Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

H

hachiko_theblues

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
Môn Ngữ văn - Tỉnh Quảng Bình
Năm học 2009 -2010

Câu 1: (2.0 điểm)
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Nguyễn Du, "Truyện Kiều", SGK ngữ văn 9, tập 1, trang 84, NXB Giáo dục, 2005)
Đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ trên ?

Câu 2: (3.0 điểm)
Một mùa xuân nho nhỏ
Lẵng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
( Thanh Hải, "Mùa xuân nho nhỏ", SGK ngữ văn 9, tập 2, trang 56, NXB Giáo dục, 2005)
Đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về khát vọng dâng hiến cuộc đời của thế hệ trẻ ngày nay ? Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày những suy nghĩ đó.

Câu 3: (5.0 điểm)
Chất trữ tình trong tác phẩm "Lẵng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long
.
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
Chuyên Lê Quý Đôn - Tỉnh Long An
Niên học: 2008 - 2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian 150 phút​

Câu 1: (4,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường".


1) Đoạn thơ trên được trích ở phần nào trong truyện Kiều? Nội dung của đọan?
2) Phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đọan thơ trên.
3) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi, trình bày những suy nghĩ của em về đọan thơ trên.

Câu 2: (1,5 điểm) Về "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ:
+ Nêu các yếu tố kỳ ảo và phân tích ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đó trong "Chuyện người con gái Nam Xương"

Câu 3: (4 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”

----- HẾT-----​
 
A

albee_yu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
Câu 1 (1 điểm):

Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

Câu 2 (1 điểm):

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Câu 4 (5 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ:
…Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

(Nguyễn Duy, Ánh trăng,
SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005)
Đề bài có sự kết hợp :
+ Phần kiểm tra kiến thức Văn – Tiếng Việt và Làm văn.
+ Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
nhằm giúp việc kiểm tra tòan diện, đa dạng hơn .
Riêng đề bài trong phần làm văn có tác dụng phân hóa trình độ học sinh . Vì đọan thơ trong bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có tính triết lí và chiều sâu suy ngẫu, đối với học sinh cấp 2 là tương đối khó .

GỢI Ý THEO BIỂU ĐIỂM :

Câu 1: ( 1 điểm )

Chép đúng khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận )
“Mặt trời xuống biển như hòn lủa .

Sóng đã cài then, đêm sập cửa .

Đòan thuyền đánh cá lại ra khơi ,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi .”

• Không sai, thiếu, thừa một từ

• Không sai lỗi chính tả

• Không thiếu một câu thơ hoặc đảo trật tự một câu thơ.


Câu 2: ( 1 điểm )

Xác định rõ, đúng thành phần ( có gạch chân , hoặc ghi rõ)

* Thành phần tình thái : có lẽ

* Thành phần cảm thán : chao ôi


Câu 3: ( 3 điểm )

Viết 1 đọan văn nghị luận từ 10 đến 12 câu, có chủ đề : đạo lí Uống nước nhớ nguồn

* Nội dung sát đề : lòng biết ơn

* Diễn đạt phù hợp với văn nghị luận

* Đúng qui định về số câu

* Không tách 2 đọan


Câu 4: ( 5 điểm )

Yêu cầu về kĩ năng:
1/ Nắm vững phương pháp nghị luận văn học – Cảm nhận cần gắn với sự phân tích ngôn từ, hình ảnh… của đọan thơ.

2/ Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng.

3/ Diễn đạt tốt, lời văn giàu cảm xúc.

Yêu cầu về kiến thức:
Yêu cầu chung :

* Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng

* Cảm được cảm xúc ân tình với qúa khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy

* Cảm nhận sự kết hợp hài hòa giửa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của đọan thơ .

* Biết rút ra bài học về cách sống
Yêu cầu cụ thể ;

Khổ 3, 4 : Cảm nhận của tác giả trước vầng trăng của hiện tại :

+ Không gian : thành phố với cuộc sống tiện nghi hiện đại

+ Vầng trăng bị lãng quên

+ Vầng trăng tròn xuất hiện đột ngột: đối lập với “ phòng buyn-đinh tối om” : gợi bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao mà nghĩa tình

Khổ 5, 6 :

+ Quá khứ nghĩa tình vẫn nguyên vẹn, thủy chung

+ Ánh trăng im phăng phắc: nhân chứng nghĩa tình, độ lượng mà nghiêm khắc.

o Con người có thể lãng quên nhưng thiên nhiên qúa khứ thì luôn trọn vẹn nghĩa tình .

o Nhắc nhở con người : thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất

o Gợi lên đạo lí sống thủy chung : Uống nước nhớ nguồn
 
A

albee_yu

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2009-2010

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: Ngữ văn

Câu 1. 1,0 điểm
Cho các từ sau: hoa hồng, ngân hàng,, bàn tay..
a. Nhận xét sự thay đổi về nét nghĩa của các từ: hoa hồng, ngân hàng, khi kết hợp với các từ mới: bạch, đề thi.
b. Nghĩa của của từ “trắng” trong câu: “Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng”.

Câu 2. 1,0 điểm
Gọi tên và nêu nội dung ý nghĩa của hình ảnh tu từ trong câu thơ sau:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Phạm Tiến Duật)

Câu 3. 1,0 điểm
a. Kể tên và cho ví dụ các kiểu câu phân loại theo mục đích phát ngôn.
b. Hình thức phát ngôn của câu sau đây hàm chứa những ý nghĩa nào: “Anh mà cũng nghĩ là tôi làm việc đó sao?”.

Câu 4. 2,0 điểm
Học sinh chỉ chọn một trong hai phần sau để làm bài:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Câu thơ trên ở phần nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?Viết một đoạn văn ngắn nói về ý nghĩa tích cực của ý thơ trên.

PHẦN LÀM VĂN. 5,0 điểm
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có đoạn:
“…
Ngửa mặt lên nhìn nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cảm nhận của em về những tâm sự mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên.

-----HẾT-----


 
A

albee_yu

GỢI Ý TRẢ LỜI:
Câu 1:
a.Các từ hoa hồng, ngân hàng đã có sự thay đổi về nghĩa so với nghĩa gốc sau khi kết hợp với các từ mới :
-hoa hồng : nét nghĩa chỉ màu sắc của từ “hồng”bị mất hẳn, mang nghĩa mới về chủng loại
-ngân hàng: không còn nghĩa “là nơi giữ tiền, và vàng bạc, đá quý..” mang nghĩa mới “nơi lưu giữ thông tin, dữ liệu liên quan đến thi cử”
b.Từ “trắng” trong câu trên mất hẳn nghĩa gốc chỉ màu sắc, mang nghĩa mới: “không có gì.”
Câu 2:
-Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: hoán dụ
-Nội dung ý nghĩa của hình ảnh “trái tim”: là tình cảm yêu thương, là lòng căm thù, là sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 3:
b.Hình thức phát ngôn của câu hàm chứa nhiều ý nghĩa:
-Ý nghĩa nghi ngờ/Câu nghi vấn: “Sao anh lại nghĩ là tôi làm viêc ấy?”
-Ynghĩa trách móc/Câu cảm thán: “Anh thật là tệ! đến anh mà cũng…”
-Ý nghĩa phủ định và nhắc nhở/Câu kể và cầu khiến(mờ nhạt hơn): “Tôi không làm việc ấy, anh phải thôi ý nghĩ ấy đi!”
Câu 4:
Phần A. Nêu được các ý chính sau:
-Câu trên trong phần cuối truyện Kiều, đây là phần có ý nghĩa tổng kết toàn bộ những vấn đề quan trọng của tác phẩm


+Đoạn cuối của Truyện Kiều là quan trọng đúc kết nhiều vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Trong đó, Nguyễn Du giải thích nguyên nhân bi kịch của số phận con người trên cơ sở của thuyết “thiên mệnh”.
+Từ đó, ông nêu lời đề nghị về một cách sống có thể hạn chế những bất hạnh của số phận nghiệt ngã: “Thiện căn…bằng ba chữ Tài”.
+Tu tâm, hướng thiện là phẩm chất quý báu của con người, là điều mà bất cứ con người ở thời đại nào cũng tu dưỡng để nâng cao giá trị bản thân, có lợi cho mình và không gây hại cho người khác.
+Trong bối cảnh xã hội đương thời, việc đề cao “Chữ Tâm” của Nguyễn Du cũng có ý nghĩa gián tiếp lên án xã hội bất công làm cho cái tài không những không được phát triển mà có khi trở nên khốn đốn: “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
Lưu ý: Đây là phần nội dung nâng cao, không có trong các đoạn trích nhưng vì là câu hỏi phân hoá nên GK cần chấm kĩ cả ý và lời.
Phần B.
-Ngữ cảnh của câu “Con người ta…”: Thuộc phần cuối của tác phẩm. Nhĩ dự cảm thấy những ngày cuối đời của mình đang đến và anh dặn con thay mình sang bên kia sông đặt chân lên dải đất bên kia sông, nhưng tâm nguyện này không được thoả mãn. Câu trích này nêu suy nghĩ của Nhĩ khi nhận ra sự thật trên.
-Ý nghĩa: Một cách giải thích đầy bao dung của Nhĩ về thói mải chơi của đứa con, nhưng cũng là một nhận xét sâu sắc của ông về thói thường của con người: người ta ai cũng có những “cái tôi” khó hiểu, khó từ bỏ. chính vì cái tôi này mà người ta không bao giờ vươn tới cái tuyệt đích, không bao giò mãn nguyện. và đôi lúc nó là nguyên nhân nỗi buồn cho người khác
-Mở rộng: Suy nghĩ này của Nhĩ cũng là một lời tự kiểm điểm về những “chùng chình, vòng vèo” của chính mình
Bài Làm văn:
1.Phần mở bài:
-Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời và cảm hứng chung của bài thơ
-Nêu vị trí và nội dung trữ tình của đoạn trích
2.Phần thân bài, nêu được:
2.1.Điểm qua hình tượng ánh trăng và nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu và khổ thơ giữa.
2.2.Tập trung nêu bật những tâm sự của nhà thơ Nguyễn Duy trong hai khổ cuối:
-Hình ảnh vầng trăng xuất hiện trong khung cảnh mới không còn trong ý niệm(vầng trăng tri kỉ, vầng trăng nghĩa tình) mà như một nhân vật đối chứng cụ thể, đầy ám ảnh: “Ngửa mặt…có cái gì rưng rưng”
-Trong khoảnh khắc xuất thần ấy, trong tâm trí nhà thơ ùa dậy bao hình ảnh kỉ niệm của thuở ấu thơ và của thời trận mạc.
-Từ hồi ức về quá khứ, nhà thơ như thấy được một ý nghĩa mới của cuộc sống: tron với đạo lý, thuỷ chung, nghĩa tình với quê hương là nguồn gôc của mọi giá trị, là một khía cạnh của hạnh phúc hôm nay.
3.Phần kết bài:
-Nêu được cảm xúc chung của tác phâm
-Đánh giá: sự chân thành có sức thuyết phục của nội dung trữ tình.
Bài học về truyền thống, đạo lí của lớp trẻ hôm nay.


 
A

albee_yu

ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,5 điểm)
Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ.
Câu 2: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.​

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với nghĩa tả thực là quá trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương.

Câu 2: (5 điểm)
a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước.

b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai :
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt.
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám...
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.

c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng.

d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.
 
H

hieuchaubinh_vjp

djnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
 
M

maingoc25

.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Xuất xứ

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa

- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.

3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…

III. Tổng kết

Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
__________________. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm.

- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.

2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.

* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

3. Hệ thống luận cứ.

- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.

2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:

-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.

3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.

- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.

III. Tổng kết

Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
__________________

. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm.

- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.

2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.

* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

3. Hệ thống luận cứ.

- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.

2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:

-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.

3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.

- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.

III. Tổng kết

Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
__________________
 
H

hachiko_theblues

Mình có một số tư liệu chia sẻ với các bạn:
* Trong văn bản tự sự:
1. Người kể chuyện có vai trò gì ?
- Trả lời: Dẫn dắt người đọc đi sâu vào câu chuyện
(Giới thiệu nhân vật và tình huống; tả cảnh, tả người; đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể,...)
2. Người kể chuyện có thể xuất hiện trong những ngôi kể nào:
- Trả lời: + Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là một nhân vật trong truyện và xưng tôi
+ Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình nhưng có mătk khắp nơi trong văn bản
3. Xác định ngôi kể và ưu thế của việc lựa chọn ngôi kể trong hai tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" và "Những ngôi sao xa xôi"
a. Lặng lẽ Sapa:
+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp trong văn bản
+ Ưu thế: Giúp người kể chuyện có thể vừa linh hoạt miêu tả bao quát các đối tượng, vừa đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều, giọng kể đa dạng, phong phú...
b. Những ngôi sao xa xôi
+ Ngôi kể: Nôi thứ nhất - người kể chuyện là Phương Định, nhân vật chính xưng tôi
+ Ưu thế: Phù hợp với nội dung tác phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc.
* Ánh trăng - Nguyễn Duy
1. Tại sao suốt bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy đều dùng từ "vầng trăng", đến cuối bài lại là "ánh trăng" ?
- Trả lời:
+ "Vầng trăng" là hình ảnh được nhân hoá, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh sống...
+ "Ánh trăng" là hình ảnh được ẩn dụ, mang bys nghĩa sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh...
2. Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình " giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
- Trả lời:
+ Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa
+ Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận, soi chiếu lại mình
+ Nhân vật trữ tình sống ân trình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc đời, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi bản chất
3. Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc "giật mình" như thế ?
+ Con người nên có những lúc "giật mình" trước khi, trong khi và cả sau hi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng.
+ Con người phải luôn có những lúc "giật mình" như thế trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.
 
T

tidohoi

Rất tiếc thưa bạn ! Đây là đề cô giáo soạn cho bọn mình chứ có phải đề thi tuyển sinh thật đâu mà có nguồn đề
Mà bạn cứ tin là thể nào mà thời gian làm bài chả là 150 phút
Ko cần quan tâm nguồn làm gì cả !! Bạn chỉ cần tham khảo thôi đấy có thể là những dạng bài có thể gặp !! Và bạn cứ nắm chắc kiến thức cơ bản là dc rồi !! Biết nguồn để làm gì ???

mình tưởng thời gian làm bài là 120 phút chứ bạn:confused:
 
T

tidohoi

các bạn post giúp mình mấy đề thi tp Hà Nội những năm trước đc. k? mình tìm mãi mà k thấy :(
 
H

huynhnhu95

giai thik zùm mình đề văn này với
con trai và con gái ai nhiều chuyện ( 8 á ) hơn ai ?
 
K

kiwianhhungrom

ĐỀ 15

Câu 1:

Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ.

Câu 2:

(Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.

Gợi ý giải

Câu 1:

Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm :

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".

(Đồng chí - Chính Hữu)

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.

Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :

- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.

- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

Câu 2:

Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :

a. Nêu vấn đề nghị luận :

Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.

b. Biểu hiện và phân tích tác hại :

- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.

- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.

c. Đánh giá :

- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.

d. Hướng giải quyết :

- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ
môi trường.

- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
+Bạn ơi hình như thiếu phần "Bàn bạc mở rộng",phải có phần này dùng để phản chứng hoặc nêu thêm những tác hại khác,tác dụng khác có tầm cao hơn của vấn đề!
+Với đề này mình ko chắc lắm nhưng có lẽ nên thêm đoạn văn này vào phần bàn bạc mở rộng:
"Nhiều khi chúng ta,những con ng ko biết tư ý thức mình về vẻ đẹp của cuộc sống,vẫn vất rác bừa bãi,ko bảo vệ môi trường hằng đêm nằm nghe thấy tiếng chổi tre quét rác lại khinh bỉ những ng công nhân và nhiều khi còn nghĩ họ là những kẻ vô học,dot nát nên phải ở dưới đáy của xã hội,làm những công việc đáng ghê tởm như thế này! Nhưng chúng ta có biết đâu,những con ng mà ta coi khinh ấy lại đang "ngày đêm thầm lặng dọn đi những cái dơ bẩn của xã hội" !
Phần này có lẽ chưa đc hay lắm,còn nhiều tính cực đoan nên xin đc mọi ng chỉ bảo thêm,có sai sót đừng trách mình nhé b-(
 
Last edited by a moderator:
K

kiwianhhungrom

Mình có một số tư liệu chia sẻ với các bạn:
* Trong văn bản tự sự:
1. Người kể chuyện có vai trò gì ?
- Trả lời: Dẫn dắt người đọc đi sâu vào câu chuyện
(Giới thiệu nhân vật và tình huống; tả cảnh, tả người; đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể,...)
2. Người kể chuyện có thể xuất hiện trong những ngôi kể nào:
- Trả lời: + Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là một nhân vật trong truyện và xưng tôi
+ Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình nhưng có mătk khắp nơi trong văn bản
3. Xác định ngôi kể và ưu thế của việc lựa chọn ngôi kể trong hai tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" và "Những ngôi sao xa xôi"
a. Lặng lẽ Sapa:
+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp trong văn bản
+ Ưu thế: Giúp người kể chuyện có thể vừa linh hoạt miêu tả bao quát các đối tượng, vừa đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều, giọng kể đa dạng, phong phú...
b. Những ngôi sao xa xôi
+ Ngôi kể: Nôi thứ nhất - người kể chuyện là Phương Định, nhân vật chính xưng tôi
+ Ưu thế: Phù hợp với nội dung tác phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc.
* Ánh trăng - Nguyễn Duy
1. Tại sao suốt bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy đều dùng từ "vầng trăng", đến cuối bài lại là "ánh trăng" ?
- Trả lời:
+ "Vầng trăng" là hình ảnh được nhân hoá, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh sống...
+ "Ánh trăng" là hình ảnh được ẩn dụ, mang bys nghĩa sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh...
2. Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình " giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
- Trả lời:
+ Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa
+ Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận, soi chiếu lại mình
+ Nhân vật trữ tình sống ân trình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc đời, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi bản chất
3. Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc "giật mình" như thế ?
+ Con người nên có những lúc "giật mình" trước khi, trong khi và cả sau hi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng.
+ Con người phải luôn có những lúc "giật mình" như thế trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.
Hình ảnh "Ánh Trăng" trong thơ Nguyễn Duy bạn nên xem lại,ko nên dùng từ ám ảnh vào đó,sẽ mất đi cái hay,cái đẹp của Ánh Trăng đi. Thay vào đó bạn nên nói Ánh Trăng chính là triết lí,là tòa án lương tâm đang đánh thức con người.
Còn Vầng Trăng chính là đại diện cho sự thủy chung,tình bạn thắm thiết ,là quá khứ nghĩa tình,chan chứa yêu thương.
 
C

congchualolem_b

@kiwianhhungrom: Cám ơn nhận xét và đóng góp của bạn rất nhiều. Ở đề về nghị luận xã hội, dàn ý đưa ra chỉ nhằm lấy những điểm cơ bản cho học sinh, làm đủ các ý đó bạn sẽ có được khoản hơn một nửa số điểm của câu hỏi, còn phần mở rộng đánh giá và bàn bạc thêm, mình thừa nhận là nó cũng cần, nếu làm được phần đó thì bạn sẽ lấy được trọn điểm của câu hỏi.

"Nhiều khi chúng ta,những con ng ko biết tư ý thức mình về vẻ đẹp của cuộc sống,vẫn vất rác bừa bãi,ko bảo vệ môi trường hằng đêm nằm nghe thấy tiếng chổi tre quét rác lại khinh bỉ những ng công nhân và nhiều khi còn nghĩ họ là những kẻ vô học,dot nát nên phải ở dưới đáy của xã hội,làm những công việc đáng ghê tởm như thế này! Nhưng chúng ta có biết đâu,những con ng mà ta coi khinh ấy lại đang "ngày đêm thầm lặng dọn đi những cái dơ bẩn của xã hội" !

Về phần mở rộng của bạn cũng khá được, tuy nhiên theo ý kiến của mình thì đánh giá và mở rộng nên nói về trách nhiệm và ý thức của mỗi người chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh nhưng lại có ý thức khá kém về bảo vệ môi trường, ngoài ra cần nói đến vai trò và trách nhiệm của mỗi người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần làm sao để xứng đáng vai trò là một thế hệ tương lai.

Về phần nhận xét của bạn đối với bài Ánh trăng, mình xin ghi nhận và cám ơn bạn rất nhiều.

Thân!
 
C

congchualolem_b

Còn đây là một tài liệu mình vừa tìm được, mong giúp ích được cho các bạn phần nào
 

Attachments

  • Tai_lieu_on_thi_vao_lop_10_(09_-_10).doc
    434 KB · Đọc: 0
L

leotrinhxu

Ôi cảm ơn chị nhìu nha .Em đang học lớp 9 nè .Có khi chị là người tốt nhất mà em bít đóa, dù em chẳng pit chị là ai cả.....
 
Top Bottom