông Giám đốc nói: Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình. Xin chúc mừng. Anh đã được tuyển.

( Sưu Tầm )​
 
N

nhanbuithanh

Mùa Vu Lan – thương mẹ, nhớ bà​

Tháng 7 lại thêm một mùa Vu Lan. Vu Lan này, con lại không được ở bên cạnh mẹ. Bao năm rồi, nhưng lần nào nghe Khánh Ly hát bài “ Bông hồng cài áo” con cũng òa khóc ngon lành. Nhớ mẹ quá, thương quá mà chẳng biết nói gì, và diễn tả ra sao. Trên đời này có bao nhiêu từ ngữ ngọt ngào, trong đầu bao câu chữ nhảy múa mà con lại chẳng biết phải nói gì, chỉ biết gọi cho mẹ mà rưng rưng nước mắt dặn mẹ ăn uống cẩn thận, đừng làm nhiều không đau lưng. Đến một câu nói “Mẹ ơi, tự dưng con nhớ mẹ quá” cũng không thể thốt ra…

mua-vu-lan-300x200.png



Mùa Vu Lan này… Con thì cài hoa hồng đỏ, còn mẹ lại cài bông hoa trắng. Giờ này mẹ đang lên chùa làm lễ cho bà ngoại, và con biết, chắc mẹ cũng đang khóc vì nhớ bà. Ngày bà mất, mẹ chỉ thốt lên “Con ơi, mẹ mồ côi mẹ rồi con ơi”. Cái ngày bà đi xa, dù mẹ và cả nhà đã xác định trước, nhưng mẹ vẫn hụt hẫng, ngột ngạt, trống trải. Mẹ hay nói với con từ khi bé được sinh ra, ai cũng nghĩ có mẹ là một điều hiển nhiên, và đôi lúc không ý thức được về cái mình đang có. Chỉ đến khi mẹ đi xa rồi, mẹ mất rồi chúng ta mới tỉnh ra rằng mình vừa mất mát một điều gì đó, rất gần gũi, cụ thể nhưng lại mông lung và xa vời mà không bao giờ có thể đưa tay ra với lại được. Cuộc đời này, con có thể mất tất cả rồi đứng dậy lấy lại tất cả, nhưng chỉ có mẹ cha là chỉ có một trên đời mà thôi. Có ai yêu con, thương con, lo cho con bằng mẹ bằng cha?

3 ngày bà mất… một bát muối và gừng luôn được thay mới và đặt trên bàn thờ của bà. Con tự hỏi “tại sao”. Mẹ rưng rưng nước mắt “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Bà dù đã mất, nhưng sẽ luôn ở trong tim của mẹ không thể thay thế. Và bà có phiêu lạc xứ nào, xin bà hãy lắng nghe lời sám hối và yêu thương từ những đứa con, đứa cháu của bà… Con hiểu rồi mẹ ơi, sự ra đi chỉ là thể xác, và dù thế nào đi chăng nữa thì bà vẫn luôn hiện hữu trong tim mẹ và chúng ta, phải không mẹ?!

“Thêm một người trái đất chật thêm
Nhưng thiếu mẹ trái đất đầy nước mắt”

7 tuần làm lễ cầu siêu cho bà, con được đọc kinh sám hối – Bồ tát Mục Kiền Liên. Con đã từng đọc kinh rất nhiều lần ở chùa, nhưng chưa lần nào mà con đọc ngấu nghiến và xúc động đến thế. Từng dòng chữ, từng câu trong quyển kinh chân thật, dung dị, ngấm và thấm đến vậy. Con thầm nhủ trong lòng về những lời Đức phật đã dạy về công cha, nghĩa mẹ và bổn phận làm con cái. Bà mất chưa được một giỗ. Lần nào nhớ tới bà, mẹ cũng khóc. Những giọt nước mắt lăn dài và thổn thức như trẻ nhỏ. Con đã thấy mẹ khổ, mẹ vất vả thế nào trong suốt mấy chục năm, nhưng chưa thấy mẹ khóc như thế bao giờ. Con hiểu, dù ta ở tuổi nào, thì trước cha mẹ, ta cũng vẫn chỉ là con trẻ mà thôi. Nhớ bà… và thương mẹ quá mẹ ơi!

Nhớ đến bài viết của Thiền sư Nhất Hạnh “Bông hồng cài áo”, con khóc và con hiểu: Mẹ mất mẹ – Mẹ bất hạnh. Con còn mẹ – Con hạnh phúc, vui sướng. Lại thêm một mùa Vu Lan nữa. Con kiêu hãnh và tự hào vì được cài bông hồng đỏ trên áo. Vì con còn có mẹ có cha, còn có mẹ để mà yêu thương, mà thở than, mà khóc vùi, mà trở về. Có mẹ là có cả bầu trời. Còn mẹ, là còn tất cả. Con muốn cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã cho con không kể công, kể sức. Con muốn nói lên với mẹ là con thương và nhớ mẹ lắm, mẹ ơi!

Nhưng mùa Vu Lan này, con xin chọn 2 bông hồng đỏ, Một bông cài áo mình và một bông cài áo mẹ. Con tin, màu hoa chỉ là mang ý nghĩa tượng trưng. Dù là màu trắng hay màu đỏ, nhưng dù mẹ có mất bà đi chăng nữa thì trong tim mẹ vẫn luôn hiện hữu và lung linh màu hoa đỏ thắm. Và trên đời cũng còn bao nhiêu kẻ dù còn niềm sung sướng là mẹ cha, nhưng bông hoa trên áo đã bạc phếch mà không biết đấy thôi.
 
B

bangnguyetnhu

Mẹ kế

Đôi khi trong cuộc sống có những sự thực không như chúng ta vẫn nghĩ. Bởi vậy, khi bạn đã trao yêu thương và coi mình là một phần quan trọng của người khác thì hãy cứ an tâm rằng bạn chắc chắn sẽ là một phần quan trọng với họ…

thumb_flex-1297955977869145_file.jpg

Tôi thường nghĩ rằng “cha mẹ kế” là từ dùng để chỉ những người đàn ông và đàn bà lấy nhau khi đã có con cái riêng, lý do đơn giản là chúng ta cần phải gọi họ bằng một cái tên gì đó. Chắc chắn từ “kế” rất quan trọng nhưng người ta thường không nghĩ thế, với họ “cha mẹ” mới có ý nghĩa thực sự. Đó là những gì tôi cảm thấy khi trở thành mẹ kế của bốn đứa con chồng tôi.
Chúng tôi kết hôn đã sáu năm, khi các con anh vẫn còn nhỏ và bây giờ đang ở tuổi vị thành niên. Dù sống chủ yếu với mẹ ruột, chúng vẫn có nhiều thời gian sống cùng chúng tôi. Nhiều năm qua, chúng tôi đã học cách thích nghi với nếp sống mới của gia đình và đối xử tử tế với nhau. Chúng tôi đi nghỉ cùng nhau, dùng những bữa cơm gia đình, cùng làm bài tập, chơi bóng chày và xem phim bên nhau. Tuy nhiên tôi cứ cảm thấy mình giống như kẻ ngoài cuộc, tệ hơn là một kẻ xâm phạm gia đình riêng của người khác. Có một lằn ranh ngăn cách rõ ràng mà tôi không thể nào vượt qua được. Tôi không có riêng cho mình một đứa con nào, những kinh nghiệm làm mẹ của tôi chỉ giới hạn trong bốn đứa con của chồng và tôi thường tội nghiệp mình không bao giờ có được sợi dây liên kết thiêng liêng giữa mẹ và con.
Khi đám trẻ phải dời đến một thành phố khác cách năm giờ xe chạy, chồng tôi rất buồn và nhớ chúng. Nhờ có internet chúng tôi có thể gởi thư cho nhau, kể cả trò chuyện với nhau mỗi khi chúng tôi cùng vào mạng. Mỉa mai thay, những dụng cụ liên lạc hiện đại này cũng là những dụng cụ làm người ta dễ xa nhau hơn.Chúng tôi cần biết bao sự tiếp xúc trực tiếp giữa người và người không qua máy móc. Những khi bức thư trên màn hình chỉ đề “Ba” tôi thấy như bị bỏ quên, không ai nhớ đến mình. Còn khi tên tôi cùng xuất hiện với anh ấy, niềm vui không thể diễn tả được, tôi cảm thấy mình cũng là một thành viên trong gia đình họ. Tuy vậy cũng còn khoảng cách nào đó cần phải vượt qua, ngay cả trên đường dây điện thoại.
Một buổi tối cũng khá khuya, chồng tôi ngủ gà gật trước tivi, còn tôi đang kiểm tra mình có thư hay không, máy tính báo tôi có một tin nhắn. Đó là của Margo, con gái kế lớn nhất của tôi. Con bé cũng thức khuya, cũng đang ngồi trước máy tính ở một nơi cách năm giờ xe chạy. Giống như đã làm nhiều lần trước đây, chúng tôi trò chuyện qua lại, chia sẻ cho nhau những tin tức mới nhất. Khi chúng tôi tán gẫu như thế này, con bé không cần biết tôi hay là ba của nó ngồi phía bên kia bàn phím – nếu như nó không hỏi. Tối nay con bé cũng không hỏi và tôi cũng không cần nêu đích danh mình. Sau khi nghe xong kết quả thi đấu bóng chuyền, chi tiết về buổi khiêu vũ sắp tới ở trường, bài tập lịch sử phải nộp, tôi nói đã khuya rồi và nên đi ngủ. Margo trả lời: “Vâng ạ, lần sau chúng ta sẽ nói tiếp! Thương nhiều”.
Khi đọc dòng chữ này, cảm giác buồn bã xâm chiếm khắp người tôi. Hẳn là con bé nghĩ nãy giờ mình viết cho ba. Con bé và tôi chưa bao giờ dùng những từ thương yêu, đầy tình cảm như thế. Cảm thấy tội lỗi vì đã không làm sáng tỏ, nhưng cũng không muốn làm con bé xấu hổ, tôi gửi lại đơn giản: “Thương con! Chúc con ngủ ngon!”.
Tôi lại nghĩ về gia đình họ, về không gian riêng tư mà tôi là một kẻ xâm phạm. Một nỗi đau trống rỗng nhói lên trong tim tôi. Sau đó, ngay khi những ngón tay tôi chạm vào nút bấm, ngay khi màn hình chuẩn bị chuyển sang màu đen, tin nhắn cuối cùng của Margo xuất hiện: “Chúc ba ngủ ngon dùm con”. Nước mắt ràn rụa, tôi với tay tắt máy tính.


 
B

bangnguyetnhu

đôi cánh của mẹ

ĐÔI CÁNH CỦA MẸ​

Mẹ nói, đôi cánh của mẹ sẽ đưa con bay thật cao, thật xa. Mẹ sẽ bay cùng con, mẹ sẽ bay với con đến cuối đời.
Mẹ nói, mẹ không thể bay theo con được nữa. Đôi cánh của mẹ từ giờ sẽ trao lại cho con.
Đôi cánh của mẹ, chính là đôi cánh của con.
**


Con đã từng ghét mẹ lắm, mẹ có biết không? Ở cái tuổi 5, 6 mới còn là con nít, con cứ tự dưng ghét mọi thứ về mẹ. Con ghét mẹ đã khiến con trở thành đứa trẻ không cha. Con ghét mẹ cứ bỏ con một mình mà đi công tác ngày này qua tháng khác. Con ghét những bức thư điện tử với nội dung lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu mà mẹ mỗi sáng, mỗi chiều đều đặn gửi vào máy tính của con. Con ghét cả số tiền ăn học của con mà mẹ dặn dò bà bảo mẫu giữ dùm hằng tháng. Dường như con ghét mọi thứ liên quan đến mẹ, kể cả công việc khiến mẹ bận bịu tối ngày, mà quên mất tất cả những việc mẹ làm đều vì lợi ích của con.Đến giờ, con vẫn không khỏi cảm thấy mình thật ngu ngốc.
Gia đình mẹ con ta cũng có thể được coi là khá giả. Nhưng con cũng biết đó không phải tài sản thừa kế, mà là từ một tay mẹ gây dựng nên. Dù ghét mẹ, nhưng con không thể phủ nhận rằng mẹ, ừm, thật sự là một phụ nữ tài giỏi. Mẹ là phiên dịch viên, thu nhập có vẻ không tệ. Có điều, bởi một lý do nào đó mà mà mẹ chưa từng nhắc đến, và con cũng chưa từng có khái niệm về ông bà của mình. Con đoán già đoán non rằng ông bà ngoại đã từ mẹ. Còn ông bà nội, ôi, con thậm chí còn chẳng hiểu tại sao bản thân không biết bố của mình là ai nữa.Song, cũng bởi công việc đem lại nguồn thu nhập không nhỏ ấy mà mẹ đi công tác suốt ngày, ra nước ngoài như cơm bữa.
Mẹ ít khi về nhà lắm, căn nhà bốn tầng rộng lớn chỉ có bà bảo mẫu mẹ thuê và con ở. Thỉnh thoảng, nếu thấy bóng mẹ xuất hiện ở nhà, thì cũng là hình ảnh vất vả, tiền tụy. Mặc dù mỗi khi trở về, mẹ đều ăn vận xa hoa lộng lẫy, theo sau là va li lớn va li nhỏ-hoàn toàn là hình ảnh một người thành đạt, nhưng sự mệt mỏi, thiếu sinh khí được giấu đằng sau khuôn mặt tô son điểm phấn cẩn thận kia làm sao có thể qua nổi mắt con? Chỉ là, điều đó càng khiến con thêm ghét mẹ. Khi mệt, ngoài việc nghỉ ngơi ra thì mẹ dường như chẳng quan tâm đến thứ gì khác nữa. Mẹ cứ thế nằm dài trên giường, ngủ cũng chẳng ngủ mà cứ nằm đấy thôi, tay xoa trán, bóp đầu-xem ra mẹ đang khổ cực suy nghĩ. Con có lo lắng cho mẹ, chạy lại quan tâm thăm hỏi, thì chỉ được đáp trả lại là giọng nói gắt gỏng của mẹ đuổi đi. Nếu chỉ một lần, có lẽ con còn thông cảm cho mẹ. Nhưng hai lần, ba lần rồi lúc nào mẹ cũng đối mặt với con bằng thái độ ấy. Con đâm ra giận mẹ, ghét mẹ, rồi ghét sự tồn tại của chính mình.Mẹ, liệu mẹ có biết con đau khổ, con tủi thân thế nào không? Không biết đã bao nhiêu lần con tự giam mình trong phòng mà khóc. Con tự hỏi tại sao mẹ lại sinh con ra, để rồi đối xử với con tàn nhẫn đến thế. Thiếu bóng dáng người cha, mẹ có biết con khao khát tình yêu của mẹ thế nào không? Con khao khát, con thèm muốn cảm giác êm đềm, ấm cúng của gia đình tụi bạn. Bọn nó có cha, có mẹ đầy đủ, còn có cả anh chị em nữa. Còn con, con có mẹ, mà tưởng như chỉ có một mình. Có đôi lúc nghĩ quẩn, con đã từng cho rằng mẹ gửi tiền nuôi con hàng thánh chỉ để làm tròn nghĩa vụ của một “người mẹ” mà thôi.
Tình trạng này, con cứ nghĩ sẽ chẳng bao giờ dừng lại. Cho đến một khoảng thời gian, những chuyến đi của mẹ cứ thế thưa dần, thưa dần, rồi mẹ bỗng dưng ở nhà hẳn.Mẹ cũng chẳng giải thích nhiều, chỉ nói rằng muốn dành nhiều thời gian ở bên con hơn. Ôi, con lúc đó đã chẳng hề tin lời mẹ-con thật tệ phải không? Chỉ là con cũng chẳng nghĩ ra được lý do gì khác, nên tự mình tin là mẹ bị thất nghiệp.
Quãng thời gian này, mẹ quả nhiên dành nhiều thời gian cho con thật. Hầu như lúc nào mẹ cũng ở bên cạnh con. Khi con đi học thì mẹ chở đi, lúc con tan học thì mẹ đến đón. Nhưng mẹ có biết, con vẫn giận, vẫn giận mẹ nhiều lắm. Con thực giận khi nghĩ, mẹ cho rằng mẹ có thể dùng sự dịu dàng này để bù lại thái độ lạnh lùng của mẹ đối với con ngày trước. Mỗi lần mẹ ôm thì con đẩy ra, mẹ định nói gì thì con lẩn mất. Con đã né tránh mẹ, mẹ ơi!
Một tối, nhà mình bỗng xuất hiện vị khách lạ mà con chưa gặp bao giờ. Ấy là một người phụ nữ trẻ tuổi, ừm, có vẻ trẻ hơn mẹ. Dù con không biết đó là ai, nhưng trông cô ấy quen lắm-có lẽ vì ngoại hình của cô ấy mang theo vài phần như đúc từ cùng một khuôn với mẹ. Mẹ gọi cô ấy là “dì”, xưng “chị”. Hai người nói chuyện trong phòng khách dưới tầng một, còn con bị dặn ở yên trên lầu. Tuy vậy, điều đó cũng chẳng cản được trí tò mò của con. Đứng từ trên cầu thang nhìn lén xuống, con thấy mẹ thỉnh thoảng cười với cô ấy, tuy là có chút miễn cưỡng. Cô ấy gọi mẹ bằng “chị”, xưng “em”, chất giọng thật xa cách. Hai người ban đầu hỏi thăm xã giao qua loa, rồi bắt đầu bàn đến vấn đề chính. Và, cái vấn đề này đã gây ra một chấn động không nhỏ đối với con. Vâng, con nghe được từ miệng cô ấy nói ra, mẹ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Dường như cô ấy là một bác sĩ đang đến thông báo kết quả xét nghiệm. Thật ra con không biết “ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối” là gì, nhưng xem ra đó là một loại bệnh: Thậm chí bệnh nặng là đằng khác! Bởi vì, con đã thấy mẹ khóc. Mẹ bưng hai bàn tay gầy gò lên che mặt, đôi vai mẹ run rẩy-hoàn toàn mang một dảng vẻ thống khổ, bất lực. Rồi mẹ nghẹn ngào, mẹ thốt ra những tiếng nghe không rõ, cái gì mà “…lo cho con còn nhỏ…” hay sao ấy. Nhưng, con cũng chẳng còn tâm trạng mà nghe nữa. Tai con cứ ù ù, và lòng con cũng đau như đứt ra từng khúc ruột khi nhìn mẹ đau đớn.Từ lúc đó, dường như con bắt đầu thương mẹ.
Rồi mẹ lại tiếp tục ở nhà với con. Mọi chuyện lại tiếp tục diễn ra theo quỹ đạo Trái Đất, nhưng sự giận dỗi của con đã nhiều phần không còn nữa.Một sáng, mẹ gọi con ra sân chơi. Con được mẹ ôm, ngồi trên chiếc ghế dài, thư thả phơi nắng. Từng tia sáng mang theo hơi thở ấm áp khẽ rọi lên làn da tái màu của mẹ. Nhẹ nhàng vuốt mái tóc tơ non mềm của con, mẹ vừa ngâm nga khúc nhạc gì đó-hình như là lời ru mà con đã khắc ghi trong lòng từ thuở nhỏ. Nhưng mẹ hát thật trôi chảy, cứ như thể…mẹ đã hát những lời này rất nhiều, rất nhiều lần trong quá khứ!
Mẹ hỏi, nếu lỡ như bây giờ mẹ phải đi thật xa, con sẽ cảm thấy thế nào?
Con trả lời, con sẽ nhớ mẹ nhiều lắm.
Mẹ nói, con có thấy những chú chim nhỏ luôn bay xung quanh con đây không? Hãy nghĩ chúng là mẹ, mẹ luôn bên con, con sẽ không cảm thấy cô đơn nữa.
Con ngây ngô, thế thì mẹ cũng sẽ giống như lũ chim sẻ lười biếng, suốt ngày rong chơi không chịu làm tổ hả mẹ?
Mẹ cười, tuy hơi lười biếng nhưng đôi cánh của chúng có thể tự mình bay, nếu chăm chỉ chúng vẫn có thể làm được điều chúng muốn. Chúng lại chính là đôi cánh của mẹ. Rồi mẹ sẽ đưa con bay thật cao, thật xa, chạm đến ước mơ của con.
Mẹ hỏi, ước mơ của con là gì?
Con ngẫm nghĩ, con cũng muốn làm phiên dịch viên, giống mẹ…
Mẹ hôn lên trán con. Đấy là lần đầu tiên con cảm nhận được sự ấm áp của người mẹ. Rồi, mẹ nhỏ giọng tâm sự với con. Mẹ nói về quá khứ của mẹ, khi con chưa ra đời. Thì ra mẹ được sinh ra trong một gia đình khá giả. Trước đây khi học đại học, mẹ gặp ba, mẹ yêu ba rồi có con. Nhưng người đàn ông ấy vì trốn tránh trách nhiệm mà tàn nhẫn bỏ mặc mẹ, đến giờ vẫn bặt âm vô tín. Do quá tức giận, ông bà ngoại từ mẹ, khiến mẹ phải ra ở riêng, nuôi con một mình. Mẹ còn có một cô em gái, kém mẹ vài tuổi.
Giọng mẹ cứ thế thủ thà thủ thỉ, êm êm dịu dịu truyền vào tai con một luồng ấm áp. Con nhờ thế mà hiểu mẹ nhiều hơn, yêu mẹ nhiều hơn. Con xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp của mẹ. Con đau lòng, day dứt không yên vì mẹ bị con hiểu lầm mà oán giận. Ôi, con cảm thấy thật có lỗi quá! Mẹ hãy tha thứ cho sự khờ dại của con ngày trước, mẹ nhé?
Thời gian lại tiếp tục quay theo cái guồng vốn có của nó. Chỉ là, hình như mẹ từng ngày, từng ngày yếu đi… Nhưng trước mặt con, mẹ vẫn tỏ ra như thể mình khỏe mạnh lắm.Mẹ đâu có biết rằng, con đã từ lâu, lâu lắm rồi biết chuyện mẹ ốm. Vậy mà, sức lực nhỏ bé có hạn, con chẳng thể làm gì ngoài việc cả ngày quấn quanh mẹ, lo cho mẹ nhiều hơn, thương mẹ nhiều hơn. Con muốn dùng tình yêu của mình chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Nhưng, con không biết rằng, sự sống của mẹ giờ đây cũng chẳng khác gì những chiếc lá thường xuân của Giônxy, cứ ngày qua ngày lại rụng xuống từng chiếc…
Hôm nay, một chiếc rụng,
Ngày mai, chiếc thứ hai,
Rồi chiếc thứ ba,
Chiếc thứ tư,…
Thương mẹ, con lại càng có thêm ý chí học hành mà phấn đấu học thật giỏi. Con tin điều đó sẽ khiến mẹ vui, mà vui vẻ chính là liều thuốc tốt nhất mẹ cần lúc này. Và, việc này đã đem lại một kết quả không tệ, mẹ có biết? Con vui mừng không sao tả xiết khi nhận được tin mình được giải nhất học sinh giỏi cấp quận, và người đầu tiên con muốn chia sẻ niềm vui này chính là mẹ đấy. Nhưng, hình như thời gian chẳng chờ đợi ai cả, con chẳng thể nào khoe cái tin này cho mẹ được nữa.
Chiều hôm ấy con đi học về, gian nhà một mảnh yên lặng…
Con hỏi bà bảo mẫu. Bà bảo, tối qua mẹ bận bịu viết lách gì đó, nên hôm nay cứ li bì mà ngủ, mặt trời lên cao tận đỉnh đầu cũng chưa có dậy. Lạ nha, mẹ chưa bỏ công việc sao? Đang ốm yếu là vậy còn làm lụng vất vả, cơ thể mẹ dám suy nhược lắm!
Con vội vàng chạy lên tầng gõ cửa phòng mẹ. Gọi được hai tiếng, đáp lại con là một sự yên lặng đến rợn người. Cách cửa phòng hoảng loạn bật mở, sợ hãi, con chạy òa vào.
Căn phòng một mảnh quạnh hiu, bốn bức vách trắng ngà ngà, tinh khiết đến khó thở. Cánh cửa sổ bằng gỗ để mở, một làn gió mãnh mẽ đến tái tê lòng người đánh thẳng vào không gian, thổi tung bay rèm vải hoa hoa lệ lệ. Trên chiếc giường cùng màu trắng tiêu điều, mẹ nằm đó, lặng thinh,…bất động! Da mẹ nhợt nhạt, khuôn mặt không còn huyết sắc. Con gọi mẹ, mẹ không tỉnh lại. Con lay mẹ, mẹ không phản ứng. Con cầm tay mẹ mà gào thét: đáp lại là một cỗ lạnh ngắt truyền thẳng vào tay con. Mẹ vẫn thủy chung không trả lời, bất kể tiếng khóc như xé lòng của con vang lên khắp gian phòng yên tĩnh.
Dường như đã lặng lẽ trôi qua cả thế kỷ khi con chìm trong nước mắt. Con từng linh cảm ngày này sẽ đến, rồi sẽ có lúc con gọi mà mẹ không trả lời. Nhưng, con chưa từng nghĩ mẹ sẽ bỏ con mà đi nhanh như vậy, một tia hy vọng mong manh như lóe lên trong lòng con.
Chẳng biết từ lúc nào, bà bảo mẫu đã xuất hiện bên cạnh. Dưới làn mước mặn chát làm nhòe đôi mắt, con chỉ thấy bà ấy cúi xuống xem xét cơ thể mẹ. Rồi, đôi tai ù ù của con chỉ còn đọng lại bốn chữ của bà ấy; bốn chữ-bốn chữ như những con dao lam sắc bén cắt xé da thịt con, như bóng đem u tối nhẫn tâm dập tắt tia săng cuối cùng:
 
B

bangnguyetnhu

đôi cánh của mẹ


(tiếp)
“Mẹ con…đi rồi!”
Trái tim nhỏ bé tựa tấm gương bị đập vỡ thành từng mảnh. Mảnh gương vỡ vô tình đâm nát tâm hồn con. Cả thế giới xung quanh con như sụp đổ, chỉ còn hình bóng mẹ hiện ra trước mắt. Con quơ tay, con cật lực với đến, con cố níu kéo mẹ lại, con khản cổ gào lên trong nước mắt! Nhưng càng chạy tới, bóng mẹ càng nhòe đi. Hình dáng mẹ tàn nhẫn mờ dần, mờ dần, rồi tan biến.Từ đâu bay đến bàn tay con một tờ giăy mang nét chữ yếu ớt mà thân thuộc của mẹ. Con không thể nhớ hết những gì mẹ tâm sự, có lẽ bởi đau thương đã xóa nhòa đi của con một đoạn ký ức.
Mẹ viết, cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý nằm ngoài dự định, ước muốn và toan tính của mẹ.
Mẹ viết, mẹ chưa đủ từng trải, chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, để đem lại cho con một mái ấm gia đình.
Mẹ viết, mẹ đã không thoát khỏi những điều vòng vèo, chùng chình của cuộc sống mà quên mất cái gì gọi là thời gian hữu hạn……
Cuối cùng, mẹ viết, mẹ đã không đủ khả năng để bay theo con đuợc nữa rồi.
Đôi cánh của mẹ, từ giờ trao lại cho con.
Hãy tự bay bằng chính đôi cánh của mình.
Hãy cố gắng chạm đến ước mơ của mình, con nhé.
Mẹ mãi yêu con.
Mẹ mãi bên con…
Sau cùng, mẹ cũng có mãi ở bên con đâu, hả mẹ?
Mẹ nói, khi mẹ đi đến một nơi rất xa, con hãy tưởng tượng những chú chim bay trên khoảng trời xung quanh chính là mẹ. Con sẽ không cảm thấy cô đơn nữa.
Nói vậy, mẹ là chú chim nào-trong cả một đàn khổng lồ đang bay bên ngoài cửa sổ máy bay kia-hả mẹ? Nhưng công nhận, mẹ ở gần thế này, con chẳng còn cô đơn gì hết.
Mẹ nói, đôi cánh của mẹ sẽ đưa con bay thật cao, thật xa…
Nói vậy, mẹ chính là chiếc máy bay đang chở con xuyên qua Thái Bình Dương này ư?
Mẹ lại nói, mẹ sẽ bay cùng con, mẹ sẽ bay bên con đến cuối đời.
Nói vậy, con sẽ mãi mãi làm một phiên dịch viên giống mẹ, để mẹ chở từ nước này qua quốc gia khác, đến hết cuộc đời rồi!
Mẹ còn nói, mẹ không thể bay cùng con được nữa. Đôi cánh của mẹ từ giờ trao lại cho con.
Đúng như lời mẹ, con đã tự lực cánh sinh, phấn đấu trở thành một phiên dịch viên hàng đầu rồi đấy, mẹ có thích không? Không cần mẹ nâng đỡ gì đâu nhé!
Hình như mẹ nói, đôi cánh của mẹ, chính là đôi cánh của con.
Vậy thì mẹ sẽ mãi mãi ở bên con rồi, vì con sẽ còn bay cao, bay xa hơn nữa, phải không mẹ? Vì đôi cánh của mẹ…
…chính là đôi cánh của con!
 
B

bangnguyetnhu

Thư thủ tướng gửi con trai

Hãy nhớ rằng thành công không phải là một đích đến mà là một quá trình

Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!


Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
– Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu .
– Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.
– Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!
– Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi , để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi . Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.
– Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
– Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.
– Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.
– Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!
– Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.
– Con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ.
Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé.
 
B

bangnguyetnhu

Một câu chuyện cảm động về mẹ khiến bao người phải rơi nước mắt. Hãy biết quý trọng thời gian, vì nó chẳng chờ đợi ai cả, và mẹ vẫn đang chờ bạn đến, chờ bạn về bên cạnh trong từng phút từng giây của cuộc đời.

Con Gái vuốt thẳng những nếp áo, tô lên môi một chút son dưỡng, xoay một vòng tròn trước gương, Mẹ cười bảo :
- Đẹp đấy, nhưng cổ khoét sâu thế con?
Con Gái cười bảo Mẹ:
- Thời nào rồi mà còn kín cổng cao tường nữa mẹ à!
***
Mẹ không nói gì, Mẹ vào bếp chuẩn bị bữa trưa. Con Gái vào theo, mở tủ lạnh lôi ra đĩa dưa hấu mẹ vừa gọt sẵn, lấy một miếng đưa lên môi. Mẹ bảo:
“Ơ ! không sợ trôi mất son à”
Con Gái cười:
- Thỏi son người ta tặng bên Thái ý , trôi thế nào được “lão bà” ơi.
Mẹ giật mình:
- Thế à?
Con Gái hôn chụt lên má mẹ một cái:
- Con mà mẹ. À! Mà thôi con đi đây.
Con Gái càng lớn càng giống Mẹ, nhưng xinh hơn Mẹ, vì con gái biết trưng diện. Con Gái có phước, được bác xì nhiều tiền mỗi tháng, tháng nào cũng đi shopping, gà rán mỗi lần đi về mang theo một đống quần áo mĩ phẩm thời trang đủ kiểu, thỉnh thoảng chợt nhớ ra, Con Gái lại mua cho Mẹ khi thì một bộ quần áo, lúc lại vài mảnh vải để Mẹ may bộ đồ, quần áo thì Mẹ chẳng mặc mấy, vì Mẹ ít đi đâu, hơn nữa chẳng mấy khi Con Gái mua vừa người Mẹ, còn vải thì Mẹ mang ra hàng chị thợ may đầu ngõ để may cho rẻ.
Nhìn con gái dắt xe ra khỏi cửa, nước hoa thơm phức, quần áo tung tăng, Mẹ gọi theo:
- Chiều có về ăn cơm không con?
Con Gái nghĩ ngợi:
- Cũng chưa biết được mẹ ạ, có gì con gọi điện sau.
Mẹ vớt lại mấy câu:
- Thế mẹ cứ để cho mày phần cơm với thức ăn nhé!
Con Gái cau mày:
- Thôi để con gọi điện sau, chứ con ăn rồi lại cứ để phần cơm, rồi bắt con ăn lại béo ra!
Nói xong Con Gái phóng xe đi mất, Mẹ đứng nhìn theo Con Gái một lúc rồi lại trở vào nhà.
Nhà có bốn người, đứa em nhỏ, bố hay đưa đi học rồi ghé vào cơ quan ăn tiện thể ít khi ở nhà, chỉ có Mẹ và con Gái quây quần. Mẹ đã quen với những bữa cơm chỉ có Mẹ và Con Gái. Nhưng khi Con Gái đi học, Con Gái cũng vắng nhà. Con Gái thường về nhà khi tối muộn. Lúc ấy cơm canh Mẹ để dành Con Gái thường đã nguội ngắt. Mẹ thương Con Gái cả ngày cơm hàng cháo chợ , Mẹ thường hâm lại cơm canh cho nóng. Những lúc ấy Con Gái ăn cơm như hoàn thành nghĩa vụ cực nhọc, vì thường là Con Gái đã ăn ở đâu đó rồi mới về nhà.
Mẹ ở nhà một mình, lúc nào cũng mong cho chóng đến ngày chủ nhật, vì khi đó Con Gái được nghỉ, Con Gái sẽ ở nhà với Mẹ. Nhưng những ngày đó Con Gái lại thường tận dụng để mua sắm, để chơi bời với bạn, hoặc có khi Con Gái nhận lời đi ăn, đi câu cá, cắm trại với chúng bạn. Đôi khi mẹ khuyên, Con Gái cười hi hí và bỏ ngoài tai.
Con Gái thích ăn bún riêu cua , ăn cá rán, những Chủ Nhật Con Gái ở nhà, Mẹ mừng. Mẹ sẽ đi chợ từ sáng sớm, Mẹ lựa cua, chọn thịt rồi gọi Con Gái vào chỉ dạy. Con Gái chỉ muốn Mẹ bảo cho nhanh rồi lại tót vào nhà tám điện thoại với bạn, hoặc bật máy tính lên và lướt net.
Mẹ nấu nướng xong xuôi, Mẹ mặc lên người bộ đồ mới lấy từ nhà may về, Mẹ vào phòng con gái và hỏi Con Gái bộ này có đẹp không. Con Gái đang dán mắt vào màn hình máy tính, bàn tay mải mê rà chuột, trả lời bâng quơ:
- Cũng đẹp, sáng da đấy mẹ ạ.
Mặt Mẹ nhíu lại, bảo:
- Mày đi rồi , ở nhà mẹ mới hay may mặc cho vui, chứ mấy năm trước có mỗi vài bộ mặc đi mặc lại.
Con Gái xịu mặt :
- Giời ạ mẹ cứ hay ôn nghèo kể khổ!
Mẹ rất thích những giây phút êm đềm như thế này bên Con Gái. Mẹ sai Con Gái nhổ tóc sâu cho mẹ. Con Gái mới đầu chối lắm, Mẹ nói mãi mới chịu vạch tóc Mẹ ra. Đến lúc ấy Con Gái mới giật mình xa xót. Tóc Mẹ đã bạc quá nửa rồi. Nước mắt Con Gái ứa ra, Con Gái cố nuốt nước mắt, nhưng nước mắt cứ theo nhau chảy không gì ngăn nổi. Đến khi Mẹ thấy vai Mẹ ươn ướt. Mẹ mới hỏi :
- Sao mày khóc thế con?
Con Gái sợ nói ra sẽ càng khóc thêm, Mẹ lại bảo:
- Cái đồ mít ướt!
Con Gái chạy đi lấy khăn lau sạch mặt rồi vào ôm lấy Mẹ. Con Gái bảo Mẹ cho con nằm một tí nhé, rồi lát mẹ con mình ăn cơm. Mẹ thương lắm, hỏi đi học mệt lắm hả con, Con Gái không nói gì, bảo Mẹ cùng nằm xuống rồi con gái nằm đầu lên tay Mẹ. Mẹ gầy đi nhiều, Con Gái ôm lấy Mẹ dư vòng tay, Con Gái đưa bàn tay Mẹ lên môi cắn nhẹ một cái, vết cắn hiện ra mờ mờ rồi mau chóng biến mất, Con Gái lại tự an ủi mình rằng da Mẹ vẫn căng, như thế là Mẹ vẫn đang còn trẻ. Con gái nghe ngoại bảo thế!
Con Gái thích uống nước gừng nóng. Mẹ đã ngâm gừng từ hôm trước lấy nước cho Con Gái đi học về uống mỗi ngày. Hết nước, gừng vẫn còn đầy trong ly, Mẹ tiếc, đem ngào với đường làm thành mứt. Lúc Mẹ đổ mứt ra rổ cho bớt nóng, con gái vào bếp lấy tay bốc như con trẻ. Vừa ăn vừa nhai nhòm nhoàm, Con Gái vừa triết lí:
- Ngon he mẹ, cay cay ngọt ngọt đăng đắng như đời!
Mẹ đang đảo gừng cho ráo nước, bảo:
- Ai dạy mày nói thế hả con, mới mấy tuổi đầu.
Con Gái trề môi:
- Mẹ cứ làm như Con Gái mẹ trẻ con lắm ý.
Tính Mẹ hay chắt mót, cái áo cũ Con Gái vứt đi, Mẹ lấy hết nút ra cất vào hộp, Mẹ bảo để khi nào cần thì đơm cho khỏi phí. Con Gái bảo Mẹ già rồi lẩm cẩm, Mẹ chỉ bảo:
- Phung phí quá phải tội đấy con ơi!
Con Gái cười bảo nói như mẹ thì khối đứa phải tội chết lâu rồi. Mắt Mẹ thảng thốt:
- Sao mày lại ăn nói thế con?
Con Gái chẳng nói gì, vì lúc đấy Con Gái đang nghĩ đến những kẻ tham ô lấy tiền nhà nước đi bao gái phủ phê như vua chúa ngày xưa ấy thế mà sao mãi trời chưa phạt chúng ???
Mẹ có một cái hộp gỗ nhỏ, đã lên nước màu sáng bóng. Cái hòm được khoá cẩn thận, Con Gái thấy nó từ khi Con Gái còn bé tí. Mỗi khi Con Gái len lén đến gần cái hộp, Mẹ lại bảo:
- Đừng động vào đấy, khi nào thích hợp thì tao cho.
Mấy lần như vậy, Con Gái nản, không động đến cái hộp ấy nữa.
***
Sáng hôm ấy khi Con Gái dắt xe ra khỏi cửa, Mẹ hỏi, vẫn câu hỏi của mọi ngày:
- Hôm nay có về ăn không con?
Có những khi Con Gái bực bội vì đi học muộn, Con Gái xẵn giọng bảo
- Con chưa biết được.
Nhưng hôm ấy Con Gái đọc trong ánh mắt mẹ một điều gì đó như cầu khẩn, Con Gái thở dài bảo:
- Con sẽ về, mẹ nhớ nấu canh cà chua dồn thịt nhé. Con thèm!
Mẹ mừng rỡ bảo:
- Ừ mẹ nấu, để mẹ quấn bánh mì mẹ làm sẵn cho mày ăn nữa, đừng ăn cơm hàng cháo chợ nhiều, vừa đắt vừa mất vệ sinh.
Mắt Con Gái rưng rưng, Con Gái vội nổ máy phóng xe đi. Không hiểu sao cả ngày hôm ấy Con Gái cứ thấy nóng ruột, Con Gái nhìn đồng hồ chăm chăm mong hết giờ . Hôm ấy lại là ngày ôn tập cuối kì. Mãi 6h, bài chưa xong nhưng Con Gái vẫn xin về, xuống nhà xe để lấy xe về. Ra đến cổng, một người bán hoa ế mời Con Gái mấy chục bông hồng còn tươi. Con Gái mua lấy, định bụng mang về nhà tặng Mẹ.
Con Gái mở cửa vào nhà, không thấy Mẹ ra đón như mọi khi. Con Gái xót dạ chạy vào bếp, đã thấy cơm Mẹ dọn sẵn sang. Nồi cơm chín đã được Mẹ đậy kĩ, nồi cà dồn thịt trên bếp vẫn nóng cho thấy Mẹ vừa tắt lửa. Trên bàn ăn là một ly nước gừng nóng và cả đĩa gừng cay Mẹ đã để sẵn. Nhưng Mẹ đâu rồi ? Con gái gọi:
- Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi
Con Gái chạy vào phòng, thì thấy Mẹ nằm trên giường, Con Gái lay gọi Mẹ thì thấy hình như Mẹ không tỉnh. Bàn tay Mẹ mới đầu âm ấm, sau đó lạnh rồi cứng dần. Con Gái gào lên hoảng loạn, gọi cấp cứu. Xe cấp cứu đưa Mẹ đến bệnh viện, bác sĩ xem một lúc rồi bảo Mẹ bị tăng huyết áp đột ngột, nhưng Con Gái đưa Mẹ đến muộn quá, không cứu kịp nữa rồi. Con Gái lả người ngất đi. Con Gái chưa bao giờ nghĩ ngày này lại đến, Mẹ vẫn còn khoẻ mà, Mẹ vừa nấu cơm cho Con Gái đấy thôi…
Bố và nhỏ em đưa Con Gái về, Con Gái không lê bước nổi.
Con Gái vào phòng Mẹ thì thấy cái hộp gỗ ngày nào. Con Gái đờ đi tay cầm lấy cái hộp của Mẹ, không cho ai động vào. Mẹ bình thường là thế, vậy mà giờ đây cái hộp lại nằm trong tay Con Gái. Con Gái tìm chìa khoá cái hộp. Ba rưng rưng bảo:
- Mẹ để dưới chiếu phía đầu giường.
Con Gái lấy mở ra. Bên trên hòm là một chiếc khăn len màu hồng mấy năm trước Mẹ đan nhưng Con Gái không quàng, Con Gái chê nhà quê một cục. Dưới chiếc khăn là một chiếc áo len trẻ con, áo của con gái đã mặc ngày xưa, chiếc áo được Mẹ gấp ngay ngắn, chiếc áo len thêu tên Con gái, rồi Con Gái lại thấy một quyển vở có những nét chữ của Con Gái ngày Con Gái mới vào lớp 1, những nét chữ nguệch ngoạc ấu thơ, Con gái lắp bắp :
- A, cái ca, quả cà….
Con Gái thấy một vật gì đó cồm cộm, Con Gái lôi lên, một chiếc kiềng vàng, bên cạnh là một tờ giấy Mẹ viết ngay ngắn: ” Của hồi môn cho Con Gái mẹ.
Thì ra đấy là tất cả gia tài của Mẹ, thế mà Con Gái có lần đã cười nhạo cái hộp gỗ ấy, cái hộp gỗ lưu trữ cả một thời khó nhọc của gia đình, cái hòm gỗ lưu trữ tuổi thơ Con Gái, nuốt nước mắt vào trong, Con Gái thì thầm với Mẹ: “Con sẽ sống tốt mẹ ạ, nhất định thế”.


 
B

bangnguyetnhu

Tình cha

Tránh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.


***
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất.
Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là ” què cụt, thiếu sức thuyết phục…“. Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại.
Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là ” Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em”, thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế ” Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được “.
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất ? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn… Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê “Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn” thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê “Quá lan man dông dài”! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

tinhcha2.jpg


Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
Tránh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám ! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:
“Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết…”
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
– Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom