Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

F

f0rest

Bác có tài liệu mà ôn trọng tâm không. Chứ ôn như này thì ... ( Mặc dù cô giáo em cũng bảo ôn vậy :D)
 
H

hamburger.tran

Đề số 1 - Thi vào 10 - Tỉnh Nghệ An - Năm 2010

Đề Chính Thức​

Môn Thi : Ngữ Văn
Thời Gian :120 phút ( không kể thời gian phát đề )
--------------------------------------
Câu 1 : (3 điểm )
Cho đoạn thơ :

Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được !
( Ngữ văn Nghệ An )

a , Hãy nêu tên tác giả , tác phẩm ?

b , Trong những từ : vườn , lổ , răng , từ nào thuộc phương ngữ miền Trung ?

c , Xác định từ loại của các từ sau : vườn , đã , vàng , nhớ

Câu 2: Hình ảnh người bố trong cảm nhận của Xi-Mông

Câu 3: (4 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau :

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
( Nói với con -Y phương )
 
Last edited by a moderator:
N

nightwish1996

Cho em hỏi đề thi văn chuyên tự nhiên năm 2007 phần tập làm văn có 2 bài tự chọn là bài gì ạh ?
 
M

mimasaka

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO_______KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP THPT
THANH HOÁ_________________________________ NĂM HỌC 2010 - 2011
Đề chính thức________________________________________Môn thi: Ngữ văn
Đề C__________________________________________Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 1 trang)

Câu 1 (1 điểm):
a. Từ "tay" trong câu thơ sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Thưa rằng: "Tôi thiệt người ngay"
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ".

(Lục Vân Tiên - Ngưyễn Đình Chiểu)
b. Tìm khởi ngữ trong câu văn sau:
Về công việc và đời sống ở rừng, tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây bắt đến ba lần, có ngày không gạo ăn, ăn toàn là bắp, nhưng thôi, đó là chuyện khác.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
c. Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy ?
Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)

Câu 2 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) bàn về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

Câu 3 (1,0 điểm):
Thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp của các hình ảnh "mây" và "trăng" trong những dòng thơ sau bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

(Mây và sóng - R.Ta-go, Ngữ văn 9, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2009)

Câu 4 (5,0 điểm)
"Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp".
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích đã học để làm sáng tỏ nhận định trên.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::xxxxxHếtxxxxx::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

 
L

lenam96

Mấy anh / chị fan tích thêm :: Mx nho nhỏ , vieng lang Bác , con CÒ :: GIÚP EM vói mất hết sạch tài liệu rồi
 
C

congchualolem_b

@lenam: Ý em là đề như thế nào? Chúng ta ở đây chỉ có thể giúp em chuẩn bị kiến thức thôi :) Những gì nằm trong khả năng thì sẽ đc nêu lên, còn nếu em k hài lòng thì chúng ta có thể thảo luận, càng thảo luận nhiều thì càng nhiều vấn đề đc mổ xẻ ra hơn, em sẽ hiểu bài hơn.
 
D

dark_ckocolate

Mọi người làm ơn làm giùm em mấy bài này nhé! Chỉ cần gạch ý thôi, thế nên càng nhanh càng tốt :D
Đề I: Trong khúc hát ra thứ nhất bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" có những câu:
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của hai câu thơ: vừa tả thực vừa có giá trị biểu cảm cao đã diễn tả sâu sắc sự vất vả, khó nhọc cũng như tình yêu thương con tha thiết của người mẹ Tà-Ôi.

Đề II:
Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc là những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái tôi đó... hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức vây xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên, những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.
Chao ôi, có thể là tát cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... rồi bỗng chốc sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sáng trong tâm trí tôi.
( " Những ngôi sao xa xôi" - Lê minh Khuê)
Có ý iến cho rằng: đoạn văn trên góp phần làm rõ nhan đề " Những ngôi sao xa xôi" của truyện ngắn.
Theo em, ý kiến đó có dúng ko? Vì sao?

Đề III:
Câu thứ 6 bài thơ "Đồng chí" có từ "tri kỷ".Trong bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy cũng có từ tri kỷ. So sánh 2 từ tri kỷ này(giống và khác về ý nghĩa).

Đề IV:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà ko mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
( "Đồng chí" - Chính Hữu)
1. Từ " mặc kệ" đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng que quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó?

Đề V:
Lấy tích từ một truyện dân gian nhưng : Chuyện Người con gái Nam Xương" mang đầm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ, đã trở thành một " kỳ bút" đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. Phần cuối tác phẩm(kể về cuộc sống ở nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương) ko chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc.
Trình bày suy nghĩ về vấn đề đó.
 
D

dark_ckocolate

sao ko có ai trả lời giúp em thế =(( ???
mọi người nhiệt tình đi chứ ạ :D
 
H

hoahong_105

Minh co may de nay, ko biet co bi trung khong nhi?
ĐỀ THI VĂN VÀO 10 – THPT HÀ NỘI 2007-2008
Phần I ( 7 điểm )
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…
Và sau đó, tác giả thấy:
… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!…
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp ( có sử dụng phép lặp và có một câu chứ thành phần phụ chú ) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II ( 3 điểm )
Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyện kì mạn lục.
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyên kì mạn lục.
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cho Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả tạo đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tăng tính bi kịch của tác phẩm mất đi không ? Vì sao?
------
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai
Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
GỢI Ý BÀI GIẢI
Câu 1 (1 điểm):
HS cần giải thích được nhan đề :
- Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Đoạn trường tân thanh: tiếng nói mới đứt ruột.
Câu 2 (1 điểm):
HS cần:
Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó. Cụ thể là:
a. Ông nói gà, bà nói vịt:
- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.
b. Nói như đấm vào tai:
- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
Câu 3 (3 điểm):
Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương…). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây:
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời tho ấu…
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng…).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ:
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.
Câu 4 (5 điểm):
HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương:
- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục – một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”.
- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.
2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận nhân vật Vũ Nương:
a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời).
b. Là người có số phận bất hạnh:
- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
- Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
c. Từ nhân vật Vũ Nương, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến:
- Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật lên phẩm chất và cả sự bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.
- Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa kia. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia.
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
 
T

thuyhoa17

Đề I: Trong khúc hát ra thứ nhất bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" có những câu:
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của hai câu thơ: vừa tả thực vừa có giá trị biểu cảm cao đã diễn tả sâu sắc sự vất vả, khó nhọc cũng như tình yêu thương con tha thiết của người mẹ Tà-Ôi.

- Yếu tố tả thực:
+ Sự vất vả và khó nhọc của mẹ: vai gầy nhấp nhô làm gối.
+ Tình yêu thương con tha thiết: hình ảnh đứa con nằm trên lưng mẹ, đưa như nôi ru đứa con ngủ khi mẹ đang làm việc, nó chứa đựng một sự yêu thương mà người mẹ dành cho con --> dù đang vất vả làm việc nhưng mẹ vẫn cố gắng làm sao cho lưng của mình trở thành cái nôi êm ru con ngủ.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hình ảnh tim hát thành lời khi đứa con đang ngủ trên lưng mẹ, được mẹ hát bằng tình yêu thương vô bờ bến, nó là yếu tố biểu cảm sâu sắc trg câu thơ.
(cái này thiếu nhiều :| )

Đề II:
Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc là những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái tôi đó... hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức vây xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên, những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.
Chao ôi, có thể là tát cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... rồi bỗng chốc sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sáng trong tâm trí tôi.
( " Những ngôi sao xa xôi" - Lê minh Khuê)
Có ý iến cho rằng: đoạn văn trên góp phần làm rõ nhan đề " Những ngôi sao xa xôi" của truyện ngắn.
Theo em, ý kiến đó có dúng ko? Vì sao?

- Nhan đề những ngôi sao xa xôi: 3 cô gái thanh niên xung phong nói riêng và những chiến sĩ trên chiến trường nói chung đnag ngày đêm chiến đấu, anh dúng keién cường, bảo vệ Tổ Quốc, bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu đất nước và ngoài ra còn bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Họ như những ngôi sao sáng trên bầu trời.
- Nếu nhưu để nói là làm rõ nhan đề thì chị nghĩ là những hình ảnh 3 cô gái thanh niên xung trận, anh dũng chống giặc, và những phút lạc quan của nhưungx chiến sĩ thanh niên xung phong mới chính là điều làm rõ ràng nhất tiêu đề "Những ngôi sao xa xôi".
- CÒn với đoạn văn trên, nó như một sự tưởng nhớ về Hà Nội của Phương Định khi đnag ngồi một mình, đó là tình cảm dĩ nhiên của một cô gái thanh niên xung phong. Nếu như nói nó góp phần làm rõ nhan đề thì chị nghĩ nó ko hoàn toàn đúng. :-?


Đề III:
Câu thứ 6 bài thơ "Đồng chí" có từ "tri kỷ".Trong bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy cũng có từ tri kỷ. So sánh 2 từ tri kỷ này(giống và khác về ý nghĩa).

- Giải nghĩa từ "tri kỉ": đó là người bạn có mối quan hệ mật thiết với mình, là người sẵn sàng lắng nghe những tâm tư tình cảm và sẵn sàng giúp đỡ ta lúc khó khăn. Tri kỉ là kết quả của tình bạn đẹp. Ngoài ra, tri kỉ trong "Đồng chí" là những con người gắn bó với nhau.
- "Tri kỉ" trong "Đồng chí" - CHính Hữu: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ: tri kỉ được xây dựng trên tình thân thiết, gắn bó trong lúc chiến đấu của những đồng đội.
- "Tri kỉ" trong "Ánh trăng" - Nguyễn Duy: Cũng là người gắn bó mật thiết và có những kỉ niệm đẹp với nhau, nhưng "tri kỉ" trong bài thơ là một vật, một hình ảnh như tượng trung cho nỗi nhớ quê hương của tác giả.


Đề IV:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà ko mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
( "Đồng chí" - Chính Hữu)
1. Từ " mặc kệ" đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng que quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

"Mặc kệ" như một lời bác bỏ đi cái sự khó khăn đang hiện diện. Từ còn được đặt cùng với hình ảnh làng quê thân thuộc đã khiến ta thấy sự bỏ mặc tất cả những khó khăn đang phải đối mặt, đồng thời, đó như là một sự mặc kệ đau lòng mà anh bộ đội nói lên, một sự quyết tâm để ko để tình thân, sự nhớ quê, nhớ làng ám ảnh và nó nhưu một lời động viên để anh bộ đội có thể chiến đấu kiên cường và ko để sự nhớ nhà làm lung lay.

2. Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó?

Cây đa bến nước sân đình
Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau
Về nhà chẳng nói mẹ đâu
Xốn xang với chiếc hôn đầu trao anh.

=> Hình ảnh giếng nước gốc đa.



 
T

taojun496

AI có đề thi tuyển sinh văn chuyên Phan Bội Châu (Nghệ an) ko, post lên em vs. n~ năm gần đây ấy
 
L

lunxinh_1609

Đề tuyển sinh vào chuyên phan năm2009-2010 nè:
Câu 1 (2 điểm)
...(1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt.(2) Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa,hoa đã vãn trên cành,cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Trích Bến quê - Nguyễn MInh Châu )
Đọc kĩ đoạn văn trên,rồi thực hiện các yêu cầu :
a,Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ thưa thớt.
b,Chỉ ra những thành phần biệt lập.
c,Nêu ngắn gon ý nghĩa của hình ảnh những bông hoa bằng lăng.
Câu 2(3 điểm)
Từ ý thơ:Trong lời mẹ ru thấm hơi xuân (Trích Con cò-Chế Lan Viên),em hãy viết 1 bài luận ngắn với nhan đề:Lời ru.
Câu 3 (5 điểm)
Hình tượng văn học không chi là 1 thế giới sống mà còn là 1 thế giới "biết nói".
Cảm nhận của em về thế giới "biết nói"đó trong bài thơ Ánh trăng(Nguyễn Duy)

Chúc các em hoàn thành tốt kì thi của mình nha.Mong ai cũng được vào trường mình lựa chọn hết á


Còn để chi cố gắng tìm đề thêm rùi post lên cho nha
 
C

chutkieu

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục)​

Nguyễn Dữ​

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

a) Tác giả:


Nguyễn Dữ(?-?)
- Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.

b) Tác phẩm

* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái.
Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
-Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
- Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay).

c) Chú thích

(SGK)
2. Tóm tắt truyện


- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.

3. Đại ý.

Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật Vũ Nương.


* Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng.
Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
* Tình huống 2: Xa chồng
Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo.
Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
*Tình huống 3: Bị chồng nghi oan.
- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản).
- Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.
Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng.
- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).
- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.
- La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ Nương tự vẫn.
- Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.
- Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.
- Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
*Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.
- Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.
Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.
- Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.
- Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu.
Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.
- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.
- Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được.

2. Nhân vật Trương Sinh

- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.
- Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
Lời nói của Đản
- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.
- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.
- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần.
- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.

III. Tổng kết

1. Về nghệ thuật


¬- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.

2. Về nội dung

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

cũng đề chiếc bóng, mình làm mọi người đọc cho ý kiến nhé, sửa giúp những chỗ không hay ! cảm ơn mọi người

Ca dao xưa có câu:
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu ?”
Quả đúng, Người phụ nữ trong xã hội xưa được ví như là những hạt mưa sa, là cánh bèo trôi, là con cá rô mề,…
Tất cả những hình ảnh đó đều mỏng manh, dễ vỡ.Người phụ nữa nào đâu được quyết định cuộc sống của mình. Rồi khi, đến cái ngõ cụt họ đành giải thoát bản thân. Và dưới tình cảnh của xã hội như thế, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, người con gái họ Vũ đó bị con dao phong kiến chia cắt mà bước đến đường cùng.và con dao ấy chính là chiếc bóng trên vách nhà

Chiếc bóng- là một nghệ thuật độc đáo của tác phầm . Được dẫn dắt một cách khéo léo đến cao trào,để rồi thật sự bức phá với tình tiết gỡ nút nhẹ nhàng.
Ban đầu , chiếc bóng ấy là đại diện cho tình cảm sắc son của người vợ trẻ. Là sự cô đơn, nhớ thương , buồn tủi khi xa chồng. là sự bù đắp, lấp đầy chỗ trống cho những lúc thiếu vắng tình cha của con.
Những tưởng ngày đoàn tụ sống trong tình yêu thương của gia đình, thì chiếc bóng trên vách tường kia lại hằng sâu trong tâm trí con trẻ. Nó chỉ biết chiếc bóng là cha, người cha chưa bao giờ bế Đản . Trương sinh không hiểu chuyện, đùng đùng mắng nhiếc vợ, chửa bới,không cho nàng giải thích. Dù cho hàng xóm có khuyên ngắn. giá đâu, mẹ chồng còn sống bà sẽ rửa oan cho nàng. Phụng dưỡng mẹ chồng, một mình nuôi con trẻ. Chồng đã không hiểu được nổi lòng mà con mắng nhiếc cho mang tiếng đời. còn đâu nữa là dung hạnh, là nết na, là giữ lễ chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà đẩy người mẹ trẻ kia đến bước đường cùng. Để chứng minh sự minh bạch, nàng đã trầm mình dưới làn nước Hoàng Giang mà rửa oan.Rồi người mẹ thiên nhiên sẽ giải thoát cho nàng.
Cho đến một đêm bé Đản đang ngồi với Trương sinh dưới ngọn đèn dầu khuya khoắt. Thằng bé trỏ vào bóng cha trên vách nhà mà nói là “ cha Đản” .Đến đây, chiếc bóng không còn là tình yêu thương mà nó là sự ngộ nhận, là tình tiết giải oan cho người phụ nữ đức hạnh.và cũng là chìa khóa vàng mở ra cho Trương Sinh thấy sự trái sai của mình.

Chỉ vì một trò đùa trong thương nhớ, vì tình yêu thương quá đỗi mãnh liệt , và một lời nói dối đầy thiện chí. Tất cả đã theo chiếc bóng nghiểm nhiên trên vách tường kia mà để dòng nước phong kiến cuốn trôi theo người phụ nữ đức hạnh kia rồi.
 
H

hongtrang.2011

Mình cũng xin ủng hộ 1 bài, có gì sai sót thì chỉnh sửa dùm nghen mấy bạn!!! :D
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)


I. Giới thiệu đoạn trích

- Nàng rơi vào tay họ Mã, bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếp khách, Kiều tự vẫn. Tú Bà giả vờ khuyên bảo, chăm sóc thuốc thang hứa gả cho người khác, thực ra là đưa Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới.
- Đoạn trích từ câu 1033 – 1054.
II. Đọc-phân tích đoạn trích
*Bố cục
Đoạn trích chia làm 3 phần:
- 6 câu thơ đầu: Cảnh ở lầu Ngưng Bích
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: Nỗi buồn sâu sắc của Kiều.
1/ Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích
- Ngưng Bích (tên lầu): đọng lại sắc biếc.
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Trong trường hợp này, tác giả có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Kiều.
- Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng cuộc sống của con người.
- Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.
- Bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.
- Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian, không gian.
* Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
2. Nỗi nhớ của Kiều
a) Nỗi nhớ Kim Trọng
- Nhớ cảnh uống rượu thề nguyền dưới trăng.
- Hình dung Kim Trọng đang mong đợi.
- Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt.
- Ân hận giày vò vì đã phụ tình chàng Kim.
Nỗi nhớ theo suốt nàng 15 năm lưu lạc sau này.
b) Nỗi nhớ cha mẹ- Xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu.
- Xót người tựa cửa hôm mai: Câu thơ này gợi hình ảnh người mẹ tựa cửa trông tin con.
- Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Câu này ý nói Thuý Kiều lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ.
*Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh. Nàng nhớ người thân, cố quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình.
3. Ngoại cảnh qua tâm trạng của Kiều
-Nghệ thuật : điệp từ, từ láy, câu hỏi tu từ.
- Cửa bể lúc chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
- Ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác về đâu. Nhớ về quê hương. Đây là một hình ảnh khá quen thuộc trong thơ cổ, gợi nỗi nhớ quê: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Thơ Thôi Hiệu)
-Liên tưởng thân phận mình như bông hoa kia, trôi dạt vô định.
- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Nhìn nội cỏ: gợi nỗi bi thương vô vọng.
-Nghe tiếng sóng: hình dung tai họa sẽ đến với nàng.
*Kiều có tâm trạng buồn tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, nõi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước con tai biến dữ dội, lúc nào cũng như sắp ập đến, nỗi tuyệt vọng của nàng trước tương lai vô định.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ.
2. Về nội dung.
Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

[Ngữ văn 9] Hệ thống kiến thức văn học 9

Đây là topic hệ thống kiến thức văn học từ đầu năm sẽ update liên tục để có thể bám sát chương trình học

------------------------------------------------

Bµi 1. Phong c¸ch Hå ChÝ Minh
[FONT=&quot]I.[FONT=&quot] Đọc và tìm hiểu chú thích [/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]1. Xuất xứ[/FONT]
[FONT=&quot]Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Bố cục của văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]Văn bản có thể chia làm 2 phần:[/FONT]
[FONT=&quot]- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.[/FONT]
[FONT=&quot]- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.[/FONT]
[FONT=&quot]II. Đọc – hiểu văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa[/FONT]
[FONT=&quot]- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Gian khổ, khó khăn.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.[/FONT]
[FONT=&quot]- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.[/FONT]
[FONT=&quot]- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.[/FONT]
[FONT=&quot]- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh [/FONT]
[FONT=&quot]Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:[/FONT]
[FONT=&quot]- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…[/FONT]
[FONT=&quot]- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…[/FONT]
[FONT=&quot]Biểu hiện của đời sống thanh cao:[/FONT]
[FONT=&quot]- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.[/FONT]
[FONT=&quot]Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:[/FONT]
[FONT=&quot]- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.[/FONT]
[FONT=&quot]- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh [/FONT]
[FONT=&quot]- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…[/FONT]
[FONT=&quot]- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.[/FONT]
[FONT=&quot]- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…[/FONT]
[FONT=&quot]III. Tổng kết[/FONT]
[FONT=&quot]Về nghệ thuật:[/FONT]
[FONT=&quot]- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.[/FONT]
[FONT=&quot]- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.[/FONT]
[FONT=&quot]Về nội dung:[/FONT]
[FONT=&quot]- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.[/FONT]
[FONT=&quot]- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.[/FONT]
[FONT=&quot]- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại[/FONT]
 
L

lan_phuong_000

[FONT=&quot]ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH[/FONT]
[FONT=&quot](GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)[/FONT]
[FONT=&quot]I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1. Tác giả - tác phẩm.[/FONT]
[FONT=&quot]- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.[/FONT]
[FONT=&quot]- Sinh năm 1928.[/FONT]
[FONT=&quot]- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.[/FONT]
[FONT=&quot]- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.[/FONT]
[FONT=&quot]* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.[/FONT]
[FONT=&quot]* Luận điểm:[/FONT]
[FONT=&quot]- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.[/FONT]
[FONT=&quot]- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Hệ thống luận cứ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.[/FONT]
[FONT=&quot]- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.[/FONT]
[FONT=&quot]- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.[/FONT]
[FONT=&quot]II. Đọc - hiểu văn bản[/FONT]
[FONT=&quot]1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân[/FONT]
[FONT=&quot]- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.[/FONT]
[FONT=&quot]Dẫn chứng:[/FONT]
[FONT=&quot]+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:[/FONT]
[FONT=&quot]-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.[/FONT]
[FONT=&quot]Dẫn chứng:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.[/FONT]
[FONT=&quot]+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).[/FONT]
[FONT=&quot]-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.[/FONT]
[FONT=&quot]Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.[/FONT]
[FONT=&quot]Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.[/FONT]
[FONT=&quot]- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.[/FONT]
[FONT=&quot]III. Tổng kết[/FONT]
[FONT=&quot]Về nghệ thuật[/FONT]
[FONT=&quot]Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.[/FONT]
[FONT=&quot]Về nội dung[/FONT]
[FONT=&quot]- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.[/FONT]
[FONT=&quot]- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
 
Top Bottom