[Chuyên mục] Đề thi vào THPT những năm gần đây - làm bài và trao đổi.

T

thuyhoa17

<Đề thằng em nó mới thi, xin về :D>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ.
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT.
Khóa ngày: 24/6/2011.
Môn: Ngữ văn.
Thời gian: 120 phút.


(Đề thi vào Quốc Học).

Câu 1:

1.1. Trình bày khái niệm và tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
1.2. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong tác phẩm sau đây:

"Ông lão náo nức bước ra khởi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc tron đầu óc."

(Kim Lân - "Làng" - Ngữ văn 9, tập 1)


Câu 2:

Viết bài văn (dài ko quá 1 trang giấy thi) có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép liên kết thế và một thành phần biệt lập (gạch chân, xác định) nêu suy nghĩ của em về lời dặn dò của ngừoi mẹ ở đoạn kết văn bản "Công trường mở ra":
" Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."

(Lý Lan - "Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7).

Câu 3:

3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) và đoạn hai của bài thơ "Nói với con" (Y Phương).
3.2: Hãy phân tích hai đoạn trích vừa ghi ở câu 3.2 để làm rõ vẻ đpẹ tinh thần của ngừoi Việt Nam.
 
K

ku_cau_96

tuy ko phải là dân NTT nhưng t post đề thi của trường NTT lên đây nha. vì mấy năm trc có thi nên vẫn còn 1 đống nè

bắt đầu từ năm 2003-2004 nha'

đề văn:
câu 1: 1đ
trg tác phẩm văn hok có các loại nhân vật sau: nhân vật chính diện, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật phản dịên...
a/ hãy xếp bốn loại nv trên thành 2 nhóm và mỗi loại lấy 1 nhân vật trg truyện kiều làm ví dụ
b/ bạn H cho ông Hai trg truyện ngắn Làng của Kim Lân là nhân vật chính, bạn K lại cho đó là nhân vật chính diện. em thấy bạn nào đúng? vì sao
câu 2: 2đ
a/ vì sao câu đây sai? có thể sưả câu sai = các cách nào?
câu sai:"cái áo sơ mi cộc tay màu xanh da trời ấy."
b/ đoạn văn sau đây đc viết theo lối quy nạp hay diễn djck?> gạhc chân câu chốt của đoạn văn này:
A cháng đẹp ng thật. mừời tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ nhưng lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trồng"
c/ trg đoạn văn trên, t/g đã dùng biện pháp tu từ j là chính??? chỉ t/dụng= 1 hoặc hai câu văn
d/ từ mình trg câu " mình về mình có nhớ ta" khác mình trg câu: anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng ở chỗ nào? hãy đặt 1 câu trg đó s/d từ mình theo nghĩa 2
câu 2; 4đ
kết thúc đoạn kiều gặp kim trọng , nguyễn du viết
bóng tà như giục cơn buồn,
khách đà lên ngựa, người còn nghé theo
dưới cầu nước chảy trong veo
bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

đoạn thơ chủ yếu là tả cảnh nhưng nói rõ tâm trạngc ủa nàng kiều.
hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 1 trang jấy thi) phân tjck để làm nổi bật tâm trạng đó
câu 4:1đ
trg sách: văn họclớp 9 tập 2, e đc hok về nhà thơ đường nào
hãy nêu tên 1 t/p đã hok của nhà thơ đó
 
K

ku_cau_96

Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa

Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin



Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai ? Tôi sẽ là ai ?


Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan



Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy
 
S

s0cbay_kut3

[Ngữ văn] Đề thi vào THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An năm 2011

câu 1:

Đọc kĩ đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai


a) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ "tưởng".Có thể thay thế các từ tìm được với từ "tưởng" không? Vì sao?

b) Nêu và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong đoạn thơ?

Câu 2:

Trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của Ohenri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-Xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời...
Nhưng "Chiếc lá cuối cùng" vẫn còn làm cho Giôn-xi tự thấy mình "thật là một con bé hư...muốn chết là một cái tội". Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plo và như lời bác sĩ nói, cô đã "thoát khỏi nguy hiểm" của bệnh tật.

Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài luận thể hiện suy nghĩ về Nghị lực sống của con người.

Câu 3:

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu. Từ đó nêu suy nghĩ của em về cách để nhà văn đối thoại thành công với bạn đọc qua một tác phẩm văn học ?

Sáng nay trường mới tổ chức kì thi, mình xin được của đứa em đề này, các mem lớp 9 sắp thi vào chuyên văn có thể tham khảo :)



Vì răng lại ko đưa vô cái Chuyên mục đề thi đã lập. :-w
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

Đề thi chuyên trường ở Nghệ An hay chứ nhĩ? Hay cả ở câu tiếng việt , văn bản đến cả đề TLV...LIKE mạnh!
Khi đọc đề có rất nhiều điểm sáng trong đầu,cảm thấy rất hấp dẫn.Xem bộ để HS chuyên Nghệ An làm bài chứ mình làm vớ va vớ vẫn...họ cười chúi nhũi,mắc cỡ chết mất!
 
S

s0cbay_kut3

Đề thi chuyên trường ở Nghệ An hay chứ nhĩ? Hay cả ở câu tiếng việt , văn bản đến cả đề TLV...LIKE mạnh!
Khi đọc đề có rất nhiều điểm sáng trong đầu,cảm thấy rất hấp dẫn.Xem bộ để HS chuyên Nghệ An làm bài chứ mình làm vớ va vớ vẫn...họ cười chúi nhũi,mắc cỡ chết mất!

Đề năm nay khó :)
Năm ngoái chị thi đề dễ hơn thế này :)
Em thử tham khảo và xem coi, suy nghĩ kĩ thì chỉ có câu 3 là hơi khó một tẹo, cần phải học qua lí luận văn học cơ bản trước rồi cơ :)
 
M

maunguyet.hilton

~~

Câu 3 :Tóm tắt một vài chi tiết nên có trong bài viết ( TT )
-Để nói về đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của "bến quê",không thể phủ nhận tài sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghiẽ biều tượng của nhà văn NMC,hớn hết là hình ảnh n.v Nhĩ hiện ra dưới ngòi bút của ông một cách sinh động,cụ thể và mang lại những ý nghĩa tổng quát,lớn lao cho cuộc sống con người.
Phải kể đến ngay từ đầu là NMC đã khá thành công khi đặt Nhĩ vào tình huống đặc biệt đến trớ trêu : căn bệnh quái ác khiến anh....( |-) )
Tiếp theo tình huống trớ trêu đó là một tình huống cũng đầy nghịch lí : Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng of bãi bôgi bên kia sông ngay trc cửa sổ nhà mình nhưng tiếc thay anh lại bị.....(nằm 1 chỗ : ngắn gọn ~~b-() ,Nhĩ đã nhờ cậu con trai...nhưng ccaju ta lại sa vào trò phá thế cờ bên đường,làm lỡ chuyến đò duy 1 trog ngày.


~~~> từ những biến cố trên,NMC đã dưng nên một anh Nhĩ với bao cảm nhận,suy ngẫm về vẻ đẹp thiên nhiên,hoàn cảnh sống để rồi phát hiện quy luật của cuộc đời với niềm cảm thương người vợ Liên,với khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sôg :


>>Nhĩ thấy Liên mặc áo vá,ngón tay gầy guộc của vợ chăm sóc giúp Nhĩ nhận ra tất cả tình êu thương,sự tần tảo đức hy sinh of zk.Chíh trog những ngày cúi đời,Nhĩ mới thật sự thấu hiểu và biết ơn zk " cũng như bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia , tâm hồn of Liên vẫn giữ nguyên vẹn nhữg nét tảo tận và chịu đựng hy sanh từ bao đời xưa,và chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu,tìm kiếm...Nhĩ đã tìm thấy đc nơi nưogw tựa là gia đình trog nhữg ngày này"

Xây dựng thành công nghệ thuật hình ảnh tiêu biểu trong truyện là n.v Nhĩ ,tác giả muốn gữi đến người đọc nhận thức vềcuọpc đời:cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhữg điều bất thường,nhữg nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định,ước muốn,cả những hiểu biết và toan tính của người ta ( đã ngụ ý cả cái chùng chình trong câu này).Bên cạnh đó,là niềm gữi gắm 1 suy nghẫm : trog cuộc đời,ng` ta hướng đến nhữg điều cao xa mà vô tình k biết đến nhữg vẻ đẹp gần gũi bên cạnh mình ( là thiên nhiên , là vợ yêu :)&gt;- :-* )
@};-
Còn về vế thứ 2 của đề "...về cách nhà văn đối thoại thành công với bạn đọc..." điều đó chứng tỏ nhà văn đã thật sự nhúng bút vào sự thật của cuộc sống đời thường,những cái cảm nhận , suy ngẫm , thấu hiểu của nhà văn lúc đó thật sự đạt đến đỉnh cao khi nghiêng đưa nét mực liền trang giấy,nhà văn mới viết nên cái chất thật,gần gũi mang tính biểu cảm cao(khái quả hơn là cái hồn , cái chất văn/thơ) để đạt được sự thành công là đỉnh cao là truyền cảm đến bạn đọc.Và ngược lại những độc giả mến yêu khi hoàn toàn được chinh phục về lối viết suy nghĩ của nhà văn viết nên tác phẩm thì tình yêu văn chương càng trỗi dậy,như một thứ "men" làm con người ta thèm thuồng lại nể phục.~~~>Cách "đối thoại" như vậy quả rất "đỉnh",phải có sự giao thoa giữa người viết và người cảm nhận thì bàivieest mới đảm bảo tính sâu sắc,đúng đắn.Qua đó đôi bên cũng thấu hiểu và cảm nhận hết được cái tiêu biểu trong văn chương sáng tác...

|-)|-)|-):Vế thứ 2,mới chĩ là suy nghĩ lông bông chẳng ra sao hết ( đọc lại mới thấy ),chắc tối nay phải suy nghĩ thêm câu này.Bạn nào vào post tham khảo phát nhé!Không dưng bực mình gòi nha!:|@-)


Viết văn ko nên dùng icon để nhấn mạnh, em nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
M

maunguyet.hilton

Thắc mắc chỗ câu 1b chúc ạ!

Dạ không biết phải thành ngữ ở câu này là chổ "bên trời...bao h cho phai" ?? và đó có phải nguyên văn thành ngữ hay không ? Nếu không thì nguyên văn là gì vặy sis ?
 
R

rosario

Đề năm ni hóc ri @.@ @-) "Bến quê" ra 3 năm liền rùi =))
lại cả lí luận văn học nữa :khi (152)::khi (152):
 
S

s0cbay_kut3

Đề năm ni hóc ri @.@ @-) "Bến quê" ra 3 năm liền rùi =))
lại cả lí luận văn học nữa :khi (152)::khi (152):

May mà ta chưa phải thi năm ni chị hầy :))

năm ngoái nhà em may mắn hơn chị với bọn 96 năm nay là ko có lí luận văn học
Đề năm ni có thêm Nghị luận xã hội ;))
 
K

ku_cau_96

phan I
____________________________________________________________________________
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
===================================================================================
 
H

hongtuan96

Chài , khó nuốt thật..=.=! Chằng bù vs đề ở Vũng Tàu
Bến quê ở VT cũng 2 năm liền ;))
;))
 
Last edited by a moderator:
C

congchuatuyet_lc

Đề thi vào 10 THPT Lào Cai <cả chuyên và không chuyên>

Trước tiên là đề thi thử nhé ^^

Văn thường
Câu 1: (1 đ)
Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
Câu 2: ( 2 đ)
a. Xét theo mục đích giao tiếp,các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào ?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào (1). Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài đấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời,ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá!(3) Đừng có đi đâu đấy(4)
(Làng , Kim Lân)
b. Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
( Cảnh khuya,Hồ Chí Minh)

Câu 3: ( 2 đ)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) theo lối tổng - phân - hợp trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết của con người trong cuộc sống hiện nay
Câu 4 ( 5 đ)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính lái xe trong bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Văn chuyên
Câu 1: NLXH ( 4 đ)
Trong truyện ngắn Lão Hạc nhà văn Nam Cao viết: " Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta ,nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì...không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương;không bao giờ ta thương..."
Lẽ sống tình thương là một vấn đề được đặt ra trong suốt sự nghiệp sáng tác vh của Nam Cao
Em có nhìn nhận như thế nào về lẽ sống đó trong các mối quan hệ cuộc sống của con người.
Câu 2: NLVH ( 6 đ)
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" nhà thơ Thanh Hải viết:
...." Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời..."
Khổ cuối,bài thơ "Viếng lăng Bác" Viễn Phương cũng có ước muốn thật đẹp:
..."Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."
Cảm nhận hai đoạn thơ trên để làm nổi bật những nét chung gặp gỡ và những nét riêng đặc sắc trong ước nguyện của 2 nhà thơ.
 
Last edited by a moderator:
C

congchuatuyet_lc

Đề thi thật nhé ^^

Đề thi văn thường vào trường THPT chuyên Lào Cai

Câu 1(1,5 đ)
a. Trong truyện ngắn Làng của nhà văn KL,làng của ông Hai có tên là gì?
b. Nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NTL là ai?
c. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của NQS dấu hiệu nào trên khuôn mặt ông Sáu khiến bé Thu không nhận ông là ba?
Câu 2 (1 đ)
a. Xác định mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
" Quả bom nổ khá gần,nhưng hầm của Nho không bị sập."
b. Trong câu thơ " Gần xa nô nức yến anh" của Nguyễn Du hình ảnh "yến anh" được dùng với phép tu từ nào?
Câu 3 ( 2,5 đ)
Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Câu 4 (5 đ)
Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn ĐÌnh Chiểu.

Đề văn thường vào trường THPT

Câu 1: ( 1 đ)
Một bạn học sinh đã chép ba câu cuối trong bài thơ Đồng Chí của CH như sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Chép như vậy là sai ở điểm nào? Em hãy chép lại những câu thơ trên theo đúng nguyên bản
Câu 2(1,5 đ)
a. Xác định thành phần cảm thán trong trích dẫn sau:
Trời ơi,chỉ còn có năm phút!
b. Đọc đoạn văn sau:
" Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra.Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc..."
Các câu văn trong đoạn văn trên được nối với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Hãy tìm các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn văn?
Câu 3 ( 2,5 đ)
Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Câu 4 ( 5 đ)
Một trong những thành công của truyện ngắn Làng là nhà văn KL đã khắc họa tinh tế,sinh động diễn biến tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Em hãy phân tích để làm rõ nhận xét trên
 
C

congchuatuyet_lc

Đề văn chuyên vào THPT chuyên Lào cai

Câu 1 ( 1,5 đ)
" Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai".
Trong đoạn thơ trên, từ hoa được nhắc đến 3 lần trong 3 ngữ cảnh khác nhau (thềm hoa,lệ hoa,ngừng hoa). Trong ba trường hợp đó,nghĩa của từ hoa khác nhau như thế nào?
Câu 2 ( 3,5 đ)
" Ở palextin có hai biển hồ.Biển hồ thứ nhất là biển Chết.ĐÚng như tên gọi,không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này.Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất.Nước ở biến hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh , mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại riêng cho mình mà không chịu chia sẻ nên nướ trong biển trở nên mặn chát.Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch,nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch,mang lại sự sống cho cây cối,muông thú và con người."

Từ câu chuyện trên,em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống?

Câu 3( 5 đ)
Vẻ đẹp của hình ảnh trăng trong các bài thơ : Ánh trăng của Nguyễn Duy,Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Đồng chí của Chính Hữu.
 
M

maunguyet.hilton

Gợi ý Đề chuyên :
Câu 1: thềm hoa là hình ảnh thật còn lệ hoa và ngừng hoa mang trong nó hàm ý riêng...
-thềm hoa nhà Kiều
-Lệ( nước mắt ),hoa(chỉ cái đẹp,kiều diễm~~~>ví ở đây là Kiều)
-Ngừng (dừng lại trước chỗ họ Mã,để hắn tiêu khiển,xem mắt...),từ hoa mang hàm ý như trên.
~~~> Đứng ngoài cuộc kể lại "lễ vấn danh",nhưng chính nước mắt Kiều đã làm thấm đẫm trái tim nhân đạo của Ng Du & khi viết đoạn thơ này,nhà thơ đẫ đứg về Kiều để lên án bọn độc ác,vô nhân...tiêu biểu trong đoạn trích là phường Giám Sinh.


Câu 2 : Trên diễn đàn đã có bài này,rất tiếc t k nhớ rõ ở mục nào để dẫn đường link vào bài.

Câu 3 : Câu hỏi này đã được bananamiss hỏi và t đã gợi ý từng ý nghĩa của trăng trong mỗi bài.Bạn có thể theo đường link này tham khảo : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=157950

Nhắc nhở em post cái bài của mình cùng một bài viết nếu có nội dung tương tự nhau.
 
Last edited by a moderator:
K

khanhduy_vt

thi van vao lop 10

em nam nay len lop10 nghe cac anh chi noi thi van kho lam e cung thay lo lo cho e hoi co anh chi nao o vung tau(ko pai ba ria) thi cho e xin cai de voi :):):)
 
H

hongtuan96

Hi bạn , mình ở Vũng Tàu nè ;))
Bạn cần đề thi tỉnh mình trong kì thi chuyên vừa rồi à :-?
 
Top Bottom