[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
K

key_bimat

Câu 1 : Cành giâm phải có đủ mắt,chồi để có thể phát triển thành cây mới nhanh và tỉ lệ cây sống nhanh
Câu 2 : Chiết cành khác với giâm cành:
-Chiết cành:
+ Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới
+ Cây ra rễ phụ chậm.
- Giâm cành :
+Cắt một đoạn cành có đủ mắt , chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.
+Cây ra rễ phụ nhanh.
=>Người ta thường chiết cành với những loại cây:
Cam, chanh bưởi, na , vải, cà phê...
Câu 3 : Vd thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt là :
Cam,bưởi,chanh,mận,nhãn,chôm chôm,mẵng cầu,ca cao,mít,cao su,...
Câu 4 : => Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống cây nhanh nhất và tiết kiệm nhất.
- Vì : Vì chỉ từ một ít mô non có thể phát triển thành nhiều cây mới.
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn vitconxauxi_vodoi và key_bimat mỗi người được 8tks nhé! :x (hiện tại đang nợ mỗi người 7tks do chưa tks kịp :p)

Ở bài 28, chúng ta chỉ cần nhớ lý thuyết là chủ yếu, vì thế mình sẽ không ra câu hỏi cho bài này :D

Bây giờ đang là thời điểm chúng ta gấp rút ôn thi HKI rồi đúng không? :D Vì thế mình sẽ tóm tắt lại tất cả các bài học từ đầu chương trình Sinh thật dễ tới bây giờ nhé! :p
 
S

saklovesyao

PHẦN 1: MỞ ĐẦU SINH HỌC

M1EDF11101EA7uSinhh1ECDc-1.png
 
Last edited by a moderator:
H

hatrucban5apt

Bạn sakalovesyao ơi sao không thấy bài tiếp theo của bài sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
mình học qua mấy tiết rùi đấy
 
S

saklovesyao

:D Xin lỗi bạn :D Dạo này mình bận quá :D Phần Sinh Sản Sinh Dưỡng Tự Nhiên mình đã đăng bài rồi bạn nhé! :p Còn phần Hoa thì mình chưa đăng thôi

Mình sẽ đăng tiếp bài mới ngay bây giờ :D

Tiện thể, bạn có thể cho mình biết tại trường bạn đã học tới bài nào rồi không? :D
 
S

saklovesyao

Bài 29: CÁC LOẠI HOA

Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, ta phải làm thế nào?

1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

Trong bài trước, ta đã biết, nhụy là cơ quan sinh dục cái của hoa, trong nhụy có TB sinh dục cái; nhị hoa cơ quan sinh dục đực, trong nhị có TB sinh dục đực. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhuy, ta có thể chia hoa ra thành 2 nhóm chính: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính

- Hoa lưỡng tính là hoa có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái (có cả nhị và nhụy)
- Hoa đơn tính là hoa chỉ có hoặc cơ quan sinh dục đực (nhị) hoặc cơ quan sinh dục cái (nhụy). Hoa đơn tính chia thành hai nhóm nhỏ
+ Hoa đực: hoa có cơ quan sinh dục đực (nhị)
+ Hoa cái: hoa có cơ quan sinh dục cái (nhụy)

2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây

Đối với lá, ta đã biết lá có 3 kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Đối với hoa, người ta cũng chia ra các kiểu xếp hoa khác nhau. Và dựa vào các kiểu xếp đó, người ta chia hoa thành hai nhóm: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm

- Hoa mọc đơn độc: Chỉ có một bông hoa trên mỗi 1 cuống (chính)
- Hoa mọc thành cụm: Từ một cuống chính chia ra làm nhiều nhánh, mỗi nhánh có một bông hoa (hoặc nhiều hơn)


 
S

saklovesyao

Bài 30: THỤ PHẤN​

* Định nghĩa: thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

a. Hoa tự thụ phấn

Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Hoa tự thụ phấn thường là hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín cùng một lúc

b. Hoa giao phấn

Hoa giao phấn là hoa có sự thụ phấn buộc phải thực hiện giữa các hoa. Hoa giao phấn thường là những hoa đơn tính hoặc hoa có nhị và nhụy không chín cùng một lúc

(Đặt vấn đề: Vậy thì hoa giao phấn có những đặc điểm gì giúp cho chúng có thể thực hiện được quá trình giao phấn?)

- Hoa giao phấn có 3 cách thụ phấn: thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió và thụ phấn nhân tạo


2. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:

- Các sâu bọ thụ phấn thường là ong, bướm...


"Các loài côn trùng này thường chui vào những bông hoa sặc sỡ, có mùi thơm để lấy mật ngọt. Sau khi lấy được mật tại những bông hoa đực, chúng bay đi mang theo những hạt phấn hoa dưới chân. Khi tới các bông hoa cái để hút mật, chúng vô tình đưa những hạt phấn hoa đã lấy được từ những bông hoa vừa rồi "dính" vào nhụy hoa, khép kín quá trình thụ phấn của hoa đơn tính."

\Rightarrow Từ những cụm từ được gạch chân ở đoạn trên đã giúp ta rút ra được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Màu sắc hoa sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt
- Tràng hoa (cánh hoa) lớn
- Hạt phấn to, có gai (hoa đực)
- Đầu nhụy có chất dính (hoa cái)

3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió


P-2_fc4e5.jpg
Sinhhoc6SGKhinh303jpg_zps5f780061.jpg

"Hoa phi lao là một loại hoa có hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Hoa đực treo lủng lẳng ở ngọn cây, bao hoa tiêu giảmHoa cái nằm ở thân cây. Khi gió thổi qua hoa đực chín, phấn hoa sẽ bay rất nhiều đi khắp nơi và gặp hoa cái. Tại những bông hoa cái nhận được phấn, những chiếc đầu nhụy có lông sẽ giữ phấn hoa lại, kết thúc quá trình thụ phấn của bông hoa đấy và chuyển sang giai đoạn mới mang tên thụ tinh"

\Rightarrow Từ những cụm từ gạch chân ở trên, ta có thể suy ra được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:

- Hoa thường tập trung ở ngọn cây
- Bao hoa thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu vòi/nhụy dài, có nhiều lông

4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn


Mặc dù hoa có những đặc điểm rất phù hợp với tự thụ phấn, giao phấ nhờ sâu bọ và nhờ gió, nhưng không phải sự thụ phấn bao giờ cũng được thực hiện được. Vì vậy con người có thể giúp cho hoa thụ phấn bằng cách thụ phấn bổ sung. Người ta còn chủ động thụ phấn cho hoa làm tăng khả năng tạo quả, hạt của cây hơn. Từ lâu, con người đã biết tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn để tăng khả năng đậu quả như : trồng ngô ở nơi thoáng gió ít vật chướng ngại, nuôi ong trong các vườn cây ăn quả... Mặt khác, trong trồng trọt ngườii ta còn thực hiện giao phấn giữa những cây khác nhau để tạo ra những giống cây mới kết hợp các đặc tính mong muốn. Ví dụ như các giống ngô lai, lúa lai... có phẩm chất tốt, năng suất cao, chống bệnh tốt...

5. Ghi nhớ

a. Khái niệm thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

b. Hoa tự thụ phấn/giao phấn

- Hoa tự thụ phấn
+ Có nhị và nhụy chín cùng lúc
+ Có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
+ Thường là hoa lưỡng tính

- Hoa giao phấn
+ Nhị và nhụy không chín cùng lúc
+ Sự thụ phấn thực hiện giữa các hoa
+ Thường là hoa đơn tính

c. Sự thụ phấn giữa hoa đơn tính - Đặc điểm của hoa giao phấn theo kiểu thụ phấn

- Thụ phấn nhờ sâu bọ
+ Màu sắc hoa sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt
+ Tràng hoa (cánh hoa) lớn
+ Hạt phấn to, có gai (hoa đực)
+ Đầu nhụy có chất dính (hoa cái)

- Thụ phấn nhờ gió
+ Hoa thường tập trung ở ngọn cây
+ Bao hoa thường tiêu giảm
+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
+ Hạt phấn rất nhiều, nhỏ, nhẹ
+ Đầu vòi/nhụy dài, có nhiều lông

- Thụ phấn nhờ con người: phụ thuộc vào con người sẽ điều chỉnh cách thụ phấn cho các loại hoa
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bây giờ là 1 chút bài tập nhé! ;))

Bài 1:
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà bạn biết?
2. Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho ví dụ?
3*. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

Bài 2:
4. Định nghĩa khái niệm thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn như thế nào?
5. Kể tên 2 loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
6*. Những cây có hoa nở về ban đêm (nhài, quỳnh, dạ hương...) có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
7. Các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió có lợi gì cho việc thụ phấn?
8. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết?

Ps: Bài 1 4tks. Bài 2 6tks. 2 bài 10tks ;))
 
Last edited by a moderator:
V

vuasanban

1)Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhuỵ
Hoa lưỡng tính:hoa cải ,hoa bưởi,hoa cam
Hoa đơn tinhd là:hoa mướp,hoa bí,dưa chuột
2)Có 2cách:hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm
Hoa mọc đơn độc:hoa sen,hoa súng,hoa hồng...
Hoa mọc thành cụm:hoa cải,hoa cúc ,hoa ngâu
3)Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác,chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa dc thụ phấn,quả sẽ đậu được nhiều hơn
(đảm bảo chuẩn 100%):):):):)
 
S

sj_oppa

4. Định nghĩa khái niệm thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn như thế nào?
- thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

*hoa giao phấn :
- hoa đơn tính hoặc lưỡng tính nhưng có nhụy và nhị không chín cùng một lúc
- giao phấn được nhờ các yếu tố : gió , sâu bọ, nước và con người .
- gặp nhiều trong thiên nhiên

* hoa tự thụ phấn :
- hoa lưỡng tính
-có nhị và nhụy chín đồng thời
- ít gặp trong thiên nhiên

5. Kể tên 2 loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
cây hoa mai và hoa hồng

6*. Những cây có hoa nở về ban đêm (nhài, quỳnh, dạ hương...) có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?

-có màu trắng có tác dụng làm hoa nổi bật trong đêm tối làm sâu bọ dễ nhận ra
-có hương thơm đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến mặc dù chúng có thể chưa nhận ra hoa
 
S

saklovesyao

Bạn vuasanban được 4tks và bạn sj_oppa được 6tks nhé! :x

Mọi người làm tốt lắm! :x Chúng ta qua bài mới luôn được không? :x
 
S

saklovesyao

Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá bài học cuối cùng của chương học thứ 6: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ

Thụ tinh là hiện tượng tiếp sau thụ phấn và dẫn đến kết hạt và tạo quả

1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

Sau khi thụ phấn, những hạt phấn ở đầu nhụy sẽ hút chất nhầy ở đây rồi trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. TB sinh dục đực được chuyển đến đầu ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang TB sinh dục đực chui vào noãn

Sinhhoc6SGKhinh311jpg_zps3a17c90b.jpg

2. Thụ tinh

Giải thích: Tại noãn, TB sinh dục đực kết hợp với TB sinh dục cái có trong noãn tạo thành một TB là hợp tử

Thực ra ở cây có hoa có hiện tượng thụ tinh kép, sẽ được nói tới trong bài đọc sau phần câu hỏi cuối bài tới đây :D

Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính

3. Kết hạt và tạo quả

a. Hình thành hạt:

- Noãn (sau thụ tinh):
+ TB hợp tử phân chia ~> phôi
+ Vỏ noãn ~> vỏ hạt
+ Phần còn lại của noãn ~> bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt

- Mỗi noãn được thụ tinh ~> 1 hạt

b. Tạo quả

- Bầu nhụy phình to thành quả chứa hạt
- Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi
- Ở 1 số loại cây vẫn còn dấu tích 1 số bộ phận: đài, vòi nhụy...

4. Ghi nhớ

- Thụ tinh: hiện tượng TB sinh dục đực kết hợp với TB sinh dục cái tạo một TB mới gọi là hợp tử. Sinh sản có thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính
- Sau khi thụ tinh: Hợp tử ~> phôi; Noãn ~> hạt chứa phôi; Bầu nhụy ~> quả chứa hạt
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Sau bài 31, chúng ta sẽ cùng khám phá chương học tiếp theo rất là thơm ngon... :))

CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT​

Bài 32: Các loại quả​

Người ta dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả ra làm hai nhóm chính: Quả khô và quả thịt

- Nhóm quả khô khi chín có vỏ khô, cứng và mỏng. Có hai loại quả khô
+ Quả khô nẻ: khi chín, vỏ quả nứt ra
+ Quả khô không nẻ: khi chín, vỏ quả không nứt

- Nhóm quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Có hai loại quả thịt
+ Quả mọng: quả toàn thịt
+ Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt

Bài 32 ngắn có xíu vậy thôi... :))
 
S

saklovesyao

Bây giờ là câu hỏi luyện tập nhá! :x

1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ như thế nào với thụ tinh?
2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào?
3. Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
4. Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?

Ps: 4 câu 10tks :x +2 tks cho 2 người nhanh nhất! :x
 
Last edited by a moderator:
S

sj_oppa

Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới gọi là hợp tử.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.

câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào?

quả khô : khi chín vì vỏ khô cứng mỏng .
quả thịt : khi chín thì mềm ,vỏ dày chứa đầy thịt quả

quả mọng : phần thịt dày và mọng nước
quả hạch : có hạch cứng chứa hạt ở bên trong

câu 3 :Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?

người ta phải thu hoạch các loại đỗ xanh hoặc đỗ đen trước khi quả chín khô vì nếu để đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ hạt sẽ rơi hết xuống đất. không thu hoạch được nữa.

câu 4. Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?

có nhiều cách để bảo quản và chế biến các loại quả thịt : rửa sạch cho vào túi ni-lon vào để nhiệt độ lạnh , phơi khô , đóng hộp
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom