Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

L

lan_phuong_000

[FONT=&quot]c. Tình cha con sâu nặng của ông Sáu[/FONT]
[FONT=&quot]- Nỗi ân hận day dứt vì lỡ đánh con.[/FONT]
[FONT=&quot]- Những đêm rừng, nằm trên võng…nhớ con… anh cứ ân hận, nỗi khổ tâm đó giày vò anh.[/FONT]
[FONT=&quot]- Lời dặn của đứa con lúc chia tay “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông làm 1 cây lược bằng ngà cho con bé mới được.[/FONT]
[FONT=&quot]Những chi tiết chân thực, bộc lộ rõ tình cảm cảm xúc của người cha lúc xa con.[/FONT]
[FONT=&quot]Càng nhớ càng thương con càng xót xa ân hận vì đã lỡ đánh con và lời dặn dò ngây thơ của đứa con bé bỏng cứ vang lên trong tâm khảm – khiến người cha trăn trở - không yên.[/FONT]
[FONT=&quot]Dường như lúc nào ông cũng nghĩ đến điều đó, chính tình cảm dành cho con đã thôi thúc ông thực hiện bằng được lời hứa.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu hớt hải chạy về, “tay cầm khúc ngà đưa lên khoe tôi, mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.[/FONT]
[FONT=&quot]Ông Sáu vô cùng sung sướng, vui mừng vì ông đã có thể thực hiện được lời hứa với đứa con bé bỏng mà ông vô cùng thương nhớ.[/FONT]
[FONT=&quot]Việc ông sắp làm không phải là cách ông thực hiện lời hứa mà điều chủ yếu là giúp ông giải toả nỗi ân hận vì đã lỡ đánh con, lại vừa giúp ông bày tỏ nỗi niềm thương nhớ đối với đứa con.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỷ và cố công như người thợ bạc…[/FONT]
[FONT=&quot]+ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Những đêm nhớ con anh lấy cây lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt…[/FONT]
[FONT=&quot]+ Có cây lược, anh càng mong gặp lại con: Người cha dồn hết tình cảm yêu thương mong nhớ đứa con vào làm cây lược, món quà cho con mà ông đã hứa.[/FONT]
[FONT=&quot]Ông đã làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi hàng chữ khắc trên sống lưng lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.[/FONT]
[FONT=&quot]- Nhưng rồi một tình cảm đau thương đã xảy ra:[/FONT]
[FONT=&quot]Trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao cây lược ngà (món quà của ông) cho cô con gái bé bỏng.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đồng ý, bởi vì: Nó thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, nhiều éo le, gian khổ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.[/FONT]
[FONT=&quot]Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh.[/FONT]
[FONT=&quot]III. Tổng kết.[/FONT]
[FONT=&quot]1. Về nghệ thuật:[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý[/FONT]
[FONT=&quot]- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.[/FONT]
[FONT=&quot]Chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe: Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan, vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình.[/FONT]
[FONT=&quot]Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.[/FONT]
[FONT=&quot]Xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lý.[/FONT]
[FONT=&quot]Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý, xây dựng tình cách nhân vật.[/FONT]
[FONT=&quot]2.Về nội dung[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]- Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.[/FONT]
 
L

lan_phuong_000

[FONT=&quot]CỐ HƯƠNG[/FONT]
[FONT=&quot] Lỗ Tấn[/FONT]
[FONT=&quot]I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1.Tác giả - tác phẩm[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Lỗ Tấn: Lúc nhỏ tên là Chu Thụ Nhân(1881-1963).[/FONT]
[FONT=&quot]- Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đa dạng và đồ sộ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Truyện có nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thực.[/FONT]
[FONT=&quot]- Là 1 truyện ngắn có yếu tố hồi ký (truyện ký) chứ không phải là hồi ký.[/FONT]
[FONT=&quot]- Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự - song biểu cảm là phương thức biểu đạt có giá trị quan trọng trong tác phẩm.[/FONT]
[FONT=&quot]- Trong “Cố Hương”, tác giả dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn thể hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Đặc biệt ngay cả khi dung phương thức biểu đạt khác, kể cả miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của tác giả thấm đẫm trong từng trang viết.[/FONT]
[FONT=&quot]+Không phải sau 20 năm Lỗ Tấn mới về quê (tham khảo chú thích 1 SGK).[/FONT]
[FONT=&quot]- Dù là truyện có nhiều chi tiết có thực trong cưộc đời Lỗ Tấn, song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả.[/FONT]
[FONT=&quot]2.Đọc, tìm bố cục, tóm tắt văn bản [/FONT]
[FONT=&quot]*Đọc[/FONT]
[FONT=&quot]*Bố cục: 3 phần[/FONT]
[FONT=&quot]1. Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: nhân vật “tôi” trên đường về quê.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Tiếp đến “sạch trơn như quét”: những ngày “tôi” ở quê.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Còn lại: “Tôi” trên đường rời xa quê.[/FONT]
[FONT=&quot]*Tóm tắt:[/FONT]
[FONT=&quot]“Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách.[/FONT]
[FONT=&quot]Lúc này thời tiết đang độ giưã đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm lòng “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.[/FONT]
[FONT=&quot]“Tôi nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: 1 cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên.Ngày ấy 2 đứa trẻ chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành 1 người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi, “Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng 1 sự đổi thay.[/FONT]
[FONT=&quot] II. Đọc - Hiểu văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”.[/FONT]
[FONT=&quot]1. Trên đường về thăm quê[/FONT]
[FONT=&quot]- Thời tiết đang độ giữa đông - trời u ám, giá lạnh.[/FONT]
[FONT=&quot]- Từ biệt làng quê lần cuối, rời nhà đến nơi làm ăn sinh sống.[/FONT]
[FONT=&quot]- Hình ảnh làng xóm xa gần, thấp thoáng tiêu điều.[/FONT]
[FONT=&quot]- Cách miểu tả kết hợp vừa kể, vừa tả theo kiểu hồi ức, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật.[/FONT]
[FONT=&quot]- Tâm trạng buồn, một nỗi buồn tiếc xót xa sau 20 năm trở về quê cũ. [/FONT]
[FONT=&quot]2. Những ngày ở quê[/FONT]
[FONT=&quot]a. Cảnh và con người ở quê[/FONT]
[FONT=&quot]*Cảnh:[/FONT]
[FONT=&quot]- Sáng tinh mơ [/FONT]
[FONT=&quot]- Trên mái ngói mấy cọng rơm khô phất phơ[/FONT]
[FONT=&quot]- Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.[/FONT]
[FONT=&quot]Hoang vắng, hiu quạnh gợi cảm giác buồn.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Mẹ: mừng rỡ, nét mặt ẩn 1 nỗi buồn.[/FONT]
[FONT=&quot]- (Nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại)[/FONT]
[FONT=&quot]- Nỗi buồn khó nói thành lời (nỗi buồn trước sự thay đổi của quê hương).[/FONT]
[FONT=&quot]+Cháu Hoàng: nhìn tôi chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào, tôi thấy khác xa những người ở quê mà hàng ngày nó được gần gũi, tiếp xúc.[/FONT]
[FONT=&quot]+Thím Hai Dương: [/FONT]
[FONT=&quot]Trước kia[/FONT]
[FONT=&quot]- Nàng tây thi đậu phụ, chị xoa phấn, lưỡng quyền không cao.[/FONT]
[FONT=&quot]- Môi không mỏng, chị là người phụ nữ khá đẹp, có sức quyến rũ.[/FONT]
[FONT=&quot]Bây giờ[/FONT]
[FONT=&quot]- Người đàn bà trên dưới 50, lưỡng quyền nhô ra. [/FONT]
[FONT=&quot]-Môi mỏng dính[/FONT]
[FONT=&quot]- Chân nhỏ xíu giống như chiếc com-pa.[/FONT]
[FONT=&quot]- Hình ảnh người đàn bà tiều tuỵ, xấu xí, khác hẳn xưa, do dấu ấn của thời gian và vất vả của cuộc đời hằn sâu trên vóc dáng của con người đó.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Tính cách : giọng nói the thé, hay nói cạnh khoé, nguẩy *** quay đi còn giất đôi bít tất…[/FONT]
[FONT=&quot]- Trở thành con người đanh đá, tham lam, ích kỷ.[/FONT]
[FONT=&quot]Hình ảnh đối lập thể hiện sự thay đổi ghê gớm, thay đổi hoàn toàn trở thành một con người khác hẳn, tham lam, ích kỷ, đanh đá.[/FONT]
[FONT=&quot]+Nhuận Thổ[/FONT]
[FONT=&quot]Sau 20 năm[/FONT]
[FONT=&quot]- Cao gấp 2, da vàng sạm[/FONT]
[FONT=&quot]- Mắt viền đỏ húp lên, mũ rách tươm[/FONT]
[FONT=&quot]- Tay nặng nề thô kệch, nứt nẻ như vỏ cây thông[/FONT]
[FONT=&quot]- Xưng hô cung kính, cách thưa bẩm[/FONT]
[FONT=&quot]- Nói năng thiểu não, chán ngán, mệt[/FONT]
[FONT=&quot]- Hành động, cử chỉ: hút thuốc, ăn cơm xong nhặt nhạnh vật thừa.[/FONT]
[FONT=&quot]Sau 20 năm: thay đổi nhiều, là người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Nguyên nhân là do xã hội phong kiến: đông con nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả, mất mùa thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ.[/FONT]
[FONT=&quot]Phản ánh hiện thực đầy đau khổ buồn tẻ của nông thôn Trung Quốc thời phong kiến.[/FONT]
[FONT=&quot]- Tình trạng mụ mẫm, thái độ cam chịu, chấp nhận số phận của nhân vật Nhuận Thổ nói riêng, người nông dân Trung Quốc nói chung, đó là điều nguy hiểm nhất, là điều trăn trở đau xót nhất của nhà văn.[/FONT]
[FONT=&quot]Tình bạn giữa 2 người, tình cảm sâu sắc không đổi thay. Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhuận Thổ: là nhân vật điển hình của người nông dân Trung Quốc với cuộc sống nghèo khổ, an phận, đau thương cùng tình trạng tinh thần mu muội, của dân chúng trong xã hội phong kiến đầu thế kỷ XX.[/FONT]
[FONT=&quot]- Tác giả đã dùng nghệ thuật hồi ức, hiện tại để đối chiếu so sánh làm rõ cảnh và người ở quê trong quá khứ và hiện tại.[/FONT]
[FONT=&quot]Tâm trạng của nhân vật “tôi”: Thấy buồn xót trước cảnh đổi thay theo chiều hướng lụi tàn của quê hương và trước tình trạng tinh thần lạc hậu mụ mẫm của dân chúng.[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là những đoạn độc thoại nội tâm để xen kẽ với đoạn tự sự miêu tả đặc sắc.[/FONT]
[FONT=&quot]- Khi gặp thím Hai Dương: trầm ngâm, im lặng.[/FONT]
[FONT=&quot]- Gặp Nhuận Thổ: điếng người, buồn thương.[/FONT]
 
L

lan_phuong_000

[FONT=&quot]NHỮNG ĐỨA TRẺ[/FONT]
[FONT=&quot] Go- rơ-ki[/FONT]
[FONT=&quot]I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1. Tác giả - tác phẩm[/FONT]
[FONT=&quot]a) Tác giả[/FONT]
[FONT=&quot]Mác - xim Go - rơ - ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni - giơ- ri Nô - vơ - gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.[/FONT]
[FONT=&quot]Go - rơ - ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can - đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân.[/FONT]
[FONT=&quot]Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống(1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam- ghin (1925-1936)[/FONT]
[FONT=&quot]b) Tác phẩm [/FONT]
[FONT=&quot]Thời thơ ấu gồm mười ba chương, là cuốn đầu tiên trong ba bộ tiểu thuyết nói trên. Phần này chủ yếu thuật lại quãng đời thơ ấu gian khổ của Go - rơ - ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Đọc[/FONT]
[FONT=&quot]3. Bố cục[/FONT]
[FONT=&quot]Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:[/FONT]
[FONT=&quot]Phần 1 (từ đầu đến “đầu đội chiếc mũ xù lông”): tình bạn tuổi thơ trong trắng.[/FONT]
[FONT=&quot]Phần 2 (tiếp đến “cấm không được vào nhà tao!”): tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.[/FONT]
[FONT=&quot]II. Đọc - hiểu văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.[/FONT]
[FONT=&quot]Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.[/FONT]
[FONT=&quot]- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của câu.[/FONT]
[FONT=&quot]- A-li-ô-sa : sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.[/FONT]
[FONT=&quot]Qua trò chuyện chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì(mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn…). Hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.[/FONT]
[FONT=&quot]Tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go - rơ - ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Những quan sát và nhận xét tinh tế[/FONT]
[FONT=&quot]A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau…”[/FONT]
[FONT=&quot]Hình ảnh so sanh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. Chi tiết đó thể hiện sụ thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh củ những người bạn mới.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ cảm thông với những người bạn của mình.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích[/FONT]
[FONT=&quot]- Chi tiết về mụ gì ghẻ: [/FONT][FONT=&quot]Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.[/FONT]
[FONT=&quot]-Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại…”.[/FONT]
[FONT=&quot]- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt…” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.[/FONT]
[FONT=&quot]III. Tổng kết[/FONT]
[FONT=&quot]Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác - xim Go - rơ - ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.[/FONT]
 
L

lan_phuong_000

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
b) Tác phẩm
Văn bản Bàn về đọc sách
- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch: Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
2. Đọc - chú thích
3. Bố cục
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2(Tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách:
+ Cách lựa chọn sách cần đọc.
+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước…”.
Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm…”
- Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
3. Cách chọn và đọc sách
a) Cách lựa chọn sách
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lác thường gặp khi chọn sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
b. Phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.
Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận:
- Cần đánh vào thành trì kiên cố.
- Đánh bại quân tinh nhuệ.
- Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
- Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”
Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
III. Tổng kết
- Về nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
- Về nghệ thuật
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.
 
C

cong_chua_nho97

Các bạn ơi giúp mình tìm đề thi tốt nghiệp vào lớp 10 với mình đang rất cần .
 
D

dakrai247

^
giống mình thế, đang học thấy cái thread này click vào xem tí, ở page 1 link toàn gì đâu @@ bấm trở về trang chủ :| ^_^"
 
A

aterible

chú ơi sao cháu vào mấy cái đề thi chuyên thì lại quay trở về trang chủ là sao ạ
chú chỉ cho cháu cách để xem được đề với
cháu cảm ơn chú
 
H

huck

Mình có 1 số đề thi vào lớp 10, các bạn tham khảo nhé ^^~
Mong là có ích.

THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (1 điểm)
Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Câu 2: (1 điểm)
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Câu 3: (3 điểm)
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1:
- Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2:
- Thành phần gọi – đáp trong câu ca dao : Bầu ơi
- Bầu : từ ẩn dụ, hướng đến tất cả mọi người (đồng bào).
Câu 3: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài viết nên :
- Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn ngắn (có mở bài, thân bài, kết bài; trong phạm vi khoảng 1 trang giấy thi).
- Thể hiện đúng suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
- Có cách hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ.
Sau đây là một vài gợi ý về nội dung của bài viết:
+ Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn.
+ Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương… Tuy nhiên, trong đó có những cách thể hiện không phù hợp với đạo đức của con người và nội quy của nhà trường. Do đó, học sinh thể hiện mình không phải bằng những hành động khác lạ, dị thường mà phải bằng những việc làm thật tốt, thật gương mẫu trong môi trường học đường.
- Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng, lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường.
- Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn.
- Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết.
- Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác (viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ…).
+ Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực từ nhiều phía.
+ Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người.
Câu 4: Thí sinh có thể trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long theo nhiều cách trình bày. Tuy nhiên, bài viết nên :
- Thể hiện đúng kết cấu của một bài nghị luận văn học.
- Thể hiện đầy đủ, chính xác vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn.
- Có cách hành văn trong sáng, sinh động.
Sau đây là một vài gợi ý về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên :
+ Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm “chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa đêm…; cô đơn, vắng vẻ.
- Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
+ Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình.
- Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm.
- Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu có thích; Anh đếm từng phút vì sợ mất hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý giá. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che dấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai, con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. Đó là cái chốc lát đã góp phần làm sáng lên cái diện mạo của câu chuyện và thổi một làn gió mát vào một câu chuyện tưởng chừng sẽ rất khô khan.
- Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét.
+ Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình.
+ Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước.


de_thi.jpg
 
D

ducanh_1997

anh ơi
đây có phải tài liệu đâu
đây là phần đăng nhập để làm bài thi mà
 
C

chanel97

Ai có đề thi vao 10 không cho mình xin nhá!!! cám ơn lun!! chia sẽ kinh nghiệm khi thi vào lớp 10 vs anh chị ơi
 
C

candyxbaby

Ai có đề thi vao 10 không cho mình xin nhá!!! cám ơn lun!! chia sẽ kinh nghiệm khi thi vào lớp 10 vs anh chị ơi
Trong topic này có rất nhiều thứ đáp ứng được câu hỏi của bạn :rolleyes:
Xem thêm:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=49917
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=20858
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=140497
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=42383
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=22760
 
L

linhyolo

e cx mún vô trường chuyên nè ~
Toán học thì qá ổn nhưng văn thì .... Hỡi ôi ! chả ra cái j lun
thi văn có 5 điểm
Hic :(@-)
 
L

lililovely

thế thì bạn phải ôn tập tót vào, làm thử đề này đi
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨ
C

Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?

Câu 3: (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 4: (5 điểm)

Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
 
M

minhductx99

mong các bạn giúp mình .gấp lắm .cảm ơn các bạn nhiều nha

đề bài:triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn khoảng 10 câu trong đó có 1 câu hỏi tu từ:"hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen htuoocj làm nên 1buwcs tranh mùa thu đẹp đẽ vvaf trong sáng:)
 
F

flytoyourdream99

đề bài:triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn khoảng 10 câu trong đó có 1 câu hỏi tu từ:"hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen htuoocj làm nên 1buwcs tranh mùa thu đẹp đẽ vvaf trong sáng:)

có áp vào khổ nào không bạn?
vì cả bài đều là sự cảm nhận sự giao mùa
 
T

tungnhtb1999

bấm vào nó bị lỗi

ko xem được bài bạn ơi mình bấm vào đường link nó bị lỗi
 
N

nguyenthanhle7a1@gmail.com

mọi người hướng dẫn em làm bài này ạ:
Bằng một đoạn văn tổng phân hợp có độ dài 12 câu trìng bày cảm nhận của em về bài thơ 'Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình
Liên
 
Top Bottom